BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 168/1998/TT-BTC | Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 1998 |
BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 168/1998/TT-BTC NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 84 /1998/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 1998 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (TTĐB)
Căn cứ Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 05/1998/QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998.
Căn cứ Nghị định số 84/1998/NĐ-CP ngày 12/10/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
I - ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ TTĐB
Đối tượng chịu thuế TTĐB quy định tại Điều 1 Nghị định số 84/1998/NĐ-CP của Chính phủ là các hàng hóa, dịch vụ sau đây, trừ các trường hợp không phải chịu thuế TTĐB quy định tại mục II phần A Thông tư này.
1.1 - Hàng hóa:
a) Thuốc lá điếu, xì gà;
b) Rượu;
c) Bia;
d) Ô tô dưới 24 chỗ ngồi;
đ) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;
e) Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
g) Bài lá;
h) Vàng mã, hàng mã;
1.2 - Dịch vụ:
a) Kinh doanh vũ trường, mát xa, ka-ra-ô-kê;
b) Kinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi bằng máy giắc- pót (jackpot);
c) Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe;
d) Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn.
Đối tượng nộp thuế TTĐB quy định tại Điều 2 Nghị định số 84/1998/NĐ-CP của Chính phủ là tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.
- Tổ chức sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ bao gồm:
+ Doanh nghiệp Nhà nước; tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức đơn vị sự nghiệp khác; hợp tác xã;
+ Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần;
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các Công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ bao gồm những cá nhân nhập khẩu, người sản xuất, kinh doanh độc lập, hộ gia đình, các cá nhân hợp tác với nhau để cùng sản xuất, kinh doanh không hình thành pháp nhân kinh doanh.
3.a/ Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB và không phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa này ở khâu sản xuất.
Ví dụ 1: Công ty A sản xuất thuốc lá điếu, khi Công ty bán thuốc lá điếu do Công ty sản xuất thì Công ty phải kê khai nộp thuế TTĐB, Công ty không phải nộp thuế GTGT đối với doanh thu bán thuốc lá điếu đã chịu thuế TTĐB.
b/ Cơ sở nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa này ở khâu nhập khẩu, không phải nộp thuế GTGT đối với số hàng hóa nhập khẩu đã chịu thuế TTĐB.
Ví dụ 2: Công ty B nhập khẩu mặt hàng rượu thì khi nhập khẩu Công ty phải kê khai nộp thuế TTĐB, không phải nộp thuế GTGT khi nhập khẩu, khi bán rượu Công ty phải kê khai nộp thuế GTGT.
c/ Cơ sở kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB khi cung cấp các dịch vụ này, không phải nộp thuế GTGT đối với doanh thu các dịch vụ đã kê khai nộp thuế TTĐB.
II- CÁC TRƯỜNG HỢP HÀNG HÓA KHÔNG PHẢI CHỊU THUẾ TTĐB:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 84/1998/NĐ-CP của Chính phủ, các hàng hóa quy định tại điểm 1.1 mục I, phần A Thông tư này không phải chịu thuế TTĐB trong các trường hợp sau đây:
1. Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm cả hàng hóa bán, gia công cho khu chế xuất, hàng hóa mang ra nước ngoài để dự hội trợ triển lãm. Cơ sở phải xuất trình với cơ quan thuế các thủ tục, hồ sơ chứng minh là hàng đã thực tế xuất khẩu, cụ thể như sau:
+ Hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng gia công cho nước ngoài.
+ Hóa đơn bán hàng của số hàng hóa xuất khẩu hoặc trả hàng gia công.
+ Tờ khai hàng hóa xuất khẩu có xác nhận thực xuất khẩu của cơ quan Hải quan.
Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB nếu tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu theo giấy phép tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, trong thời hạn chưa phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì khi tái nhập khẩu không phải nộp thuế TTĐB, nhưng khi cơ sở sản xuất bán hàng hóa này phải nộp thuế TTĐB.
2. Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế. Cơ sở sản xuất phải có thủ tục hồ sơ:
+ Hợp đồng ủy thác xuất khẩu hoặc hợp đồng bán hàng để xuất khẩu của cơ sở sản xuất cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu.
+ Hóa đơn bán hàng, giao hàng phù hợp với hợp đồng kinh tế đã ký.
Hàng tháng hoặc định kỳ kê khai nộp thuế, cơ sở sản xuất có hàng bán xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu, khi kê khai thuế phải lập bản kê toàn bộ số hàng hóa bán, ủy thác xuất khẩu kèm theo tên, địa chỉ của cơ sở kinh doanh xuất khẩu gửi cùng tờ khai thuế TTĐB nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở sản xuất. Trường hợp hàng ủy thác xuất khẩu, khi hàng đã thực tế xuất khẩu phải có thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu và tài liệu chứng minh hàng đã thực tế xuất khẩu.
Cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở sản xuất có trách nhiệm kiểm tra bản kê hàng hóa bán để xuất khẩu và thông báo cho cơ quan thuế quản lý cơ sở kinh doanh xuất khẩu về tên đơn vị mua hàng để xuất khẩu, số lượng và giá trị hàng hóa cơ sở đã mua để xuất khẩu, đồng thời kiểm tra hồ sơ và xác nhận về số lượng hàng xuất bán để xuất khẩu không phải chịu thuế TTĐB.
3. Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a/ Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
b/ Quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. Quà tặng được xác định theo mức quy định của Chính phủ hoặc của Bộ Tài chính.
c/ Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao do Chính phủ Việt Nam quy định phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
d/ Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam.
4. Hàng chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam theo các hình thức:
- Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;
- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;
- Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định đã ký kết giữa hai Chính phủ hoặc ngành, địa phương được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
5. Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu.
6. Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định.
Hết thời gian hội chợ, triển lãm mà tổ chức, cá nhân không tái xuất hàng tạm nhập khẩu thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB; nếu tổ chức, cá nhân không kê khai mà bị kiểm tra, phát hiện thì ngoài việc truy thu thuế TTĐB còn bị phạt theo quy định của pháp luật.
7. Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
*) Thủ tục, hồ sơ, trình tự và thẩm quyền giải quyết không thu thuế TTĐB đối với các trường hợp quy định tại các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 nêu trên được thực hiện như quy định về thủ tục, hồ sơ, trình tự và thẩm quyền giải quyết không thu thuế, miễn thuế nhập khẩu đối với các trường hợp này theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
8. Hàng nhập khẩu để bán tại các cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế ở các cảng biển, sân bay quốc tế, bán cho các đối tượng được hưởng chế độ mua hàng miễn thuế theo quy định của Chính phủ.
Việc quản lý hàng hóa và xét để không thu thuế, quyết toán thuế TTĐB trong trường hợp này được áp dụng như quy định đối với việc xét miễn thuế nhập khẩu.
