BỘ NÔNG NGHIỆP Số: 08-NN-TT | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******* Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 1963 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRANG BỊ DỤNG CỤ PHÒNG HỘ LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP
Vừa qua, việc thi hành các thông tư và quyết định của Bộ về việc trang bị dụng cụ phòng hộ lao động cho cán bộ, công nhân đã có tác dụng nhất định trong công tác bảo vệ sức khỏe, nhưng hiện nay nhiệm vụ sản xuất của xưởng cũng như các đơn vị nghiên cứu thí nghiệm khoa học khác có phức tạp hơn, do đó đòi hỏi dụng cụ trang bị phòng hộ phải phù hợp với yêu cầu sản xuất.
Căn cứ Thông tư 13-LĐ-TT ngày 29-6-1962 của Bộ Lao động quy định về nguyên tắc cấp phát sử dụng và giữ gìn dụng cụ phòng hộ.
Sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Lao động tại công văn số 1396 ngày 11-10-1963, Bộ ban hành thông tư này nhằm:
- Điều chỉnh bổ sung thêm trang bị phòng hộ cho thích hợp với điều kiện lao động hiện nay.
- Quy định trách nhiệm cụ thể cho cơ quan, xí nghiệp trong việc mua sắm, cấp phát, theo dõi việc bảo quản, sử dụng của cá nhân và tập thể, làm cho dụng cụ phòng hộ mỗi ngày có tác dụng tích cực hơn nữa trong việc bảo đảm an toàn lao động.
I. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG ĐƯỢC TRANG BỊ DỤNG CỤ PHÒNG HỘ
A. Điều kiện được trang bị phòng hộ.
Khi cán bộ, công nhân làm việc trong một hay nhiều điều kiện sau đây thì được trang bị dụng cụ phòng hộ cần thiết cho cá nhân, cho tập thể, hoặc cho mượn tùy theo tính chất công việc thường xuyên hay không thường xuyên.
1. Làm việc ở những điều kiện không bình thường như:
a) Ánh sáng chói quá có hại đến mắt, da.
b) Tiếp xúc với những vật nhọn, sắc cạnh, vật nặng, ráp có thể rách quần áo hoặc sây sát cơ thể.,
c) Tiếp xúc với vật đun nóng, nung nóng và những mảnh kim loại nóng, có thể bắn vào cháy quần áo, bỏng da thịt.
d) Làm việc trực tiếp với nguyên vật liệu có chất độc, dầu mỡ, dơ bẩn lầy lội sẽ ăn loét chân tay, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
e) Làm việc nơi có nhiều bụi độc quá tiêu chuẩn và nóng lạnh quá mức bình thường.
g) Thường xuyên công tác lưu động làm việc ngoài trời bị ảnh hưởng mưa, gió, bão vì công việc không thể nghỉ trú ẩn được.
h) Làm việc trong điều kiện dễ bị truyền nhiễm trùng độc.
2. Làm việc trong những nơi nguy hiểm như:
a) Tiếp xúc với thiết bị có điện thế trên 36 von.
b) Làm việc trên cao, hoặc trên mặt biển lúc sóng to gió lớn.
c) Ngoài những điều kiện trên, các công việc cơ quan xí nghiệp, tuy làm không thường xuyên, nhưng khi cần phải có dụng cụ phòng hộ, thì đơn vị được mua sắm một số dự phòng cho khi cần làm những công việc đó. Thí dụ: những dụng cụ cách điện, dây và phao an toàn v.v…
B. Đối tượng được trang bị phòng hộ.
a) Cán bộ, công nhân khi làm việc ở trong một hay nhiều điều kiện nói trên, không phân biệt chính thức hay hợp đồng, tạm tuyển, trong hay ngoài biên chế và công nhân học nghề đều được trang bị phòng hộ theo quy định của từng việc (trừ những người làm khoán tự do theo lối gia công, cơ quan, xí nghiệp không trực tiếp quản lý nhân công).
b) Những cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra hướng dẫn sản xuất và cán bộ lãnh đạo cơ quan xí nghiệp, nếu tiếp xúc với công việc có một hay nhiều điều kiện nói trên cũng được trang bị phòng hộ, nhưng những dụng cụ này chỉ dùng cho tổ hay đơn vị công tác không phát cho cá nhân.
c) Những cán bộ, giáo viên hướng dẫn, sinh viên, học sinh các trường đại học và trung cấp trong khi học tập ở nhà trường hoặc đến thực tập ở xí nghiệp nếu công việc họ làm có một hay nhiều điều kiện nói trên cũng được trang bị phòng hộ, nhưng việc trang bị này do nhà trường chịu trách nhiệm mua sắm.
II. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG VÀ GIỮ GÌN DỤNG CỤ PHÒNG HỘ
1. Dụng cụ phòng hộ là tài sản của Nhà nước, nhưng tùy theo yêu cầu công việc phải làm thường xuyên hay bất thường và điều kiện, tính chất của mỗi loại công việc mà giao hẳn hoặc giao tạm thời cho cá nhân hay bộ phận sử dụng và giữ gìn chu đáo.
2. Trước khi giao dụng cụ phòng hộ cho cán bộ, công nhân phải hướng dẫn thành thạo cách sử dụng và bảo quản để tránh gây ra nguy hiểm hoặc hư hỏng bất thường.
3. Cá nhân hay bộ phận được trang bị phòng hộ bắt buộc phải sử dụng trong khi làm việc, tuyệt đối không được sử dụng trong khi làm việc riêng.
4. Dụng cụ phòng hộ cấp phát cho công việc nào chỉ được dùng vào công việc đó, nhất thiết không được dùng lẫn lộn như: không được dùng ủng đi mưa vào việc cách điện, dùng găng tay thường vào việc chống acide v.v… cá nhân và đơn vị không được tùy tiện sửa chữa hoặc thay đổi quy cách.
5. Những dụng cụ phòng hộ chỉ có tác dụng nhất định, các đơn vị phải mua sắm đúng quy cách, mẫu mực, phẩm chất theo Nhà nước quy định.
6. Để đảm bảo chất lượng của dụng cụ phòng hộ, như: dụng cụ dùng vào việc cách điện, phao an toàn, lúc cấp phát cho cán bộ, công nhân nhất thiết phải nghiệm thử và kiểm tra thử lại sau từng thời gian sử dụng.
7. Tất cả những dụng cụ phòng hộ được cấp phát để dùng chung hay dùng riêng cho từng cá nhân đều áp dụng đúng theo thời gian đã quy định, nhưng không nhất thiết hết thời gian là phát cái mới. Chỉ phát cái mới khi nào hết hạn mà đã hỏng không dùng được nữa. Trường hợp đặc biệt chưa hết hạn mà đã hỏng hoặc mất mát có lý do chính đáng, thì cơ quan được phép mua sắm cái mới để thay thế khi phát cái mới phải thu hồi lại cái cũ.
8. Những dụng cụ phòng hộ bị rách hoặc hư hỏng nhẹ, cá nhân hay bộ phận sử dụng phải tự sửa chữa lấy. Cơ quan xí nghiệp chỉ tổ chức sửa chữa những dụng cụ phòng hộ bị rách hoặc hư hỏng nặng, cá nhân hay bộ phận không có điều kiện sửa chữa.
9. Mỗi đơn vị cần có kho hoặc tủ đựng dụng cụ phòng hộ, nơi để phải cao ráo, sạch sẽ, bảo đảm một nhiệt độ bình thường, tránh ẩm ướt, mối chuột và đề phòng hạn rỉ (những dụng cụ bằng kim loại). Riêng một số trang bị thường dùng như: quần áo vải thường, khẩu trang, yếm, mũ… thì có thể giao hẳn cho cá nhân giữ gìn để tiện cho việc giặt dũ và bảo quản.
10. Các loại dụng cụ phòng hộ, nếu do cán bộ, công nhân làm mất hay hư hỏng không có lý do chính đáng thì anh chị em đó phải bồi thường lại cho cơ quan theo giá trị trước lúc bị mất hoặc hư hỏng. Việc giải quyết bồi thường do cấp phụ trách đơn vị quyết định với sự thỏa thuận của công đoàn cùng cấp. Tùy theo số tiền bồi thường có ảnh hưởng đến sinh hoạt của cán bộ công nhân, học sinh, sinh viên nhiều hay ít để trừ vào lương hàng tháng, nhưng mỗi lần không quá 20% tiền lương và phụ cấp bản thân của anh em đó.
Riêng đối với học sinh, sinh viên hưởng học bổng thì tùy theo sự mất mát ít nhiều để có sự giáo dục và kỷ luật thích đáng. Nhưng trong khi chờ đợi giải quyết bồi thường, đơn vị cần phải cấp phát dụng cụ khác cho anh chị em đó để tiếp tục làm việc.
11. Mỗi lần thay đổi hoặc thuyên chuyển công tác khác, tất cả dụng cụ phòng hộ đã được cấp phát đều phải trả lại cho đơn vị, trừ trường hợp được cấp phụ trách đơn vị đồng ý cho mang đi để sử dụng vào công việc làm ở đơn vị mới nhưng phải được ghi rõ vào sổ thuyên chuyển công tác cả về số lượng và chất lượng của dụng cụ mang đi.
