Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13/TM-CSTTTM

Hà Nội, ngày 05 tháng 1 năm 1995

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 13/ TM-CSTTTM NGÀY 21 THÁNG 6 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 02/CP NGÀY 5-1-1995 VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN THÌ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH ĐỐI VỚI LOẠI HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 4-12-1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị định số 02/CP ngày 5-1-1995 của Chính phủ quy định hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ở thị trường trong nước;
Sau khi thoả thuận với các Bộ, ngành hữu quan Bộ Thương mại hướng dẫn vụ thể một vấn đề về phạm vi, đối tượng thực hiện Nghị định 02/CP và trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết việc kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, như sau:

I - VỀ PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA NGHỊ ĐỊNH:

1 - Trong nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, chính sách mặt hàng là một trong những chính sách quan trọng để Nhà nước Điều hành và quản lý bằng luật pháp hoạt động của các thành phần kinh tế, đồng thời tạo môi trường pháp lý để các chủ thể tham gia kinh doanh bảo đảm các yêu cầu về kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường sinh thái, chống các hành vi buôn lậu và kinh doanh trái phép, phát triển thị trường theo hướng văn minh, lành mạnh.

Nghị định 02/CP của Chính phủ quy định và 2 loại hàng hoá, dịch vụ: loại hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ở thị trường trong nước.

Những loại hàng hoá, dịch vụ này trước đây một số đã được quy định tại các văn bản pháp quy của Chính phủ hoặc của các Bộ ngành; để phù hợp với tình hình mới nay được Chính phủ sửa đổi, bổ sung và quy định thống nhất tại Nghị định 02/CP. Vì vậy, hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thương mại ở thị trường trong nước thuộc 2 loại trên từ nay do Nghị định 02/CP thống nhất điều chỉnh. Các loại hàng hoá, dịch vụ khác được tự do lưu thông theo quy định của Pháp luật.

2 - Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại trên thị trường (kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài) đều phải thực hiện các quy định tại Nghị định 02/CP, trừ trường hợp được quy định riêng tại các Luật và các văn bản pháp quy khác của Chính phủ hoặc các Hiệp định mà Chính phủ Việt Nam tham gia ký với nước ngoài có thoả thuận khác.

Các đối tượng này (sau đây gọi tắt là người kinh doanh) gồm:

- Các doanh nghiệp Nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước ngày 30-4-1995.

- Các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp của Đoàn thể chính trị, xã hội thành lập theo Nghị định 388 - HĐBT và Quyết định 196 - CT ngày 5-6-1992 (Trong khi chưa có quy định phải thành lập lại theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước).

- Các doanh nghiệp thành lập theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân.

- Các doanh nghiệp thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có kinh doanh thương mại, dịch vụ ở thị trường trong nước.

- Các Chi nhánh của các Công ty nước ngoài đặt trên lãnh thổ Việt Nam, có kinh doanh thương mại, dịch vụ.

- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh của Hợp tác xã mua bán thành lập theo Quyết định 763 - TTg ngày 19 - 12 - 1994 của Thủ tướng Chính phủ.

- Cá nhân và nhóm kinh doanh dưới vốn pháp định theo quy định của Nghị định 66 - HĐBT.

Trong đó "Doanh nghiệp" tại Nghị định này được hiểu là pháp nhân kinh doanh được thành lập theo một trong các văn bản Pháp luật trên. Riêng cá nhân và nhóm kinh doanh theo Nghị định 66 - HĐBT, các tổ hợp tác... không gọi là doanh nghiệp.

3 - Các hành vi kinh doanh thương mại Nghị định điều chỉnh bao gồm:

- Mua, bán (kể cả đại lý, ký gửi), vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tồn trữ đối với các loại hàng hoá.

- Thực hiện các dịch vụ thương mại: quảng cáo, trưng bày, môi giới, du lịch, ăn uống và kinh doanh các dịch vụ sinh hoạt cá nhân, dịch vụ công cộng khác.

Người kinh doanh thực hiện một hoặc nhiều trong số các hành vi trên đều phải tuân thủ các quy định của Nghị định 02/CP.

II - VỀ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ CẤM KINH DOANH:

Nghị định 02/CP quy định nghiêm cấm kinh doanh trên thị trường các loại hàng hoá, dịch vụ ghi tại Phụ lục 1 của Nghị định (trừ một số ít trường hợp do yêu cầu đặc biệt được phép kinh doanh trong phạm vi hạn chế theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ), bao gồm:

1 - Vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự.

2 - Các chất ma tuý.

