- 1 Nghị định 36/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2 Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 3 Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 4 Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 5 Nghị định 07/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 6 Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 7 Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên
- 8 Thông tư liên tịch 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 9 Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2014/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2014 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG BA-NA, Ê-ĐÊ VÀ CHĂM
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b, khoản 13 Điều 13 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 03 tháng 11 năm 2011 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Ba-na, Ê- đê và Chăm,
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số, bao gồm:
1. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Ba-na.
2. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Ê-đê.
3. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Chăm.
Điều 2. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Ba-na, Ê-đê và Chăm ban hành kèm theo Thông tư này là cơ sở để biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Ba-na, Ê-đê và Chăm và triển khai các hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học của giảng viên, học viên theo chương trình.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2014.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Hiệu trưởng các trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm, Giám đốc các đại học có trường đại học sư phạm, hiệu trưởng các trường đại học có khoa sư phạm chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG BA-NA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cơ bản cho đối tượng chưa qua đào tạo sư phạm tiếng dân tộc Ba-na, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nhằm bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc Ba-na trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và trung tâm giáo dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Chương trình nhằm bồi dưỡng, trang bị cho học viên:
a) Về kiến thức:
- Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) nói chung, dân tộc Ba-na nói riêng; nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số;
- Các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Ba-na;
- Xu hướng phát triển của giáo dục phổ thông nói chung, tiếng dân tộc Ba-na nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
- Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Ba-na, các hình thức tổ chức, quản lý dạy học, các phương pháp cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Ba-na của người học.
b) Về kỹ năng:
- Các kỹ năng tìm hiểu, học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Ba-na;
- Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học tiếng Ba-na: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy tiếng Ba-na; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học; kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng sử dụng sáng tạo phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học và kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Ba-na của người học;
- Các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động dạy học tiếng Ba-na: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản lý, quan sát, nhận xét giờ học; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học môn tiếng Ba-na phù hợp với đặc thù môn học; kỹ năng tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.
c) Về thái độ:
- Ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp, trau dồi đạo đức và tác phong sư phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học môn tiếng Ba-na;
- Thái độ khách quan, khoa học trong đánh giá và tự đánh giá quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Ba-na;
- Ý thức bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hóa của đồng bào dân tộc Ba-na, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
1. Giáo viên dạy môn tiếng Ba-na trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
2. Các đối tượng là giáo viên có nguyện vọng giảng dạy môn tiếng Ba-na nhưng chưa qua các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về dạy tiếng Ba-na.
Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: Trong đó: | 165 tiết |
- Một số vấn đề chung về việc dạy tiếng dân tộc thiểu số: | 3 tiết |
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Ba-na: | 57 tiết |
- Phương pháp dạy học tiếng Ba-na: | 105 tiết |
| Tên học phần | Tổng số tiết | Số tiết | |
Lý thuyết | Thực hành | |||
I | Một số vấn đề chung | 3 | 3 | 0 |
1 | Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách người học | 1 | 1 | 0 |
2 | Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số | 1 | 1 | 0 |
3 | Xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số | 1 | 1 | 0 |
II. | Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc Ba-na | 57 | 27 | 30 |
1. | Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Ba-na | 12 | 6 | 6 |
a) | Một số đặc điểm về địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Ba-na | 2 | 2 | |
b) | Văn hóa dân tộc Ba-na | 5 | 2 | 3 |
c) | Văn học dân tộc Ba-na | 5 | 2 | 3 |
2. | Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Ba-na | 45 | 21 | 24 |
a) | Ngữ âm và chữ viết tiếng Ba-na; vấn đề phương ngữ trong tiếng Ba-na | 15 | 7 | 8 |
b) | Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Ba-na | 15 | 7 | 8 |
c) | Ngữ pháp tiếng Ba-na | 15 | 7 | 8 |
III. | Phương pháp dạy học tiếng Ba-na | 105 | 47 | 58 |
1. | Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Ba-na | 45 | 19 | 26 |
a) | Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Ba-na | 5 | 3 | 2 |
b) | Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Ba-na | 10 | 5 | 5 |
c) | Các hình thức tổ chức và quản lý dạy học tiếng Ba-na | 5 | 2 | 3 |
d) | Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Ba-na của người học | 5 | 2 | 3 |
đ) | Thiết kế giáo án, nhật kí, quản lý hồ sơ sư phạm | 15 | 7 | 8 |
e) | Dự giờ, quan sát lớp học; thực hành dạy học tiếng Ba-na | 5 | 5 | |
2. | Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Ba-na | 60 | 28 | 32 |
a) | Dạy học nghe, nói tiếng Ba-na | 15 | 7 | 8 |
b) | Dạy học đọc tiếng Ba-na | 15 | 7 | 8 |
c) | Dạy học viết tiếng Ba-na | 15 | 7 | 8 |
d) | Dạy học luyện từ và câu tiếng Ba-na | 15 | 7 | 8 |
Tổng cộng: | 165 | 77 | 88 |
a) Mục tiêu:
Học viên nắm được chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Ba-na nói riêng; vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Ba-na; các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Ba-na cho người học và vận dụng được vào thực tiễn dạy học.
b) Nội dung:
- Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Ba-na;
- Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Ba-na: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách, hỗ trợ quá trình học tiếng Việt cho người học là người dân tộc thiểu số;
- Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Ba-na: Dạy học tiếng Ba-na theo quan điểm giao tiếp, phát huy sự chuyển di ngôn ngữ; tích cực hóa hoạt động học tập của người học; tích hợp dạy kiến thức và kỹ năng; các kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, văn học và các vấn đề của đời sống; sử dụng các phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập hiện đại.