Trong các trường hợp hàng nhập khẩu không phải chịu thuế TTĐB quy định tại điểm 3, 4, 5, 6 và 7 nêu trên, khi thay đổi mục đích nhập khẩu như: hàng viện trợ sử dụng vào mục đích ngoài chương trình, dự án, hay nhập khẩu do được hưởng quy chế miễn trừ phải tái xuất khẩu nhưng không tái xuất khẩu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày mục đích nhập khẩu thay đổi so với quy định, chủ hàng nhập khẩu phải khai báo với cơ quan thu thuế nhập khẩu nơi đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng để cơ quan thu thuế làm thủ tục thu đủ thuế TTĐB. Việc xử lý thu thuế TTĐB trong trường hợp này được thực hiện như quy định về xử lý đối với thuế nhập khẩu.
B - CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ THUẾ SUẤT
Căn cứ tính thuế TTĐB theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 84/1998/NĐ-CP của Chính phủ là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 84/1998/NĐ-CP của Chính phủ, giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ được xác định cụ thể như sau:
1. Đối với hàng sản xuất trong nước: Giá tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở sản xuất chưa có thuế TTĐB được xác định cụ thể như sau:
Giá bán hàng
1 + thuế suất
Giá bán của cơ sở sản xuất là giá bán ghi trên hóa đơn bán hàng của cơ sở.
Trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở trực thuộc thì giá bán hàng làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá do các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở trực thuộc của cơ sở sản xuất bán ra; cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán theo đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoa hồng thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá do đại lý bán ra chưa trừ hoa hồng.
Ví dụ: giá bán hàng của cơ sở sản xuất bia là 3.000đ/lít bia hơi, thuế suất đối với bia hơi là 50% thì:
3.000 đ 3.000 đ
1 + 50% 1,5
Thuế TTĐB phải nộp = 2.000đ/lít x 50% = 1.000đ/lít.
- Đối với thuốc lá nhãn hiệu nước ngoài do các Nhà máy, Công ty thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam sản xuất giao cho các chi nhánh thuốc lá nước ngoài tại Việt Nam: Giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá do các Công ty, Nhà máy thuốc lá giao cho chi nhánh thuốc lá nước ngoài để tiêu thụ tại Việt Nam nhưng không được thấp hơn 10% mức giá bình quân do các chi nhánh thuốc lá nước ngoài bán ra. Trường hợp các Công ty, Nhà máy sản xuất không xác định giá tính thuế hợp lý thì cơ quan thuế căn cứ vào mức giá bình quân do các chi nhánh thuốc lá nước ngoài bán ra trừ (-) 10% để ấn định giá tính thuế.
- Đối với rượu sản xuất trong nước đóng chai: giá bán làm cơ sở xác định giá tính thuế TTĐB không bao gồm vỏ chai. Trường hợp cơ sở sản xuất bán rượu, giá bán ghi trên hóa đơn bao gồm cả vỏ chai thì căn cứ doanh số bán ghi trên hóa đơn bán hàng, cơ sở lập bảng kê về doanh số hàng bán ra, tách riêng phần doanh thu bán rượu để tính thuế TTĐB phải nộp và doanh số vỏ chai (theo mẫu số 06/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư này). Giá trị vỏ chai được trừ trong giá bán khi tính thuế TTĐB là giá mua vào theo hóa đơn; đối với vỏ chai do cơ sở tự sản xuất là giá thành sản xuất, nhưng chỉ được tính tối đa bằng giá mua vào của sản phẩm cùng loại.
- Đối với bia sản xuất trong nước đóng chai: nếu cơ sở sản xuất bán bia chai theo phương thức thu đổi vỏ chai thì giá bán làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán bia không bao gồm vỏ chai. Khi lập hóa đơn bán hàng cơ sở phải ghi giá bán thực tế. Trường hợp cơ sở bán luôn cả vỏ chai thì thuế TTĐB tính theo giá bán có cả vỏ chai.
Ví dụ: Giá bán theo phương thức thu đổi vỏ chai của một két bia chai Hà nội là 120.000đ/két thì giá tính thuế TTĐB căn cứ vào giá bán 120.000đ/két.
Thuế TTĐB 120.000đ
một két (24 chai) 1 + 75%
Nếu cơ sở bán luôn cả chai bia theo giá 168.000đ/két (24 chai), không thu đổi vỏ thì:
Thuế TTĐB phải 168.000đ
két (24 chai) 1 + 75%
Giá tính thuế TTĐB = giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu.
Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định về giá tính thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu thì thuế nhập khẩu được xác định trong giá tính thuế TTĐB theo số thuế nhập khẩu còn phải nộp.
3. Đối với hàng hóa gia công là giá tính thuế của mặt hàng sản xuất cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm giao hàng. Trường hợp không có giá của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm giao hàng thì cơ quan thuế căn cứ giá bán sản phẩm đó trên thị trường hoặc giá bán do cơ sở đưa gia công nhận hàng về bán ra để xác định giá tính thuế và thông báo cho cơ sở thực hiện.
4. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp là giá bán chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp.
5. Giá tính thuế đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB là giá dịch vụ chưa có thuế TTĐB, được xác định theo công thức sau:
Giá dịch vụ
1 + thuế suất
Ví dụ: Doanh thu của kinh doanh vũ trường trong kỳ là 12.000.000 đồng.
12.000.000đ 12.000.000đ
Giá tính thuế TTĐB = -------------- = --------------- = 10.000.000đ
1 + 20% 1,2
Thuế TTĐB phải nộp = 10.000.000 đ x 20% = 2.000.000 đ.
Giá dịch vụ làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB đối với một số dịch vụ quy định như sau:
- Đối với kinh doanh vũ trường là giá vé vào vũ trường. Trường hợp không có vé vào vũ trường thì tính trên toàn bộ doanh thu các hoạt động trong vũ trường; đối với kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê là doanh thu của các hoạt động mát-xa, ka-ra-ô-kê, không bao gồm doanh thu của các hàng hóa, dịch vụ khác.
- Đối với kinh doanh gôn là doanh thu thực thu về bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền phí chơi gôn do hội viên trả và tiền ký quỹ (nếu có). Trường hợp khoản ký quỹ được trả lại người ký quỹ thì cơ sở sẽ được hoàn lại số thuế đã nộp bằng cách khấu trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu không khấu trừ được thì sẽ hoàn thuế theo quy định. Cơ sở kinh doanh gôn có kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác không thuộc danh mục chịu thuế TTĐB thì các hàng hóa, dịch vụ đó không phải chịu thuế TTĐB. Ví dụ: cơ sở kinh doanh gôn có tổ chức các hoạt động kinh doanh khách sạn, ăn uống, bán hàng hóa, hoặc các trò chơi thì các hàng hóa, dịch vụ này không phải chịu thuế TTĐB.