12. Để khuyến khích những cá nhân, đơn vị có thành tích trong việc sử dụng và giữ gìn dụng cụ phòng hộ tốt, hàng năm cơ quan xí nghiệp, đội máy, trại trạm được trích khoảng 20% trong giá trị tiết kiệm được của dụng cụ phòng hộ ngoài thời gian đã quy định để thưởng cho cá nhân hoặc đơn vị, đồng thời được tính thành tích trong việc bình bầu thi đua của năm đó tùy theo lớn nhỏ nhưng phải chú ý đảm bảo an toàn, không phải vì tiết kiệm mà không sử dụng trang bị phòng hộ khi làm việc.
Việc khen thưởng này chỉ áp dụng đối với cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất, phải dùng dụng cụ phòng hộ thường xuyên và đối với những dụng cụ đã quy định được thời hạn sử dụng.
13. Để tiện việc kiểm tra ý thức sử dụng, ngăn ngừa tình trạng sử dụng không hợp lý, trên từng loại dụng cụ nên đóng dấu “AT- SX” (an toàn sản xuất) bằng sơn dầu và mỗi cá nhân hoặc bộ phận được cấp phát trang bị phòng hộ phải có sổ hoặc phiếu ghi rõ những dụng cụ đó để tránh sự mất mát tài sản của Nhà nước.
Thông tư này thi hành trong các đơn vị trại, trạm, đội máy kéo, trường, xưởng, cục, vụ, viện trực thuộc Bộ hay các địa phương quản lý kể từ ngày ban hành. Các văn bản nào trái với thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thi hành, có ngành nghề mới hoặc quy định chưa sát với điều kiện sản xuất thì đơn vị đề nghị lên Bộ xét để bổ sung, sửa đổi.
Kèm theo thông tư này một bản tiêu chuẩn trang bị dụng cụ phòng hộ từng loại nghề nghiệp.
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP |
BẢNG TRANG BỊ CỤ THỂ TỪNG LOẠI NGHỀ
Số thứ tự | Công việc cần trang bị | Điều kiện làm việc cần được bảo đảm an toàn | Định trang bị | Thời gian trang bị | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
1 | Thợ hàn điện, cắt điện hàn hoi | Dầu mỡ bụi bặm, điện giật, tia lửa mạnh, độc bắn vào người, vật nóng, nhọn, tia sáng chói mắt | Quần áo mũ vải Găng tay da mềm Giầy da cao cổ đế cao su Mặt nạ hàn kính râm Yếm da che ngực | 1 năm Không thời hạn 1 năm Không thời hạn Không thời hạn | |
Thợ phụ hàn | Khẩu trang 2 cái Kính râm Khẩu trang Găng tay vải bạt | 3 tháng Không thời hạn 3 tháng Không thời hạn | |||
2 | Công nhân tháo máy và rửa máy | Bụi bặm, bùn lầy, dầu mỡ | Quần áo Mũ vải Kính trắng cho tổ Giầy da lộn,đế da | 8 tháng 1 năm Không thời hạn 1 năm | |
3 | Công nhân sửa chữa máy, tổ cơ điện | Dầu mỡ, bụi bặm bám vào người, vật sắc cạnh, phoi kim loại | Quần áo Mũ vải Kính trắng cho tổ Găng vải bạt | 1 năm 18 tháng Không thời hạn 6 tháng | |
4 | Lắp toàn bộ máy móc | Dầu mỡ, bụi bặm | Kính trắng cho tổ Quần áo, mũ vải Áo mưa ngắn | Không thời hạn 1 năm 3 năm | Cho tô rửa máy |
5 | Thợ nguội sản xuất | Bụi bậm dầu mỡ bám vào người | Quần yếm Mũ vải Găng tay vải | 1 năm 18 tháng 3 tháng | |
6 | Thợ tiện thợ bào, phay dao mài Máy D-6 tiện độ lớn | Dầu mỡ, phoi kim loại nhọn bắn vào người Khi chạy nhanh cao vòng, mảnh kim loại nóng lên bắn vào chân tay | Quần yếm Mũ vải Kính trắng Quần áo Giày vải Kính trắng Mũ vải | 1 năm 18 tháng Không thời hạn 1 năm 1 năm Không thời hạn 18 tháng | Riêng thợ tiện thêm giày vải |
