BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11 TC/CĐKT | Hà Nội, ngày 8 tháng 02 năm 1996 |
HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN VIỆC THU VÀ SỬ DỤNG PHÍ PHỤC VỤ NGÀNH DU LỊCH
Tiếp theo thông tư Liên Bộ Tài chính - Tổng cục du lịch số 88 TT/LB ngày 27/11/1995 về việc hướng dẫn thu và sử dụng phí phục vụ trong ngành du lịch.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc hạch toán khoản thu và sử dụng phí phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch theo nội dung chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 như sau:
Cho phép các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngành du lịch mở thêm các Tài khoản cấp II:
- 6429 - Chi về phí phục vụ
- 9119 - Xác định kết qủa thu phí phục vụ
- 4219 - Kết qủa thu phí phục vụ chưa dùng.
II. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KHOẢN THU VÀ SỬ DỤNG PHÍ PHỤC VỤ:
1/ Hạch toán khoản thu phí phục vụ: Phí phục vụ là khoản trả thêm ngoài giá dịch vụ của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch nhưng được cộng vào tổng số tiền dịch vụ mà khách hàng sẽ trả. Doanh nghiệp phải ghi thành một khoản riêng về tiền phí phục vụ trên hóa đơn dịch vụ và phải nộp thuế doanh thu theo thuế suất ngành, nghề kinh doanh (kinh doanh hướng dẫn du lịch, lữ hành, vận chuyển khách du lịch, ăn uống, buồng, các dịch vụ khác: giặt là, cắt, sấy tóc, thẩm mỹ ....).
- Căn cứ vào hóa đơn cung cấp dịch vụ cho khách hàng, phần lớn thu phí dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ, chi tiết thu phí phục vụ theo ngành, nghề kinh doanh).
- Xác định thuế doanh thu phải nộp theo luật định trên khoản thu phí phục vụ (được tính chung với doanh thu phục vụ theo từng ngành nghề kinh doanh trên các bảng kê chi tiết về doanh thu các dịch vụ), ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng (chi tiết theo doanh thu của từng loại dịch vụ TK 5113 và chi tiết thu phí phục vụ).
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (TK 3331 - Thuế doanh thu).
2/ Khi chi thưởng cho cá nhân, tập thể có chất lượng phục vụ tốt, chi tham quan học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ và chi cải thiện điều kiện lao động thuộc nguồn thu phí phục vụ, ghi:
Nợ TK 642 - chi phí QLDN (TK 6429 - Chi về phí phục vụ)
Có các TK 111, 112, 153 .....
3/ Thực hiện kết chuyển khoản thu và chi phí phục vụ vào cuối kỳ hạch toán:
3.1 Kết chuyển khoản thu phí phục vụ sau khi khấu trừ khoản thuế doanh thu phải nộp của từng ngành nghề (khoản thu thuần về phí phục vụ), ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng (5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ, chi tiết thu phí phục vụ).
Có TK 911 - Xác định kết qủa kinh doanh.
(TK 9119 - Xác định kết qủa thu phí phục vụ).
3.2 Kết chuyển khoản chi thực tế hợp lý về phí phục vụ, ghi:
Nợ TK 9119 - Xác định kết qủa kinh doanh.
(TK 9119 - Xác định kết qủa thu phí phục vụ - Phần phí phục vụ thực chi không vượt qúa 50% qũy lương thực hiện).
Nợ TK 431 - Qũy khen thưởng, phúc lợi - Phần chi phí phục vụ thực chi vượt qúa 50% qũy lương thực hiện.
Có TK 642 - Chi phí QLDN (TK 6429 - Chi về phí phục vụ).
4/ Nếu có chênh lệch giữa khoản thu thuần về phí phục vụ (doanh thu về phí phục vụ trừ (-) thuế doanh thu) và khoản chi phí thực tế hợp lý về phí phục vụ (không vượt qúa 50% qũy lương thực hiện), thì khoản thu thuần còn lại phải hạch toán chung và lợi tức hoạt động kinh doanh và nộp thuế lợi tức theo quy định.