- Đối với dịch vụ ca-si-nô, trò chơi bằng máy giắc pót là doanh số bán đã trừ trả thưởng tức là bằng số tiền thu được do đổi cho khách trước khi chơi tại quầy đổi tiền hoặc bàn chơi, máy chơi trừ đi số tiền đổi trả lại cho khách.
- Đối với kinh doanh vé số đặt cược đua ngựa, đua xe là doanh số bán vé số đặt cược đua ngựa, đua xe trừ số tiền trả thưởng cho khách thắng cuộc. Doanh số bán vé xem đua ngựa, đua xe không chịu thuế TTĐB mà thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
- Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa sản xuất trong nước, dịch vụ chịu thuế TTĐB bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, dịch vụ (nếu có) mà cơ sở được hưởng.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 84/1998/NĐ-CP của Chính phủ, thuế suất thuế TTĐB được áp dụng cụ thể như sau:
STT | MẶT HÀNG | Thuế suất |
I | Hàng hóa | |
1 | Thuốc hút | |
a | Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu, xì gà. | 65 |
b | Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước | 45 |
c | Thuốc lá điếu không có đầu lọc | 25 |
2 | Rượu | |
a | Rượu trên 40 o | 70 |
b | Rượu từ 30 o đến 40 o | 55 |
c | Rượu từ 200 đến dưới 30o. | 25 |
đ | Rượu thuốc | 15 |
3 | Bia | |
a | Bia chai, bia tươi | 75 |
b | Bia hộp | 65 |
4 | Ô tô | |
- Từ 5 chỗ ngồi trở xuống | 100 | |
- Từ 6 đến 15 chỗ ngồi | 60 | |
- Từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi và các loại ô tô, xe cộ khác thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng, xe lam | 30 | |
5 | Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng | 15 |
6 | Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống | 20 |
7 | Bài lá | 30 |
8 | Vàng mã, hàng mã | 60 |
II | Dịch vụ | |
1 | Kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê | 20 |
2 | Kinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot) | 25 |
3 | Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe | 20 |
4 | Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn | 20 |
Việc áp dụng thuế suất thuế TTĐB đối với một số hàng hóa, dịch vụ trong Biểu thuế được quy định cụ thể như sau:
1 - Đối với hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB, thuế suất thuế TTĐB không phân biệt hàng hóa nhập khẩu hay hàng hóa sản xuất trong nước.
2 - Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu thuộc nhóm thuế suất 60% là loại thuốc lá điếu sử dụng khối lượng nguyên liệu sợi thuốc nhập khẩu chiếm tỷ lệ từ 51% trở lên so với tổng khối lượng nguyên liệu sợi thuốc dùng cho sản xuất sản phẩm đó.
3 - Mặt hàng rượu thuốc áp dụng thuế suất 15% không phân biệt theo độ cồn. Cơ sở sản xuất rượu thuốc phải có giấy phép sản xuất rượu thuốc và giấy chứng nhận đăng ký tên, nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm rượu thuốc do cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp. Đối với rượu thuốc nhập khẩu phải được cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền xác định là rượu thuốc. Nếu không có đủ những giấy tờ quy định trên đây thì nộp thuế TTĐB theo thuế suất của loại rượu có độ cồn tương ứng.
4 - Mặt hàng ô tô thuộc nhóm thuế suất 30% bao gồm: ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi, xe thiết kế vừa chở người vừa chở hàng tương ứng với loại từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi và các loại xe lam.
5 - Hàng mã thuộc diện chịu thuế TTĐB áp dụng thuế suất 60% không bao gồm loại hàng mã là đồ chơi trẻ em và các loại hàng mã dùng để trang trí.
C - ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI NỘP THUẾ, HOÀN THUẾ VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ
I- ĐĂNG KÝ THUẾ, KÊ KHAI NỘP THUẾ VÀ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ.
1. Đăng ký thuế:
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 84/1998/NĐ-CP của Chính phủ, việc đăng ký thuế được quy định cụ thể như sau:
Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB, kể cả các đơn vị, chi nhánh, cửa hàng trực thuộc cơ sở phải đăng ký thuế với cơ quan thuế nơi sản xuất, kinh doanh theo hướng dẫn về kê khai đăng ký thuế và đăng ký mã số đối tượng nộp thuế quy định tại Thông tư số 79/1998/TT-BTC ngày 12/6/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 4/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mã số đối tượng nộp thuế.
Đối với cơ sở mới sản xuất, kinh doanh, thời hạn đăng ký thuế chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là 05 ngày trước khi có những thay đổi trên.
2. Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB có sử dụng nhãn hiệu hàng hóa phải đăng ký mẫu nhãn hiệu hàng hóa sử dụng với cơ quan thuế nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh chậm nhất không quá 05 ngày, kể từ ngày nhãn hiệu được sử dụng. Khi thay đổi nhãn hiệu hàng hóa cơ sở phải khai báo với cơ quan thuế và đăng ký mẫu nhãn hiệu hàng hóa mới sử dụng chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày thay đổi nhãn hiệu.
Đối với cơ sở sản xuất thuốc lá điếu, ngoài việc đăng ký nhãn hiệu như trên, còn phải đăng ký với cơ quan thuế về định mức tiêu hao nguyên liệu sợi thuốc lá sản xuất cho từng loại thuốc lá điếu, trong đó ghi rõ khối lượng sợi thuốc sản xuất trên đơn vị sản phẩm và tỷ lệ giữa khối lượng sợi thuốc nhập khẩu (nếu có) trên tổng khối lượng sợi thuốc dùng để sản xuất sản phẩm làm căn cứ xác định chính xác thuế suất thuế TTĐB.
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 84/1998/NĐ-CP của Chính phủ, cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải kê khai thuế TTĐB theo các quy định sau đây:
a/ Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải kê khai thuế TTĐB khi tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, trả hàng gia công, trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ. Việc kê khai thuế phải thực hiện hàng tháng và nộp tờ khai thuế kèm theo Bảng kê chứng từ bán hàng (theo mẫu số 01/TTĐB và mẫu số 02/TTĐB ban hành kèm Thông tư này). Thời gian nộp tờ khai thuế TTĐB chậm nhất không quá ngày 10 của tháng tiếp theo. Ví dụ: Tờ khai thuế của tháng 02/1999 cơ sở phải nộp cho cơ quan thuế chậm nhất không quá ngày 10/3/1999.