2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc Ba-na
a) Mục tiêu:
- Học viên nắm được những nội dung cơ bản về ngôn ngữ tiếng Ba-na (ngữ âm, chữ viết, từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp) một cách hệ thống và vận dụng được vào thực tiễn dạy học tiếng Ba-na ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Học viên nắm được những nội dung cơ bản về đặc điểm địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Ba-na sinh sống; những đặc trưng cơ bản của văn hóa và văn học Ba-na trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa, văn học Việt Nam và vận dụng được những hiểu biết này vào thực tiễn dạy học tiếng Ba-na ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
b) Nội dung:
Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Ba-na:
- Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Ba-na sinh sống: Địa hình chủ yếu bằng phẳng, giao thông giữa các vùng thuận tiện; đất đai phù hợp phát triển vùng kinh tế gắn với một số loại cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và mối quan hệ của nó với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước;
- Một số đặc điểm về văn hóa dân tộc Ba-na trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt nam:
+ Văn hóa giao tiếp (giao tiếp thông thường (với bà con, họ hàng, những người thân thuộc,...);
+ Giao tiếp trang trọng (với già làng, chức sắc; giao tiếp trong các nghi lễ (với thần linh); thói quen ăn uống (lá sắn, cà đắng, gà nướng, cơm lam, rượu cần);
+ Nhà ở (nhà sàn); nhà sinh hoạt chung (nhà rông);
+ Trang sức (vòng đeo tay, chuỗi hạt cườm, vòng bạc, hoa tai);
+ Trang phục (váy, áo, khố thổ cẩm);
+ Sinh hoạt hàng ngày, tín ngưỡng (thờ đa thần);
+ Lễ nghi, phong tục, luật tục (hôn nhân, lễ bỏ mả, lễ ăn trâu, thờ cúng, lễ tang amang, sơmah kơcham, cúng cầu mưa, lễ Sa mok tok rông;
+ Hôn nhân gia đình: Hình thức luân cư sau lễ cưới (truyền thống lưỡng hệ);
+ Sinh hoạt văn nghệ (múa hát và các làn điệu dân ca (hát ru, hơri, hơmon);
- Các loại nhạc cụ (cồng, chiêng; đàn: t’rưng, brọ, khinh khung, gôông, klôngpút, kơni, kèn: tơ-nốt, arơng, tơ tiếp; Ting ning, glơng glới, sơgơr, pah pơng),...;
+ Các nghề truyền thống (đan lát, dệt thổ cẩm);
+ Trò chơi dân gian phổ biến (đuổi bắt (đru đra), cướp dây, hất đá, nhảy đập nhịp, đi cà kheo, đánh quay, đánh vòng,...);
- Một số đặc điểm cơ bản của văn học Ba-na trong quan hệ với sự phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam: Văn học dân gian (truyện dân gian, truyện cổ tích (Diông, Bia Phu, Bia Man), trường ca, thơ ca, câu đố, pơđơk).
Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Ba-na:
- Giới thiệu chung về tiếng Ba-na;
- Ngữ âm và chữ viết tiếng Ba-na:
+ Cấu trúc âm tiết tiếng Ba-na, nguyên âm, phụ âm, vần;
+ Chữ viết tiếng Ba-na và những vấn đề cần lưu ý về chữ viết (theo Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 28/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc công bố bộ chữ cái và hệ thống âm vần tiếng Jrai; bộ chữ cái và hệ thống âm vần tiếng Ba-na);
+ Vấn đề phương ngữ và xử lí hiện tượng phương ngữ trong dạy học tiếng Ba-na.
- Từ vựng, ngữ nghĩa tiếng Ba-na:
+ Từ và đơn vị cấu tạo từ (hình vị); các phương thức cấu tạo từ: phương thức phụ tố (tiền âm tiết, phụ tố cấu tạo từ), phương thức láy, phương thức ghép;
+ Phân loại từ về cấu tạo: từ đơn tiết, từ đa tiết, từ ghép, từ láy;
+ Phân loại từ về nguồn gốc: từ gốc và từ mượn;
+ Nghĩa của từ: từ nhiều nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Ba-na;
+ Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá (thậm xưng), đối, điệp.
- Ngữ pháp tiếng Ba-na:
+ Từ loại: Danh từ và cụm danh từ, động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ, đại từ (đại từ nghi vấn, đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định), quan hệ từ, giới từ, thán từ, trợ từ, thành ngữ, tục ngữ tiếng Ba-na;
+ Cụm từ;
+ Câu và cấu tạo câu: Quan niệm về câu, các thành phần câu;
+ Các kiểu câu: Khái niệm câu, các thành phần câu, cấu trúc nòng cốt câu: cụm chủ - vị;
+ Phân loại câu theo cấu tạo (câu đơn, câu bình thường, câu đặc biệt, câu rút gọn, câu phức, câu ghép);
+ Phân loại câu theo mục đích nói (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến);
+ Dấu câu.
