Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2014/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2014

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC XÂY DỰNG, CẤP THƯ XÁC NHẬN, CẤP THƯ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH TRONG KHUÔN KHỔ NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt dự án theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc chuẩn bị, trình tự, thủ tục xem xét, xác nhận, phê duyệt các tài liệu dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt và thực hiện dự án theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam.

Điều 3. Danh mục từ viết tắt

1. Cơ chế phát triển sạch (CDM).

2. Dự án đầu tư theo CDM (dự án CDM).

3. Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CER).

4. Tài liệu ý tưởng dự án theo CDM (PIN).

5. Văn kiện thiết kế (DD).

6. Quy mô nhỏ (SSC).

7. Trồng rừng, tái trồng rừng (AR).

8. Thu hồi và lưu giữ các-bon (CCS).

9. Văn kiện thiết kế dự án theo CDM (PDD).

10. Văn kiện thiết kế dự án quy mô nhỏ theo CDM (SSC-PDD).

11. Văn kiện thiết kế dự án trồng rừng hoặc tái trồng rừng (AR-PDD).

12. Văn kiện thiết kế dự án thu hồi và lưu giữ các-bon (CCS-PDD).

13. Văn kiện thiết kế dự án trồng rừng hoặc tái trồng rừng quy mô nhỏ theo CDM (SSC AR-PDD).

14. Chương trình các hoạt động theo CDM (PoA).

15. Hoạt động chương trình (CPA).

16. Văn kiện thiết kế Chương trình các hoạt động theo CDM (PoA-DD).

17. Văn kiện thiết kế Chương trình các hoạt động quy mô nhỏ theo CDM (SSC-PoA-DD).

18. Văn kiện thiết kế Chương trình các hoạt động trồng rừng hoặc tái trồng rừng theo CDM (AR-PoA-DD).

19. Văn kiện thiết kế Chương trình các hoạt động trồng rừng hoặc tái trồng rừng quy mô nhỏ theo CDM (SSC-AR-PoA-DD).

20. Văn kiện thiết kế Hoạt động chương trình theo CDM (CPA-DD).

21. Văn kiện thiết kế Hoạt động chương trình quy mô nhỏ theo CDM (SSC-CPA-DD).

22. Văn kiện thiết kế Hoạt động chương trình trồng rừng hoặc tái trồng rừng theo CDM (AR-CPA-DD).

23. Văn kiện thiết kế Hoạt động chương trình trồng rừng, tái trồng rừng quy mô nhỏ theo CDM (SSC-AR-CPA-DD).

24. Ban Chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto (Ban Chỉ đạo).

25. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu).

26. Ban chấp hành quốc tế về CDM (EB).

27. Tổ chức nghiệp vụ được EB chỉ định (DOE).

28. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và thực hiện dự án theo Cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam (Bên xây dựng dự án).

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thư xác nhận là văn bản được cấp cho các bên xây dựng dự án nộp PIN và xác nhận PIN có thể phát triển, xây dựng thành dự án CDM tại Việt Nam.

2. Thư phê duyệt là văn bản được cấp cho các bên xây dựng dự án nộp PDD, PoA-DD và khẳng định việc thực hiện dự án theo nội dung của PDD, PoA-DD có thể đóng góp vào sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

3. Dự án CDM quy mô nhỏ bao gồm các hoạt động sau:

a) Các hoạt động dự án năng lượng tái tạo có công suất tối đa tương đương tới 15 MW.

b) Các hoạt động dự án nâng cao hiệu quả năng lượng nhằm giảm tiêu thụ năng lượng (cung hoặc cầu) tối đa tương đương tới 60 GW/giờ/năm.

c) Các hoạt động dự án khác giảm phát thải khí nhà kính tối đa tương đương tới 60.000 tấn CO2/năm.

Điều 5. Những lĩnh vực xây dựng, đầu tư dự án CDM

Dự án CDM được xây dựng, đầu tư trong các lĩnh vực sau đây:

1. Sản xuất năng lượng.

2. Chuyển tải năng lượng.

3. Tiêu thụ năng lượng.

4. Nông nghiệp.

5. Xử lý chất thải.

6. Trồng rừng và tái trồng rừng.

7. Công nghiệp hóa chất.

8. Công nghiệp chế tạo.

9. Xây dựng.

10. Giao thông.

11. Khai mỏ hoặc khai khoáng.

12. Sản xuất kim loại.

13. Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí).

14. Phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur hexafluoride.

15. Sử dụng dung môi.

16. Thu hồi và lưu giữ các-bon.

17. Các lĩnh vực khác theo quy định của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Điều 6. Chuẩn bị dự án CDM

1. Dự án CDM phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu tại khoản 1 Điều 5 của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo CDM.

2. Các bên xây dựng dự án xây dựng tài liệu dự án CDM trên cơ sở yêu cầu của nhà đầu tư theo một trong hai cách như sau:

a) Xây dựng PIN trình cấp có thẩm quyền cấp Thư xác nhận sau đó tiếp tục xây dựng, phát triển PIN thành PDD hoặc PoA-DD cùng CPA-DD chung và CPA-DD thực tế để trình cấp có thẩm quyền xét cấp Thư phê duyệt.

b) Xây dựng PDD hoặc PoA-DD cùng CPA-DD chung và CPA-DD thực tế trình cấp có thẩm quyền xét cấp Thư phê duyệt.

3. Các bên xây dựng dự án chủ động hoặc thông qua tổ chức tư vấn có liên quan để lựa chọn hình thức đầu tư, công nghệ và phương thức phân chia lợi ích thích hợp có được từ dự án CDM phù hợp với quy định quốc tế và pháp luật Việt Nam.

4. Khi xây dựng PDD hoặc PoA-DD, các bên xây dựng dự án kết hợp với nhà đầu tư nước ngoài và DOE thẩm định dự án trước khi gửi EB để đăng ký dự án theo quy định.

5. Trong vòng 06 tháng kể từ ngày dự án bắt đầu hoạt động, các bên xây dựng dự án phải báo cáo bằng văn bản tới Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu về ngày bắt đầu hoạt động của dự án hoặc kế hoạch phát triển dự án CDM theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm Thông tư này.

Điều 7. Hồ sơ đề nghị cấp Thư xác nhận PIN

1. Một (01) bộ tiếng Việt PIN theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 kèm Thông tư này.

2. Văn bản của các bên xây dựng dự án đề nghị xem xét và cấp Thư xác nhận PIN theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm Thông tư này.

Điều 8. Trình tự, thủ tục, thời gian xem xét và cấp Thư xác nhận PIN

1. Bên xây dựng dự án nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

2. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn không quá một (01) ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu yêu cầu bên xây dựng dự án bổ sung hồ sơ.

3. Trong thời hạn tối đa tám (08) ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu chủ trì, phối hợp với các bên có liên quan thẩm định hồ sơ dự án và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, cấp Thư xác nhận.

Trường hợp nội dung hồ sơ cần bổ sung, điều chỉnh, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu có văn bản thông báo, hướng dẫn bên xây dựng dự án bổ sung, điều chỉnh nội dung hồ sơ. Thời gian bổ sung, điều chỉnh không được tính trong tổng thời hạn xem xét, cấp Thư xác nhận.

4. Trong thời hạn tối đa hai (02) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định hồ sơ dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc cấp Thư xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 kèm Thông tư này; trường hợp không chấp thuận bên xây dựng dự án được thông báo lý do bằng văn bản.

5. Trong thời hạn tối đa một (01) ngày làm việc kể từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định cấp Thư xác nhận, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trả kết quả cho bên xây dựng dự án qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

6. Tổng thời hạn xem xét cấp Thư xác nhận PIN quy định tại Điều này không quá mười hai (12) ngày làm việc.

Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD

1. Hồ sơ bản tiếng Việt, số lượng bộ hồ sơ sẽ căn cứ vào số lượng thành viên Ban Chỉ đạo cần gửi hồ sơ xin ý kiến bao gồm các thành viên của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và của các Bộ, cơ quan ngang Bộ có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động của dự án.

Hồ sơ bản tiếng Anh, chủ đầu tư nộp một (01) bộ cho Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu khi chủ đầu tư nộp hồ sơ bản tiếng Anh cho EB.

Căn cứ vào loại hình dự án, các bên xây dựng dự án lập PDD, PoA-DD và CPA-DD theo các mẫu quy định tại các Phụ lục 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 kèm Thông tư này.

Đối với các dự án có hoạt động thay thế điện từ lưới, trong quá trình xây dựng tài liệu dự án phải áp dụng hệ số phát thải lưới điện Việt Nam do Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu công bố để ước tính lượng giảm phát thải khí nhà kính.

2. Văn bản của các bên xây dựng dự án đề nghị xem xét cấp Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm Thông tư này.

3. Bản sao có chứng thực văn bản nhận xét của các bên liên quan trực tiếp chịu tác động từ các hoạt động dự án theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm Thông tư này.

4. Bản sao có chứng thực Quyết định phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc Thông báo về việc chấp nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường cùng Báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường.

5. Đối với các dự án phát điện lên lưới điện quốc gia phải có văn bản nhất trí về nguyên tắc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đối với việc đấu nối lên lưới điện quốc gia.

6. Bản sao có chứng thực các loại giấy phép và văn bản cần thiết có liên quan đến hoạt động chuyên môn của dự án theo quy định hiện hành.

7. Báo cáo kỹ thuật hoặc báo cáo thẩm định PDD hoặc PoA-DD của DOE.

8. Giấy ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài cho nhà đầu tư trong nước về việc thực hiện các nghĩa vụ đăng ký và nộp lệ phí CER trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không có đại diện tại Việt Nam.

Điều 10. Trình tự, thủ tục, thời gian xem xét và cấp Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD

1. Bên xây dựng dự án có nhu cầu nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

2. Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thông báo bằng văn bản yêu cầu bên xây dựng dự án bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

3. Trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu gửi hồ sơ tới các thành viên có liên quan của Ban Chỉ đạo để xin ý kiến bằng văn bản đối với từng lĩnh vực cụ thể.

4. Trong thời hạn tối đa mười bốn (14) ngày làm việc, các thành viên Ban Chỉ đạo gửi ý kiến theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm Thông tư này về Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Trường hợp quá thời hạn trên, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu không nhận được ý kiến thì coi ý kiến của thành viên Ban Chỉ đạo là đồng ý và thông qua.

5. Trong trường hợp các thành viên Ban Chỉ đạo nhất trí và không yêu cầu bên xây dựng dự án giải trình, trong thời hạn tối đa tám (08) ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu tổng hợp trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và quyết định.

6. Trong trường hợp các thành viên Ban Chỉ đạo có ý kiến yêu cầu bên xây dựng dự án giải trình, trong thời hạn tối đa ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu tổng hợp và có văn bản đề nghị bên xây dựng dự án giải trình. Thời gian giải trình không được tính trong tổng thời hạn xem xét, cấp Thư phê duyệt.

Trong thời hạn tối đa tám (08) ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến giải trình của bên xây dựng dự án, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thẩm định hồ sơ dự án trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và quyết định.

7. Trong thời hạn tối đa năm (05) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định hồ sơ dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định cấp Thư phê duyệt PDD hoặc Thư phê duyệt PoA-DD theo mẫu quy định tại Phụ lục 23 hoặc Phụ lục 24 kèm Thông tư này; trường hợp không chấp thuận bên xây dựng dự án được thông báo lý do bằng văn bản.

8. Trong thời hạn tối đa một (01) ngày làm việc kể từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định cấp Thư phê duyệt, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trả kết quả cho bên xây dựng dự án qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

9. Tổng thời hạn xem xét cấp Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD quy định tại Điều này không quá ba mươi tám (38) ngày làm việc.

Điều 11. Hiệu lực Thư xác nhận, Thư phê duyệt

1. Thư xác nhận PIN có hiệu lực trong thời hạn mười tám (18) tháng kể từ ngày ký.

2. Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD có hiệu lực trong thời hạn hai mươi tư (24) tháng kể từ ngày ký.

Điều 12. Gia hạn Thư phê duyệt

1. Điều kiện gia hạn Thư phê duyệt:

a) Thư phê duyệt còn hiệu lực và dự án chưa được EB đăng ký là dự án CDM;

b) Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn Thư phê duyệt:

a) Đơn đề nghị gia hạn Thư phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 kèm Thông tư này;

b) Thư phê duyệt đã được cấp;

c) Các Báo cáo tình hình thực hiện dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này.

Hồ sơ đề nghị gia hạn Thư phê duyệt phải nộp trước thời điểm Thư phê duyệt hết hiệu lực ít nhất là 30 ngày.

3. Trình tự, thủ tục gia hạn Thư phê duyệt:

a) Bên xây dựng dự án nộp một (01) bộ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

b) Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn không quá một (01) ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu yêu cầu bên xây dựng dự án bổ sung hồ sơ.

c) Trong thời hạn tối đa tám (08) ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thẩm định hồ sơ dự án và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, gia hạn Thư phê duyệt.

d) Trong thời hạn tối đa hai (02) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định hồ sơ dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc gia hạn Thư phê duyệt; trường hợp không chấp thuận bên xây dựng dự án được thông báo lý do bằng văn bản.

e) Trong thời hạn tối đa một (01) ngày làm việc kể từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định việc gia hạn Thư phê duyệt, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trả kết quả cho bên xây dựng dự án qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

g) Tổng thời hạn xem xét gia hạn Thư phê duyệt quy định tại Điều này không quá mười hai (12) ngày làm việc.

4. Thư phê duyệt chỉ được gia hạn một (01) lần đối với một PDD hoặc PoA-DD. Thời gian gia hạn là mười tám (18) tháng.

Điều 13. Điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt

1. Trường hợp có sự thay đổi thành phần bên xây dựng dự án trong nội dung Thư phê duyệt đã được cấp, bên xây dựng dự án phải đề nghị điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt.

2. Điều kiện điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt:

a) Thư phê duyệt còn hiệu lực ít nhất ba mươi (30) ngày hoặc Thư phê duyệt đã hết hiệu lực nhưng dự án đã được EB đăng ký là dự án CDM;

b) Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.