7 | Thợ gò cát-bin chắn bùn, tán ri-vê, hàn và sửa chữa | Bụi bậm dầu mỡ | Quần áo Mũ vải Kính trắng cho tổ Khẩu trang 2 cái Găng tay | 1 năm 18 tháng Không thời hạn 3 tháng 3 tháng | |
8 | Rèn búa máy Rèn búa tay | Bụi bậm than hơi khí độc, tia lửa, mạnh, nóng. -nt- | Quần áo mũ vải Giày da cao cổ Găng tay vải một chiếc Khẩu trang Quần áo mũ vải Găng tay một chiếc | 1 năm 1 năm 1 tháng 5 tháng 1 năm 1 tháng | Nếu rèn đồ mới và vật nặng thì cấp thêm giày vải cao cổ |
9 | Thợ sơn xe và sửa chữa (sơn xì) | Bụi bậm, nước bùn bẩn, dầu sơn, cạo gỉ | Quần áo mũ vải Kính trắng Khẩu trang Găng tay vải | 9 tháng Không thời hạn 2 tháng 3 tháng | |
10 | Thợ làm khuôn đúc | Đất cát bụi bậm | Quần yếm Mũ vải | 1 năm 18 tháng | |
11 | Thợ nấu rót đồng chì, gang, nhuôm | Bụi bậm, tia lửa chói, nước kim loại nóng, vật nóng | Quần áo Mũ vải che cổ Kính nâu cho người nấu Găng tay vải Khẩu trang 2 cái Giầy vải cao cổ Kính trắng cho người khiêng | 1 năm 1 năm Không thời hạn 2 tháng 3 tháng 1 năm Không thời hạn | |
12 | Công nhân điện, sửa chữa điện trong nhà máy quấn mô-tơ, pha chế acide bình ắc-quy | Điện giật, trèo cao, acide cháy da. | Quần áo mũ vải Giầy vải đế cao su Găng tay cao su cho tổ Kính trắng cho tổ Dây an toàn cho tổ Ủng mang chế acide Khẩu trang | 1 năm 1 năm 1 năm Không thời hạn 3 năm 1 năm 3 tháng | |
13 | Công nhân điện nước | Sửa chữa điện nước và tuần tra đường dây | Quần áo Áo đi mưa cho tổ Ủng đi mưa Dây an toàn cho tổ | 1 năm 3 năm 1 năm 3 năm | |
14 | Đội sửa chữa máy kéo lưu động | Bụi bậm, dầu mỡ, bùn lầy, và thường làm ngoài trời mưa nắng Trang bị tập thể | Quần áo Mũ vải Áo mưa ngắn Ủng đi mưa Kính trắng cho tổ Găng tay vải 1 đèn bão 1 tấm vải bạt 3m x 4m | 10 tháng 1 năm 3 năm 9 tháng 3 năm 3 tháng Không thời hạn Không thời hạn | Không áp dụng cho cán bộ kế toán, văn thư của đội |
15 | Vận chuyển máy móc vật liệu, dọn dẹp trong nhà máy | Bụi bậm, dầu mỡ, đất cát bám vào người | Quần yếm Mũ vải Găng tay vải Đệm vai | 1 năm 18 tháng 2 tháng 1 năm | |
16 | Thủ kho phụ tùng vật liệu và cấp phát | Dầu mỡ, chất độc hóa học | Quần yếm Mũ vải Găng tay vải Găng tay cao-su Khẩu trang | 1 năm 18 tháng 3 tháng Không thời hạn 3 tháng | |
17 | Lái ô-tô chuyên chở nguyên vật liệu | Dầu mỡ, bụi bậm lúc sửa chữa. | Quần áo Mũ vải Kính trắng | 2 năm 20 tháng Không thời hạn | Dùng khi sửa chữa |
18 | Nhân viên kỹ thuật Trưởng ngành và kiểm tra viên | Kỹ thuật trung cấp và kiểm tra viên (Xưởng 250) Trưởng ngành kỹ thuật cao cấp (250) | Quần áo Mũ vải Quần áo Mũ vải | 1 năm 18 tháng 2 năm 2 năm | |
19 | Cán bộ chuyên môn khảo nghiệm máy | Bụi bậm,dầu mỡ bám vào người (Viện khoa học Nông nghiệp) | Quần áo Mũ vải Kính trắng | 18 tháng 18 tháng Không thời hạn | |
20 | Thủ kho hóa chất và cấp phát (trạm vật tư) | Thường xuyên tiếp xúc với chất hóa học độc | Mũ vải Áo quần xanh Mặt nạ phòng độc Găng tay chống acide Kính đi mô-tô cho tổ Ủng cao-su chống acide Găng tay vải Khẩu trang Áo ny-lông | 18 tháng 1 năm Không thời hạn -nt- -nt- 1 năm 1 tháng 45 ngày Không thời hạn | Dùng khi khuân vác acide đặc. |
