BỘ NÔNG LÂM | VIỆT |
Số: 17-NL/LN | Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 1959 |
Cuối năm 1958 chủ trương khai thác toàn diện đã được Thủ tướng phủ thông qua và phổ biến cho các địa phương làm thí điểm. Đó là một chủ trương lâu dài hết sức quan trọng và quyết định trong đường lối quản lý và khai thác rừng theo hướng tiến lên xã hội chủ nghĩa. Trước mắt chỉ có khai thác toàn diện mới có thể đáp ứng nhu cầu về gỗ của Nhà nước và nhân dân. Một số địa phương đã thực hiện khai thác toàn diện: Phú Thọ, Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang, nhưng chưa đặt thành một chủ trường quán triệt toàn bộ công tác khai thác, nơi nào có điều kiện mới làm và nội dung mới chỉ là tận dụng nguyên liệu còn lại sau khi thác gỗ của Nhà nước và nhân dân. Một số địa phương đã thực hiện khai thác toàn diện: Phú Thọ, Lạng Sơn, Yên Bái, Tuyên Quang, nhưng chưa đặt thành một chủ trương quán triệt toàn bộ công tác khai thác, nơi nào có điều kiện mới làm và nội dung mới chỉ là tận dụng nguyên liệu còn lại sau khi khai thác gỗ súc.
Năm nay Bộ đề nghị các địa phương kiên quyết thực hiện chủ trương khai thác toàn diện ít nhất mỗi tỉnh trong phạm vi một hạt, còn các Chi nhánh làm khẩn nhất thiết phải nghiêm chỉnh chấp hành để làm gương mẫu. Đối với các đơn vị bộ đội khai thác tự túc cần đôn đốc và hướng dẫn để họ thực hiện chủ trương này được tốt.
* Nội dung chủ trương khai thác toàn diện
Yêu cầu căn bản của chủ trương khai thác toàn diện là khai thác rừng nhằm mục đích tạo điều kiện cho những rừng tái sinh được tốt, có sản lượng cao. Nội dung có thể tóm tắt trong hai vấn đề chính:
Để thực hiện chủ trương khai thác toàn diện tất nhiên phải giải quyết vấn đề tiêu thụ và giá cả. Mỗi tỉnh cần phải làm gấp báo cáo về Cục Lâm nghiệp khả năng các khu rừng định khai thác năm 1959 có thể lấy được bao nhiêu thiết mộc, hồng sắc, tạp mộc, bao nhiêu gỗ cành ngọn, bao nhiêu để làm than, củi để Cục phân phối và có kế hoạch tiêu thụ. Vấn đề tiêu thụ tuy hiện nay có khó khăn nhưng chúng ta phải tìm thị trường, ở mỗi tỉnh cần đặt vấn đề cung cấp cho nhân dân địa phương. Cục cũng sẽ cố gắng tìm thị trường tiêu thụ. Nhất định chúng ta sẽ tiêu thụ hết vì hiện nay về giá cả Cục sẽ nghiên cứu điều hòa giữa giá gỗ súc và các loại khác. Nhưng chủ yếu là các Ty phải trực tiếp tổ chức sản xuất thí điểm, xây dựng những chỉ tiêu lao động chính xác trên phương châm nhanh, nhiều, tốt, rẻ.
Chúng ta phải tuyệt đối chống xu hướng kinh doanh món gì cũng phải có lãi; phải chấp hành nguyên tắc có món có lãi lớn, có món có lỗ, lấy lãi bù lỗ và toàn bộ kinh doanh sẽ lãi. Khâu chính trong vấn đề lãi lỗ không phải ở giá thị trường, mà là ở chỗ thường xuyên cải tiến dụng cụ, tăng năng suất lao động, tổ chức lao động hợp lý, không lãng phí.
Ngoài ra, một số vấn đề khác như bảo quản gỗ tạp, quy tắc chế biến gỗ, xẻ gỗ để tiêu thụ được dễ dàng cũng đáng được chuẩn bị một cách khẩn trương và sẽ được phổ biến trong quý 2.
Hiện nay trong sự chuyển biến chung của tình hình ở miền Bắc mọi công tác lâm nghiệp đã có nhiều điều kiện để phát triển và tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa. Về phương diện khai thác, khai thác toàn diện là một sự cần thiết tất yếu, vì chúng ta có khả năng để thực hiện tốt chủ trương đó. Kinh nghiệm của một số địa phương và kinh nghiệm chỉ đạo thí điểm ở Bắc giang đã cho thấy chủ trương khai thác toàn diện rất phù hợp với quyền lợi của nhân dân và sơn tràng miền rừng và phù hợp với đường lối kinh doanh lâm nghiệp lại bảo đảm cung cấp gỗ và các lâm sản cho Nhà nước và nhân dân, bảo vệ cơ sở khai thác lâu dài cho nhân dân miền có rừng, đó là điểm căn bản. Mặt khác, phải tin rằng việc kiện toàn ngành lâm nghiệp hiện nay là thống nhất Lâm thổ sản và Lâm nghiệp sẽ tạo cho sự nghiệp kinh doanh rừng có nhiều thuận lợi hơn.
Nhận được thông tư này, đề nghị các Khu, Ty nghiên cứu thảo luận kỹ trong các cấp và chuẩn bị mọi vấn đề cần thiết để có thể thi hành bắt đầu từ quý 2 năm nay.
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG LÂM |
- 1 Chỉ thị 2-LS/CNR về thực hiện chủ trương mới trong khai thác rừng và thiết kế khai thác cho năm 1992 do Bộ Lâm nghiệp ban hành
- 2 Thông tư 11-TT/NL năm 1958 giải thích và quy định cụ thể chế độ gia dụng lâm sản do Bộ Nông Lâm ban hành.
- 3 Thông tư 12-TT năm 1957 về kế hoạch lãnh đạo bảo vệ rừng trong khai thác do Bộ Nông lâm ban hành
- 4 Thông tư 21-NL-LN-TT năm 1956 Quy định tạm thời chế độ sử dụng gỗ do Bộ Nông lâm ban hành
- 5 Nghị định 05-NL-QT-NĐ năm 1956 về việc phân loại rừng, việc khai thác gỗ, củi do Bộ trưởng Bộ Nông Lâm ban hành.
- 6 Nghị định 01-NĐ-LB năm 1956 bổ khuyết Nghị định 08-LB-CN-TC-NĐ và Nghị định 09-LB-CN-TC-NĐ về điều lệ kiểm thu lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông lâm - Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 1 Thông tư 21-NL-LN-TT năm 1956 Quy định tạm thời chế độ sử dụng gỗ do Bộ Nông lâm ban hành
- 2 Thông tư 11-TT/NL năm 1958 giải thích và quy định cụ thể chế độ gia dụng lâm sản do Bộ Nông Lâm ban hành.
- 3 Nghị định 05-NL-QT-NĐ năm 1956 về việc phân loại rừng, việc khai thác gỗ, củi do Bộ trưởng Bộ Nông Lâm ban hành.
- 4 Thông tư 12-TT năm 1957 về kế hoạch lãnh đạo bảo vệ rừng trong khai thác do Bộ Nông lâm ban hành
- 5 Nghị định 01-NĐ-LB năm 1956 bổ khuyết Nghị định 08-LB-CN-TC-NĐ và Nghị định 09-LB-CN-TC-NĐ về điều lệ kiểm thu lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông lâm - Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6 Chỉ thị 2-LS/CNR về thực hiện chủ trương mới trong khai thác rừng và thiết kế khai thác cho năm 1992 do Bộ Lâm nghiệp ban hành