3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt:

a) Đơn đề nghị điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 kèm Thông tư này;

b) Thư phê duyệt đã được cấp;

c) Các Báo cáo tình hình thực hiện dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này;

d) PDD hoặc PoA-DD sửa đổi bổ sung phù hợp với nội dung xin điều chỉnh và các văn bản có liên quan.

4. Trình tự, thủ tục điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt:

a) Bên xây dựng dự án nộp một (01) bộ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

b) Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn không quá một (01) ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu yêu cầu bên xây dựng dự án bổ sung hồ sơ.

c) Trong thời hạn tối đa tám (08) ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thẩm định hồ sơ dự án và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt.

d)Trong thời hạn tối đa hai (02) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định hồ sơ dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt; trường hợp không chấp thuận bên xây dựng dự án được thông báo lý do bằng văn bản.

e) Trong thời hạn tối đa một (01) ngày làm việc kể từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định việc điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trả kết quả cho bên xây dựng dự án qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

g) Tổng thời hạn xem xét, điều chỉnh Thư phê duyệt quy định tại Điều này không quá mười hai (12) ngày làm việc.

Điều 14. Thu hồi Thư phê duyệt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc thu hồi Thư phê duyệt trong các trường hợp sau đây:

a) Giấy chứng nhận đầu tư của dự án hết thời hạn hoạt động.

b) Các bên xây dựng dự án có quyết định bằng văn bản chấm dứt hoạt động của dự án CDM.

c) Hoạt động của dự án bị chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước quản lý đầu tư hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài do vi phạm pháp luật.

d) Trong thời gian mười hai (12) tháng sau khi được cấp Thư phê duyệt, các bên xây dựng dự án không thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Thông tư này.

2. Trong trường hợp Thư phê duyệt bị thu hồi, các bên xây dựng dự án chỉ được xem xét cấp Thư phê duyệt mới sau một (01) năm, kể từ ngày thu hồi, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến lý do thu hồi Thư phê duyệt trước đây.

Điều 15. Trách nhiệm báo cáo của các bên xây dựng dự án

1. Các bên xây dựng dự án được cấp Thư phê duyệt phải gửi báo cáo định kỳ 06 tháng một lần về tình hình hoạt động của dự án đến Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của dự án của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi triển khai dự án theo mẫu tại Phụ lục 6 kèm Thông tư này. Thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là ngày 15 tháng 01 và tháng 7 hàng năm.

2. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ khi có thay đổi liên quan đến các bên xây dựng dự án hoặc nội dung dự án, các bên xây dựng dự án phải thông báo bằng văn bản cho Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu và kèm theo bản sao có chứng thực các văn bản có liên quan.

Điều 16. Quy định chuyển tiếp

1. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Thư xác nhận, Thư phê duyệt dự án CDM đã nộp nhưng chưa được cấp Thư xác nhận, Thư phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thông tư số 15/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Đối với dự án đã được cấp Thư xác nhận hoặc Thư phê duyệt dự án CDM trước ngày Thông tư này có hiệu lực, bên xây dựng dự án tiếp tục thực hiện theo nội dung Thư xác nhận hoặc Thư phê duyệt đã được cấp.

Trường hợp gia hạn, điều chỉnh, thu hồi Thư phê duyệt và báo cáo thực hiện theo quy định tại các Điều 12, 13, 14 và 15 Thông tư này.

Điều 17. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 05 năm 2014 và thay thế Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt dự án theo CDM trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto và Thông tư số 15/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT ngày 26 tháng 7 năm 2010.

Điều 18. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu:

a) Theo dõi, hướng dẫn các bên xây dựng dự án trong quá trình xem xét, cấp Thư xác nhận, Thư phê duyệt theo quy định tại Thông tư này.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hàng năm lập kế hoạch và tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định hiện hành trong nước và quốc tế đối với dự án CDM; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết, xử lý vi phạm đối với hoạt động thực hiện dự án theo CDM quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân các cấp và hỗ trợ các bên xây dựng dự án trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án CDM theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành các quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, xử lý./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TƯ Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Website Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Lưu: VT, KTTVBĐKH, PC.

KT BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Hồng Hà

PHỤ LỤC 1

MẪU VĂN BẢN CỦA CÁC BÊN XÂY DỰNG DỰ ÁN CDM ĐỀ NGHỊ XEM XÉT VÀ CẤP THƯ XÁC NHẬN PIN
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

... (1) ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ….
V/v đề nghị xác nhận Tài liệu Ý tưởng Dự án “...(2)...” theo CDM

(Địa danh), ngày... tháng ... năm ...

Kính gửi:

Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu,
Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chúng tôi là: ... (1) ..., Chủ Dự án: “ ... (2) ... ”

- Địa điểm thực hiện Dự án: ...

- Địa chỉ liên hệ: ...

- Điện thoại: ...; Fax: ...; E-mail: ...

Xin gửi đến Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu bản Tài liệu Ý tưởng Dự án (PIN) theo Cơ chế phát triển sạch (CDM);

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các thông tin, số liệu trong tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và xác nhận PIN theo CDM nêu trên.


Nơi nhận:
- Như trên
-
- Lưu…

…(3)…

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án;

(2) Tên đầy đủ của dự án;

(3) Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án.

PHỤ LỤC 2

MẪU VĂN BẢN CỦA CÁC BÊN XÂY DỰNG DỰ ÁN CDM ĐỀ NGHỊ XEM XÉT CẤP THƯ PHÊ DUYỆT PDD HOẶC POA-DD
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

... (1) ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ….
V/v đề nghị phê duyệt PDD/ PoA-DD “ ...(2) ...” theo CDM

(Địa danh), ngày... tháng ... năm ...

Kính gửi:

Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu,
Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chúng tôi là: ... (1) ..., Chủ Dự án/ Chương trình hoạt động: “ ... (2) ... ”

- Địa điểm thực hiện Dự án/ Chương trình hoạt động: ...

- Địa chỉ liên hệ: ...

- Điện thoại: ...; Fax: ...; E-mail: ...

Xin gửi đến Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu những hồ sơ sau:

- Bản Văn kiện Thiết kế Dự án (PDD)/ Văn kiện Thiết kế Chương trình hoạt động (PoA-DD) cùng Văn kiện Thiết kế Hoạt động chương trình (CPA- DD) chung và thực tế theo Cơ chế phát triển sạch (CDM);

- Bản nhận xét của các bên liên quan trực tiếp chịu tác động từ các hoạt động dự án;

- Quyết định phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường/Xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo bản Báo cáo Đánh giá tác động môi trường/Bản cam kết bảo vệ môi trường.

- Văn bản nhất trí nguyên tắc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc đấu nối lên lưới điện quốc gia (đối với các dự án phát điện lên lưới điện quốc gia).

- Giấy phép và văn bản cần thiết có liên quan đến hoạt động chuyên môn của dự án theo quy định hiện hành.

- Báo cáo kỹ thuật hoặc báo cáo thẩm định PDD hoặc PoA-DD.

- Giấy ủy quyền của ... (3) ... cho ... (1) ... về việc đăng ký nộp lệ phí bán Chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CER).

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và phê duyệt PDD/ PoA- DD theo CDM nêu trên.


Nơi nhận:
- Như trên
-
- Lưu…

(4)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án;

(2) Tên đầy đủ của dự án/ chương trình hoạt động;

(3) Tên nhà đầu tư nước ngoài;

(4) Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án/ chương trình hoạt động.

PHỤ LỤC 3

MẪU VĂN BẢN NHẬN XÉT CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP CHỊU TÁC ĐỘNG TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 03 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG VỀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA ..(1)..

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ...., tại……., đại diện chủ đầu tư ... (1) ...tiến hành cuộc họp đế tham khảo ý kiến cộng đồng về tác động kinh tế - xã hội và môi trường của dự án.

I. THÀNH PHẦN THAM DỰ

1. Đại diện chính quyền và nhân dân

…..

2. Đại diện chủ đầu tư

…..

3. Đại diện bên tham gia xây dựng dự án

…..

II. NỘI DUNG

1. Giới thiệu dự án

…..

2. Giới thiệu về Cơ chế phát triển sạch

…..

3. Hỏi đáp

…..

III. KẾT LUẬN

1. Tác động kinh tế - xã hội

a. Tác động tích cực

…..

b. Tác động tiêu cực

…..

2. Tác động môi trường

a. Tác động tích cực

…..

b.Tác động tiêu cực

…..

IV. KIẾN NGHỊ

…..

…..(2)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Phụ lục kèm theo: Danh sách người dân tham gia cuộc họp (Họ tên, Địa chỉ, Chữ ký)

Ghi chú:

(1) Tên đầy đủ của dự án;

(2) Các tổ chức chính quyền xã, chủ đầu tư;

PHỤ LỤC 4

MẪU PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC
KHÍ HẬU VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày tháng năm 20

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

VĂN KIỆN THIẾT KẾ DỰ ÁN/ VĂN KIỆN CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

Tên dự án/ chương trình hoạt động:

Cơ quan, tổ chức xây dựng, thực hiện dự án/ chương trình hoạt động:

Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC KHÍ HẬU VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO:

Đề nghị Ông/ Bà điền dấu (X) vào ô lựa chọn.

1. Tính phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia cho dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM):

a. Tiêu chuẩn bắt buộc:

Tính bền vững:

- Phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia:

Rất phù hợp £

Phù hợp £

Không phù hợp £

- Phù hợp với các mục tiêu chiến lược phát triển ngành và địa phương:

Rất phù hợp £

Phù hợp £

Không phù hợp £

Tính bổ sung:

- Về môi trường, kết quả giảm phát thải khí nhà kính do dự án tạo ra:

Có £

Không £

- Về tài chính:

Có £

Không £

Tính khả thi:

- Được các cơ quan, địa phương ủng hộ:

Có £

Không £

- Có kết quả thực, đo đếm được và lợi ích lâu dài nhằm giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu:

Có £

Không £

b. Tiêu chuẩn ưu tiên:

Tính bền vững:

- Về kinh tế

Có £

Không £

- Về môi trường:

Có £

Không £

- Về xã hội:

Có £

Không £

Tính thương mại:

- Nhu cầu của thế giới:

Có £

Không £

- Sự hấp dẫn các nhà đầu tư:

Có £

Không £

Tính khả thi:

- Nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng phù hợp:

Có £

Không £

2. Năng lực của các bên tham gia xây dựng, thực hiện dự án/ chương trình hoạt động:

Phù hợp £

Không phù hợp £

3. Thiết kế các hợp phần của dự án/ chương trình hoạt động:

Hợp lý £

Không hợp lý £

Ý kiến khác:

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

Kết luận:

£ Thông qua, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Thư phê duyệt Văn kiện Thiết kế Dự án/ Văn kiện Thiết kế Chương trình hoạt động

£ Thông qua, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Thư phê duyệt Văn kiện Thiết kế Dự án/ Văn kiện Thiết kế Chương trình hoạt động sau khi các bên tham gia dự án bổ sung, hoàn thiện Văn kiện thiết kế Dự án/ Văn kiện Thiết kế Chương trình hoạt động

£ Không thông qua

THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

PHỤ LỤC 5

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN THƯ PHÊ DUYỆT HOẶC ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG THƯ PHÊ DUYỆT
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN/ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG THƯ PHÊ DUYỆT

Kính gửi:

Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu,
Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chúng tôi là ... (1)..., Chủ Dự án/bên tham gia Dự án "... (2)..."

- Địa điểm thực hiện Dự án: ...

- Địa chỉ liên hệ: ...

- Điện thoại: ...;Fax: ...;E-mail: ...

- Thư phê duyệt số……. ngày…….tháng ……. năm…….

1. Lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt:

…………………………………………………………………………………………………………………

2. Giấy tờ tài liệu nộp kèm theo đơn này gồm có:

…………………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, gia hạn/điều chỉnh nội dung Thư phê duyệt dự án ... (2)... cho ... (1)..../.

(Địa danh), ngày….tháng……năm.....
…(3)…
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án/bên tham gia dự án;

(2) Tên đầy đủ của dự án;

(3) Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án/bên tham gia dự án.

PHỤ LỤC 6

MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ 06 THÁNG MỘT LẦN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

TÊN CƠ QUAN/TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

Kính gửi:

- Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu - DNA Việt Nam
- Sở Tài nguyên và Môi trường

Tên chủ đầu tư, chủ dự án:………………………………………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………………

Điện thoại:…………………Fax:…………………………………………...

Email:………………………………………………………………………

Chủ đầu tư, chủ dự án ...(tên dự án)... xin báo cáo hiện trạng và tình hình thực hiện dự án như sau:

1. Hiện trạng

(Nêu các nội dung như dưới đây)

a. Đặc điểm tình hình

- Ngày khởi công dự án:

- Diện tích mặt bằng của dự án:

- Giấy đăng ký kinh doanh:

- Ngày đi vào hoạt động:

- Đóng góp của dự án vào sự phát triển bền vững tại địa phương; các lợi ích kinh tế-xã hội do dự án mang lại:

b. Về đất đai

- Các Quyết định của các cấp có thẩm quyền về việc cho thuê đất xây dựng dự án;

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư và hoàn nguyên rừng (đối với những diện tích rừng bị mất)

c. Về giấy phép

Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước... (đối với từng loại hình dự án cụ thể).

d. Về môi trường

- Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của cấp có thẩm quyền;

- Thực hiện giám sát chất lượng môi trường hàng năm theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

e. Về an toàn công trình

g. Về khí tượng thủy văn (đối với dự án thủy điện)

- Số liệu khí tượng thủy văn phục vụ lập hồ sơ thiết kế công trình;

- Phương án cụ thể dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong giai đoạn thiết kế thi công và vận hành thủy điện;

- Quy chế phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc dự báo, cảnh báo phục vụ phòng chống lũ.

2. Tình hình thực hiện dự án CDM

Quy trình và tiến độ triển khai

Nêu rõ các hoạt động thực hiện từ khi nhận được LoA đặc biệt là các thông tin:

- Thời điểm được EB công nhận là dự án CDM hoặc dự kiến thời điểm dự án được EB công nhận là dự án CDM;

- Thời điểm được EB cấp CER, lượng CER được cấp hoặc dự kiến thời điểm được cấp CER đối với những dự án đã được EB công nhận. Đối với những dự án đã được nhận CER, cần liệt kê chi tiết thông tin về lượng CER nhận được, tỉ lệ phân chia CER giữa các bên tham gia dự án và việc nộp phí cho Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam.