3 - Các hiện vật có giá trị thuộc di tích văn hoá, lịch sử.

4 - Các vật phẩm, sản phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ.

5 - Thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài.

6 - Các loại pháo nổ sản xuất trong nước, các loại pháo sản xuất tại nước ngoài.

7 - Các loại thuốc chữa bệnh cho người và gia súc, thuốc bảo vệ thực vật và các lại trang thiết bị, dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng ở Việt Nam.

8 - Thực vật, động vật rừng quý hiếm.

9 - Một số loại đồ chơi cho trẻ em gây nguy hại tới giáo dục nhân cách, tới sức khoẻ của trẻ em, hoặc tới an ninh trật tự, an toàn xã hội.

10 - Hành vi có tính kinh doanh hoặc dịch vụ trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Danh mục trên do các Bộ, Tổng cục quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật (được quy định tại Phụ lục 1) xác định cụ thể đến từng mặt hàng, dịch vụ sau khi thống nhất với Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dau đó các Bộ, Tổng cục chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện theo quy định của Nghị định 02/CP.

III - VỀ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN:

1 - Theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Nghị định 02/CP thì người kinh doanh muốn kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có điều kiện nhất thiết phải có đủ các điều kiện cho từng loại hàng hoá, dịch vụ ghi ở Phụ lục 2 của Nghị định một được kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó.

Danh mục chi tiết hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và các điều kiện cụ thể kèm theo được các Bộ, Tổng cục quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật quy định tại các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 02/CP của các Bộ, Tổng cục, Bộ Thương mại sẽ tập hợp thành một Danh mục chung và công bố để người kinh doanh thực hiện thuận lợi.

Các điều kiện quy định tại Điều 9 của Nghị định, bao gồm:

1.1 - Điều kiện và chủ thể kinh doanh (điểm 9.1 của Nghị định 02/CP).

Điều kiện này quy định: Đối với một số loại hàng hoá, dịch vụ nhất định thì chủ thể kinh doanh là đối tượng để xác định việc cho phép kinh doanh.

Bao gồm 3 điều kiện cụ thể:

1.1.1 - Loại hàng hoá, dịch vụ chỉ một số doanh nghiệp Nhà nước được kinh doanh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng, Tổng cục trưởng quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật. (Điểm 9.1a của Nghị định).

Điều kiện này chỉ áp dụng cho một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt cần được quản lý chặt chẽ và hạn chế kinh doanh để tránh những nguy hại về an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Đối với kinh doanh thương mại gồm các mặt hàng:

Hoá chất độc mạnh, chất có phóng xạ và các nguồn phóng xạ sử dụng có các thiết bị chuyên dùng, các loại vật liệu nổ, Sòng bạc (casino).

Ngoài các doanh nghiệp Nhà nước được chỉ định, tuyệt đối cấm kinh doanh các loại hàng hoá trên đối với mọi đối tượng khác.

1.1.2 - Loại hàng háo, dịch vụ chỉ các doanh nghiệp được kinh. (điểm 9.1b của Nghị định).ư

Các doanh nghiệp đã được thành lập theo pháp luật, các tổ chức kinh tế và cá nhân muốn kinh doanh thì phải lập doanh nghiệp là một điều kiện để được kinh doanh hàng hoá, dịch thuộc loại này. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh không lập doanh nghiệp hoặc không đủ điều kiện để lập doanh nghiệp thì không được kinh doanh các mặt hàng:

Xăng dầu và các loại chất đốt bằng hoá chất (kinh doanh ở thành phố, thị xã, thị trấn), Than mỏ (trừ than đã chế biến làm chất đốt sinh hoạt), Khách sạn, In ấn và thiết bị ngành in, Dịch vụ cầm đồ, ăn uống trong khách sạn nhà hàng, Vàng và đá quý, Một số vật tư thiết bị kỹ thuật cao, Du lịch lữ hành.

1.1.3 - Loại hàng hoá, dịch vụ chỉ một số doanh nghiệp hoặc cá nhân được kinh doanh do Bộ trưởng, Tổng cục trưởng quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật hoặc Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố xem xét cho phép. (điểm 9.1c của Nghị định).

Điều kiện này áp dụng cho một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt; chỉ một số doanh nghiệp hoặc cá nhân kinh doanh được các Bộ, Tổng cục quản lý ngành hoặc UBND tỉnhm thành phố lựa chọn cho phép mới được kinh doanh các mặt hàng:

Khắc dấu, cho thuê và sửa chữa súng săn, Vũ trường, Massage, Giải phẫu thẩm mỹ, Cổ vật không thuộc loại cấm kinh doanh, Du lịch lữ khách quốc tế.