- Kết chuyển khoản thu thuần còn lại sau khi trừ đi chi phí thực tế về phí phục vụ hợp lý, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết qủa kinh doanh (TK 9119 - Xác định kết qủa thu phí phục vụ).
Có TK 421 - Lãi chưa phân phối (TK 4219 - Kết qủa thu phí phục vụ).
- Xác định thuế lợi tức phải nộp trên khoản thu phí phục vụ còn lại, ghi:
Nợ TK 421 - Lãi chưa phân phối
(TK 4219 - Kết qủa thu phí phục vụ).
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
(TK 3334 - Thuế lợi tức).
5/ Đối với doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ: Các khoản phí phục vụ thực tế đã chi không được bù đắp bằng nguồn thu phí phục vụ, mà phải tính từ trực tiếp vào qũy khen thưởng, phúc lợi ghi:
Nợ TK 431 - Qũy khen thưởng, phúc lợi
Có TK 642 - Chi phí QLDN (TK 6429 - Chi phí về phục vụ).
Các khoản thu phí phục vụ (nếu có) được hạch toán như hướng dẫn ở mục 1 phần I và kết chuyển toàn bộ đểu bù đắp lỗ hoạt động kinh doanh (Nợ TK 511 - Doanh thu bán hành, Có TK 911 - Xác định kết qủa kinh doanh).
III. XỬ LÝ CÁC KHOẢN THU VÀ SỬ DỤNG PHÍ PHỤC VỤ TRONG NĂM 1995
Do thông tư Liên Bộ hướng dẫn việc thu và sử dụng phí phục vụ trong ngành du lịch số 88 TT/LB ngày 27/11/1995 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995, để giúp cho công tác quyết toán tài chính năm 1995 mang tính thống nhất trong toàn ngành kinh doanh du lịch về phương pháp hạch toán khoản thu và sử dụng phí phục vụ với quy định trong việc hướng dẫn của hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị sản xuất kinh doanh du lịch số 55/DL - TCKT ngày 9/3/1990 của Tổng cục du lịch, Bộ Tài chính hướng dẫn việc điều chỉnh và xử lý số liệu đã hạch toán trong năm 1995 như sau:
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã hạch toán khoản thu phí phục vụ trên TK 40 - Tiêu thụ và kết qủa (tiêu chuẩn 406 - Phí phục vụ); sau khi nộp thuế doanh thu khoản thu phí phục vụ còn lại được kết chuyển vào bên Có TK 706 - Thu phí phục vụ; khoản thu về phí phục vụ hợp lý (không vượt qúa 50% qũy lương thực hiện) được hạch toán vào bên Nợ TK 706 - Thu phí phục vụ như quy định của QĐ 55/DL-TCKT ngày 09/3/1990 của Tổng cục du lịch; số chi về phí phục vụ vượt qúa 50% qũy lương thực hiện phải xử lý về qũy xí nghiệp (Qũy khen thưởng và qũy phúc lợi) - (Kèm theo bảng kê chi tiết về nội dung phí phục vụ).
Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngành du lịch có trách nhiệm chấp hành những quy định của thông tư này về phương pháp hạch toán khoản thu và sử dụng phí phục vụ ngành du lịch.
Văn bản này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1996.
| KT/ Bộ TRƯởNG Bộ TàI CHíNH |
- 1 Thông tư liên bộ 88-TTLB năm 1995 hướng dẫn thu và sử dụng phí phục vụ trong ngành du lịch do Bộ Tài chính - Tổng cục du lịch ban hành
- 2 Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT năm 1995 về chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 3 Thông tư 28-TC/NT-1984 Sửa đổi Thông tư 25-TC/NT-1980 về việc thu và sử dụng 10% phí phục vụ đối với ngành du lịch do Bộ Tài chính ban hành