- Các thông tin liên quan về thay đổi nội dung (nếu có) trong PDD so với nội dung trong PDD trình DNA Việt Nam?

- Số lượng CER được cấp hoặc đề nghị cấp cho dự án kể từ thời điểm dự án được đăng ký có thay đổi so với lượng CER ước tính theo nội dung trong PDD trình DNA Việt Nam?

Kiến nghị (nếu có):……………………………………………..........................................................

……, ngày……tháng……năm…..
TM. CƠ QUAN/ TỔ CHỨC
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 7

MẪU THÔNG BÁO DỰ KIẾN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO DCM
(Kèm theo Thông tư số /2014/TT-BTNMT ngày tháng năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

MẪU THÔNG BÁO DỰ KIẾN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ban Chấp hành CDM

EB48
Báo cáo
Phụ lục 62

Phụ lục 62

F-CDM-Thông báo ý định

Mu thông báo ý định thực hiện CDM

Các bên tham gia dự án sử dụng mẫu này để thông báo về ngày bắt đầu hoạt động của dự án và dự định phát triển CDM.1

Ngày đệ trình;

ngày/tháng/năm

PHẦN 1: CHI TIẾT DỰ ÁN

1.Tên hoạt động dự án CDM:

2.Vị trí địa lý chính xác: (Tọa độ địa lý, Tỉnh/Thành phố, Quốc gia)

3.Tên của người đề xuất dự án: (Tên, Chức danh, Công ty, Quốc gia)

4.Mô tả sơ bộ hoạt động dự án đề xuất: (bao gồm mô tả tóm tắt về công nghệ sử dụng và cách thức giảm phát thải)

PHẦN 2: THÔNG TIN LIÊN LẠC

Tên đơn vị:

Chi tiết liên lạc của người đại diện: Ông. Bà.

Họ: Điện thoại:

Tên: Fax:

Email: Địa chỉ:

Chữ ký:

- - - -

01

EB48, Phụ lục 62, 17/7/2009

Thông qua lần đầu

Mức độ quyết định: Điều chỉnh

Loại tài liệu: Mẫu

Chức năng: Phục vụ đăng ký

1 Mẫu này được gửi cho DNA nước chủ nhà và Ban Thư ký UNFCCC (P.O. Box 260124 D-53153 Bonn Germany, cdmregistration@unfccc.int)

PHỤ LỤC 8

MẪU PIN
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên các bên tham gia xây dựng dự án

TÀI LIỆU Ý TƯỞNG DỰ ÁN THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

TÊN DỰ ÁN

Tháng .... năm ....

TÀI LIỆU Ý TƯỞNG DỰ ÁN (PIN)

A. Miêu tả dự án, loại, địa điểm và tiến độ

Tên dự án:

Ngày gửi:

Tóm tắt kỹ thuật dự án

Mục tiêu dự án

Trình bày không quá 5 dòng

Mô tả dự án và các hoạt động dự kiến (bao gồm cả mô tả chi tiết kỹ thuật của dự án)

Khoảng 1/2 trang

Công nghệ sẽ áp dụng

Trình bày không quá 5 dòng. Xin lưu ý là chỉ h trợ cho những dự án áp dụng công nghệ khả thi về mặt thương mại. Nên cung cấp một số trường hợp đã sử dụng công nghệ đó làm ví dụ.

Cơ quan xây dựng dự án và các bên liên quan

(Liệt kê và cung cấp các thông tin sau của tất cả các cơ quan xây dựng dự án)

Tên cơ quan xây dựng dự án

Loại hình tổ chức

Chính phủ / Cơ quan chính phủ / Chính quyền địa phương / Công ty tư nhân / Tổ chức phi chính phủ

Chức năng khác trong dự án

Nhà tài trợ dự án / Tổ chức nghiệp vụ / Tổ chức trung gian /Tư vấn kỹ thuật

Hoạt động trong lĩnh vực

Trình bày không quá 5 dòng

Địa chỉ

Đầu mối liên lạc

Tên người quản lý xây dựng dự án

Điện thoại, fax

E-mail, Website nếu có

Loại hình dự án

Loại khí nhà kính giảm phát thải

Loại hình hoạt động

a. Cung cấp năng lượng

Ví dụ: Năng lượng tái tạo, không kể sinh khối; đồng phát điện; nâng cao hiệu qu năng lượng bằng việc thay thế thiết bị hoặc giảm tổn thất truyền tải và phân phối; chuyển đổi nhiên liệu

b. Tiêu thụ năng lượng

Thay thế ‘thiết bị gia dụng’ hiện có; nâng cao hiệu qu năng lượng của các thiết bị sn xuất hiện có

c. Vận tải

Sử dụng động cơ hiệu quả hơn trong vận tải; chuyn đổi phương tiện vận tải; chuyển đổi nhiên liệu (ví dụ: xe buýt chở khách sử dụng khí đốt)

d. Quản lý chất thải

Thu khí mê-tan từ bãi rác hoặc xử lý nước thải

e. Sử dụng đất và lâm nghiệp

Trồng rừng hoặc tái trồng rừng; quản lý rừng; quản lý vùng ngập nước; quản lý nguồn nước; cải tiến nông nghiệp; phòng chống thoái hóa đất

Địa điểm thực hiện dự án

Khu vực

Châu á Thái Bình Dương/ Nam á/ Trung á/ Trung Đông/ Bắc Phi/ châu Phi Sa-ha-ra/ Nam Phi/ Trung Mỹ và Ca-ri-bê/ Nam Mỹ/ Trung và Đông Âu

Nước

Thành phố

Miêu tả tóm tắt về vị trí nhà máy

Trong khoảng 3- 5 dòng

Lịch trình dự kiến

Thời gian sớm nhất dự án bắt đầu hoạt động và dự kiến năm đầu tiên nhận được lượng giảm phát thải được chứng nhận CER

Năm dự án đi vào hoạt động

Thời gian dự kiến trước khi dự án đi vào hoạt động kể từ khi ý tưởng dự án được chấp nhận

Việc thảo luận với các cơ quan liên quan sẽ bắt đầu sau khi có phản hồi về bàn dự thảo ý tưởng dự án này.

Thời gian cần thiết đối với các cam kết tài chính: XX tháng

Thời gian cần thiết cho các vấn đpháp lý: XX tháng

Thời gian cần thiết đ đàm phán: XX tháng

Thời gian cần thiết để xây dựng dự án: XX tháng

Thời gian hoạt động của dự án

Số năm

B. Hiệu quả dự kiến về môi trường và xã hội

Lượng khí nhà kính dự kiến sẽ giảm được (quy ra tấn CO2 tương đương)

Trung bình hàng năm: tCO2 tương đương

Kịch bản đường cơ s

Các dự án CDM phải có lượng phát thải khí nhà kính thấp hơn kịch bản “phát thải thông thường” ở nước chủ nhà (cần mô tả thông tin khoảng 1/4 - 1/2 trang hiệu quả dự án đem lại so với trường hợp không có dự án)

C. Tài chính

Kinh phí dự kiến của dự án

Chi phí xây dựng dự án

Tính bằng đồng đô la Mỹ (USD)

Chi phí lắp đặt

Tính bằng đồng đô la Mỹ (USD)

Các chi phí khác

Tính bằng đồng đô la Mỹ (USD)

Tổng chi phí

Tính bằng đồng đô la Mỹ (USD)

PHỤ LỤC 9

MẪU PDD
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên các bên tham gia xây dựng dự án

VĂN KIỆN THIẾT KẾ DỰ ÁN THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

TÊN DỰ ÁN

Tháng .... năm ....

CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ban Chấp hành CDM

MẪU VĂN KIỆN THIẾT KẾ DỰ ÁN CHO CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN CDM
(F-CDM-PDD)
Phiên bản 04.1

VĂN KIỆN THIẾT KẾ DỰ ÁN (PDD)

Tên của hoạt động dự án

Số phiên bản PDD

Ngày hoàn thành PDD

(Các) Bên tham gia dự án

(Các) Nước chủ nhà

Lĩnh vực và (các) phương pháp luận được lựa chọn

Ưc tính lượng giảm phát thải khí nhà kính trung bình hàng năm

PHẦN A. Mô tả hoạt động dự án

A.1. Mục đích và mô tả khái quát về hoạt động dự án

>>

A2. Địa điểm tiến hành hoạt động dự án

A.2.1. (Các) Nước chủ nhà

>>

A.2.2. Tỉnh

>>

A.2.3. Thành phố/Thị trấn/Xã

>>

A.2.4. Vị trí địa lý/tự nhiên

>>

A.3. Các công nghệ và/hoặc biện pháp

>>

A.4. Các nước và các bên tham gia dự án

Các nước liên quan đến hoạt động dự án

Các tổ chức công và/hoặc tư nhân tham gia dự án (thích hợp)

Cho biết các nước liên quan đến hoạt động dự án có mun được coi là bên tham gia dự án (Có/Không)

Nước A (chủ nhà)

Tổ chức tư nhân A

Tổ chức công A

Nước B

Tổ chức tư nhân B

Tổ chức công B

A.5. Tài trợ công cho hoạt động dự án

>>

PHẦN B. Áp dụng phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát đã được phê duyệt

B.1. Tham chiếu đến phương pháp luận

>>

B.2. Sự phù hợp của phương pháp luận

>>

B.3. Ranh giới dự án

Nguồn

Khí nhà kính

Có bao gồm trong ranh giới dự án không?

Chứng minh/Giải thích

Kịch bản cơ sở

Nguồn 1

CO2

CH4

N2O

Nguồn 2

CO2

CH4

N2O

Kịch bản dự án

Nguồn 1

CO2

CH4

N2O

Nguồn 2

CO2

CH4

N2O

B.4. Thiết lập và mô tả kịch bản đường cơ sở

>>

B.5. Chứng minh tính bổ sung

>>

B.6. Giảm phát thải

B.6.1. Giải thích về các lựa chọn phương pháp luận

>>

B.6.2. Dữ liệu và các thông số có sẵn, cố định

(Sao lưu bng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu / Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Lựa chọn dữ liệu hoặc các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.6.3. Ước tính lượng giảm phát thải

>>

B.6.4. Tổng hợp kết quả ước tính lượng giảm phát thải

Năm

Phát thải đường cơ sở

(tCO2e)

Phát thải dự án

(tCO2e)

Rò rỉ

(tCO2e)

Lượng giảm phát thải

(tCO2e)

Năm A

Năm B

Năm C

Năm ...

Tổng

Tổng số năm tín dụng

Trung bình năm cho giai đoạn tín dụng

B.7. Kế hoạch giám sát

B.7.1. Dữ liệu và các thông số sẽ được giám sát

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu / Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Tần suất giám sát

Các quy trình QA/QC

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.7.2. Kế hoạch lấy mẫu

>>

B.7.3. Các yếu tố khác trong kế hoạch giám sát

>>

PHẦN C. Thời gian và giai đoạn tín dụng

C.1. Thời gian hoạt động dự án

C.1.1. Ngày bắt đầu hoạt động dự án

>>

C.1.2. Dự kiến thời gian vận hành hoạt động dự án

>>

C.2. Giai đoạn tín dụng hoạt động dự án

C.2.1. Loại giai đoạn tín dụng

>>

C.2.2. Ngày bắt đầu giai đoạn tín dụng

>>

C.2.3. Độ dài giai đoạn tín dụng

>>

PHẦN D. Những tác động môi trường

D.1. Phân tích những tác động môi trường

>>

D.2. Đánh giá tác động môi trường

>>

(Lưu ý: Đối với những dự án chiếm dụng các diện tích thảm phủ thực vật cần phân tích thêm tác động của dự án, sinh khối phát sinh khi xây dựng trong tính toán ước lượng giảm phát thải)

PHẦN E. Tham vấn các bên liên quan ở địa phương

E.1. Tổng hợp ý kiến của các bên liên quan ở địa phương

>>

E.2. Tóm tắt các ý kiến nhận được

>>

E.3. Báo cáo việc xem xét các ý kiến nhận được

>>

PHẦN F. Chấp thuận và cấp phép

>>

- - - -

Phụ lục 1: Thông tin liên hệ của các bên tham gia dự án

Tên tổ chức

Phố

Số nhà

Thành phố

Vùng

Mã vùng

Nước

Điện thoại

Fax

E-mail

Website

Người đại diện

Chức danh

Danh xưng

Họ

Tên đệm

Tên

Bộ phận

Điện thoại di động

Fax trực tiếp

Điện thoại trực tiếp

E-mail cá nhân

Phụ lục 2: Thông tin liên quan đến tài trợ công

Phụ lục 3: Sự phù hợp của phương pháp luận được lựa chọn

Phụ lục 4: Thông tin thêm về ước tính lượng giảm phát thải

Phụ lục 5: Thông tin thêm về kế hoạch giám sát

Phụ lục 6: Danh mục các văn bản, tài liệu kèm theo

- - - -

PHỤ LỤC 10

Mẫu SSC- PDD
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên các bên tham gia xây dựng dự án

VĂN KIỆN THIẾT KẾ DỰ ÁN QUY MÔ NHỎ THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

TÊN DỰ ÁN

Tháng .... năm ....

CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ban Chấp hành CDM

MẪU VĂN KIỆN THIẾT KẾ DỰ ÁN CHO CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN QUY MÔ NHỎ
(F-CDM-SSC-PDD)
Phiên bản 04.1

VĂN KIỆN THIẾT KẾ DỰ ÁN (PDD)

Tên của hoạt động dự án

Số phiên bản PDD

Ngày hoàn thành PDD

(Các) Bên tham gia dự án

(Các) Nước chủ nhà

Lĩnh vực và (các) phương pháp luận được lựa chọn

Ưc tính lượng giảm phát thải khí nhà kính trung bình hàng năm

PHẦN A. Mô tả hoạt động dự án

A.1. Mục đích và mô tả khái quát về hoạt động dự án

>>

A.2. Địa điểm tiến hành hoạt động dự án

A.2.1. (Các) Nước chủ nhà

>>

A.2.2. Tỉnh

>>

A.2.3. Thành phố/Thị trấn /Xã

>>

A.2.4. Vị trí địa lý/tự nhiên

>>

A.3. Các công nghệ và/hoặc biện pháp

>>

A.4. Các nước và các bên tham gia dự án

Các nước liên quan đến hoạt động dự án

Các tổ chức công và/hoặc tư nhân tham gia dự án (thích hợp)

Cho biết các nước liên quan đến hoạt động dự án có muốn được coi là bên tham gia dự án (Có/Không)

Nước A (chủ nhà)

Tổ chức tư nhân A

Tổ chức công A

Nước B

Tổ chức tư nhân B

Tổ chức công B

A.5. Tài trợ công cho hoạt động dự án

>>

A.6. Phân chia các hoạt động dự án

>>

PHẦN B. Áp dụng phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát đã được phê duyệt

B.1. Tham chiếu đến phương pháp luận

>>

B.2. Sự phù hợp của hoạt động dự án

>>

B.3. Ranh giới dự án

>>

B.4. Thiết lập và mô tả kịch bản đường sở

>>

B.5. Chứng minh tính bổ sung

>>

B.6. Giảm phát thải

B.6.1. Giải thích về các lựa chọn phương pháp luận

>>

B.6.2. Dữ liệu và các thông số có sẵn, cố định

(Sao lưu bng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu/Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Lựa chọn dữ liệu hoặc các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.6.3. Ước tính lượng giảm phát thải

>>

B.6.4. Tổng hợp ước tính trước lượng giảm phát thải khí nhà kính thực từ các bể hấp thụ

Năm

Phát thải đường cơ sở

(tCO­2e)

Phát thải dự án

(tCO­2e)

Rò rỉ

(tCO­2e)

Lượng giảm phát thải

(tCO­2e)

Năm A

Năm B

Năm C

Năm

Tổng

Tổng số năm tín dụng

Trung bình năm cho giai đoạn tín dụng

B.7. Kế hoạch giám sát

B.7.1. Dữ liệu và các thông số sẽ được giám sát

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu / Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Tần suất giám sát

Các quy trình QA/QC

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.7.2. Kế hoạch lấy mẫu

>>

B.7.3. Các yếu tố khác trong kế hoạch giám sát

>>

PHẦN C. Thời gian và giai đoạn tín dụng

C.1. Thời gian hoạt động dự án

C.1.1. Ngày bắt đầu hoạt động dự án

>>

C.1.2. Dự kiến thời gian vận hành hoạt động dự án

>>

C.2. Giai đoạn tín dụng hoạt động dự án

C.2.1. Loại giai đoạn tín dụng

>>

C.2.2. Ngày bắt đầu giai đoạn tín dụng

>>

C.2.3. Độ dài giai đoạn tín dụng

>>

PHẦN D. Những tác động môi trường

D.1. Phân tích những tác động môi trường

>>

PHẦN E. Tham vấn các bên liên quan ở địa phương

E.1. Tổng hợp ý kiến của các bên liên quan ở địa phương

>>

E.2. Tóm tắt các ý kiến nhận được

>>

E.3. Báo cáo việc xem xét các ý kiến nhận được

>>

PHẦN F. Chấp thuận và cấp phép

>>

- - - -

Phụ lục 1: Thông tin liên hệ của các bên tham gia dự án

Tên tổ chức

Phố

Số nhà

Thành phố

Vùng

Mã vùng

Nước

Điện thoại

Fax

E-mail

Website

Người đại diện

Chức danh

Danh xưng

Họ

Tên đệm

Tên

Bộ phận

Điện thoại di động

Fax trực tiếp

Điện thoại trực tiếp

E-mail cá nhân

Phụ lục 2: Thông tin liên quan đến tài trợ công

Phụ lục 3: Sự phù hợp của phương pháp luận được lựa chọn

Phụ lục 4: Thông tin thêm về ước tính lượng giảm phát thải

Phụ lục 5: Thông tin thêm về kế hoạch giám sát

Phụ lục 6: Tổng hợp những thay đổi sau khi đăng ký

Phụ lục 7: Danh mục các văn bản, tài liệu kèm theo

- - - -

PHỤ LỤC 11

Mẫu AR-PDD
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên các bên tham gia xây dựng dự án

VĂN KIỆN THIẾT KẾ DỰ ÁN TRỒNG RỪNG/TÁI TRỒNG RỪNG THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

TÊN DỰ ÁN

Tháng .... năm

CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ban Chấp hành CDM

MẪU VĂN KIỆN THIẾT KẾ DỰ ÁN CHO CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN CDM
TRỒNG RỪNG VÀ TÁI TRỒNG RỪNG (F-CDM-AR-PDD)
Phiên bản 06.0

VĂN KIỆN THIẾT KẾ DỰ ÁN (PDD)

Tên của hoạt động dự án

Số phiên bản PDD

Ngày hoàn thành PDD

(Các) Bên tham gia dự án

(Các) Nước chủ nhà

Lĩnh vực và (các) phương pháp luận được lựa chọn

Ưc tính lượng khí nhà kính được hấp thụ trung bình hàng năm

PHẦN A. Mô tả hoạt động dự án

A.1. Mục đích và mô tả khái quát về hoạt động dự án

>>

A.2. Địa điểm tiến hành hoạt động dự án

A.2.1. (Các) Nước chủ nhà

>>

A.2.2. Tỉnh

>>

A.2.3. Thành phố/Thị trấn /Xã

>>

A.2.4. Vị trí địa lý/tự nhiên

>>

A.2.5. Ranh giới địa lý

>>

A.3. Các điều kiện môi trường

>>

A.4. Các công nghệ và/hoặc biện pháp

>>

A.5. Các Bên và những thành phần tham gia dự án

Các nước liên quan đến hoạt động dự án

Các tổ chức công và/hoặc tư nhân tham gia dự án (thích hợp)

Cho biết các nước liên quan đến hoạt động dự án có muốn được coi là bên tham gia dự án (Có/Không)

Nước A (chủ nhà)

Tổ chức tư nhân A

Tổ chức công A

Nước B

Tổ chức tư nhân B

Tổ chức công B

A.6. Chứng nhận pháp lý đất và các quyền lợi từ tCREs/ICERs được ban hành cho hoạt động dự án

>>

A.7. Đánh giá sự thích hợp của đất

>>

A.8. Cách tiếp cận giải quyết sự gián đoạn

>>

A.9. Tài trợ công cho hoạt động dự án

>>

PHẦN B. Áp dụng phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát đã được phê duyệt

B.1. Tham chiếu đến phương pháp luận

>>

B.2. Sự phù hợp của hoạt động dự án

>>

B.3. Các bể chứa các-bon và các nguồn phát thải

Các bể chứa các-bon

Đã chọn lựa?

Chứng minh/ Giải thích

Các nguồn

Khí nhà kính

Bao gồm?

Giải thích / Chứng minh

Nguồn 1

CO2

CH4

N2O

Nguồn 2

CO2

CH4

N2O

B.4. Nhận dạng địa tầng

>>

B.5. Thiết lập và mô tả kịch bản đường sở

>>

B.6. Chứng minh tính bổ sung

>>

B.7. Hấp thụ khí nhà kính

B.7.1. Giải thích phương pháp luận

>>

B.7.2. Dữ liệu và các thông số có sẵn, cố định

(Sao lưu bng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu/Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Lựa chọn dữ liệu hoặc các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.7.3. Ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

>>

B.7.4. Tổng hợp kết quả ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

Năm

Lượng khí nhà kính được hấp thụ đường cơ sở

(tCO­2e)

Lượng khí nhà kính được hấp thụ dự án

(tCO­2e)

Rò rỉ

(tCO­2e)

Lượng khí nhà kính được hấp thụ

(tCO­2e)

Lượng khí nhà kính được hấp thụ tích lũy

(tCO­2e)

Năm A

Năm B

Năm C

Năm

Tổng

Tổng số năm tín dụng

Trung bình năm cho giai đoạn tín dụng

B.8. Kế hoạch giám sát

B.8.1. Dữ liệu và các thông số sẽ được giám sát

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu/Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Tần suất giám sát

Các quy trình QA/QC

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.8.2. Kế hoạch lấy mẫu và phân tầng

>>

B.8.3. Các yếu tố khác trong kế hoạch giám sát

>>

PHẦN C. Thời gian và giai đoạn tín dụng

C.1. Thời gian hoạt động dự án

C.1.1. Ngày bắt đầu hoạt động dự án

>>

C.1.2. Dự kiến thời gian vận hành hoạt động dự án

>>

C.2. Giai đoạn tín dụng hoạt động dự án

C.2.1. Loại giai đoạn tín dụng

>>

C.2.2. Ngày bắt đầu giai đoạn tín dụng

>>

C.2.3. Độ dài giai đoạn tín dụng

>>

PHẦN D. Những tác động môi trường

D.1. Phân tích những tác động môi trường

>>

D.2. Đánh giá tác động môi trường

>>

PHẦN E. Những tác động kinh tế - xã hội

E.1. Phân tích những tác động kinh tế - xã hội

>>

E.2. Đánh giá tác động kinh tế - xã hội

>>

PHẦN F. Tham vấn những bên liên quan ở địa phương

F.1. Tổng hợp ý kiến của các bên liên quan ở địa phương

>>

F.2. Tóm tắt các ý kiến nhận được

>>

F.3. Báo cáo việc xem xét các ý kiến nhận được

>>

PHẦN G. Chấp thuận và cấp phép

>>

- - - -

Phụ lục 1: Thông tin liên hệ của các bên tham gia dự án

Tên tổ chức

Phố

Số nhà

Thành phố

Vùng

Mã vùng

Nước

Điện thoại

Fax

E-mail

Website

Người đại diện

Chức danh

Danh xưng

Họ

Tên đệm

Tên

Bộ phận

Điện thoại di động

Fax trực tiếp

Điện thoại trực tiếp

E-mail cá nhân

Phụ lục 2: Thông tin liên quan đến tài trợ công

Phụ lục 3: Sự phù hợp của phương pháp luận được lựa chọn

Phụ lục 4: Thông tin thêm về ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

Phụ lục 5: Thông tin thêm về kế hoạch giám sát

Phụ lục 6: Tọa độ ranh giới dự án

Phụ lục 7: Tổng hợp những thay đổi sau khi đăng ký

Phụ lục 8: Danh mục các văn bản, tài liệu kèm theo

- - - -

PHỤ LỤC 12

MẪU CCS-PDD
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên các bên tham gia xây dựng dự án

VĂN KIỆN THIẾT KẾ DỰ ÁN THU HỒI VÀ LƯU GIỮ CÁC-BON THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

TÊN DỰ ÁN

Tháng .... năm....

CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ban Chấp hành CDM

MẪU VĂN KIỆN THIẾT KẾ DỰ ÁN CHO CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN CDM
THU HỒI VÀ LƯU GIỮ CÁC-BON (F-CDM-CCS-PDD)
Phiên bản 01.0

MẪU VĂN KIỆN THIẾT KẾ DỰ ÁN (PDD)

Tên của hoạt động dự án

Số phiên bản PDD

Ngày hoàn thành PDD

(Các) Bên tham gia dự án

(Các) Nước chủ nhà

Lĩnh vực và (các) phương pháp luận được lựa chọn

Ưc tính lượng giảm phát thải khí nhà kính trung bình hàng năm

PHẦN A. Mô tả hoạt động dự án

A.1. Mục đích và mô tả khái quát về hoạt động dự án

>>

A2. Địa điểm tiến hành hoạt động dự án

A.2.1. (Các) Nước chủ nhà

>>

A.2.2. Tỉnh

>>

A.2.3. Thành phố/Thị trấn/Xã

>>

A.2.4. Vị trí địa lý/tự nhiên và ranh giới

>>

A.2.5. Ranh giới địa lý

>>

A.3. Những điều kiện môi trường

>>

A.4. Các công nghệ và/hoặc biện pháp

>>

A.5. Các điều kiện môi trường và kinh tế-xã hội

>>

A.6. Các nước và các bên tham gia dự án

Các nước liên quan đến hoạt động dự án

Các tổ chức công và/hoặc tư nhân tham gia dự án (thích hợp)

Cho biết các nước liên quan đến hoạt động dự án có mun được coi là bên tham gia dự án (Có/Không)

Nước A (chủ nhà)

Tổ chức tư nhân A

Tổ chức công A

Nước B

Tổ chức tư nhân B

Tổ chức công B

A.7. Tài trợ công cho hoạt động dự án

>>

A.8. Nguồn tài chính

>>

A.9. Trách nhiệm pháp lý

>>

A.10. Luật và điều lệ phù hợp

>>

PHẦN B. Áp dụng phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát đã được phê duyệt

B.1. Tham chiếu đến phương pháp luận

>>

B.2. Sự phù hợp của phương pháp luận

>>

B.3. Ranh giới dự án

Nguồn

Khí nhà kính

Có bao gồm trong ranh giới dự án không?

Chứng minh/Giải thích

Kịch bản cơ sở

Nguồn 1

CO2

CH4

N2O

Nguồn 2

CO2

CH4

N2O

Kịch bản dự án

Nguồn 1

CO2

CH4

N2O

Nguồn 2

CO2

CH4

N2O

B.4. Thiết lập và mô tả kịch bản đường cơ sở

>>

B.5. Chứng minh tính bổ sung

>>

B.6. Giảm phát thải

B.6.1. Giải thích về các lựa chọn phương pháp luận

>>

B.6.2. Dữ liệu và các thông số có sẵn, cố định

(Sao lưu bng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu / Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Lựa chọn dữ liệu hoặc các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.6.3. Ước tính lượng giảm phát thải

>>

B.6.4. Tổng hợp kết quả ước tính lượng giảm phát thải

Năm

Phát thải đường cơ sở

(tCO­2e)

Phát thải dự án

(tCO­2e)

Rò rỉ

(tCO­2e)

Lượng giảm phát thải

(tCO­2e)

Năm A

Năm B

Năm C

Năm ...