Riêng đối với cơ sở sản xuất có số thuế TTĐB phát sinh phải nộp lớn thì kê khai thuế TTĐB phải nộp định kỳ 05 ngày hoặc 10 ngày một lần và hàng tháng theo quy định sau:
+ Cơ sở sản xuất bia, cơ sở sản xuất thuốc lá điếu có công suất từ 10 triệu lít/năm, 10 triệu bao/năm trở xuống, cơ sở sản xuất ô tô, sản xuất máy điều hòa nhiệt độ, cơ sở sản xuất rượu kê khai thuế theo định kỳ 10 ngày một lần.
+ Cơ sở sản xuất bia, cơ sở sản xuất thuốc lá điếu có công suất trên 10 triệu lít/ năm, 10 triệu bao/năm phải kê khai thuế theo định kỳ 05 ngày một lần.
Tờ khai thuế định kỳ nộp cho cơ quan thuế vào ngày tiếp sau của định kỳ 05 ngày, 10 ngày. Tờ khai của cả tháng nộp theo thời hạn đã quy định.
Đối với trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở trực thuộc, bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoa hồng, xuất hàng bán ký gửi, cơ sở sản xuất chính phải kê khai nộp thuế TTĐB cho toàn bộ số hàng hóa này tại nơi cơ sở sản xuất đăng ký kê khai nộp thuế. Các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở trực thuộc khi gửi báo cáo về cơ sở sản xuất thì đồng gửi một bản cho cơ quan thuế nơi chi nhánh, cửa hàng, cơ sở trực thuộc bán hàng biết để theo dõi.
Trường hợp trong tháng không phát sinh thuế TTĐB thì cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn phải kê khai và gửi tờ khai thuế theo quy định cho cơ quan thuế biết.
Đối với trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua các chi nhánh, cơ sở trực thuộc ở khác địa phương (tỉnh, thành phố) thì kê khai căn cứ vào hóa đơn xuất hàng của cơ sở sản xuất và khi quyết toán thuế sẽ quyết toán theo doanh số thực tế do chi nhánh, cơ sở trực thuộc bán ra.
b/ Cơ sở nhập khẩu hàng hóa phải kê khai và nộp tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thu thuế nhập khẩu.
Trường hợp nhập khẩu ủy thác thì tổ chức nhập khẩu ủy thác là đối tượng kê khai, nộp thuế TTĐB.
c/ Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu đã chịu thuế TTĐB thì khi kê khai thuế TTĐB ở khâu sản xuất được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp. Số thuế TTĐB được khấu trừ đối với nguyên liệu tối đa không quá số thuế TTĐB tương ứng với số nguyên liệu dùng sản xuất ra hàng hóa đã tiêu thụ.
Việc khấu trừ tiền thuế TTĐB được thực hiện cùng với việc kê khai nộp thuế, xác định thuế phải nộp trong trường hợp này theo công thức sau:
Số thuế TTĐB phải trong kỳ | = | Thuế TTĐB phải nộp của hàng xuất kho tiêu thụ trong kỳ | - | Thuế TTĐB đã nộp ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng xuất kho tiêu thụ trong kỳ |
Ví dụ:
Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở A phát sinh các nghiệp vụ sau:
+ Nhập khẩu 10.000 lít bia nước, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 25 triệu đồng.
+ Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 24.000 hộp bia.
+ Xuất bán 20.000 hộp bia, thuế TTĐB phải nộp của 20.000 hộp bia xuất bán là 47 triệu đồng.
+ Thuế TTĐB đã nộp ở nước bia để sản xuất ra 20.000 hộp bia là 16,6 triệu đồng.
Thuế TTĐB cơ sở A phải nộp trong kỳ là:
47 triệu đồng - 16,6 triệu đồng = 30,4 triệu đồng.
Trường hợp chưa xác định được chính xác số thuế TTĐB đã nộp cho số nguyên vật liệu tương ứng với số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ thì có thể căn cứ vào số liệu của kỳ trước để tạm tính số thuế TTĐB được khấu trừ và sẽ quyết toán theo số thực tế vào cuối tháng, cuối quý. Trong mọi trường hợp, số thuế TTĐB được phép khấu trừ tối đa không vượt quá số thuế TTĐB tính cho phần nguyên liệu theo tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm. Cơ sở sản xuất phải đăng ký định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm với cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở.
d/ Cơ sở sản xuất nhiều loại hàng hóa và kinh doanh nhiều loại dịch vụ chịu thuế TTĐB có các mức thuế suất khác nhau thì phải kê khai nộp thuế TTĐB theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh.
đ/ Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước thì ngoài việc nộp thuế GTGT đối với việc bán hàng, chậm nhất 5 ngày sau khi xuất bán hàng, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai và nộp đủ thuế TTĐB thay cho cơ sở sản xuất. Giá tính thuế TTĐB trong trường hợp nộp thay này là giá mua vào của cơ sở kinh doanh xuất khẩu, nếu không xác định được giá mua vào thì tính theo giá thực tế bán ra của cơ sở chưa có thuế TTĐB.
4. Hóa đơn, chứng từ:
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 84/1998/NĐ-CP của Chính phủ, cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ khi mua, bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Cơ sở sản xuất khi bán hàng, giao hàng cho các chi nhánh, cơ sở trực thuộc, đại lý đều phải sử dụng hóa đơn bán hàng. Đối với hàng xuất cho chi nhánh, đại lý bán đúng giá quy định hưởng hoa hồng, giá ghi trên hóa đơn là giá bán do cơ sở sản xuất quy định cho chi nhánh, đại lý bán ra. Trường hợp chi nhánh, cửa hàng trực thuộc đặt trên cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở sản xuất hoặc hàng xuất chuyển kho thì cơ sở được sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 84/1998/NĐ-CP của Chính phủ, thuế TTĐB được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây:
a/ Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB vào Ngân sách Nhà nước tại nơi cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.
Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo nộp thuế nhưng chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp theo.
Đối với cơ sở có số thuế TTĐB phải nộp lớn thuộc đối tượng kê khai thuế theo định kỳ 05 ngày hoặc 10 ngày một lần và nộp theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế nhưng thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp theo.
Đối với những cá nhân, hộ sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB ở xa cơ quan kho bạc nhà nước thì cơ quan thuế tổ chức thu thuế và nộp vào Ngân sách Nhà nước. Thời hạn cơ quan thuế nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước chậm nhất không quá 3 ngày kể từ ngày thu được tiền.
b/ Cơ sở nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB theo từng lần nhập khẩu tại nơi kê khai nộp thuế nhập khẩu. Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và nộp thuế nhập khẩu.
c/ Thuế TTĐB nộp vào Ngân sách Nhà nước bằng đồng Việt Nam. Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh có mua, bán hàng hóa dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân mua, bán thực tế trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định số thuế TTĐB phải nộp. Đối với hàng nhập khẩu, giá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định trên đây tại thời điểm tính thuế TTĐB.