1.2 - Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật. (điểm 9.2 của Nghị định).

Bao gồm 2 điều kiện cụ thể:

1.2.1 - Loại hàng hoá, dịch vụ khi kinh doanh phải có địa điểm phù hợp với quy hoạch theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền (điểm 9.2a của Nghị định).

Cơ quan có thẩm quyền quy định quy hoạch địa điểm kinh doanh là UBND tỉnh, thành phố căn cứ vào yêu cầu: bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh phòng dịch, bảo vệ môi trường và cảnh quan. Các Sở quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật chủ trì và phối hợp với Sở Thương mại và cơ quan quy hoạch của địa phương để quy hoạch mạng lưới, địa điểm kinh doanh trình UBND tỉnh, thành phố quyết định, công bố và hướng dẫn thực hiện.

Người kinh doanh phải nắm được quy hoạch trên để đặt địa điểm kinh doanh cho phù hợp và không phải xin xác nhận về địa điểm kinh doanh.

Điều kiện này áp dụng cho các loại hàng hoá, dịch vụ:

Phế liệu, phế thải kim loại và phế liệu, phế thải có hoá chất độc hại, Vật liệu xây dựng, Hoá chất độc mạnh, chất có phóng xạ, Vật liệu nổ dùng cho công nghiệp, Xăng dầu và các loại chất đốt bằng hoá chất, Than mỏ, Khách sạn, Vũ trường, Massage, Sòng bạc, Trông giữ tài sản, endashn uống, Giết mổ bán thịt gia súc gia cầm, Chế biến thực phẩm, Thuốc bảo vệ thực vật, Du lịch lữ hành.

1.2.2 - Loại hàng hoá, dịch vụ khi kinh doanh phải đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị tối thiểu theo tiêu chuẩn quy định của Chính phủ hoặc của các Bộ, Tổng cục quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật. (điểm 9.2b của Nghị định).

áp dụng cho các loại hàng hoá, dịch vụ:

Hoá chất độc mạnh, Chất có phóng xạ, Vật liệu nổ dùng cho công nghiệp, Xăng dầu và các loại chất đốt bằng hoá chất, Tham mỏ, Khách sạn, Nhà trọ, Cho Thuê và sửa chữa súng săn, Vũ trường, Massage, Giải phẫu thẩm mỹ, Sòng bạc, In ấn và kinh doanh thiết bị ngành in, Dịch vụ trông giữ tài sản, endashn uống (trong KS, nhà hàng), Chế biến thực phẩm, Thuốc chữa bệnh cho người, Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, Khám chữa bệnh đông, tây y, Trang bị dụng cụ y tế, Vàng, đá quý, Vật tư kỹ thuật cao cấp, Du lịch lữ hành.

1.3 Điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người kinh doanh. (điểm 9.3 của Nghị định).

Bao gồm 2 điều kiện cụ thể:

1.3.1 - Loại hàng hoá, dịch vụ khi kinh doanh người kinh doanh phải được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. (điểm 9.3a của Nghị định).

Thực hiện điều kiện này, người trực tiếp kinh doanh phải có bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ do các trường, lớp đào tạo được Nhà nước công nhận cấp. Một số trường hợp có tay nghề giỏi do gia truyền phải được Sở quản lý ngành kiểm tra, cho phép.

Áp dụng cho các loại hàng hoá, dịch vụ:

Hoá chất độc mạnh, chất phóng xạ, Vật liệu nổ dùng trong công nghiệp, Xăng dầu và chất đốt bằng hoá chất, Khách sạn, Cho thuê và sửa chữa súng săn, Vũ trường, Massage, Giải phẫu thẩm mỹ, In ấn và thiết bị ngành in, ăn uống trong KS, nhà hàng, Chế biến thực phẩm, Thuốc chữa bệnh cho người, Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, Khám chữa bệnh đông, tây y, Trang bị dụng cụ y tế, Vàng đá qúy, Vật tư kỹ thuật cao cấp, Di lịch lữ hành.

1.3.2 - Loại hàng hoá, dịch vụ khi kinh doananh người kinh doanh phải đảm bảo tiêu chuẩn về sức khoẻ. (điểm 9.3b của Nghị định).

Việc kiểm tra xác định về sức khoẻ phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ trước khi tiến hành kinh doanh.

Áp dụng cho các loại hàng hoá, dịch vụ:

Khách sạn, Nhà trọ, Giải phẫu thẩm mỹ, endashn uống, Giết mỏ bán thịt gia súc gia cầm, Chế biến thực phẩm, Thuốc chữa bệnh cho người, Khám chữa bệnh đông, tây y, Du lịch lữ hành.

2 - Trìn tự, thủ tục giải quyết nhu cầu kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc loại kinh doanh có điều kiện được quy định thống nhất tại Điều 11 của Nghị định, thực hiện cụ thể như sau:

2.1 - Theo quy định của Pháp luật, người kinh doanh hợp pháp phải có Đăng ký kinh doanh (trường hợp dưới vốn Pháp định là Giấy phép kinh doanh, sau đây gọi chung là ĐKKD) và kinh doanh đúng nội dung ghi trong ĐKKD. Vì vậy, khi muốn kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc loại kinh doanh có điều kiện người kinh doanh phải thực hiện quy định trong các trường hợp sau:

2.1.1 - Nếu lần đầu ra kinh doanh (chưa có ĐKKD): phải chuẩn bị đủ các điều kiện và hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý chuyên ngành loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện đó (thuộc Bộ, Tổng cục hoặc Sở quản lý chuyên ngành được uỷ quyền) để cơ quan này kiểm tra xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo các quy định và mẫu thống nhất.

Hồ sơ cụ thể do các Bộ, ngành hướng dẫn theo yêu cầu đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là một trong các cơ sở để làm thủ tục Đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền ĐKKD tỉnh, thành phố nơi có trụ sở doanh nghiệp hoặc địa điểm kinh doanh (đối với người kinh doanh dưới vốn Pháp định do UBND quận, huyện cấp). Nếu không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc loại có điều kiện thì không được cấp Đăng ký kinh doanh.

Chỉ được hoạt động kinh doanh sau khi được cấp ĐKKD.

2.1.2 - Nếu đang kinh doanh (đã có ĐKKD), nay muốn bổ sung mặt kinh doanh thuộc loại có điều kiện phải chuẩn bị đủ các điều kiện và hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý chuyên ngành loại hàng hoá, dịch vụ đó để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Sau đó làm thủ tục bổ sung ĐKKD với cơ quan có thẩm quyền và chỉ được hoạt động kinh doanh mặt hàng mới khi đã được bổ sung ĐKKD.

2.1.3 - Trường hợp đã kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc loại có điều kiện trước khi ban hành Nghị định 02/CP:

a) Đã được cấp Chứng chỉ hành nghề hoặc Giấy phép hành nghề của các cơ quan quản ký chuyên ngành và đã có ĐKKD:

- Nếu không phù hợp với một trong các điều kiện về chủ thể kinh doanh (9.1a, 9.1b, 9.1c) của Nghị định thì phải ngừng hoạt động kinh doanh đối với mặt hàng, dịch vụ đó.

- Nếu không phù hợp với điều kiện về địa điểm kinh doanh (9.2a) thì phải ngừng hoạt động và thay đổi địa điểm cho phù hợp quy hoạch mới được tiếp tụch hoạt động kinh doanh.

- Nếu chưa đảm bảo một trong các điều kiện 9.2b, 9.3b phải bổ sung đầy đủ.

- Nếu hoàn toàn phù hợp với các điều kiện của Nghị định 02/CP người kinh doanh không phải làm lại thủ tục để xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ( việc đổi giấy chứng nhận mới do các Bộ ngành quy định).

b) Nếu chưa được cấp Chứng chỉ hành nghề hoặc Giấy phép hành nghề thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh như lần đầu ra kinh doanh.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày 01 - 7 - 1995, người kinh doanh trong cả hai loại a) và b) trên đây không đảm bảo các điều kiện quy định hoặc không làm đủ thủ phải ngừng hoạt động kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện cho đến khi thực hiện đầy đủ các quy định.

2.1.4 - Trường hợp doanh nghiệp có nhiều điểm kinh doanh cùng một mặt hàng hoặc dịch vụ thuộc loại có điều kiện (ví dụ một Công ty du lịch có nhiều khách sạn, nhà hàng; công ty kinh doanh xăng dầu có nhiều điểm bán xăng dầu...) thì mỗi điểm kinh doanh đều phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện quy định cho mặt hàng, dịch vụ đó.

Mỗi điểm có hồ sơ riêng khi doanh nghiệp làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và giấy này được cấp chung cho doanh nghiệp nhưng có ghi rõ từng điểm kinh doanh đã được kiểm tra xác định đủ điều kiện kinh doanh. Các điểm kinh doanh phải có các bản sao được công chứng: ĐKKD, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, lưu giữ thường xuyên khi kinh doanh.

2.1.5 - Đối với người kinh doanh dưới vốn pháp định theo NĐ 66/HĐBT ngày 2 - 3 - 1992 khi xin cấp hoặc bổ sung GPKD nếu có kinh doanh mặt hàng, dịch vụ thuộc diện kinh doanh có điều kiện phải gửi kèm theo hồ sơ theo quy định của các Bộ ngành. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ (các Phòng, Ban ở quận, huyện được phân công) căn cứ vào các điều kiện đã quy định, kiểm tra xác định và có ý kiến vào hồ sơ để chuyển cho Sở quản lý ngành xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Sau đó UBND quận, huyện cấp hoặc bổ sung GPKD. Người kinh doanh không phải trực tiếp đến các Sở xin Giấy chứg nhận đủ điều kiện kinh doanh.

2.2 Việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:

- Theo quy định của Nghị định 02/CP cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là các Bộ, Tổng cục quản lý chuyên ngành đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ (tại Phụ lục 2 - Nghị đinh 02/CP là cơ quan được ghi "chủ trì") hoặc các Sở ở tỉnh, thành phố được các Bộ, Tổng cục uỷ quyền cấp.

- Các cơ quan trên có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh; tổ chức kiểm tra thẩm định các điều kiện của cơ sở kinh doanh kể cả phải kiểm tra thực tế tại nơi kinh doanh và làm việc với các cơ quan có trách nhiệm xem xét về điều kiện kinh doanh của các ngành khác kiên quan đến hồ sơ của đương sự; xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc từ chối cấp trong thời hạn 20 ngày.

Người kinh doanh không phải trực tiếp đến từng ngành kinh tế - kỹ thuật có liên quan để xin xác nhận các điều kiện, nhưng phải đóng một khoản lệ phí theo quy định cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo mẫu thống nhất tại Phụ lục 3 của Nghị định 02/CP. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều điểm kinh doanh mặt hàng, dịch vụ có điều kiện cần ghi rõ từng điểm đã được kiểm tra đủ điều kiện kinh doanh.

Kể từ ngày 01 - 7 - 1995 việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực hiện theo mẫu thống nhất này. Các loại mẫu giấy do các Bộ, Tổng cục, UBND địa phương trước đây ban hành dùng để chứng nhận điều kiện cho các đối tượng kinh doanh đều bãi bỏ.

(Như: "Chứng chỉ hành nghề" do Sở Thương mại cấp theo Thông tư 07/TM-DL ngày 18 - 5 - 1992 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện NĐ - 66/HĐBT, các loại "Giấy phép kinh doanh" "Giấy phép hành nghề"... về thương mại, dịch vụ do các cơ quan quản lý chuyên ngành cấp).

2.3 Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực hiện theo quy định hiện hành. Bộ Thương mại sẽ làm việc với Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan để bổ sung, sửa đổi sau.

2.4 Việc Đăng ký kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc loại kinh doanh có điều kiện:

Cơ quan cấp ĐKKD (Uỷ ban Kế hoạch tỉnh, thành phố hoặc UBND quận, huyện cấp GPKD dưới vốn pháp định) chỉ xét cấp ĐKKD mới hoặc cấp bộ sung ĐKKD cho các đối tượng kinh doanh nêu tại điểm 2 - Mục I trên đây nếu kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện khi đối tượng kinh doanh đó đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

3 - Trong quá trình hoạt động kinh doanh người kinh doanh phải thường xuyên đảm bảo các điều kiện quy định, kịp thời bổ sung nếu có sự thay đổi về quy mô, phạm vị kinh doanh hoặc bắt cứ sự thay đổi nào làm ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các điều kiện. Nếu không đảm bảo các điều kiện phải ngừng hoạt động kinh doanh để bổ sung, hoàn thiện các điều kiện quy định.

4 - Các Bộ, Tổng cục, Sở quản lý chuyên ngành có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các tổ chức, cá nhân kinh doanh về việc thực hiện các điều kiện kinh doanh và xử lý các vi phạm theo quy định của Pháp luật.

Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh, Đăng ký kinh doanh thương mại, dịch vụ cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nghị định 02/CP và hướng dẫn tại Thông tư này. Kịp thời phản ảnh về Bộ Thương mại những vướng mắc cần xử lý.

Thông tư này thi hành từ ngày 01-7-1995, thay thế các quy định về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh và hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện (Phụ lục số 1 và Phụ lục số 2) tại Thông tư 07/TM - QLTT ngày 18-5-1992 của Bộ Thương mại.

Trương Đình Tuyển

(Đã Ký)