3. Phương pháp dạy học tiếng Ba-na
a) Mục tiêu:
- Học viên nắm vững những nội dung cơ bản về lí luận và phương pháp dạy học tiếng Ba-na như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) và vận dụng lí luận và phương pháp đó vào thực tiễn dạy học môn tiếng Ba-na;
- Học viên nắm được nội dung kiến thức, kỹ năng giao tiếp cơ bản và những biện pháp phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Ba-na; phát triển vốn từ và luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu theo các chủ đề vào hoạt động giao tiếp trong đời sống hằng ngày của đồng bào dân tộc Ba-na.
b) Nội dung:
- Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Ba-na
+ Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Ba-na theo quan điểm giao tiếp: Những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học tiếng dân tộc; các quan điểm cơ bản, phương pháp và kỹ thuật dạy học tiếng Ba-na như ngôn ngữ thứ nhất.
+ Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Ba-na theo quan điểm giao tiếp: Hệ thống hóa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tiếng Ba-na, sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn dạy học tiếng Ba-na;
+ Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học tiếng Ba-na theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học: Hệ thống hóa các hình thức tổ chức dạy học và quản lí dạy học để có thể tổ chức và thực hiện các hoạt động giảng dạy tiếng Ba-na theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ;
+ Đánh giá kết quả học tập môn tiếng Ba-na: Mục đích của việc đánh giá trình độ tiếng Ba-na của người học; các kiến thức cơ bản liên quan đến các hình thức, phương pháp, phương tiện và quy trình đánh giá kết quả học tập tiếng Ba-na theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá; các kỹ năng đánh giá được mức độ thích hợp và độ tin cậy của một bài kiểm tra: kỹ năng xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá, kỹ năng thiết kế bộ công cụ, hình thức và quy trình kiểm tra đánh giá phù hợp với mục đích yêu cầu kiểm tra, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động kiểm tra đánh giá;
+ Thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm: Yêu cầu, kỹ thuật thiết kế và hình thức trình bày, cách thức chuẩn bị và việc quản lí và kiểm tra hồ sơ giáo án; nhật kí và các hồ sơ sư phạm trong thực tiễn dạy học tiếng Ba-na;
+ Thực hành giảng dạy và dự giờ quan sát lớp học tiếng Ba-na theo quan điểm giao tiếp: Thực hành dạy học một số kiểu bài trên lớp học; kỹ thuật dự giờ và phân tích, đánh giá các bài học khi dự giờ, thăm lớp; đồng thời củng cố các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác của người giáo viên (kỹ năng thâm nhập vào thực tiễn nhà trường, kỹ năng tìm hiểu và quản lí người học).
- Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Ba-na
+ Phát triển kỹ năng nghe nói, tiếng Ba-na: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng nghe, nói tiếng Ba-na; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng nghe, nói; tác dụng các loại hoạt động như kể chuyện, đóng vai, trình bày, diễn thuyết, tranh luận, thảo luận trong việc phát triển kỹ năng nghe, nói tiếng Ba-na.
+ Phát triển kỹ năng đọc tiếng Ba-na: kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng đọc bằng tiếng Ba-na; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng đọc của người học từ đọc đúng đến đọc lưu loát trôi chảy và đọc hiểu nội dung ý nghĩa các văn bản tiếng Ba-na.
+ Phát triển kỹ năng viết chữ Ba-na: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng viết chữ Ba-na; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng viết của người học từ viết đúng chính tả đến tạo lập các loại văn bản thông thường, phổ biến trong đời sống theo yêu cầu và chủ đề bằng chữ Ba-na.
+ Phát triển kỹ năng dùng từ và đặt câu tiếng Ba-na: Các kiểu bài tập và phương pháp hỗ trợ quá trình phát triển vốn từ, luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu trong các hoạt động giao tiếp tiếng Ê đê phù hợp với việc lĩnh hội và tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất của người học.
V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
Chủ đề | Yêu cầu cần đạt | |
Kiến thức | Kỹ năng | |
I. Một số vấn đề chung 1. Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Ba-na; 2. Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Ba-na; 3. Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Ba-na. | - Hiểu vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Ba-na đối với việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng ngôn ngữ giữa các dân tộc; hỗ trợ cho việc học tiếng Việt; - Hiểu chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Ba-na; - Nắm vững các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Ba-na. | - Kỹ năng tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Ba-na; - Kỹ năng đề xuất, tham vấn chính sách về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Ba-na nói riêng; - Kỹ năng xây dựng các giải pháp (đề án, dự án) về bảo tồn, phát triển tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Ba-na nói riêng. |
II. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc Ba-na 1. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Ba-na a) Một số đặc điểm về địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Ba-na | - Hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Ba-na sinh sống. | - Kỹ năng tìm hiểu và tổng hợp, phân tích các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Ba-na sinh sống và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Ba-na. |
b) Văn hóa dân tộc Ba-na | - Hiểu các đặc trưng văn hóa truyền thống (giao tiếp, thói quen ăn uống, ở, mặc, sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán của người Ba-na).