6. Quyết toán thuế TTĐB:
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 84/1998/NĐ-CP của Chính phủ, các cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải quyết toán thuế TTĐB theo quy định sau:
a/ Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải thực hiện quyết toán tài chính theo chế độ nhà nước quy định; trên cơ sở quyết toán tài chính, cơ sở thực hiện quyết toán thuế TTĐB hàng năm với cơ quan thuế. Cơ sở phải kê khai toàn bộ các chỉ tiêu về số thuế phải nộp, số đã nộp, số còn thiếu hay nộp thừa đến thời điểm quyết toán theo mẫu quyết toán thuế (mẫu số 05/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư này) và gửi đến cơ quan thuế trong thời hạn quy định. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch, trường hợp cơ sở kinh doanh được áp dụng năm quyết toán tài chính khác với năm dương lịch thì vẫn phải quyết toán thuế TTĐB theo năm dương lịch.Thời hạn cơ sở sản xuất, kinh doanh phải nộp quyết toán thuế cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày 31/12 của năm quyết toán thuế.
Trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua chi nhánh, đơn vị trực thuộc ở khác địa phương với nơi sản xuất, khi quyết toán thuế căn cứ vào doanh thu bán hàng thực tế của các chi nhánh, cơ sở trực thuộc bán ra.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh phải nộp số thuế TTĐB còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán thuế, nếu nộp thừa được trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế theo quy định
b/ Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, thay đổi ngành nghề kinh doanh thì cơ sở phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định về các thay đổi nêu trên và phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế theo quy định.
Cơ sở sản xuất kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác của số liệu quyết toán, nếu cơ sở báo cáo sai để trốn, lậu thuế sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 84/1998/NĐ-CP của Chính phủ, cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB được hoàn thuế TTĐB đã nộp trong một số trường hợp với các căn cứ xác định, thủ tục hồ sơ và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế cụ thể như sau:
1. Đối với hàng hóa nhập khẩu:
a/ Hàng tạm nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu;
Trường hợp hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB mà còn lưu kho, lưu bãi ở cửa khẩu nhập nhưng được phép tái xuất khẩu cũng được xét hoàn thuế đối với số hàng tái xuất khẩu.
b/ Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo; Hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB;
c/ Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu thì cơ quan Hải quan kiểm tra và xác nhận lại số thuế TTĐB phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số phải nộp.
Trường hợp được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài;
Trường hợp trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì cơ quan Hải quan kiểm tra thủ tục và thực hiện việc không thu thuế TTĐB phù hợp với số hàng nhập khẩu trả lại nước ngoài.
d/ Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế;
đ/ Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
Tổng số thuế TTĐB được hoàn lại tối đa không quá số thuế TTĐB đã nộp của nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
e/ Hàng nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam được phép nhập khẩu để làm đại lý giao, bán hàng cho nước ngoài có đăng ký trước với cơ quan thu thuế ở khâu nhập khẩu thì được hoàn thuế đối với số hàng thực bán xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
*) Về thủ tục, hồ sơ, trình tự và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu trong các trường hợp nêu trên được thực hiện theo quy định như đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2.a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có số thuế TTĐB nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế TTĐB nộp thừa, thủ tục hồ sơ như sau:
+ Công văn đề nghị hoàn lại thuế TTĐB đã nộp thừa.
+ Quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản của cấp có thẩm quyền.
+ Quyết toán thuế TTĐB đến thời điểm sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản.
Thẩm quyền quyết định hoàn thuế trong trường hợp này do Cục trưởng Cục thuế tỉnh, thành phố nơi cơ sở sản xuất kinh doanh đã đăng ký, kê khai nộp thuế xét, quyết định.
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh được hoàn thuế TTĐB trong trường hợp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu hoàn trả lại thuế cho cơ sở.
*) Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế phải hoàn, ra quyết định hoàn thuế đối với trường hợp thuộc thẩm quyền tại điểm a nêu trên và thực hiện hoàn thuế cho các đối tượng nộp thuế bằng cách khấu trừ vào khoản thuế phải nộp của kỳ sau, trường hợp không khấu trừ được thì gửi cơ quan tài chính làm thủ tục hoàn trả theo đúng quy định tại mục 4 phần IV Thông tư số 103/1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước.
D- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THUẾ
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 84/1998/NĐ-CP của Chính phủ, cơ quan thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
1. Hướng dẫn các đối tượng nộp thuế thực hiện đầy đủ chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của Luật thuế.
Những cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện đúng các quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế thì cơ quan thuế xử lý phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của pháp luật.
2. Thông báo nộp thuế cho đối tượng nộp thuế về số thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế đúng thời gian quy định. Thông báo nộp thuế phải gửi tới đối tượng nộp thuế trước ngày phải nộp thuế ghi trên thông báo chậm nhất là 03 ngày, thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá ngày 20 của tháng tiếp sau (theo mẫu Thông báo nộp thuế số 03A/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư này).
Riêng đối với các cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế tính theo doanh thu ấn định, việc thông báo ấn định số thuế phải nộp và ngày nộp thuế được thực hiện ngay trong tháng hoặc vào đầu tháng tiếp sau (theo mẫu Thông báo số 03B/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư này).
Nếu quá thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thì cơ quan thuế tiếp tục ra thông báo; nếu đã quá ngày phải nộp theo Luật định mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thì thông báo thuế bao gồm số tiền thuế phải nộp và số tiền phạt chậm nộp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật thuế TTĐB.
Thời hạn tính phạt chậm nộp thuế hàng tháng kể từ ngày 21 của tháng tiếp theo; thời hạn tính phạt chậm nộp đối với hàng hóa nhập khẩu và các trường hợp khác là sau ngày quy định phải nộp theo Luật định. Nếu cơ sở vẫn không chấp hành nộp tiền thuế, tiền phạt theo thông báo thì cơ quan thuế có quyền áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính về thuế quy định tại khoản 4, Điều 17 của Luật thuế TTĐB để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt. Trường hợp đã thực hiện các biện pháp xử lý hành chính về thuế mà cơ sở vẫn không nộp đủ số tiền thuế, số tiền phạt thì cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo pháp luật.
3. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật.
4. Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu các đối tượng nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp các tài liệu liên quan tới việc tính thuế và nộp thuế.
6. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà đối tượng nộp thuế và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.
7. Cơ quan thuế có quyền ấn định thuế TTĐB phải nộp đối với đối tượng nộp thuế trong trường hợp sau:
a/ Cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ;
Đối với cá nhân, hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ (gọi chung là hộ kinh doanh) không thực hiện được đầy đủ việc mua bán hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế để ấn định doanh thu, số thuế TTĐB phải nộp và thông báo cho đối tượng nộp thuế thực hiện.