21 | Tiếp phẩm và nguyên vật liệu | Thường xuyên đi ngoài trời mưa gió | Áo mưa có mũ | 4 năm | Phát cho tổ |
22 | Trạm phân bón Hải Phòng | Thủ kho và trực tiếp cấp phát các loại phân bón | Tablier xanh Ủng cao su thường Mũ vải Khẩu trang Áo mưa có mũ | 1 năm 1 năm 18 tháng 45 ngày 3 năm | Áp dụng cho cán bộ nghiệp vụ làm ngoài trời. |
23 | Cán bộ thu mua, công nhân chăn dắt trâu bò | Dắt trâu bò xuyên rừng núi rậm, gai góc và thu mua vùng rừng núi. | Áo mưa may kiểu va-rơi Giày vải cao cổ Nón lá Phao an toàn | 3 năm 1 năm 6 tháng Không thời hạn | Trừ những người không đi thu mua thường xuyên và ở đồng bằng không cấp giày |
24 | Nhân viên bán thuốc trừ sâu và phân bón các loại | Tiếp xúc thường xuyên các loại bụi bậm có chất độc. | Áo blouse xanh Mũ vải Khẩu trang Găng cao-su cho tổ Kính mô-tô cho tổ | 1 năm 18 tháng 3 tháng Không thời hạn –nt- | |
25 | Trạm nông cụ Hà Nội | Chọn lựa nông cụ sắc cạnh. | Găng tay vải bạt Tublier. | 4 tháng 1 năm | |
26 | Vệ sinh viên | Làm vệ sinh hôi thối bẩn thỉu. | Tabiler xanh Mũ vải xanh Ủng cao-su vệ sinh | 1 năm 15 tháng không thời hạn | Cấp cho công nhân làm hố xí thủng |
27 | Y tế, giữ trẻ | Gần gũi bệnh nhân và trẻ em. | Khẩu trang hai cái Áo blouse trắng Khẩu trang hai cái Mũ công tác | 8 tháng 18 tháng 3 tháng 18 tháng | |
28 | Máy kéo, máy cày | Bụi bậm dầu mỡ | Quần áo Mũ vải Kính trắng kiểu mô-tô Găng tay vải bạt Khẩu trang Nón lá một cái | 1 năm 18 tháng 4 năm 6 tháng 2 tháng 2 vụ | Áp dụng cho những máy không mui. |
29 | Cán bộ, công nhân xát và phun thuốc DTT | Bị thuốc bay vào mắt để gây bệnh và ảnh hưởng sức khỏe. | Kính trắng kiểu mô-tô Khẩu trang màng lọc Găng tay cao-su Áo blouse xanh Ủng đi mưa Mũ công tác Đệm vai | Không thời hạn 2 tháng Không thời hạn 18 tháng 1 năm 18 tháng Không thời hạn | Nếu thường xuyên mang thùng thuốc đi luôn. |
30 | Công nhân chăn trâu, bò dê | Bị mưa gió ướt át | Áo mưa vải bạt ngắn có mũ (áo chiến sĩ) Nón lá | 4 năm 6 tháng | Riêng trại Ngọc Thanh và Bá Vân thêm 1 đôi giày vải. |
31 | Công nhân chăn nuôi lợn thỏ, bò, ngựa (xưởng thú y) | Thường xuyên vào chuồng bẩn thỉu hôi thối để quét dọn chuồng và tắm rửa bò ngựa. | Quần áo blouson Ủng đi mưa Khẩu trang Tơi lá Nón lá | 1 năm 1 năm 6 tháng 1 năm 6 tháng | |
32 | Cán bộ kỹ thuật bảo quản gia súc | Phải vào chuồng khám và chữa gia súc | Áo blouse trắng Ủng đi mưa Khẩu trang Mũ công tác | 18 tháng 1 năm 6 tháng 18 tháng | |
33 | Công nhân vắt sữa | Phải vào chuồng bẩn thỉu | Ủng đi mưa Áo Blouse xanh Khẩu trang Mũ công tác vải xanh | 1 năm 18 tháng 3 tháng 18 tháng | |
34 | Kho hóa chất trường đại học và Viện khoa học Nông nghiệp | Có nhiều chất độc hại sức khỏe | Áo blouse xanh Mũ công tác Mặt nạ Khẩu trang Kính trắng | 18 tháng 18 tháng Không thời hạn 3 tháng Không thời hạn | Riêng cho xăng pha chì chỉ cấp khẩu trang |
35 | Công nhân in ronéo | Mực bắn vào người | Tablier xanh | 18 tháng | |
36 | Công nhân rửa chai lọ | Cọ xát chất bẩn và nước bẩn | Ủng đi mưa Tablier xanh ny-lông Găng tay cao-su Khẩu trang | 1 năm 1năm Không thời hạn 3 tháng | |
37 | Các phòng thí nghiệm về thú y | Đi vào chuồng trại bẩn thỉu bám vào người | Áo blouse Mũ vải Khẩu trang Ủng đi mưa | 18 tháng 18 tháng 3 tháng 1 năm | Dùng chung |
38 | Cán bộ công nhân thí nghiệm trồng mía | Thường xuyên phải chui vào mía bụi bậm lá mía cứa vào người | Quần áo xanh Mũ vải Kính đi mô-tô cho tổ Ủng đi mưa | 1 năm 18 tháng Không thời hạn 1 năm | Cấp chung ai làm nấy dùng |
39 | Công nhân thí nghiệm trồng trọt | Đỉa cắn và mưa gió ngoài đồng | Áo tơi lá Xà cạp Nón lá loại cứng | 6 tháng Không thời hạn 6 tháng | |
40 | Công nhân làm phân chuồng và lấy phân bắc | Hôi thối, thường bị ăn chân | Quần áo vải xanh Ủng cao-su Mũ vải Khẩu trang | 1 năm 9 tháng 18 tháng 3 tháng | |
41 | Công nhân quét chuồng dê | Phải làm dưới gầm chuồng, nước phân rơi xuống người | Quần yếm xanh Mũ vải Ủng đi mưa Khẩu trang | 1 năm 18 tháng 9 tháng 2 tháng | |
42 | Đội bảo vệ kinh tế | Tuần tra ban đêm, mưa gió, rắn rết cắn | Áo mưa vải bạt có mũ Ủng đi mưa | 3 năm 1 năm | Phát cho tổ |
43 | Cấp dưỡng | Bảo đảm vệ sinh | Yếm che ngực Khẩu trang Mũ vải | 1 năm 2 tháng 18 tháng | |
44 | Cán bộ chẩn đoán, xét nghiệm bệnh gia súc | Thường tiếp xúc bệnh nguy hiểm có thể lây sang người | Áo blouse Mũ công tác Giày vải hay ủng Khẩu trang | 18 tháng 18 tháng 1 năm 3 tháng | Nếu đi địa phương thì quần dài,áo blouse ngắn vải xanh Nam định .Kiểm nghiệm bệnh dại,chất độc thì có mặt nạ và tablier nylon |
45 | Gò bình thuốc trừ sâu (xưởng 250) | Dầu mỡ, bụi bậm | Quần yếm Mũ vải Kính trắng cho tổ Găng tay cắt-tôn | 1 năm 18 tháng Không thời hạn 3 tháng | |
46 | Công nhân hấp thuốc và chai lọ | Tiếp xúc các vật có nhiễm trùng | Áo blouse Mũ công tác Khẩu trang Găng tay dài cho tổ | 18 tháng 18 tháng 4 tháng Không thời hạn | |
47 | Các phòng cấy vi trùng xưởng thú y | Cần hạ thấp ôn độ và thay đổi không khí | Áo quần trắng Găng tay cao-su Mũ công tác Khẩu trang Dép một đôi | Không thời hạn -nt- 18 tháng 3 tháng 3 năm | Dùng chung của phòng Dùng riêng |
48 | Các buồng làm việc ở ngoài (thú y) | Dễ bị truyền nhiễm | Áo blouse Mũ công tác Dép một đôi | 1 năm 18 tháng 3 năm | |
49 | Phòng hóa nghiệm (xưởng thú y) | Thường tiếp xúc các loại acide có hại sức khỏe | Quần áo trắng Mũ công tác Khẩu trang một cái Dép một đôi | 10 tháng 18 tháng 3 tháng 3 năm | |
50 | Công nhân bao gói dụng cụ, chai lọ, nút (thú y) | Bảo đảm vệ sinh | Áo blouse Mũ vải Khẩu trang một cái Dép một đôi | 18 tháng 18 tháng 3 tháng 3 năm | |
51 | Công nhân xử lý súc vật loại ra (xưởng thú y) | Tránh truyền nhiễm | Quần áo xanh Khẩu trang một cái Ủng cao-su cho tổ | 1 năm 3 tháng 6 tháng | |
52 | Phòng chăn nuôi | Dễ truyền nhiễm bệnh sang người | Áo blouse Mũ công tác Găng cao su | 18 tháng 18 tháng Không thời hạn | Dùng chung của phòng |
53 | Cán bộ phòng thực vật, phun thuốc, dã thuốc và bốc thuốc | Dễ bị truyền nhiễm chất độc, hại sức khỏe | Áo blouse Mũ công tác Kính đi mô-tô Găng tay vải mềm một chiếc Khẩu trang | 18 tháng 18 tháng Không thời hạn -nt- 3 tháng | Dùng chung - - Dùng riêng |
54 | Phòng hóa nghiệm | Thường tiếp xúc các loại acide, có hại sức khỏe | Kính màu thâm 1 quạt 1 cái hotte Áo blouse Mũ công tác Khẩu trang Găng tay cao-su mềm Mặt nạ tránh hơi độc | Không thời hạn -nt- -nt- 18 tháng 18 tháng 3 tháng Không thời hạn Không thời hạn | Tùy theo công việc làm mà phát, không phải người nào cũng có dùng riêng |
55 | Làm việc trong buồng lạnh | Thường xuyên làm việc trong buồng lạnh | Áo bông dày Mũ bông có tai Giày vải một đôi Găng tay vải một đôi | 4 năm 4 năm 2 năm 2 năm | Phát cho tổ - - |
56 | Bộ phận keo phèn | Tiếp xúc chất độc có hại sức khỏe | Mặt nạ phòng hơi độc Quần áo trắng Mũ công tác Khẩu trang Ủng đi mưa Tablier cao-su một cái | Không thời hạn 1 năm 18 tháng 3 tháng 6 tháng Không thời hạn | |
57 | Làm thuốc thán thư và kiểm nghiệm thán thư | Dễ truyền nhiễm các bệnh | Áo blouse Mũ công tác Giày vải Găng tay cao-su Kính trắng Khẩu trang | 18 tháng 18 tháng 1 năm Không thời hạn -nt- 4 tháng | |
58 | Pha chế các chất độc | Ảnh hưởng đến sức khỏe | Áo blouse Mũ công tác Găng tay cao-su Mặt nạ phòng độc | 18 tháng 18 tháng Không thời hạn -nt- | Phát cho tổ |
59 | Bộ phận môi trường | Tiếp xúc các vật dễ nhiễm trùng | Áo blouse Mũ công tác Khẩu trang một cái Găng tay ny-lông Ủng cao su | 1 năm 18 tháng 3 tháng Không thời hạn 6 tháng | |
60 | Công nhân phụ trách nồi hơi và sửa chữa (thú y) | Ảnh hưởng sức nóng | Kính trắng Mũ công tác có lưỡi trai đằng trước Găng bạt hai đôi Quần áo một bộ Ủng cao-su cho tổ 1 quạt | Không thời hạn -nt- 6 tháng 1 năm 6 tháng Không thời hạn | |
61 | Học sinh, sinh viên thực tập đứng kéo lưới trên tầu và bắt cá | Công việc làm thường xuyên ngoài trời mưa nắng, cọ xát dây kéo lưới và gai ngạnh cá Nếu làm dưới khoang cá và nấu dầu nhuộm lưới | Mũ lá cọ Găng tay vải bạt Phao an toàn Áo mưa chiến sĩ Quần áo Ủng đi mưa Mũ công tác xanh | 1 năm 6 tháng Không thời hạn 3 năm 1 năm 1 năm 18 tháng | |
62 | Công tác điều tra nghiên cứu rừng ngành lâm nghiệp và thăm dò địa chất | Nghiên cứu rừng núi, đồi dốc gai góc, mưa nắng bất thường, rắn rết cắn | Giầy đi rừng có tất bằng chéo xanh Nam-định Quần áo Áo mưa vải bạt ngắn có tay và mũ | 6 tháng 1 năm 3 năm | |
63 | Công tác nghiên cứu thí nghiệm, pha chế các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh và diệt chuột | Hơi chất độc dễ gây bệnh nghề nghiệp, có hại sức khỏe | Ống lọc hơi Kính đi mô-tô Găng tay cao-su mềm Áo blouse Khẩu trang | Không thời hạn -nt- 1 năm 18 tháng 4 tháng | |
64 | Công tác chặt hạ gỗ, tu bổ cải tạo rừng | Công tác thường xuyên trong rừng, đồi dốc, khiêng vác gỗ nặng, dẫm gai góc, sên vắt cắn | Giày đi rừng có tất may bằng chéo xanh Nam Định Đệm vai Găng tay vải bố Mũ mây hoặc tre | 6 tháng 6 tháng 6 tháng 1 năm | 2 đôi thay đổi một năm |
65 | Công tác hái hạt giống | Thường xuyên công tác trong rừng, mưa nắng, trèo cao dẫm gai góc. | Giầy đi rừng Dây da an toàn Áo mưa vải bạt ngắn có mũ | 6 tháng Không thời hạn 3 năm | 2 đôi để thay đổi một năm |
66 | Cán bộ chống xói mòn | Thường xuyên leo trèo rừng và ở ngoài mưa nắng | Áo đi mưa Giầy đi rừng | 4 năm 1 năm | |
67 | Công tác cắt mủ sơn | Đề phòng chất độc của mủ sơn bám vào người, ăn lở loét, gây bệnh nghề nghiệp | Quần áo xanh Giầy đi rừng Khẩu trang Mũ lá hoặc nón | 1 năm 1 năm 4 tháng 6 tháng | |