| - Kỹ năng tìm hiểu và tổng hợp, phân tích các thông tin về văn hóa truyền thống của đồng bào Ba-na và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn và công tác giáo dục với người học và đồng bào người Ba-na. |
c) Văn học dân tộc Ba-na | - Nhớ tên tác giả, tác phẩm và các thể loại tiêu biểu của văn học Ba-na; - Hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật các tác phẩm văn học dân gian, văn học hiện đại tiêu biểu của người Ba-na. | - Kỹ năng tìm hiểu, phân tích, đánh giá giá trị của các tác phẩm văn học Ba-na, đồng thời biết vận dụng những hiểu biết về văn học Ba-na vào thực tiễn dạy tiếng Ba-na, làm cho nội dung dạy học gần gũi và lí thú với người học. |
2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Ba-na a) Ngữ âm và chữ viết tiếng Ba-na | - Hiểu đặc điểm, chức năng của các đơn vị ngữ âm: Nguyên âm, phụ âm, âm tiết tiếng Ba-na; - Hiểu đặc điểm chữ viết và các quy tắc chữ viết tiếng Ba-na. | - Kỹ năng nhận diện và phân tích các đơn vị ngữ âm như âm tiết, nguyên âm, phụ âm; - Kỹ năng vận dụng các quy tắc viết chữ tiếng Ba-na để nói, viết đúng và nhanh. |
b) Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Ba-na | - Hiểu đơn vị cấu tạo từ (tiếng), hai phương thức cấu tạo từ là ghép và láy, các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ láy và từ ghép); - Hiểu nghĩa của từ, hiện tượng nhiều nghĩa, chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ), đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, các lớp từ vựng tiếng Ba-na. | - Kỹ năng nhận diện và phân tích các kiểu cấu tạo từ, ý nghĩa của từ, phép ẩn dụ và hoán dụ; - Kỹ năng thu thập làm giàu vốn từ vựng ngữ nghĩa tiếng Ba-na, vận dụng vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Ba-na. |
c) Ngữ pháp tiếng Ba-na | - Hiểu đặc điểm, chức năng ngữ pháp của các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; đặc điểm, cấu tạo và chức năng ngữ pháp của các cụm từ chính phụ: Cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ; - Hiểu vai trò, cách sắp xếp các thành phần câu, cách tạo lập các kiểu câu theo mục đích nói (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, tường thuật) và cấu tạo (câu bình thường, câu đặc biệt, câu đơn và câu ghép). | - Kỹ năng nhận diện, phân tích các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; cấu tạo và chức năng ngữ pháp của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ; các thành phần câu, các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và theo cấu tạo ngữ pháp; - Kỹ năng tự học để nâng cao kiến thức về ngữ pháp tiếng Ba-na và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Ba-na. |
III. Phương pháp dạy học tiếng Ba-na 1. Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Ba-na a) Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Ba-na | - Hiểu các quan điểm dạy tiếng mẹ đẻ hiện đại (quan điểm giao tiếp, quan điểm tích cực, quan điểm tích hợp). | - Kỹ năng vận dụng được các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Ba-na. |
b) Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Ba-na | - Hiểu tác dụng và cách vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Ba-na (phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp hợp tác); các kỹ thuật dạy học tiếng: Đóng vai, tạo tình huống, các mảnh ghép, bản đồ tư duy, khăn phủ bàn, kỹ thuật kwl (Know - Want - Learn); sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. tiếng Ba-na. | - Kỹ năng lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học tiếng Ba-na và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Ba-na. |
c) Các hình thức tổ chức dạy học tiếng Ba-na | - Hiểu tác dụng và cách thức vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào thực tiễn dạy học tiếng Ba-na. | - Kỹ năng vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào dạy học các kiểu bài học tiếng Ba-na: Bài hình thành tri thức mới, bài luyện tập, bài ôn tập, bài kiểm tra. |
d) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tiếng Ba-na | - Hiểu quy trình, các phương pháp, hình thức, cách thức xây dựng bộ công cụ và tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Ba-na của người học. | - Kỹ năng xây dựng các bộ công cụ, áp dụng các phương pháp, hình thức đánh giá vào thực tiễn tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Ba-na của người học một cách khoa học, chính xác, kết hợp đánh giá và tự đánh giá; - Sử dụng kết quả đánh giá vào điều chỉnh hoạt động dạy học. |
đ) Thiết kế giáo án, ghi nhật kí, quản lí hồ sơ sư phạm. | - Hiểu quy trình, cách thức thiết kế giáo án, ghi nhật kí dạy học, quản lí hồ sơ sư phạm theo tinh thần đổi mới phương pháp. | - Kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện hiệu quả các thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm trong dạy học tiếng Ba-na. |
e) Thực hành dạy học và dự giờ, quan sát lớp học | - Hiểu quy trình và cách thức thực hành dạy học và dự giờ, quan sát, đánh giá lớp học dạy học tiếng Ba-na. | - Kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện một giờ dạy học tiếng Ba-na; - Đánh giá chính xác giờ dạy học tiếng Ba-na và vận dụng được kinh nghiệm của đồng nghiệp vào thực tiễn dạy học tiếng Ba-na. |
2. Phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Ba-na a) Phát triển các kỹ năng nghe, nói tiếng Ba-na | - Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động nghe, nói tiếng Ba-na cho người học; - Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện nghe, nói tiếng Ba-na. | - Thiết kế được các bài tập rèn luyện nghe, nói tiếng Ba-na phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng nghe, nói; - Thiết kế và tổ chức các giờ học tạo hứng thú nghe, nói tiếng Ba-na cho người học; |
| - Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy nghe, nói tiếng Ba-na. | |
b) Phát triển các kỹ năng đọc tiếng Ba-na | - Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động đọc tiếng Ba-na cho người học; - Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện đọc.
| - Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng đọc phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng đọc; - Thiết kế và tổ chức giờ học tạo hứng thú đọc tiếng Ba-na cho người học; - Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy đọc tiếng Ba-na. |
c) Phát triển các kỹ năng viết tiếng Ba-na | - Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Ba-na cho người học; - Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện viết tiếng Ba-na. | - Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng viết phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Ba-na; - Thiết kế và tổ chức bài học tạo hứng thú viết tiếng Ba-na cho người học; - Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy viết tiếng Ba-na. |
d) Phát triển các kỹ năng dùng từ và đặt câu tiếng Ba-na | - Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học luyện từ và câu tiếng Ba-na; các bước tiến hành, cách thức tổ chức cho người học luyện tập dùng từ và câu tiếng Ba-na trong hoạt động giao tiếp; - Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện từ và câu tiếng Ba-na trong giao tiếp của người học.