Số thuế ấn định phải nộp từng lần có thể được xác định làm căn cứ thu thuế ổn định trong thời gian là 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng tùy theo từng ngành nghề và mức biến động về giá cả, tình hình kinh doanh của đối tượng nộp thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo công khai về mức doanh thu và số thuế ấn định đối với các đối tượng này. Những hộ nghỉ kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế, nếu nghỉ kinh doanh cả tháng thì không phải nộp thuế ấn định của tháng đó.
Hộ kinh doanh nhỏ thuộc đối tượng nộp thuế theo mức ấn định trong từng thời gian, nếu nghỉ kinh doanh cả tháng được xét không thu thuế ấn định thì phải làm đơn đề nghị (theo mẫu và hướng dẫn của cơ quan thuế ) khai báo cụ thể lý do nghỉ kinh doanh, số ngày nghỉ kinh doanh gửi cơ quan thuế quận, huyện. Cơ quan thuế kiểm tra, nếu thực tế nghỉ kinh doanh tháng nào thì giải quyết không thu thuế ấn định của tháng đó theo chế độ. Hộ kinh doanh nhỏ được xác định đối với từng mặt hàng, ngành nghề phù hợp với tình hình cụ thể ở địa phương theo quy định của Bộ Tài chính. Các Cục thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của hộ và hướng dẫn phân loại, xác định cụ thể loại hộ nhỏ ở địa phương mình để quản lý, thu thuế theo quy định chung.
b/ Không kê khai hoặc quá thời gian quy định gửi tờ khai, đã được thông báo nhắc nhở nhưng vẫn không thực hiện đúng, đã nộp tờ khai thuế nhưng kê khai không đúng các căn cứ xác định số thuế TTĐB.
c/ Từ chối xuất trình sổ kế toán, hóa đơn chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan tới việc tính thuế TTĐB;
d/ Kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký kê khai nộp thuế mà bị kiểm tra, phát hiện.
Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động kinh doanh của cơ sở hoặc căn cứ vào số thuế phải nộp của cơ sở sản xuất, kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định số thuế phải nộp đối với từng cơ sở trong các trường hợp nêu trên.
Trong trường hợp đối tượng nộp thuế không đồng ý với số thuế phải nộp được ấn định thì có quyền khiếu nại tới cơ quan thuế ấn định thuế hoặc cơ quan thuế cấp trên trực tiếp của cơ quan thuế ấn định thuế. Trong khi chờ giải quyết, đối tượng nộp thuế vẫn phải nộp theo mức thuế đã được cơ quan thuế ấn định.
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 84/1998/NĐ-CP của Chính phủ, việc giảm thuế, miễn thuế TTĐB được quy định trong các trường hợp và với thủ tục, hồ sơ và trình tự như sau:
1. Các trường hợp được giảm thuế, miễn thuế và thủ tục hồ sơ :
a/ Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ, bị lỗ được xét giảm thuế TTĐB. Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở số bị lỗ do nguyên nhân bị thiên tai, định họa, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi đã được bồi thường (nếu có) và không quá 30% số thuế phải nộp theo Luật định của năm bị thiệt hại.
Để có căn cứ xét giảm thuế TTĐB theo quy định trên, cơ sở sản xuất phải có các hồ sơ thủ tục như sau:
+ Đơn xin giảm thuế TTĐB, nêu rõ thời gian, lý do bị thiệt hại, giá trị tài sản bị thiệt hại, số lỗ do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ gây ra, số thuế phải nộp, số thuế đề nghị giảm.
+ Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương từ cấp huyện trở lên.
+ Bản quyết toán tài chính kèm theo giải trình phân tích xác định số bị thiệt hại, số lỗ do bị thiệt hại, quyết toán thuế.
Các hồ sơ, tài liệu trên, cơ sở gửi tới cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở.
Cơ quan thuế quản lý cơ sở nhận hồ sơ, kiểm tra tài liệu và có văn bản kiến nghị kèm theo hồ sơ xin giảm thuế của cơ sở gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định giảm thuế.
Trong khi chưa có quyết định giảm thuế, cơ sở vẫn phải kê khai và nộp đủ thuế theo quy định. Khi có quyết định giảm thuế, số thuế được giảm sẽ bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ bị thiệt hại nặng, không còn khả năng sản xuất kinh doanh và nộp thuế thì được xét miễn thuế TTĐB đối với số thuế TTĐB còn phải nộp không có khả năng nộp.Việc giải quyết miễn thuế do Bộ Tài chính xem xét và quyết định từng trường hợp cụ thể. Thủ tục, hồ sơ đề nghị miễn thuế TTĐB trong trường hợp này như quy định đối với việc xét giảm thuế nêu trên nhưng xác định rõ về việc cơ sở không còn khả năng sản xuất kinh doanh và nộp thuế.
b/ Cơ sở sản xuất bia, đã thành lập và hoạt động từ trước ngày 1/1/1999 có công suất từ 10 triệu lít/ năm trở xuống, nếu nộp đủ thuế TTĐB theo mức thuế suất quy định mà bị lỗ thì được xét giảm thuế TTĐB. Mức giảm thuế tương ứng với số lỗ phát sinh trong năm giảm thuế nhưng tối đa không quá số thuế phát sinh phải nộp trong năm. Việc xét giảm thuế thực hiện theo từng năm tính theo năm dương lịch. Thời gian xét giảm thuế không quá 05 năm, kể từ ngày 1/1/1999.
Thủ tục hồ sơ xét giảm thuế trong trường hợp này như sau:
+ Đơn xin giảm thuế của cơ sở sản xuất bia, nêu rõ là cơ sở đã hoạt động từ trước 1/1/1999, công suất thiết kế của cơ sở, sản lượng thực tế sản xuất, số thuế phát sinh phải nộp theo Luật, số bị lỗ và số thuế TTĐB xin giảm.
+ Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư sản xuất bia, kể cả luận chứng hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng, bổ sung; biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sản xuất.
+ Quyết toán tài chính, quyết toán thuế của năm xin giảm thuế.
Cơ quan thuế quản lý cơ sở tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra xác nhận và kiến nghị giảm thuế cho cơ sở, kèm theo hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định giảm thuế.