Tổng

Tổng số năm tín dụng

Trung bình năm cho giai đoạn tín dụng

B.7. Kế hoạch giám sát

B.7.1. Dữ liệu và các thông số sẽ được giám sát

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu / Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Tần suất giám sát

Các quy trình QA/QC

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.7.2. Kế hoạch lấy mẫu

>>

B.7.3. Các yếu tố khác trong kế hoạch giám sát

>>

PHẦN C. Thời gian và giai đoạn tín dụng

C.1. Thời gian hoạt động dự án

C.1.1. Ngày bắt đầu hoạt động dự án

>>

C.1.2. Dự kiến thời gian vận hành và các giai đoạn của hoạt động dự án

>>

C.2. Giai đoạn tín dụng hoạt động dự án

C.2.1. Loại giai đoạn tín dụng

>>

C.2.2. Ngày bắt đầu giai đoạn tín dụng

>>

C.2.3. Độ dài giai đoạn tín dụng

>>

PHẦN D. Rủi ro và an toàn

>>

PHẦN E. Đánh giá tác động môi trường và kinh tế - xã hội

>>

PHẦN F. Phát triển xây dựng và kế hoạch quản lý

>>

PHẦN G. Tham vấn các bên liên quan ở địa phương

G.1. Tổng hợp ý kiến của các bên liên quan ở địa phương

>>

G.2. Tóm tắt các ý kiến nhận được

>>

G.3. Báo cáo việc xem xét các ý kiến nhận được

>>

PHẦN H. Chấp thuận và cấp phép

>>

- - - -

Phụ lục 1: Thông tin liên hệ của các bên tham gia dự án

Tên tổ chức

Phố

Số nhà

Thành phố

Vùng

Mã vùng

Nước

Điện thoại

Fax

E-mail

Website

Người đại diện

Chức danh

Danh xưng

Họ

Tên đệm

Tên

Bộ phận

Điện thoại di động

Fax trực tiếp

Điện thoại trực tiếp

E-mail cá nhân

Phụ lục 2: Tầng địa chất

Phụ lục 3: Thông tin liên quan đến tài trợ công

Phụ lục 4: Sự phù hợp của phương pháp luận được lựa chọn

Phụ lục 5: Thông tin thêm về ước tính lượng giảm phát thải

Phụ lục 6: Thông tin thêm về kế hoạch giám sát

Phụ lục 7: Đánh giá rủi ro và an toàn

Phụ lục 8: Danh mục các văn bản, tài liệu kèm theo

PHỤ LỤC 13

MẪU SSC-AR-PDD
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên các bên tham gia xây dựng dự án

VĂN KIỆN THIẾT KẾ DỰ ÁN TRỒNG RỪNG/TÁI TRỒNG RỪNG QUY MÔ NHỎ THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

TÊN DỰ ÁN

Tháng .... năm....

CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ban Chấp hành CDM

MẪU VĂN KIỆN THIẾT KẾ DỰ ÁN CHO CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN CDM
QUY MÔ NHỎ TRỒNG RỪNG VÀ TÁI TRỒNG RỪNG (F-CDM-SSC-AR-PDD)
Phiên bản 03.0

MẪU VĂN KIỆN THIẾT KẾ DỰ ÁN (PDD)

Tên của hoạt động dự án

Số phiên bản PDD

Ngày hoàn thành PDD

(Các) Bên tham gia dự án

(Các) Nước chủ nhà

Lĩnh vực và (các) phương pháp luận được lựa chọn

Ưc tính lượng khí nhà kính được hấp thụ trung bình hàng năm

PHẦN A. Mô tả hoạt động dự án

A.1. Mục đích và mô tả khái quát về hoạt động dự án

>>

A.2. Địa điểm tiến hành hoạt động dự án

A.2.1. (Các) Nước chủ nhà

>>

A.2.2. Tỉnh

>>

A.2.3. Thành phố/Thị trấn /Xã

>>

A.2.4. Vị trí địa lý/tự nhiên

>>

A.2.5. Ranh giới địa lý

>>

A.3. Các điều kiện môi trường

>>

A.4. Các công nghệ và/hoặc biện pháp

>>

A.5. Các Bên và những thành phần tham gia dự án

Các nước liên quan đến hoạt động dự án

Các tổ chức công và/hoặc tư nhân tham gia dự án (thích hợp)

Cho biết các nước liên quan đến hoạt động dự án có muốn được coi là bên tham gia dự án (Có/Không)

Nước A (chủ nhà)

Tổ chức tư nhân A

Tổ chức công A

Nước B

Tổ chức tư nhân B

Tổ chức công B

A.6. Chứng nhận pháp lý đất và các quyền lợi từ tCREs/ICERs được ban hành cho hoạt động dự án

>>

A.7. Đánh giá sự thích hợp của đất

>>

A.8. Cách tiếp cận giải quyết sự gián đoạn

>>

A.9. Tài trợ công cho hoạt động dự án

>>

A.10. Phân chia các hoạt động dự án

>>

PHẦN B. Áp dụng phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát đã được phê duyệt

B.1. Tham chiếu đến phương pháp luận

>>

B.2. Sự phù hợp của hoạt động dự án

>>

B.3. Các bể chứa các-bon và các nguồn phát thải

Các bể chứa các-bon

Đã chọn lựa?

Chứng minh/ Giải thích

B.4. Nhận dạng địa tầng

>>

B.5. Thiết lập và mô tả kịch bản đường sở

>>

B.6. Chứng minh tính bổ sung

>>

B.7. Hấp thụ khí nhà kính

B.7.1. Giải thích về các lựa chọn phương pháp luận

>>

B.7.2. Dữ liệu và các thông số có sẵn, cố định

(Sao lưu bng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu/Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Lựa chọn dữ liệu hoặc các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.7.3. Ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

>>

B.7.4. Tổng hợp kết quả ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

Năm

Lượng khí nhà kính được hấp thụ đường cơ sở

(tCO­2e)

Lượng khí nhà kính được hấp thụ dự án

(tCO­2e)

Rò rỉ

(tCO­2e)

Lượng khí nhà kính được hấp thụ

(tCO­2e)

Lượng khí nhà kính được hấp thụ tích lũy

(tCO­2e)

Năm A

Năm B

Năm C

Năm

Tổng

Tổng số năm tín dụng

Trung bình năm cho giai đoạn tín dụng

B.8. Kế hoạch giám sát

B.8.1. Dữ liệu và các thông số sẽ được giám sát

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu/Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Tần suất giám sát

Các quy trình QA/QC

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.8.2. Kế hoạch lấy mẫu và phân tầng

>>

B.8.3. Các yếu tố khác trong kế hoạch giám sát

>>

PHẦN C. Thời gian và giai đoạn tín dụng

C.1. Thời gian hoạt động dự án

C.1.1. Ngày bắt đầu hoạt động dự án

>>

C.1.2. Dự kiến thời gian vận hành hoạt động dự án

>>

C.2. Giai đoạn tín dụng hoạt động dự án

C.2.1. Loại giai đoạn tín dụng

>>

C.2.2. Ngày bắt đầu giai đoạn tín dụng

>>

C.2.3. Độ dài giai đoạn tín dụng

>>

PHẦN D. Những tác động môi trường

D.1. Phân tích những tác động môi trường

>>

D.2. Đánh giá tác động môi trường

>>

PHẦN E. Những tác động kinh tế - xã hội

E.1. Phân tích những tác động kinh tế - xã hội

>>

E.2. Đánh giá tác động kinh tế - xã hội

>>

PHẦN F. Tham vấn những bên liên quan ở địa phương

F.1. Tổng hợp ý kiến của các bên liên quan ở địa phương

>>

F.2. Tóm tắt các ý kiến nhận được

>>

F.3. Báo cáo việc xem xét các ý kiến nhận được

>>

PHẦN G. Chấp thuận và cấp phép

>>

- - - -

Phụ lục 1: Thông tin liên hệ của các bên tham gia dự án

Tên tổ chức

Phố

Số nhà

Thành phố

Vùng

Mã vùng

Nước

Điện thoại

Fax

E-mail

Website

Người đại diện

Chức danh

Danh xưng

Họ

Tên đệm

Tên

Bộ phận

Điện thoại di động

Fax trực tiếp

Điện thoại trực tiếp

E-mail cá nhân

Phụ lục 2: Thông tin liên quan đến tài trợ công

Phụ lục 3: Sự phù hợp của phương pháp luận được lựa chọn

Phụ lục 4: Thông tin thêm về ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

Phụ lục 5: Thông tin thêm về kế hoạch giám sát

Phụ lục 6: Tọa độ ranh giới dự án

Phụ lục 7: Công bố về các cộng đồng thu nhập thấp

Phụ lục 8: Tổng hợp những thay đổi sau khi đăng ký

Phụ lục 9: Danh mục các văn bản, tài liệu kèm theo

PHỤ LỤC 14

MẪU POA-DD
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên các bên tham gia xây dựng chương trình

VĂN KIỆN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

TÊN CHƯƠNG TRÌNH

Tháng .... năm ....

CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ban Chấp hành CDM

MẪU VĂN KIỆN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG CDM
(F-CDM-SSC-POA-PDD)
(Phiên bản 03.0)

VĂN KIỆN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG (PoA-DD)

Phần I. Chương trình các hoạt động (PoA)

MỤC A. Mô tả chung về PoA

A.1. Tên PoA

>>

A.2. Mục đích và mô tả khái quát về PoA

>>

A.3. Cơ quan điều phi/quản lý (CMEs) và các bên tham gia PoA

>>

A.4. (Các) Nước và các bên tham gia PoA

Tên các nước liên quan đến PoA

Các tổ chức công và/hoặc tư nhân tham gia PoA (thích hợp)

Cho biết các nước liên quan đến PoA có muốn được coi là bên tham gia dự án (Có/Không)

Nước A (chủ nhà)

Tổ chức tư nhân A

Tổ chức công A

Nước B

Tổ chức tư nhân B

Tổ chức công B

A.5. Ranh giới địa lý/tự nhiên của PoA

>>

A.6. Các công nghệ/biện pháp

>>

A.7. Tài trợ công cho PoA

>>

MỤC B. Chứng minh tính bổ sung và phát triển các tiêu chuẩn phù hợp

B.1. Chứng minh tính bổ sung của PoA

>>

B.2. Tiêu chuẩn phù hợp của CPA trong PoA

>>

B.3. Sự phù hợp của các phương pháp luận

>>

MỤC C. Hệ thống quản lý

>>

MỤC D. Thời gian thực hiện PoA

D.1. Ngày bắt đầu PoA

>>

D.2. Thời gian thực hiện PoA

>>

MỤC E. Các tác động môi trường

E.1. Mức độ phân tích môi trường

>>

E.2. Phân tích các tác động môi trường

>>

E.3. Đánh giá tác động môi trường

>>

MỤC F. Tham vấn các bên liên quan địa phương

F.1. Tổng hợp ý kiến của các bên liên quan ở địa phương

>>

F.2. Tóm tắt các ý kiến nhận được

>>

F.3. Báo cáo việc xem xét các ý kiến nhận được

>>

MỤC G. Chấp thuận và cấp phép

>>

Phần II. Hoạt động chương trình chung (CPA)

MỤC A. Mô tả khái quát về CPA chung

A.1. Mục đích và mô tả khái quát về CPAs chung

>>

MC B. Áp dụng phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát

B.1. Tham chiếu đến (các) phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát lựa chọn đã được phê duyệt

>>

B.2. Sự phù hợp của (các) phương pháp luận

>>

B.3. Nguồn phát thải và các khí nhà kính

Nguồn

Khí nhà kính

Có bao gồm trong ranh giới PoA không?

Chứng minh/Giải thích

Đường cơ sở

Nguồn 1

CO2

CH4

N2O

Nguồn 2

CO2

CH4

N2O

Hoạt động PoA

Nguồn 1

CO2

CH4

N2O

Nguồn 2

CO2

CH4

N2O

B.4. Mô tả kịch bản cơ sở

>>

B.5. Chứng minh tính hợp lý của một CPA chung

>>

B.6. Ước tính lượng giảm khí nhà kính của một CPA chung

B.6.1. Giải thích về các lựa chọn phương pháp luận

>>

B.6.2. Dữ liệu và các thông số có sẵn, cố định

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu / Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Lựa chọn dữ liệu hoặc các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.6.3. Ước tính lượng giảm phát thải

>>

B.7. Áp dụng phương pháp luận giám sát và mô tả kế hoạch giám sát

B.7.1. Dữ liệu và các thông số được giám sát trong từng CPA chung

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông s)

Dữ liệu / Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Tần suất giám sát

Các quy trình QA/QC

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.7.2. Mô tả kế hoạch giám sát cho một CPA chung

>>

Phụ lục 1. Thông tin liên hệ của các cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm cho PoA

Tên tổ chức

Phố

Số nhà

Thành phố

Vùng

Mã vùng

Nước

Điện thoại

Fax

E-mail

Website

Người đại diện

Chức danh

Danh xưng

Họ

Tên đệm

Tên

Bộ phận

Điện thoại di động

Phụ lục 2. Thông tin liên quan đến tài trợ công

Phụ lục 3. Sự phù hợp của (các) phương pháp luận

Phụ lục 4. Thông tin thêm về ước tính lượng giảm phát thải

Phụ lục 5. Thông tin thêm về kế hoạch giám sát

- - - -

Thông tin tài liệu liên quan

PHỤ LỤC 15

MẪU SSC-POA-DD
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên các bên tham gia xây dựng chương trình

VĂN KIỆN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG QUY MÔ NHỎ THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

TÊN CHƯƠNG TRÌNH

Tháng .... năm ....

CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ban Chấp hành CDM

MẪU VĂN KIỆN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG CDM
QUY MÔ NHỎ (F-CDM-SSC-PoA-PDD)
Phiên bản 02.0

VĂN KIỆN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG (PoA-DD)

Phần I. Chương trình các hoạt động (PoA)

MỤC A. Mô tả chung về PoA

A.1. Tên PoA

>>

A.2. Mục đích và mô tả khái quát về PoA

>>

A.3. Cơ quan điều phi/quản lý (CMEs) và các bên tham gia PoA

>>

A.4. (Các) Nước và các bên tham gia PoA

Tên các nước liên quan đến PoA

Các tổ chức công và/hoặc tư nhân tham gia PoA (thích hợp)

Cho biết các nước liên quan đến PoA có muốn được coi là bên tham gia dự án (Có/Không)

Nước A (chủ nhà)

Tổ chức tư nhân A

Tổ chức công A

Nước B

Tổ chức tư nhân B

Tổ chức công B

A.5. Ranh giới địa lý/tự nhiên của PoA

>>

A.6. Các công nghệ/biện pháp

>>

A.7. Tài trợ công cho PoA

>>

MỤC B. Chứng minh tính bổ sung và phát triển các tiêu chuẩn phù hợp

B.1. Chứng minh tính bổ sung của PoA

>>

B.2. Tiêu chuẩn phù hợp của CPA trong PoA

>>

B.3. Sự phù hợp của các phương pháp luận

>>

MỤC C. Hệ thống quản lý

>>

MỤC D. Thời gian thực hiện PoA

D.1. Ngày bắt đầu PoA

>>

D.2. Thời gian thực hiện PoA

>>

MỤC E. Các tác động môi trường

E.1. Mức độ phân tích môi trường

>>

E.2. Phân tích các tác động môi trường

>>

E.3. Đánh giá tác động môi trường

>>

MỤC F. Tham vấn các bên liên quan địa phương

F.1. Tổng hợp ý kiến của các bên liên quan ở địa phương

>>

F.2. Tóm tắt các ý kiến nhận được

>>

F.3. Báo cáo việc xem xét các ý kiến nhận được

>>

MỤC G. Chấp thuận và cấp phép

>>

Phần II. Hoạt động chương trình chung (CPA)

MỤC A. Mô tả khái quát về CPA chung

A.1. Mục đích và mô tả khái quát về CPAs chung

>>

MC B. Áp dụng phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát

B.1. Tham chiếu đến (các) phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát lựa chọn đã được phê duyệt

>>

B.2. Sự phù hợp của (các) phương pháp luận

>>

B.3. Nguồn phát thải và các khí nhà kính

>>

B.4. Mô tả kịch bản cơ sở

>>

B.5. Chứng minh tính hợp lý của một CPA chung

>>

B.6. Ước tính lượng giảm khí nhà kính của một CPA chung

B.6.1. Giải thích về các lựa chọn phương pháp luận

>>

B.6.2. Dữ liệu và các thông số có sẵn, cố định

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu / Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Lựa chọn dữ liệu hoặc các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.6.3. Ước tính lượng giảm phát thải

>>

B.7. Áp dụng phương pháp luận giám sát và mô tả kế hoạch giám sát

B.7.1. Dữ liệu và các thông số được giám sát trong từng CPA chung

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông s)

Dữ liệu / Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Tần suất giám sát

Các quy trình QA/QC

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.7.2. Mô tả kế hoạch giám sát cho một CPA chung

>>

- - - - -

Phụ lục 1 Thông tin liên hệ của các cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm cho PoA

Tên tổ chức

Phố

Số nhà

Thành phố

Vùng

Mã vùng

Nước

Điện thoại

Fax

E-mail

Website

Người đại diện

Chức danh

Danh xưng

Họ

Tên đệm

Tên

Bộ phận

Điện thoại di động

Fax trực tiếp

Điện thoại trực tiếp

E-mail cá nhân

Phụ lục 2 Thông tin liên quan đến tài trợ công

Phụ lục 3 Sự phù hợp của (các) phương pháp luận

Phụ lục 4 Thông tin thêm về ước tính lượng giảm phát thải

Phụ lục 5 Thông tin thêm về kế hoạch giám sát

- - - -

PHỤ LỤC 16

MẪU AR-POA-DD
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên các bên tham gia xây dựng chương trình

VĂN KIỆN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRỒNG RỪNG/TÁI TRỒNG RÙNG THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

TÊN CHƯƠNG TRÌNH

Tháng .... năm ....

CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ban Chấp hành CDM

MẪU VĂN KIỆN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG CDM
TRỒNG RỪNG VÀ TÁI TRỒNG RỪNG (F-CDM-AR-PoA-PDD)
Phiên bản 02.0

VĂN KIỆN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG (PoA-DD)

Phần I. Chương trình các hoạt động (PoA)

MỤC A. Mô tả chung về PoA

A.1. Tên PoA

>>

A.2. Mục đích và mô tả khái quát về PoA

>>

A.3. Cơ quan điều phi/quản lý (CMEs) và các bên tham gia PoA

>>

A.4. (Các) Nước và các bên tham gia PoA

Tên các nước liên quan đến PoA

Các tổ chức công và/hoặc tư nhân tham gia PoA (thích hợp)

Cho biết các nước liên quan đến PoA có muốn được coi là bên tham gia dự án (Có/Không)

Nước A (chủ nhà)

Tổ chức tư nhân A

Tổ chức công A

Nước B

Tổ chức tư nhân B

Tổ chức công B

A.5. Ranh giới địa lý/tự nhiên của PoA

>>

A.6. Các công nghệ/biện pháp

>>

A.7. Tài trợ công cho PoA

>>

A.8. Cách tiếp cận giải quyết sự gián đoạn

>>

MỤC B. Chứng minh tính bổ sung và phát triển các tiêu chuẩn phù hợp

B.1. Chứng minh tính bổ sung của PoA

>>

B.2. Tiêu chuẩn phù hợp của CPA trong PoA

>>

B.3. Sự phù hợp của các phương pháp luận

>>

MỤC C. Hệ thống quản lý

>>

MỤC D. Thời gian thực hiện PoA

D.1. Ngày bắt đầu PoA

>>

D.2. Thời gian thực hiện PoA

>>

MỤC E. Các tác động môi trường

E.1. Mức độ phân tích môi trường

>>

E.2. Phân tích các tác động môi trường

>>

E.3. Đánh giá tác động môi trường

>>

MỤC F. Các tác động kinh tế - xã hội

F.1. Mức độ phân tích tác động kinh tế - xã hội

>>

F.2. Phân tích các tác động kinh tế - xã hội

>>

F.3. Đánh giá tác động kinh tế - xã hội

>>

MỤC G. Tham vấn các bên liên quan địa phương

G.1. Tổng hợp ý kiến của các bên liên quan ở địa phương

>>

G.2. Tóm tắt các ý kiến nhận được

>>

G.3. Báo cáo việc xem xét các ý kiến nhận được

>>

MỤC H. Chấp thuận và cấp phép

>>

Phần II. Hoạt động chương trình chung (CPA)

MỤC A. Mô tả khái quát về CPA chung

A.1. Mục đích và mô tả khái quát về CPAs chung

>>

MC B. Áp dụng phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát

B.1. Tham chiếu đến (các) phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát lựa chọn đã được phê duyệt

>>

B.2. Sự phù hợp của (các) phương pháp luận

>>

B.3. Các bể chứa các-bon và các khí nhà kính

Các bể chứa các-bon

Đã chọn lựa?

Chứng minh/ Giải thích

Các nguồn

Khí nhà kính

Bao gồm?

Giải thích / Chứng minh

Nguồn 1

CO2

CH4

N2O

Nguồn 2

CO2

CH4

N2O

B.4. Nhận dạng địa tầng

>>

B.5. Mô tả kịch bản cơ sở

>>

B.6. Chứng minh tính hợp lý của một CPA chung

>>

B.7. Ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ của một CPA chung

B.7.1. Giải thích về các lựa chọn phương pháp luận

>>

B.7.2. Dữ liệu và các thông số có sẵn, cố định

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu / Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Lựa chọn dữ liệu hoặc các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.7.3. Ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

>>

B.8. Áp dụng phương pháp luận giám sát và mô tả kế hoạch giám sát

B.8.1. Dữ liệu và các thông số được giám sát trong từng CPA chung

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông s)

Dữ liệu / Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Tần suất giám sát

Các quy trình QA/QC

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.8.2. Mô tả kế hoạch giám sát cho một CPA chung

>>

- - - - -

Phụ lục 1 Thông tin liên hệ của các cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm cho PoA

Tên tổ chức

Phố

Số nhà

Thành phố

Vùng

Mã vùng

Nước

Điện thoại

Fax

E-mail

Website

Người đại diện

Chức danh

Danh xưng

Họ

Tên đệm

Tên

Bộ phận

Điện thoại di động

Fax trực tiếp

Điện thoại trực tiếp

E-mail cá nhân

Phụ lục 2 Thông tin liên quan đến tài trợ công

Phụ lục 3 Sự phù hợp của (các) phương pháp luận

Phụ lục 4 Thông tin thêm về ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

Phụ lục 5 Thông tin thêm về kế hoạch giám sát

Phụ lục 6 Tọa độ ranh giới dự án

- - - - -

PHỤ LỤC 17

MẪU SSC-AR-POA-DD
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên các bên tham gia xây dựng chương trình

VĂN KIỆN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG TRỒNG RỪNG/TÁI TRỒNG RỪNG QUY MÔ NHỎ THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

TÊN CHƯƠNG TRÌNH

Tháng .... năm....

CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ban Chấp hành CDM

MẪU VĂN KIỆN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG CDM
TRỒNG RỪNG VÀ TÁI TRỒNG RỪNG QUY MÔ NHỎ (F-CDM-SSC-AR-PoA-PDD)
Phiên bản 02.0

VĂN KIỆN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG (PoA-DD)

Phần I. Chương trình các hoạt động (PoA)

MỤC A. Mô tả chung về PoA

A.1. Tên PoA

>>

A.2. Mục đích và mô tả khái quát về PoA

>>

A.3. Cơ quan điều phi/quản lý (CMEs) và các bên tham gia PoA

>>

A.4. (Các) Nước và các bên tham gia PoA

Tên các nước liên quan đến PoA

Các tổ chức công và/hoặc tư nhân tham gia PoA (thích hợp)

Cho biết các nước liên quan đến PoA có muốn được coi là bên tham gia dự án (Có/Không)

Nước A (chủ nhà)

Tổ chức tư nhân A

Tổ chức công A

Nước B

Tổ chức tư nhân B

Tổ chức công B

A.5. Ranh giới địa lý/tự nhiên của PoA

>>

A.6. Các công nghệ/biện pháp

>>

A.7. Tài trợ công cho PoA

>>

A.8. Cách tiếp cận giải quyết sự gián đoạn

>>

MỤC B. Chứng minh tính bổ sung và phát triển các tiêu chuẩn phù hợp

B.1. Chứng minh tính bổ sung của PoA

>>

B.2. Tiêu chuẩn phù hợp của CPA trong PoA

>>

B.3. Sự phù hợp của các phương pháp luận

>>

MỤC C. Hệ thống quản lý

>>

MỤC D. Thời gian thực hiện PoA

D.1. Ngày bắt đầu PoA

>>

D.2. Thời gian thực hiện PoA

>>

MỤC E. Các tác động môi trường

E.1. Mức độ phân tích môi trường

>>

E.2. Phân tích các tác động môi trường

>>

E.3. Đánh giá tác động môi trường

>>

MỤC F. Các tác động kinh tế - xã hội

F.1. Mức độ phân tích tác động kinh tế - xã hội

>>

F.2. Phân tích các tác động kinh tế - xã hội

>>

F.3. Đánh giá tác động kinh tế - xã hội

>>

MỤC G. Tham vấn các bên liên quan địa phương

G.1. Tổng hợp ý kiến của các bên liên quan ở địa phương

>>

G.2. Tóm tắt các ý kiến nhận được

>>

G.3. Báo cáo việc xem xét các ý kiến nhận được

>>

MỤC H. Chấp thuận và cấp phép

>>

Phần II. Hoạt động chương trình chung (CPA)

MỤC A. Mô tả khái quát về CPA chung

A.1. Mục đích và mô tả khái quát về CPAs chung

>>

A.2. Công bố về các cộng đồng thu nhập thấp

>>

MC B. Áp dụng phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát

B.1. Tham chiếu đến (các) phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát lựa chọn đã được phê duyệt

>>

B.2. Sự phù hợp của (các) phương pháp luận

>>

B.3. Các bể chứa các-bon và các khí nhà kính

Các bể chứa các-bon

Đã chọn lựa?

Chứng minh/ Giải thích

B.4. Nhận dạng địa tầng

>>

B.5. Mô tả kịch bản cơ sở

>>

B.6. Chứng minh tính hợp lý của một CPA chung

>>

B.7. Ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ của một CPA chung

B.7.1. Giải thích về các lựa chọn phương pháp luận

>>

B.7.2. Dữ liệu và các thông số có sẵn, cố định

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu / Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Lựa chọn dữ liệu hoặc các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.7.3. Ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

>>

B.8. Áp dụng phương pháp luận giám sát và mô tả kế hoạch giám sát

B.8.1. Dữ liệu và các thông số được giám sát trong từng CPA chung

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông s)

Dữ liệu / Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Tần suất giám sát

Các quy trình QA/QC

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

B.8.2. Mô tả kế hoạch giám sát cho một CPA chung

>>

- - - - -

Phụ lục 1 Thông tin liên hệ của các cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm cho PoA

Tên tổ chức

Phố

Số nhà

Thành phố

Vùng

Mã vùng

Nước

Điện thoại

Fax

E-mail

Website

Người đại diện

Chức danh

Danh xưng

Họ

Tên đệm

Tên

Bộ phận

Điện thoại di động

Fax trực tiếp

Điện thoại trực tiếp

E-mail cá nhân

Phụ lục 2 Thông tin liên quan đến tài trợ công

Phụ lục 3 Sự phù hợp của (các) phương pháp luận

Phụ lục 4 Thông tin thêm về ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

Phụ lục 5 Thông tin thêm về kế hoạch giám sát

Phụ lục 6 Tọa độ ranh giới dự án

- - - - -

PHỤ LỤC 18

MẪU CPA-DD
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên các bên tham gia xây dựng

VĂN KIỆN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

TÊN HOẠT ĐỘNG

Tháng .... năm ....

CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ban Chấp hành CDM

MẪU VĂN KIỆN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH (F-CDM-CPA-DD)
Phiên bản 02.0

VĂN KIỆN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH (CPA-DD)

PHẦN A. Mô tả chung VC CPA

A.1. Tên của PoA đề xuất hoặc đăng ký

>>

A.2. Tên của CPA

>>

A.3. Mô tả CPA

>>

A.4. Cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện CPA

>>

A.5. Mô tả kỹ thuật của CPA

>>

A.6. (Các) Nước và các bên tham gia CPA

Tên các nước liên quan đến CPA

Các tổ chức công và/hoặc tư nhân tham gia CPA (thích hợp)

Cho biết các nước liên quan đến CPA có muốn được coi là bên tham gia (Có/Không)

Nước A (chủ nhà)

Tổ chức tư nhân A

Tổ chức công A

Nước B

Tổ chức tư nhân B

Tổ chức công B

A.7. Thông tin địa lý hoặc những cách xác định khác

>>

A.8. Thời gian thực hiện CPA

A.8.1. Ngày bắt đầu CPA

>>

A.8.2. Dự kiến thời gian vận hành của CPA

>>

A.9. Lựa chọn giai đoạn tín dụng và những thông tin liên quan

>>

A.9.1. Ngày bắt đầu giai đoạn tín dụng

>>

A.9.2. Độ dài giai đoạn tín dụng

>>

A.10. Ước tính lượng giảm phát thải khí nhà kính

Lượng giảm phát thải khí nhà kính trong giai đoạn tín dụng

Năm

Lượng giảm phát thải khí nhà kính hàng năm (tCO2e)

Năm A

Năm B

Năm C

Năm ...

Tng s năm tín dụng

Lượng giảm phát thải khí nhà kính trung bình năm cho giai đoạn tín dụng

Tổng lượng giảm phát thải khí nhà kính ước tính (tCO2e)

A.11. Tài trợ công cho CPA

>>

A.12. Xác nhận CPA

>>

PHẦN B. Phân tích môi trường

B.1. Phân tích các tác động môi trường

>>

B.2. Đánh giá tác động môi trường

>>

PHẦN C. Tham vấn các bên liên quan ở địa phương

C.1. Tổng hợp ý kiến của các bên liên quan ở địa phương

>>

C.2. Tóm tắt các ý kiến nhận được

>>

C.3. Báo cáo việc xem xét các ý kiến nhận được

>>

PHN D. Tính hp lý của CPA và ước tính lượng giảm phát thải

D.1. Tên và tham chiếu đến (các) phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát lựa chọn đã được phê duyệt

>>

D.2. Áp dụng (các) phương pháp luận

>>

D.3. Các nguồn phát thải và các khí nhà kính

Nguồn

Khí nhà kính

Có bao gồm trong ranh giới CPA không?

Chứng minh/Giải thích

Kịch bản cơ sở

Nguồn 1

CO2

CH4

N2O

Nguồn 2

CO2

CH4

N2O

Kịch bản dự án

Nguồn 1

CO2

CH4

N2O

Nguồn 2

CO2

CH4

N2O

D.4. Mô tả kịch bản cơ sở

>>

D.5. Chứng minh tính hợp lý của CPA

>>

D.6. Ước tính lượng giảm khí nhà kính

D.6.1. Giải thích về các lựa chọn phương pháp luận

>>

D.6.2. Dữ liệu và các thông số có sẵn, cố định

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu / Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Lựa chọn dữ liệu hoặc các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

D.6.3. Ước tính lượng giảm phát thải

>>

D.6.4. Tổng hợp kết quả ước tính lượng giảm phát thải

Năm

Phát thải đường cơ sở

(tCO­2e)

Phát thải dự án

(tCO­2e)

Rò rỉ

(tCO­2e)

Lượng giảm phát thải

(tCO­2e)

Năm A

Năm B

Năm C

Năm ...

Tổng

Tổng số năm tín dụng

Trung bình năm cho giai đoạn tín dụng

D.7. Ứng dụng phương pháp giám sát và mô tả kế hoạch giám sát

D.7.1. Dữ liệu và các thông số sẽ được giám sát

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu / Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

Các giá trị được áp dụng

Chọn lựa dữ liệu hoặc phương pháp đo lường và các quy trình

Tần suất quan trắc

Quy trình QA/QC

Mc đích của dữ liệu

Bình luận bổ sung

D.7.2. Mô tả kế hoạch giám sát

>>

PHẦN E. Chấp thuận và cấp phép

>>

- - - - -

Phụ lục 1: Thông tin liên hệ của các cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm cho CPA

Tên tổ chức

Phố

Số nhà

Thành phố

Vùng

Mã vùng

Nước

Điện thoại

Fax

E-mail

Website

Người đại diện

Chức danh

Danh xưng

Họ

Tên đệm

Tên

Bộ phận

Điện thoại di động

Fax trực tiếp

Điện thoại trực tiếp

E-mail cá nhân

Phụ lục 2: Thông tin liên quan đến tài trợ công

Phụ lục 3: Sự phù hợp của (các) phương pháp luận được lựa chọn

Phụ lục 4: Thông tin thêm về ước tính lượng giảm phát thải

Phụ lục 5: Thông tin thêm về kế hoạch giám sát

Phụ lục 6: Danh mục các văn bản, tài liệu kèm theo

- - - - -

PHỤ LỤC 19

MẪU SSC-CPA-DD
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên các bên tham gia xây dựng

VĂN KIỆN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH QUY MÔ NHỎ THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

TÊN HOẠT ĐỘNG

Tháng .... năm ....

CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ban Chấp hành CDM

MẪU VĂN KIỆN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH
QUY MÔ NHỎ (F-CDM-SSC-CPA-DD)
Phiên bản 02.0

VĂN KIỆN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG (CPA-DD)

PHẦN A. Mô tả chung về CPA

A.1. Tên của PoA đề xuất hoặc đăng ký

>>

A.2. Tên của CPA

>>

A.3. Mô tả CPA

>>

A.4. Cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện CPA

>>

A.5. Mô tả kỹ thuật của CPA

>>

A.6. (Các) Nước và các bên tham gia CPA

Tên các nước liên quan đến CPA

Các tổ chức công và/hoặc tư nhân tham gia CPA (thích hợp)

Cho biết các nước liên quan đến CPA có muốn được coi là bên tham gia (Có/Không)

Nước A (chủ nhà)

Tổ chức tư nhân A

Tổ chức công A

Nước B

Tổ chức tư nhân B

Tổ chức công B

A.7. Thông tin địa lý hoặc những cách xác định khác

>>

A.8. Thời gian thực hiện CPA

A.8.1. Ngày bắt đầu CPA

>>

A.8.2. Dự kiến thời gian vận hành của CPA

>>

A.9. Lựa chọn giai đoạn tín dụng và những thông tin liên quan

>>

A.9.1. Ngày bắt đầu giai đoạn tín dụng

>>

A.9.2. Độ dài giai đoạn tín dụng

>>

A.10. Ước tính lượng giảm phát thải khí nhà kính

Lượng giảm phát thải khí nhà kính trong giai đoạn tín dụng

Năm

Lượng giảm phát thải khí nhà kính hàng năm (tCO2e)

Năm A

Năm B

Năm C

Năm ...

Tổng số năm tín dụng

Lượng giảm phát thi khí nhà kính trung bình năm cho giai đoạn tín dụng

Tổng lượng giảm phát thải khí nhà kính ưc tính (tCO2e)

A.11. Tài trợ công cho CPA

>>

A.12. Phân chia các CPA quy mô nhỏ

>>

A.13. Xác nhận CPA

>>

PHN B. Phân tích môi trường

B.1. Phân tích các tác động môi trường

>>

PHẦN C. Tham vấn các bên liên quan ở địa phương

C.1. Tổng hợp ý kiến của các bên liên quan ở địa phương

>>

C.2. Tóm tắt các ý kiến nhận được

>>

C.3. Báo cáo việc xem xét các ý kiến nhận được

>>

PHẦN D. Tính hợp lý của CPA và ước tính lượng giảm phát thải

D.1. Tên và tham chiếu đến (các) phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát lựa chọn đã được phê duyệt

>>

D.2. Áp dụng (các) phương pháp luận

>>

D.3. Các nguồn phát thải và các khí nhà kính

>>

D.4. Mô tả kịch bản cơ sở

>>

D.5. Chứng minh tính hợp lý của CPA

>>

D.6. Ước tính lượng giảm khí nhà kính

D.6.1. Giải thích về các lựa chọn phương pháp luận

>>

D.6.2. Dữ liệu và các thông số có sẵn, cố định

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu / Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Lựa chọn dữ liệu hoặc các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

D.6.3. Ước tính lượng giảm phát thải

>>

D.6.4. Tổng hợp kết quả ước tính lượng giảm phát thải

Năm

Phát thải đường cơ sở

(tCO­2e)

Phát thải dự án

(tCO­2e)

Rò rỉ

(tCO­2e)

Lượng giảm phát thải

(tCO­2e)

Năm A

Năm B

Năm C

Năm ...

Tổng

Tổng số năm tín dụng

Trung bình năm cho giai đoạn tín dụng

D.7. Ứng dụng phương pháp giám sát và mô tả kế hoạch giám sát

D.7.1. Dữ liệu và các thông số sẽ được giám sát

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu / Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

Các giá trị được áp dụng

Chọn lựa dữ liệu hoặc phương pháp đo lường và các quy trình

Tần suất quan trắc

Quy trình QA/QC

Mục đích của dữ liệu

Bình luận bổ sung

D.7.2. Mô tả kế hoạch giám sát

>>

PHẦN E. Chấp thuận và cấp phép

>>

- - - - -

Phụ lục 1: Thông tin liên hệ của các cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm cho CPA

Tên tổ chức

Phố

Số nhà

Thành phố

Vùng

Mã vùng

Nước

Điện thoại

Fax

E-mail

Website

Người đại diện

Chức danh

Danh xưng

Họ

Tên đệm

Tên

Bộ phận

Điện thoại di động

Fax trực tiếp

Điện thoại trực tiếp

E-mail cá nhân

Phụ lục 2: Thông tin liên quan đến tài trợ công

Phụ lục 3: Sự phù hợp của (các) phương pháp luận

Phụ lục 4: Thông tin thêm về ước tính lượng giảm phát thải

Phụ lục 5: Thông tin thêm về kế hoạch giám sát

Phụ lục 6: Danh mục các văn bản, tài liệu kèm theo

- - - - -

PHỤ LỤC 20

MẪU AR-CPA-DD
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên các bên tham gia xây dựng

VĂN KIỆN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH TRỒNG RỪNG/TÁI TRỒNG RÙNG THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

TÊN HOẠT ĐỘNG

Tháng .... năm ...

CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ban Chấp hành CDM

MẪU VĂN KIỆN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH
TRỒNG RỪNG VÀ TÁI TRỒNG RỪNG (F-CDM-AR-CPA-DD)
Phiên bản 02.1

VĂN KIỆN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH (CPA-DD)

PHẦN A. Mô tả chung về CPA

A.1. Tên của PoA đề xuất hoặc đăng ký

>>

A.2. Tên của CPA

>>

A.3. Mô tả CPA

>>

A.4. Cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện CPA

>>

A.5. Các điều kiện môi trường

>>

A.6. Mô tả kỹ thuật của CPA

>>

A.7. (Các) Nước và các bên tham gia CPA

Tên các nước liên quan đến CPA

Các tổ chức công và/hoặc tư nhân tham gia CPA (thích hợp)

Cho biết các nước liên quan đến CPA có muốn được coi là bên tham gia (Có/Không)

Nước A (chủ nhà)

Tổ chức tư nhân A

Tổ chức công A

Nước B

Tổ chức tư nhân B

Tổ chức công B

A.8. Thông tin địa lý hoặc những cách xác định khác

>>

A.9. Thời gian thực hiện CPA

A.9.1. Ngày bắt đầu CPA

>>

A.9.2. Dự kiến thời gian vận hành của CPA

>>

A.10. Lựa chọn giai đoạn tín dụng và những thông tin liên quan

>>

A.10.1. Ngày bắt đầu giai đoạn tín dụng

>>

A.10.2. Độ dài giai đoạn tín dụng

>>

A.11. Ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

Lượng khí nhà kính được hấp thụ trong giai đoạn tín dụng

Năm

Lượng khí nhà kính được hấp thụ hàng năm (tCO2e)

Năm A

Năm B

Năm C

Năm ...

Tổng số năm tín dụng

Lượng khí nhà kính được hấp thụ trung bình năm cho giai đoạn tín dụng

Tổng lượng khí nhà kính được hấp thụ (tCO2e)

A.12. Chứng nhận pháp lý đất và các quyền lợi từ tCERs/ICERs được ban hành cho CPA

>>

A.13. Đánh giá sự thích hợp của đất

>>

A.14. Cách tiếp cận giải quyết sự gián đoạn

>>

A.15. Tài trợ công cho CPA

>>

A.16. Xác nhận CPA

>>

PHN B. Phân tích môi trường

B.1. Phân tích các tác động môi trường

>>

B.2. Đánh giá tác động môi trường

>>

PHẦN C. Các tác động kinh tế - xã hội

C.1. Phân tích các tác động kinh tế - xã hội

>>

C.2. Đánh giá tác động kinh tế - xã hội

>>

PHN D. Tham vấn các bên liên quan địa phương

D.1. Tổng hợp ý kiến của các bên liên quan ở địa phương

>>

D.2. Tóm tắt các ý kiến nhận được

>>

D.3. Báo cáo việc xem xét các ý kiến nhận được

>>

PHẦN E. Tính hợp lý của CPA và ước tính lượng giảm phát thải

E.1. Tên và tham chiếu đến (các) phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát lựa chọn đã được phê duyệt

>>

E.2. Áp dụng (các) phương pháp luận

>>

E.3. Các bể chứa các-bon và các khí nhà kính

Các bể chứa các-bon

Đã chọn lựa?

Chứng minh/ Giải thích

Các nguồn

Khí nhà kính

Bao gồm?

Giải thích / Chứng minh

Nguồn 1

CO2

CH4

N2O

Nguồn 2

CO2

CH4

N2O

E.4. Nhận dạng địa tầng

>>

E.5. Mô tả kịch bản cơ sở

>>

E.6. Chứng minh tính hợp lý của CPA

>>

E.7. Ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

E.7.1. Giải thích về các lựa chọn phương pháp luận

>>

E.7.2. Dữ liệu và các thông số có sẵn, cố định

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu/Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Lựa chọn dữ liệu hoặc các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

E.7.3. Ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

>>

E.7.4. Tổng hợp kết quả ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

Năm

Lượng khí nhà kính được hấp thụ đường cơ sở

(tCO­2e)

Lượng khí nhà kính được hấp thụ dự án

(tCO­2e)

Rò rỉ

(tCO­2e)

Lượng khí nhà kính được hấp thụ

(tCO­2e)

Lượng khí nhà kính được hấp thụ tích lũy

(tCO­2e)

Năm A

Năm B

Năm C

Năm

Tổng

Tổng số năm tín dụng

Trung bình năm cho giai đoạn tín dụng

E.8. Ứng dụng phương pháp giám sát và mô tả kế hoạch giám sát

E.8.1. Dữ liệu và các thông số sẽ được giám sát

(Sao lưu bng này cho từng dữ liệu và thông s)

Dữ liệu/Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

Các giá trị được áp dụng

Chọn lựa dữ liệu hoặc phương pháp đo lường và các quy trình

Tần suất quan trắc

Quy trình QA/QC

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

E.8.2. Mô tả kế hoạch giám sát

>>

PHẦN F. Chấp thuận và cấp phép

>>

- - - - -

Phụ lục 1 Thông tin liên hệ của các cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm cho CPA

Tên tổ chức

Phố

Số nhà

Thành phố

Vùng

Mã vùng

Nước

Điện thoại

Fax

E-mail

Website

Người đại diện

Chức danh

Danh xưng

Họ

Tên đệm

Tên

Bộ phận

Điện thoại di động

Fax trực tiếp

Điện thoại trực tiếp

E-mail cá nhân

Phụ lục 2: Thông tin liên quan đến tài trợ công

Phụ lục 3: Sự phù hợp của (các) phương pháp luận

Phụ lục 4: Thông tin thêm về ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

Phụ lục 5: Thông tin thêm về kế hoạch giám sát

Phụ lục 6: Tọa độ ranh giới dự án

Phụ lục 7: Danh mục các văn bản, tài liệu kèm theo

- - - - -

PHỤ LỤC 21

MẪU SSC-AR-CPA-DD
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Tên các bên tham gia xây dựng

VĂN KIỆN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH TRỒNG RỪNG/TÁI TRỒNG RỪNG QUY MÔ NHỎ THEO CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH

TÊN HOẠT ĐỘNG

Tháng .... năm….

CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ban Chấp hành CDM

MẪU VĂN KIỆN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH
TRỒNG RỪNG VÀ TÁI TRỒNG RỪNG QUY MÔ NHỎ (F-CDM-SSC-AR-CPA-DD)
Phiên bản 02.0

VĂN KIỆN THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH (CPA-DD)

PHẦN A. Mô tả chung về CPA

A.1. Tên của PoA đề xuất hoặc đăng ký

>>

A.2. Tên của CPA

>>

A.3. Mô tả CPA

>>

A.4. Cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện CPA

>>

A.5. Các điều kiện môi trường

>>

A.6. Mô tả kỹ thuật của CPA

>>

A.7. (Các) Nước và các bên tham gia CPA

Tên các nước liên quan đến CPA

Các tổ chức công và/hoặc tư nhân tham gia CPA (thích hợp)

Cho biết các nước liên quan đến CPA có muốn được coi là bên tham gia (Có/Không)

Nước A (chủ nhà)

Tổ chức tư nhân A

Tổ chức công A

Nước B

Tổ chức tư nhân B

Tổ chức công B

A.8. Thông tin địa lý hoặc những cách xác định khác

>>

A.9. Thời gian thực hiện CPA

A.9.1. Ngày bắt đầu CPA

>>

A.9.2. Dự kiến thời gian vận hành của CPA

>>

A.10. Lựa chọn giai đoạn tín dụng và những thông tin liên quan

>>

A.10.1. Ngày bắt đầu giai đoạn tín dụng

>>

A.10.2. Độ dài giai đoạn tín dụng

>>

A.11. Ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

Lượng khí nhà kính được hấp thụ trong giai đoạn tín dụng

Năm

Lượng khí nhà kính được hấp thụ hàng năm (tCO2e)

Năm A

Năm B

Năm C

Năm ...

Tổng số năm tín dụng

Lượng khí nhà kính được hấp thụ trung bình năm cho giai đoạn tín dụng

Tổng lượng khí nhà kính được hấp thụ (tCO2e)

A.12. Chứng nhận pháp lý đất và các quyền lợi từ tCERs/ICERs được ban hành cho CPA

>>

A.13. Đánh giá sự thích hợp của đất

>>

A.14. Cách tiếp cận giải quyết sự gián đoạn

>>

A.15. Tài trợ công cho CPA

>>

A.16. Xác nhận CPA

>>

A.17. Phân chia CPA

>>

PHN B. Phân tích môi trường

B.1. Phân tích các tác động môi trường

>>

B.2. Đánh giá tác động môi trường

>>

PHẦN C. Các tác động kinh tế - xã hội

C.1. Phân tích các tác động kinh tế - xã hội

>>

C.2. Đánh giá tác động kinh tế - xã hội

>>

PHN D. Tham vấn các bên liên quan địa phương

D.1. Tổng hợp ý kiến của các bên liên quan ở địa phương

>>

D.2. Tóm tắt các ý kiến nhận được

>>

D.3. Báo cáo việc xem xét các ý kiến nhận được

>>

PHẦN E. Tính hợp lý của CPA và ước tính lượng giảm phát thải

E.1. Tên và tham chiếu đến (các) phương pháp luận đường cơ sở và phương pháp luận giám sát lựa chọn đã được phê duyệt

>>

E.2. Áp dụng (các) phương pháp luận

>>

E.3. Các bể chứa các-bon và các khí nhà kính

Các bể chứa các-bon

Đã chọn lựa?

Chứng minh/ Giải thích

E.4. Nhận dạng địa tầng

>>

E.5. Mô tả kịch bản cơ sở

>>

E.6. Chứng minh tính hợp lý của CPA

>>

E.7. Ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

E.7.1. Giải thích về các lựa chọn phương pháp luận

>>

E.7.2. Dữ liệu và các thông số có sẵn, cố định

(Sao lưu bảng này cho từng dữ liệu và thông số)

Dữ liệu/Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

(Các) Giá trị được áp dụng

Lựa chọn dữ liệu hoặc các phương pháp đo lường và quy trình áp dụng

Mục đích của dữ liệu

Nhận xét bổ sung

E.7.3. Ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

>>

E.7.4. Tổng hợp kết quả ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

Năm

Lượng khí nhà kính được hấp thụ đường cơ sở

(tCO­2e)

Lượng khí nhà kính được hấp thụ dự án

(tCO­2e)

Rò rỉ

(tCO­2e)

Lượng khí nhà kính được hấp thụ

(tCO­2e)

Lượng khí nhà kính được hấp thụ tích lũy

(tCO­2e)

Năm A

Năm B

Năm C

Năm

Tổng

Tổng số năm tín dụng

Trung bình năm cho giai đoạn tín dụng

E.8. Ứng dụng phương pháp giám sát và mô tả kế hoạch giám sát

E.8.1. Dữ liệu và các thông số sẽ được giám sát

(Sao lưu bng này cho từng dữ liệu và thông s)

Dữ liệu/Thông số

Đơn vị

Mô tả

Nguồn dữ liệu

Các giá trị được áp dụng

Chọn lựa dữ liệu hoặc phương pháp đo lường và các quy trình

Tần suất quan trắc

Quy trình QA/QC

Mục đích của dữ liệu

Bình luận bổ sung

E.8.2. Mô tả kế hoạch giám sát

>>

PHẦN F. Chấp thuận và cấp phép

>>

- - - - -

Phụ lục 1 Thông tin liên hệ của các cá nhân/tổ chức chịu trách nhiệm cho CPA

Tên tổ chức

Phố

Số nhà

Thành phố

Vùng

Mã vùng

Nước

Điện thoại

Fax

E-mail

Website

Người đại diện

Chức danh

Danh xưng

Họ

Tên đệm

Tên

Bộ phận

Điện thoại di động

Fax trực tiếp

Điện thoại trực tiếp

E-mail cá nhân

Phụ lục 2: Thông tin liên quan đến tài trợ công

Phụ lục 3: Ứng dụng (các) phương pháp luận

Phụ lục 4: Thông tin thêm về ước tính lượng khí nhà kính được hấp thụ

Phụ lục 5: Thông tin thêm về kế hoạch giám sát

Phụ lục 6: Công bố về các cộng đồng thu nhập thấp

Phụ lục 7: Danh mục các văn bản, tài liệu kèm theo

- - - - -

PHỤ LỤC 22

MẪU THƯ XÁC NHẬN PIN
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC
KHÍ HẬU VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /BTNMT-BCĐ
V/v: Xác nhận Ý tưởng Dự án "...(1)..." theo CDM

Hà Nội, ngày... tháng... năm...

Kính gửi: ...(2)...

Theo đề nghị của ...(2)... về việc xem xét Ý tưởng Dự án (PIN) "...(1)..." theo Cơ chế Phát triển sạch (CDM), Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau:

1. PIN đã được xây dựng theo mẫu quy định, nội dung phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.

2. Khi xây dựng Văn kiện Thiết kế Dự án (PDD), cần thực hiện đúng các quy định nêu tại:

+ Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo CDM;

+ Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 04/7/2008 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định 130/2007/QĐ-TTg;

+ Thông tư liên tịch số 204/2010/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT;

+ Thông tư số .../2014/TT-BTNMT ngày .../.../2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xây dựng, cấp Thư xác nhận, cấp Thư phê duyệt dự án theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto.

3. Tuân thủ các quy định hiện hành liên quan đến phương pháp luận đường cơ sở và giám sát thực hiện đối với các dự án CDM.

4. Tính toán chi tiết lượng phát thải khí nhà kính giảm được qua thực hiện dự án và đảm bảo chất lượng nguồn thông tin, số liệu.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, với tư cách là Cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Nam tham gia và thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, xác nhận PIN nêu trên có thể phát triển thành PDD trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày ký.


Nơi nhận:

- Như trên
-
- Lưu ….

TRƯỞNG BAN

Ghi chú:

(1) Tên đầy đủ của dự án;

(2) Cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án.

PHỤ LỤC 23

MẪU THƯ PHÊ DUYỆT PDD
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT OF VIET NAM
VIET NAM NATIONAL STEERING COMMITTEE FOR UNFCCC AND KYOTO PROTOCOL
10 Ton That Thuyet street - Cau Giay - Ha Noi - Viet Nam
Tel: (84 4) 37759384/ 37759385 - Fax: (84 4) 37759382 - Email: vnccoffice@fpt.vn

Ref:

Hanoi, date month year

To: Project Participants and Designated Operational Entity

Subject: Viet Nam DNA’s Letter of Approval for the …. (1)...

Dear Sir/Madam,

Regarding the ….(1)…. developed by the …(2)…, the Ministry of Natural Resources and Environment (MONRE) of Viet Nam issues a Letter of Approval for this CDM project activity in Viet Nam and would like to confirm that:

1. The Government of Viet Nam has ratified the Kyoto Protocol on 25 September 2002;

2. This is approval of voluntary participation in the proposed CDM project activity; and

3. The above-mentioned project activity contributed to sustainable development in Viet Nam.

The duration of validity of this Letter of Approval shall be 24 months from the date hereof.

Furthermore, this Letter of Approval is subject to the condition: the project must be developed in accordance with the Project Design Document received by the Viet Nam DNA. The Viet Nam DNA reserves its right to revoke this Letter of Approval in the event of non-compliance with the condition stated herein.

Yours sincerely,

Chairman,

Viet Nam National Steering Committee for UNFCCC and Kyoto Protocl

Ghi chú:

(1) Tên đầy đủ dự án bằng tiếng Anh

(2) Tên các bên tham gia xây dựng dự án bằng tiếng Anh

PHỤ LỤC 24

MẪU THƯ PHÊ DUYỆT PoA-DD
(Kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT OF VIET NAM
VIET NAM NATIONAL STEERING COMMITTEE FOR UNFCCC AND KYOTO PROTOCOL
10 Ton That Thuyet street - Cau Giay - Ha Noi - Viet Nam
Tel: (84 4) 37759384/ 37759385 - Fax: (84 4) 37759382 - Email: vnccoffice@fpt.vn

Ref:

Hanoi, date month year

To: Project Participants and Designated Operational Entity

Subject: Viet Nam DNA’s Letter of Approval for the …. (1)...

Dear Sir/Madam,

The Coordinating/Managing Entity (CME) of the ….(1)… (hereinafter referred to as the “Programme”) is the …(2)…

The Designated National Authority (DNA) of Viet Nam under the Ministry of Natural Resources and Environment (MONRE) of Viet Nam is authorized to issue a Letter of Approval for this Programme and would like to confirm that:

1. The Government of Viet Nam has ratified the Kyoto Protocol on 25 September 2002;

2. This is approval of voluntary participation in the proposed Programme;

3. The Programme contributed to sustainable development in Viet Nam.

The duration of validity of this Letter of Approval shall be 24 months from the date hereof.

Furthermore, this Letter of Approval is subject to the condition: the Programme must be developed in accordance with the Programme of Activities Design Document received by the Viet Nam DNA. The Viet Nam DNA reserves its right to revoke this Letter of Approval in the event of non-compliance with the condition stated herein.

Yours sincerely,

Chairman,

Viet Nam National Steering Committee for UNFCCC and Kyoto Protocl

Ghi chú:

(1) Tên đầy đủ dự án bằng tiếng Anh

(2) Tên đơn vị điều phối/quản lý chương trình bằng tiếng Anh