| - Thiết kế được các bài tập luyện từ và câu trong giao tiếp phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển vốn từ và câu cho người học; - Thiết kế và tổ chức giờ học luyện từ và câu theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho người học; - Sử dụng kết quả đánh giá điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học luyện từ và câu phù hợp với đối tượng người học, phù hợp với thực tiễn dạy học tiếng Ba-na. |
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Ba-na ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được xây dựng như một chương trình khung, làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng (gọi tắt là cơ sở bồi dưỡng) biên soạn tài liệu bồi dưỡng; triển khai các hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên theo chương trình này.
2. Nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng theo từng học phần phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng. Nội dung của các học phần tập trung vào hai khối kiến thức cơ bản là Khối kiến thức ngôn ngữ và văn hóa và Khối kiến thức phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm.
3. Trong việc cụ thể hóa nội dung các học phần khi biên soạn tài liệu giảng dạy và thực hành giảng dạy, các tác giả biên soạn tài liệu cần chú ý đến các vấn đề: Đặc trưng của ngôn ngữ Ba-na; xu thế dạy học tiếng dân tộc cho người học các vùng dân tộc thiểu số hiện nay, gắn kết dạy kiến thức lí thuyết (về ngôn ngữ, văn hóa, phương pháp giáo dục và giảng dạy) với thực hành giao tiếp và giảng dạy tiếng Ba-na trên lớp học, gắn nội dung dạy học với thực tiễn đời sống và thực tiễn giao tiếp của người Ba-na; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị nghe nhìn vào thực tiễn dạy học.
4. Phương pháp bồi dưỡng: Cần giảm thời lượng lên lớp và giảng dạy lý thuyết, tăng thời lượng tự học, tự nghiên cứu, tăng cường học tập tương tác, thực hành và rút kinh nghiệm qua thực tế dạy học cho học viên, tạo điều kiện cho học viên chủ động, tích cực trong học tập. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện chương trình, các giảng viên cần:
- Đổi mới phương pháp theo quan điểm giao tiếp và tăng cường cung cấp tài liệu tham khảo cho học viên;
- Tận dụng các phương tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả giảng dạy, tăng cường việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu, sử dụng tiếng Ba-na;
- Hướng dẫn học viên tự học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, internet để nâng cao các kỹ năng thực hành tiếng của học viên;
- Tối ưu hóa phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá tiên tiến phù hợp với phương thức đào tạo và mục tiêu đào tạo;
- Tổ chức các hoạt động như seminar, hội thảo chuyên đề, case study (dạy theo tình huống cụ thể), song song với các hoạt động giảng dạy truyền thống;
- Tận dụng mọi cơ hội để học viên được thực hành các kỹ năng ngôn ngữ và nghiệp vụ sư phạm;
- Lựa chọn giáo trình và tài liệu giảng dạy phù hợp để đảm bảo cho học viên đạt được những chuẩn kiến thức nhất định ở từng giai đoạn.
5. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Chỉ đánh giá và xét kết quả học tập cho những học viên có mặt và tham gia tích cực các hoạt động học tập trên lớp tối thiểu 80% số tiết của học phần và thực hiện đầy đủ các bài tập được giao. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua các bài tập lớn, bài thi giữa học phần, bài thi kết thúc học phần, bài kiểm tra thực hành giảng dạy được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
6. Kết quả học tập các học phần là căn cứ để các cơ sở đào tạo bồi dưỡng xét cấp chứng chỉ tốt nghiệp khóa bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng Ba-na ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG Ê-ĐÊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cơ bản cho đối tượng chưa qua đào tạo sư phạm tiếng dân tộc Ê-đê, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nhằm bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc Ê-đê trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và trung tâm giáo dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Chương trình nhằm bồi dưỡng, trang bị cho học viên:
a) Về kiến thức:
- Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) nói chung, dân tộc Ê-đê nói riêng; nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số;
- Các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Ê-đê;
- Xu hướng phát triển của giáo dục phổ thông nói chung, tiếng dân tộc Ê-đê nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế;
- Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Ê-đê, các hình thức tổ chức, quản lý dạy học, các phương pháp cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Ê-đê của người học.
b) Về kỹ năng:
- Các kỹ năng tìm hiểu, học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Ê-đê;
- Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học tiếng Ê-đê: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy tiếng Ê-đê; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học; kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng sử dụng sáng tạo phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học và kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Ê-đê của người học;
- Các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động dạy học tiếng Ê-đê: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản lý, quan sát, nhận xét giờ học; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học môn tiếng Ê-đê phù hợp với đặc thù môn học; kỹ năng tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.
c) Về thái độ:
- Ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp, trau dồi đạo đức và tác phong sư phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học môn tiếng Ê-đê;
- Thái độ khách quan, khoa học trong đánh giá và tự đánh giá quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Ê-đê;
- Ý thức bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hóa của đồng bào dân tộc Ê-đê, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
1. Giáo viên dạy môn tiếng Ê-đê trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
2. Các đối tượng là giáo viên có nguyện vọng giảng dạy môn tiếng Ê-đê nhưng chưa qua các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về dạy tiếng Ê-đê.
Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: Trong đó: | 165 tiết |
- Một số vấn đề chung về việc dạy tiếng dân tộc thiểu số: | 3 tiết |
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Ê-đê: | 57 tiết |
- Phương pháp dạy học tiếng Ê-đê: | 105 tiết |
| Tên học phần | Tổng số tiết | Số tiết | |
Lý thuyết | Thực hành | |||
I | Một số vấn đề chung | 3 | 3 | 0 |
1 | Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách người học | 1 | 1 | 0 |
2 | Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số | 1 | 1 | 0 |
3 | Xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số | 1 | 1 | 0 |
II. | Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc Ê-đê | 57 | 27 | 30 |
1. | Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Ê-đê | 12 | 6 | 6 |
a) | Một số đặc điểm về địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Ê-đê | 2 | 2 | |
b) | Văn hóa dân tộc Ê-đê | 5 | 2 | 3 |
c) | Văn học dân tộc Ê-đê | 5 | 2 | 3 |
2. | Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Ê-đê | 45 | 21 | 24 |
a) | Ngữ âm và chữ viết tiếng Ê-đê; vấn đề phương ngữ trong tiếng Ê-đê | 15 | 7 | 8 |
b) | Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Ê-đê | 15 | 7 | 8 |
c) | Ngữ pháp tiếng Ê-đê | 15 | 7 | 8 |
III. | Phương pháp dạy học tiếng Ê-đê | 105 | 47 | 58 |
1. | Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Ê-đê | 45 | 19 | 26 |
a) | Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Ê-đê | 5 | 3 | 2 |
b) | Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Ê-đê | 10 | 5 | 5 |
c) | Các hình thức tổ chức và quản lý dạy học tiếng Ê-đê | 5 | 2 | 3 |
d) | Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Ê-đê của người học | 5 | 2 | 3 |
đ) | Thiết kế giáo án, nhật kí, quản lý hồ sơ sư phạm | 15 | 7 | 8 |
e) | Dự giờ, quan sát lớp học; thực hành dạy học tiếng Ê-đê | 5 | 5 | |
2. | Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Ê-đê | 60 | 28 | 32 |
a) | Dạy học nghe, nói tiếng Ê-đê | 15 | 7 | 8 |
b) | Dạy học đọc tiếng Ê-đê | 15 | 7 | 8 |
c) | Dạy học viết tiếng Ê-đê | 15 | 7 | 8 |
d) | Dạy học luyện từ và câu tiếng Ê-đê | 15 | 7 | 8 |
Tổng cộng: | 165 | 77 | 88 |
a) Mục tiêu:
Học viên nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Ê-đê nói riêng; vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Ê-đê; các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Ê đê cho người học và vận dụng được vào thực tiễn dạy học.
b) Nội dung:
- Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Ê-đê;
- Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Ê-đê: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách, hỗ trợ quá trình học tiếng Việt cho người học là người dân tộc thiểu số;
- Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Ê-đê: Dạy học tiếng Ê-đê theo quan điểm giao tiếp, phát huy sự chuyển di ngôn ngữ; tích cực hóa hoạt động học tập của người học; tích hợp dạy kiến thức và kỹ năng; các kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, văn học và các vấn đề của đời sống; sử dụng các phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập hiện đại.
2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc Ê-đê
a) Mục tiêu:
- Học viên nắm được những nội dung cơ bản về ngôn ngữ tiếng Ê-đê (ngữ âm, chữ viết, từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp) một cách hệ thống và vận dụng được vào thực tiễn dạy học tiếng Ê-đê ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Học viên nắm được những nội dung cơ bản về đặc điểm địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Ê-đê sinh sống; những đặc trưng cơ bản của văn hóa và văn học Ê-đê trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa, văn học Việt Nam và vận dụng được những hiểu biết này vào thực tiễn dạy học tiếng Ê-đê ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
b) Nội dung:
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Ê-đê:
+ Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Ê đê sinh sống: Địa hình chủ yếu bằng phẳng, giao thông giữa các vùng thuận tiện; đất đai phù hợp phát triển vùng kinh tế gắn với một số loại cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và mối quan hệ của nó với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước;
+ Một số đặc điểm về văn hóa dân tộc Ê-đê trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt nam: Văn hóa giao tiếp (giao tiếp thông thường và giao tiếp trang trọng với già làng, chức sắc, …, giao tiếp trong các nghi lễ với thần linh); thói quen ăn uống (rượu cần, cà đắng…); nhà ở (nhà dài, nhà mồ); trang sức (vòng bạc đeo cổ, còng đồng, hạt cườm đeo cổ tay); trang phục; sinh hoạt hàng ngày, tín ngưỡng (thuộc hình thái tôn giáo nguyên thuỷ thể hiện từ quan niệm “vạn vật hữu linh”, thờ đa thần); lễ nghi, phong tục, luật tục (Các nghi lễ, lễ hội vòng đời người: Lễ cúng khi người mẹ mang thai, lễ cúng trước khi sinh, lễ cúng đặt tên thổi tai, lễ cúng đầy tháng, lễ cúng đầy một mùa rẫy…; lễ hỏi chồng, lễ cưới chồng, lễ cúng sức khoẻ; lễ cúng vào nhà mới, lễ rước kpan, lễ tang…; Các Lễ hội nông nghiệp: Lễ tìm đất, lễ phát rẫy, lễ đốt rẫy, lễ gieo hạt, lễ cúng cầu mưa, lễ cúng thần gió, lễ ăn cơm mới, lễ mừng được mùa, lễ cúng bến nước, lễ cúng hồn lúa, lễ cúng kho lúa…); sinh hoạt văn nghệ (các làn điệu dân ca: Hát Ayray…; múa tung khăk, pah h’gơr, khil đao, grứ phiơr …); các loại nhạc cụ (cồng chiêng, nhạc cụ tre nứa: Đing năm, Đing Tak Ta, Đing ring, Đing téc, Ki Pah; Đing pah, Đing ktuk, Đing pâng, Ching kram..., nhạc cụ bằng dây, như: Brố, Goong…); hôn nhân gia đình (truyền thống mẫu hệ) và các nghề truyền thống (đan lát, dệt thổ cẩm);
+ Một số đặc điểm cơ bản của văn học Ê-đê trong quan hệ với sự phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam: Văn học dân gian (thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, câu đố, thơ đối đáp trong tình duyên, dân ca, trường ca: Đam San, Đam Di, Mdrong Đăm, Khinh Du, Xinh Nhã, Sum Blum, Kdăm Bliăng …); văn học viết Ê-đê trước đây và hiện nay.