Cơ sở sản xuất thuộc đối tượng xét giảm thuế TTĐB theo quy định trên, trong thời gian chưa có quyết định giảm thuế chính thức, Cục thuế địa phương căn cứ quyết toán từng quý, xác định số lỗ và giải quyết cho cơ sở được chậm nộp thuế TTĐB. Trường hợp có căn cứ xác định khả năng lỗ theo tháng thì giải quyết chậm nộp thuế TTĐB từng tháng.
c/ Cơ sở lắp ráp, sản xuất ô tô được giảm 95% mức thuế suất quy định tại Luật thuế TTĐB trong 05 năm từ ngày 01/01/1999 đến hết ngày 31/12/2003. Cơ sở lắp ráp, sản xuất ô tô được xác định mức thuế TTĐB phải nộp trong thời gian được giảm nêu trên đối với từng loại ô tô như sau:
- Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống: mức thuế suất quy định là 100%, được giảm 95%, mức còn phải nộp là 5%.
- Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi: mức thuế suất quy định là 60%, được giảm 95%, mức thuế còn phải nộp là 3%.
- Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi: mức thuế suất quy định là 30%, được giảm 95%, mức thuế còn phải nộp là 1,5%.
Ví dụ: Năm 1999, trong kỳ kê khai thuế, cơ sở sản xuất ô tô A có tình hình như sau:
- Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống có doanh thu 15 tỷ đồng.
- Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi có doanh thu 10 tỷ đồng.
- Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi có doanh thu 5 tỷ đồng.
Cơ sở phải tính, kê khai nộp thuế TTĐB trong kỳ như sau:
15 tỷ 10 tỷ 5 tỷ
1 + 0,05 1 + 0,03 1 + 0,015
= 1,078 tỷ đồng
Sau 05 năm áp dụng giảm thuế theo quy định trên, việc xét giảm thuế TTĐB thêm từ 01 đến 05 năm nữa đối với sản xuất ô tô thực hiện theo quy định của Chính phủ.
d/ Cơ sở kinh doanh gôn được giảm 30% mức thuế suất theo quy định của Luật thuế TTĐB trong thời gian 03 năm kể từ ngày 01/01/1999 đến ngày 31/12/2001. Mức thuế suất thuế TTĐB áp dụng đối với kinh doanh gôn năm 1999, 2000 và năm 2001 là 14%.
Từ ngày 01/01/2002, cơ sở kinh doanh gôn phải kê khai, nộp thuế TTĐB đối với doanh thu kinh doanh gôn: bán thẻ hội viên và vé chơi gôn với thuế suất quy định tại Luật thuế TTĐB là 20%.
2. Thẩm quyền và trình tự xét giảm, miễn thuế:
a/ Thẩm quyền xét giảm, miễn thuế TTĐB trong các trường hợp quy định tại điểm 1.a, 1.b nêu trên quy định như sau:
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xét, quyết định đối với trường hợp có số thuế giảm, miễn dưới 500 triệu đồng/năm.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính xét, quyết định đối với trường hợp có số thuế giảm, miễn từ 500 triệu đồng/năm trở lên.
b/ Trình tự xét giảm, miễn thuế TTĐB:
- Cục thuế, Chi cục thuế khi nhận được hồ sơ giảm, miễn thuế TTĐB do cơ sở gửi tới, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế được giảm, miễn và có văn bản kiến nghị kèm theo hồ sơ gửi cơ quan thuế cấp trên trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ; trường hợp hồ sơ Cục thuế tiếp nhận của Chi cục thuế gửi tới thì thời hạn gửi kiến nghị lên cơ quan thuế cấp trên trong 10 ngày làm việc.
- Tổng cục Thuế kiểm tra, xem xét, quyết định giảm thuế cho cơ sở trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp cơ sở không thuộc đối tượng giảm thuế hoặc hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ giảm, miễn thuế phải trả lời hoặc thông báo cho cơ sở biết, bổ sung hồ sơ .
1. Đối với đối tượng nộp thuế:
Theo quy định tại Luật thuế TTĐB và Nghị định số 84/1998/NĐ-CP của Chính phủ, đối tượng nộp thuế vi phạm Luật thuế TTĐB bị xử lý như sau:
a/ Không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng những quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký kê khai nộp thuế, quyết toán thuế, kê khai lập sổ kế toán và giữ hoá đơn, chứng từ liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị cảnh cáo hoặc phạt tiền.
b/ Nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt ghi trong thông báo thuế, lệnh thu thuế hoặc quyết định xử phạt thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt theo Luật định, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp.
c/ Khai man, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định của Luật thuế TTĐB, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần số tiền thuế gian lậu; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn có hành vi tiếp tục vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
d/ Không nộp thuế, nộp phạt sẽ bị xử lý như sau:
- Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt;
Ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp thuế để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền trước khi thu nợ;
- Giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt;
- Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt còn thiếu.
*) Việc xử lý các vi phạm về thuế TTĐB nói trên được thực hiện theo các thủ tục, trình tự quy định tại các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm về thuế.
2. Đối với cán bộ thuế và cá nhân khác:
Theo quy định tại Điều 19 Luật thuế TTĐB, Điều 17 Nghị định số 84/1998/NĐ-CP của Chính phủ, cán bộ thuế, cá nhân khác vi phạm Luật thuế TTĐB bị xử lý như sau:
a/ Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt thì phải hoàn trả đầy đủ cho nhà nước toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt đã sử dụng trái phép, chiếm đoạt và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
b/ Cán bộ thuế, cá nhân khác thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai gây thiệt hại cho người nộp thuế thì việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự . Cán bộ thuế, cá nhân khác gây ra thiệt hại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
c/ Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho người vi phạm Luật thuế TTĐB hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Luật thuế TTĐB thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
d/ Người cản trở hoặc xúi giục người khác cản trở việc thi hành Luật thuế TTĐB thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 20 Luật thuế TTĐB, Điều 18 Nghị định số 84/1998/NĐ-CP của Chính phủ, cơ quan thuế, cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật thuế TTĐB; đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế thì được khen thưởng.
III- THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM VỀ THUẾ
Cơ quan thuế các cấp, khi phát hiện các cơ sở kinh doanh vi phạm về Luật thuế TTĐB phải kiểm tra xác định rõ hành vi vi phạm, mức độ, nguyên nhân vi phạm, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hành vi vi phạm, lập hồ sơ theo quy định. Căn cứ vào các quy định và mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, cơ quan thuế trong phạm vi thẩm quyền xử phạt vi phạm của từng cấp mà ra quyết định xử phạt hoặc kiến nghị lên cơ quan thuế cấp trên hoặc cơ quan pháp luật xử lý theo thẩm quyền quy định, cụ thể như sau :
1. Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được quyền xử lý đối với các vi phạm của đối tượng nộp thuế quy định tại điểm 1.a, điểm 1.b và xử phạt vi phạm hành chính về thuế quy định tại điểm 1.c Mục I Phần E của Thông tư này.
2. Cục trưởng, Chi cục trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại điểm 4 Mục I Phần E của Thông tư này theo quy định của pháp luật và chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm 3 Mục I Phần E Thông tư này.
G- KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU THI HÀNH
1. Quyền và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc khiếu nại về thuế:
Theo quy định Điều 21 của Luật thuế TTĐB, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng luật thuế TTĐB đối với cơ sở. Đơn khiếu nại phải gửi cơ quan thuế phát hành thông báo thuế, lệnh thu hoặc quyết định xử lý trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được lệnh thu hoặc quyết định xử lý. Trong khi chờ giải quyết, tổ chức, cá nhân khiếu nại vẫn phải nộp đủ và đúng thời hạn số tiền thuế, tiền phạt đã thông báo. Nếu tổ chức, cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan thuế giải quyết khiếu nại, hoặc quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày gửi đơn chưa nhận được ý kiến giải quyết thì tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của pháp luật.
Thủ tục, trình tự khiếu nại hay khởi kiện và việc xem xét, giải quyết phải thực hiện đúng theo các quy định pháp luật hiện hành.
2. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế trong việc giải quyết khiếu nại về thuế:
Theo quy định Điều 22 của Luật thuế TTĐB, cơ quan thuế các cấp khi nhận được đơn khiếu nại về thuế của đối tượng nộp thuế phải xem xét giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn. Đối với vụ việc phức tạp, phải điều tra xác minh mất nhiều thời gian thì cần thông báo cho đương sự biết, nhưng thời gian giải quyết chậm nhất cũng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đơn; nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho đương sự biết trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Cơ quan thuế kiểm tra phát hiện và kết luận có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế, xử lý phạt thì cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền phạt tính không đúng trong thời hạn 05 năm về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh không đăng ký kê khai, nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt kể từ khi cơ sở kinh doanh bắt đầu hoạt động.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999. Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thuế TTĐB do Bộ Tài chính và các Bộ, ngành đã ban hành trước đây, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Việc giải quyết những tồn tại về thuế, quyết toán thuế, miễn thuế, giảm thuế và xử lý các vi phạm về thuế TTĐB trước ngày 01/01/1999 được thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật thuế TTĐB, các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB và các quy định về thuế TTĐB trong các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đó.
3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật thuế TTĐB thì thuế TTĐB thực hiện theo quy định tại Điều ước quốc tế đó.
4. Việc tổ chức thu thuế TTĐB quy định như sau :
a/ Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thu thuế TTĐB đối với các cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB.
b/ Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu chịu thuế. Việc tổ chức thực hiện, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại về thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu thực hiện như quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
c/ Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp trong việc quản lý thu thuế TTĐB trong cả nước.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cơ quan phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn, bổ sung.
Phạm Văn Trọng (Đã ký) |
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TỜ KHAI THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
Từ ngày ............... đến ngày ........... tháng .......... năm ...............
Mã số: |
Tên cơ sở : ...............................................................
Địa chỉ: ......................................................................
STT | Tên hàng hoá, dịch vụ | Số lượng | Doanh số bán | Giá tính thuế TTĐB | Thuế suất (%) | Số thuế TTĐB phải nộp |
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 = 3 x 4 |
1 | Sản phẩm A: ............ | |||||
2 | Sản phẩm B: ........... | |||||
... | ... | |||||
Cộng |
* Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có): ........................
* Số thuế tiêu thụ đặc biệt kỳ trước chuyển qua:
- Nộp thừa (-): ........................
- Nộp thiếu (+): ........................
* Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp kỳ này: ........................
(Bằng chữ: ........................................................................................
.......................................................................................................)
Xin cam đoan số liệu khai trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nơi nhận tờ khai: | Ngày ... tháng ... năm ..... |
___________________________
- Ngày cơ quan thuế nhận tờ khai: .................................................
- Người nhận: (ký, ghi rõ họ tên):...................................................
__________________________
Yêu cầu kê khai:
+ Hàng tháng (hoặc định kỳ theo quy định của cơ quan thuế), cơ sở sản xuất, kinh doanh căn cứ vào Bảng kê hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ để kê khai vào các chỉ tiêu tương ứng gửi cơ quan thuế.
+ Ghi theo từng loại hàng hoá, dịch vụ theo nhóm thuế suất.
Ví dụ: Chỉ tiêu hàng hoá, dịch vụ đối với cơ sở sản xuất bia ghi theo loại bia hộp, bia chai, bia hơi ... theo nhóm thuế suất tương ứng của từng loại.
+ Cột 2: ghi doanh số bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt.
Doanh số bán (cột 2)
+ Cột 3 = --------------------------------
1 + thuế suất
- 1 Quyết định 113/2000/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 20/1998/TT-BTC hướng dẫn về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá nhãn hiệu nước ngoài được sản xuất, tiêu thụ tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 57/2004/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đến ngày 31/12/2003 hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Quyết định 57/2004/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đến ngày 31/12/2003 hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1 Công văn số 4438 TCT/NV2 ngày 21/11/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về chính sách thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền
- 2 Công văn 3052/TC/TCT của Bộ Tài chính về thuế tiêu thụ đặc biệt xe ô tô chở khách
- 3 Công văn 1515-TC/TCT năm 2001 về xử lý thuế đối với xe ôtô nhập khẩu chuyển đổi công năng do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Công văn về việc hướng dẫn thực hiện thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá nhập khẩu
- 5 Nghị định 84/1998/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
- 6 Thông tư 103/1998/TT-BTC hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 7 Thông tư 79/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành Quyết định 75/1998/QĐ-TTg quy định về mã số đối tượng nộp thuế do Bộ Tài Chính ban hành
- 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 1998
- 9 Quyết định 75/1998/QĐ-TTg về mã số đối tượng nộp thuế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Thông tư 46-TC/TCT năm 1990 thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt do Bộ Tài chính ban hành
- 1 Quyết định 113/2000/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Công văn số 4438 TCT/NV2 ngày 21/11/2002 của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế về chính sách thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền
- 3 Thông tư 20/1998/TT-BTC hướng dẫn về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá nhãn hiệu nước ngoài được sản xuất, tiêu thụ tại Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Quyết định 75/1998/QĐ-TTg về mã số đối tượng nộp thuế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Thông tư 79/1998/TT-BTC hướng dẫn thi hành Quyết định 75/1998/QĐ-TTg quy định về mã số đối tượng nộp thuế do Bộ Tài Chính ban hành
- 6 Thông tư 46-TC/TCT năm 1990 thi hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt do Bộ Tài chính ban hành
- 7 Công văn về việc xử lý thuế tiêu thụ đặc biệt
- 8 Công văn 3052/TC/TCT của Bộ Tài chính về thuế tiêu thụ đặc biệt xe ô tô chở khách
- 9 Quyết định 57/2004/QĐ-BTC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành đến ngày 31/12/2003 hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành