NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11-NH5/TT | Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 1992 |
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định số 108/QĐ-NH5 ngày 09-6-1992 ban hành "Qui chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng" và Quyết định số 117/QĐ-NH1 ngày 26-6-1992 về "Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng". Ngân hàng Nhà nước Trung ương hướng dẫn thêm một số điểm cụ thể việc thực hiện như sau:
- Các hợp tác xã tín dụng ở nông thôn, công ty tài chính trước mắt tạm thời chưa phải thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc.
- Trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng bảo tồn hoặc phá sản, trong thời gian chưa chấm dứt hoạt động, tuỳ trường hợp cụ thể Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét chấp thuận cho tổ chức tín dụng đó được rút một phần hoặc toàn bộ tiền dự trữ bắt buộc.
Các chi nhánh trực thuộc của tổ chức tín dụng không phải mở tài khoản tiền dự trữ bắt buộc.
Các loại tiền gửi và có tính chất tiền gửi sau đây là căn cứ để tính dự trữ bắt buộc:
- Tiền gửi thanh toán của tổ chức và cá nhân (kể cả tiền gửi Kho bạc Nhà nước, tiền gửi của Tổng Cty Vàng bạc, đá quý).
- Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân.
- Tiền gửi chuyên dùng của các tổ chức kinh tế.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của dân cư.
- Các khoản tiền quản lý, giữ hộ.
- Trái phiếu, kỳ phiếu dưới 1 năm.
Cụ thể, gồm: các tài khoản cấp I, từ 30 đến 35 và tài khoản 37; các tài khoản cấp II gồm 660, 780 (hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng ban hành theo quyết định số 104/NH-QĐ ngày 10-8-1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).
5. Các tính số tiền dự trữ bắt buộc:
5.1. Tính theo công thức:
Số tiền dự trữ bắt buộc tháng này | = | Số tiền gửi bình quân tháng trước | x | Tỷ lệ dự trữ |
5.2. Các tính số dư tiền gửi bình quân tháng trước.
Trong thời gian trước mắt, lấy số dư có tài khoản nói tại điểm 4 của bảng cân đối tài khoản kế toán tháng trước, để tính theo công thức: số đầu tháng cộng số cuối tháng, chia cho 2.
Ví dụ: tổ chức tín dụng A có số dư các tài khoản tiền gửi nói tại điểm 4. 2. trên đây, số đầu tháng 7-92 là: 12 tỷ 400 và số cuối tháng 7-92 là 13 tỷ 200.
Như vậy, tổng số dư tiền gửi bình quân trong tháng 7-1992 của tổ chức tín dụng A có:
12 tỷ 400 13 tỷ 200 | ||
| = | 12 tỷ 800 |
2 |
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 10% thì số dư có tài khoản tiền dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng A tháng 8-1992 phải là:
12 tỷ 800 | |||
| x 10 | = | 1 tỷ 28 |
100 |
5.3. Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố đối chiếu với số dư có thực tế trên tài khoản tiền dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng A để xác định số tiền thừa, thiếu và xử lý việc hạch toán.
6.1 Bước 1:
Số tiền dự trữ bắt buộc trên mức 35% | = | Tỷ lệ dự trữ 1/2 bắt buộc công bố mới | - 35% | x | Số dư tiền gửi bình quân tháng trước |
Ví dụ: tháng 5-1993, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ lệ dự trữ bắt buộc 40%. Theo công thức trên và thí dụ số dư tiền gửi bình quân trong tháng cũng là 12 tỷ 800, có:
(40-35) x 12,8 tỷ | ||
| = | 640 triệu |
100 |
hoặc
(12,8 tỷ x 40) | (12,8 tỷ x 35) | ||
| - | = 640 triệu | |
100 | 100 |
6.2. Bước 2: tính lãi
Sau khi đã xử lý theo điểm 7 dưới đây, số tiền có trên tài khoản dự trữ bắt buộc thực tế vượt trên mức 35% (640 triệu) được Ngân hàng Nhà nước trả lãi theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước, kể từ ngày trích chuyển đủ số tiền dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ mới.
7. Xử lý thừa, thiếu tiền dự trữ bắt buộc
7.1. Ngày 15 hàng tháng, tổ chức tín dụng phải đối chiếu số dư trên tài khoản tiền gửi dự trứ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước với mức tiền gửi phải dự trữ bắt buộc và báo cáo kết quả thực hiện cho Ngân hàng Nhà nước nơi tổ chức tín dụng mở tài khoản tiền gửi chính.
7.2. Sau khi kiểm tra số liệu báo cáo của tổ chức tín dụng, chậm nhất là ngày 20 hàng tháng, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho tổ chức tín dụng mức tiền phải dự trữ bắt buộc của tháng đó và tiến hành xử lý thừa, thiếu theo các điều 7 và 8 của qui chế dự trữ bắt buộc.
a) Trường hợp thiếu: nêu trên tài khoản tiền gửi chính của tổ chức tín dụng ở Ngân hàng Nhà nước không còn tiền để thanh toán ngay, phải yêu cầu tổ chức tín dụng trong thời hạn 03 ngày nộp bằng tiền mặt hoặc đi vay. Quá thời hạn này tổ chức tín dụng không nộp đủ số tiền thiếu hụt là vi phạm qui chế dự trữ bắt buộc và phải chịu phạt về số tiền thiếu hụt đó theo qui chế xử phạt của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài việc xử phạt vi phạm, nếu trên tài khoản tiền gửi chính của tổ chức tín dụng có tiền, thì Ngân hàng Nhà nước vẫn phải trích ngay cho đến khi đủ mức tiền dự trữ bắt buộc.
b) Trường hợp thừa: Ngân hàng Nhà nước chủ động trích số tiền thừa từ tài khoản tiền dự trữ bắt buộc sang tài khoản tiền gửi chính của tổ chức tín dụng. Nếu sau 03 ngày, Ngân hàng Nhà nước không trích chuyển cũng sẽ bị xử lý theo qui chế xử phạt của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
c) Đối với trường hợp dự trữ bắt buộc chênh lệch thừa, thiếu so với mức phải dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước còn phải:
- Tính và trả lãi cho tổ chức tín dụng về số tiền chênh lệch thừa, từ ngày 01 đến ngày xử lý;
- Tính và thu của tổ chức tín dụng, tiền lãi về số tiền chênh lệch thiếu từ ngày 01 đến ngày xử lý.
- 17: tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức, người nước ngoài.
- 22: tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân trong nước và xí nghiệp liên doanh Việt Nam - nước ngoài.
Cách tính số tiền dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ và xử lý thừa thiếu dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ theo cách tính và xử lý bằng đồng Việt Nam, nói tại các điểm 5 và 7 của Thông tư này.
9. Khiếu nại và thẩm quyền giải quyết:
9.1. Tổ chức tín dụng được quyền khiếu nại, kể cả khiếu nại lên tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các quyết định xử lý chưa thoả đáng về chấp hành qui chế dự trữ bắt buộc.
9.2. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn khiếu nại về dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng, giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, hoặc giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cần khẩn trương xem xét giải quyết, hoặc phải thỉnh thị lên NHNN TW. Trong thời gian chưa được giải quyết, tổ chức tín dụng phải chấp hành quyết định của NHNN.
10.1. Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố từ Quảng Bình trở ra, lập thành 02 bản:
- 01 bản gửi Vụ các ngân hàng và TCTD-NHNN TW (Hà Nội)
- 01 bản lưu.
10.2. Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố từ Quảng Trị trở vào, lập thành 03 bản:
- 01 bản gửi Vụ các ngân hàng và TCTD-NHNN TW (Hà Nội)
- 01 bản gửi thường trực Vụ các ngân hàng và TCTD ở 17 Bến Chương Dương, thành phố Hồ Chí Minh.
- 01 bản lưu
Trong quá trình thực hiện, nếu có trở ngại vướng mắc, yêu cầu phản ảnh về NHNH TW (Vụ các NH và TCTD) để hướng dẫn giải quyết.
Chu Văn Nguyễn (Đã ký) |
- 1 Thông tư 04/TT-NH1-1995 hướng dẫn Quy chế dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2 Quyết định 2568/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành từ ngày 01/10/1990 đến ngày 30/12/1996 (công bố bổ sung)
- 3 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 4 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1 Thông tư 04/TT-NH1-1995 hướng dẫn Quy chế dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2 Quyết định 2568/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành từ ngày 01/10/1990 đến ngày 30/12/1996 (công bố bổ sung)
- 3 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018