68 | Công tác đốt than | Trực tiếp chuyên trách đốt than, vào củi ra than, tro bụi dẫm than | Giày vải cao cổ Kính kiểu đi mô-tô Quần áo xanh Khẩu trang | 1 năm Không thời hạn 1 năm 4 tháng | |
69 | Công nhân hái chè | Chè trồng dày đặc, chen vào hái, sương ướt, dẫm phải rắn rết cắn | 1m30 vải bạt dùng để choàng từ nửa thân người trở xuống đỡ ướt quần áo | 1 năm | |
70 | Công nhân làm cỏ, bón phân chè | Phải chui vào rãnh chè, sương ướt áo quần tối ngày | Áo mưa vải bạt ngắn có tay, có mũ | 3 năm | |
71 | Công nhân in bản đồ | Thường xuyên tiếp xúc dầu mỡ và acide | Áo bolouson chéo xanh Giày vải bạt cao cổ, đế cao-su Khẩu trang Mũ vải xanh | 1 năm 1 năm 3 tháng 18 tháng | Máy offset |
72 | Bộ phận máy xén giấy | Tiếp xúc thiết bị có điện | Mũ vải xanh Khẩu trang Quần yếm vải xanh | 18 tháng 3 tháng 1 năm | |
73 | Bộ phận khiêng phơi kính | Tiếp xúc điện (đèn hồ quang) và acide | Khẩu trang Kính màu nhạt Găng tay cao-su Áo choàng vải chéo xanh Yếm cao-su | 5 tháng Không thời hạn 6 tháng 1 năm Không thời hạn | |
74 | Bộ phận in thủ công | Thường tiếp xúc mực và hóa chất | Găng tay cao-su mỏng Quần yếm Mũ xanh công nhân | 1 năm 1 năm 18 tháng | |
75 | Bộ phận phân tô | Thường bẩn áo từ bụng trở lên | Áo blouson xanh Khẩu trang | 1 năm 4 tháng | |
76 | Bộ môn đo đạc và điều tra thổ nhưỡng | Thường xuyên lưu động | Áo mưa vải bạt có mũ | 3 năm | Nếu đi công tác rừng núi thêm giày đi rừng và tất chống vắt 8 tháng một đôi |
77 | Thợ máy sàng kẽm | Thường xuyên tiếp xúc dầu mỡ, nước cát bắn vào người | Yếm cao-su Găng cao-su Kính trắng bảo hiểm Ủng cao-su Quần vải chéo xanh | Không thời hạn -nt- -nt- 1 năm 1 năm |
Ban hành kèm theo Thông tư số 8 ngày 19-10-1963.
- 1 Thông tư 05-NN-TT-1964 sửa đổi Thông tư 08-NN-TT-1963 về chế độ trang bị phòng hộ lao động cho cán bộ, công nhân thuộc ngành nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp ban hành
- 2 Thông tư 05-NN-TT-1964 sửa đổi Thông tư 08-NN-TT-1963 về chế độ trang bị phòng hộ lao động cho cán bộ, công nhân thuộc ngành nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp ban hành
- 1 Thông tư 14-NN/KT-1969 quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động cho công nhân viên ngành Nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp ban hành
- 2 Thông tư 13-LĐ-TT năm 1962 quy định nguyên tắc cấp phát, sử dụng và giữ gìn trang bị phòng hộ do Bộ Lao động ban hành
- 3 Chỉ thị 32-TTg năm 1962 về phân công nghiên cứu và giải quyết một số khó khăn về trang bị dụng cụ phòng hộ lao động do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Chỉ thị 32-TTg năm 1962 về phân công nghiên cứu và giải quyết một số khó khăn về trang bị dụng cụ phòng hộ lao động do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 13-LĐ-TT năm 1962 quy định nguyên tắc cấp phát, sử dụng và giữ gìn trang bị phòng hộ do Bộ Lao động ban hành
- 3 Thông tư 14-NN/KT-1969 quy định chế độ trang bị phòng hộ lao động cho công nhân viên ngành Nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp ban hành