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Ê-đê:
+ Giới thiệu chung về tiếng Ê-đê;
+ Hệ thống ngữ âm- chữ viết: Cấu trúc âm tiết tiếng Ê-đê, nguyên âm, phụ âm, vần; chữ viết tiếng Ê đê và những vấn đề cần lưu ý về chữ viết;
+ Vấn đề phương ngữ và xử lí hiện tượng phương ngữ trong dạy học tiếng Ê-đê.
+ Cấu tạo từ: Từ và hình vị; từ đơn tiết, từ đa tiết, từ ghép, từ láy; tiền âm tiết và
phụ tố; các phương thức cấu tạo từ: Phương thức phụ tố, phương thức láy, phương thức ghép;
+ Từ gốc và từ mượn;
+ Nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa và hiện tượng
chuyển nghĩa của từ tiếng Ê-đê;
+ Các biện pháp tu từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
+ Từ loại: Danh từ và cụm danh từ, động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, phụ từ và số từ; thành ngữ, tục ngữ tiếng Ê-đê;
+ Câu và cấu tạo câu: Quan niệm về câu, các thành phần câu;
+ Các kiểu câu: Phân loại câu theo mục đích nói (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến); phân loại câu theo cấu tạo (câu đơn, câu ghép; câu bình thường, câu đặc biệt, câu rút gọn).
3. Phương pháp dạy học tiếng Ê-đê
a) Mục tiêu:
- Học viên nắm vững những nội dung cơ bản về lí luận và phương pháp dạy học tiếng Ê-đê như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) và vận dụng lí luận và phương pháp đó vào thực tiễn dạy học môn tiếng Ê-đê;
- Học viên nắm được nội dung kiến thức, kỹ năng giao tiếp cơ bản và những biện pháp phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Ê-đê; phát triển vốn từ và luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu theo các chủ đề vào hoạt động giao tiếp trong đời sống hằng ngày của đồng bào dân tộc Ê-đê.
b) Nội dung:
- Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Ê-đê
+ Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Ê-đê theo quan điểm giao tiếp: Những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học tiếng dân tộc; các quan điểm cơ bản, phương pháp và kỹ thuật dạy học tiếng Ê-đê như ngôn ngữ thứ nhất.
+ Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Ê-đê theo quan điểm giao tiếp: Hệ thống hóa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tiếng Ê-đê, sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn dạy học tiếng Ê-đê;
+ Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học tiếng Ê-đê theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học: Hệ thống hóa các hình thức tổ chức dạy học và quản lí dạy học để có thể tổ chức và thực hiện các hoạt động giảng dạy tiếng Ê-đê theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ;
+ Đánh giá kết quả học tập môn tiếng Ê-đê: Mục đích của việc đánh giá trình độ tiếng Ê-đê của người học; các kiến thức cơ bản liên quan đến các hình thức, phương pháp, phương tiện và quy trình đánh giá kết quả học tập tiếng Ê-đê theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá; các kỹ năng đánh giá được mức độ thích hợp và độ tin cậy của một bài kiểm tra: kỹ năng xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá, kỹ năng thiết kế bộ công cụ, hình thức và quy trình kiểm tra đánh giá phù hợp với mục đích yêu cầu kiểm tra, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động kiểm tra đánh giá;
+ Thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm: Yêu cầu, kỹ thuật thiết kế và hình thức trình bày, cách thức chuẩn bị và việc quản lí và kiểm tra hồ sơ giáo án; nhật kí và các hồ sơ sư phạm trong thực tiễn dạy học tiếng Ê-đê;
+ Thực hành giảng dạy và dự giờ quan sát lớp học tiếng Ê-đê theo quan điểm giao tiếp: Thực hành dạy học một số kiểu bài trên lớp học; kỹ thuật dự giờ và phân tích, đánh giá các bài học khi dự giờ, thăm lớp; đồng thời củng cố các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác của người giáo viên (kỹ năng thâm nhập vào thực tiễn nhà trường, kỹ năng tìm hiểu và quản lí người học).
- Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Ê-đê
+ Phát triển kỹ năng nghe nói, tiếng Ê-đê: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng nghe, nói tiếng Ê-đê; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng nghe, nói; tác dụng các loại hoạt động như kể chuyện, đóng vai, trình bày, diễn thuyết, tranh luận, thảo luận trong việc phát triển kỹ năng nghe, nói tiếng Ê đê.
+ Phát triển kỹ năng đọc tiếng Ê-đê: kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng đọc bằng tiếng Ê-đê; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng đọc của người học từ đọc đúng đến đọc lưu loát trôi chảy và đọc hiểu nội dung ý nghĩa các văn bản tiếng Ê-đê.
+ Phát triển kỹ năng viết chữ Ê-đê: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng viết chữ Ê-đê; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng viết của người học từ viết đúng chính tả đến tạo lập các loại văn bản thông thường, phổ biến trong đời sống theo yêu cầu và chủ đề bằng chữ Ê-đê.
+ Phát triển kỹ năng dùng từ và đặt câu tiếng Ê-đê: Các kiểu bài tập và phương pháp hỗ trợ quá trình phát triển vốn từ, luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu trong các hoạt động giao tiếp tiếng Ê-đê phù hợp với việc lĩnh hội và tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất của người học.
V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
Chủ đề | Yêu cầu cần đạt | |
Kiến thức | Kỹ năng | |
I. Một số vấn đề chung 1. Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Ê-đê; 2. Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Ê-đê; 3. Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Ê-đê. | - Hiểu vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Ê-đê đối với việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng ngôn ngữ giữa các dân tộc; hỗ trợ cho việc học tiếng Việt; - Hiểu chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Ê-đê; - Nắm vững các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Ê-đê. | - Có kỹ năng tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Ê-đê; - Kỹ năng đề xuất, tham vấn chính sách về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Ê-đê nói riêng; - Kỹ năng xây dựng các giải pháp (đề án, dự án) về bảo tồn, phát triển tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Ê-đê nói riêng. |
II. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc Ê-đê 1. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Ê-đê a) Một số đặc điểm về địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Ê-đê | - Hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Ê-đê sinh sống. | - Có kỹ năng tìm hiểu và tổng hợp, phân tích các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Ê-đê sinh sống và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Ê-đê. |
b) Văn hóa dân tộc Ê-đê | - Hiểu các đặc trưng văn hóa truyền thống (giao tiếp, thói quen ăn uống, ở, mặc, sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán của người Ê-đê).
| - Có kỹ năng tìm hiểu và tổng hợp, phân tích các thông tin về văn hóa truyền thống của đồng bào Ê-đê và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn và công tác giáo dục với người học và đồng bào người Ê-đê. |
c) Văn học dân tộc Ê-đê | - Nhớ tên tác giả, tác phẩm và các thể loại tiêu biểu của văn học Ê-đê; - Hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật các tác phẩm văn học dân gian, văn học hiện đại tiêu biểu của người Ê-đê. | - Có kỹ năng tìm hiểu, phân tích, đánh giá giá trị của các tác phẩm văn học Ê-đê, đồng thời biết vận dụng những hiểu biết về văn học Ê-đê vào thực tiễn dạy tiếng Ê-đê, làm cho nội dung dạy học gần gũi và lí thú với người học. |
2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Ê-đê a) Ngữ âm và chữ viết tiếng Ê-đê | - Hiểu đặc điểm, chức năng của các đơn vị ngữ âm: Nguyên âm, phụ âm, âm tiết tiếng Ê-đê; - Hiểu đặc điểm chữ viết và các quy tắc chữ viết tiếng Ê-đê. | - Có kỹ năng nhận diện và phân tích các đơn vị ngữ âm như âm tiết, nguyên âm, phụ âm; - Có kỹ năng vận dụng các quy tắc viết chữ tiếng Ê-đê để nói, viết đúng và nhanh. |
b) Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Ê-đê | - Hiểu đơn vị cấu tạo từ (tiếng), hai phương thức cấu tạo từ là ghép và láy, các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ láy và từ ghép); - Hiểu nghĩa của từ, hiện tượng nhiều nghĩa, chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ), đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, các lớp từ vựng tiếng Ê-đê. | - Có kỹ năng nhận diện và phân tích các kiểu cấu tạo từ, ý nghĩa của từ, phép ẩn dụ và hoán dụ; - Có kỹ năng thu thập làm giàu vốn từ vựng ngữ nghĩa tiếng Ê-đê, vận dụng vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Ê-đê. |
c) Ngữ pháp tiếng Ê-đê | - Hiểu đặc điểm, chức năng ngữ pháp của các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; đặc điểm, cấu tạo và chức năng ngữ pháp của các cụm từ chính phụ: Cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ; - Hiểu vai trò, cách sắp xếp các thành phần câu, cách tạo lập các kiểu câu theo mục đích nói (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, tường thuật) và cấu tạo (câu bình thường, câu đặc biệt, câu đơn và câu ghép). | - Có kỹ năng nhận diện, phân tích các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; cấu tạo và chức năng ngữ pháp của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ; các thành phần câu, các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và theo cấu tạo ngữ pháp; - Có kỹ năng tự học để nâng cao kiến thức về ngữ pháp tiếng Ê-đê và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Ê-đê. |
III. Phương pháp dạy học tiếng Ê-đê 1. Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Ê-đê a) Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Ê-đê | - Hiểu các quan điểm dạy tiếng mẹ đẻ hiện đại (quan điểm giao tiếp, quan điểm tích cực, quan điểm tích hợp). | - Có kỹ năng vận dụng được các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Ê-đê. |
b) Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Ê-đê | - Hiểu tác dụng và cách vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Ê-đê (phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp hợp tác); các kỹ thuật dạy học tiếng: Đóng vai, tạo tình huống, các mảnh ghép, bản đồ tư duy, khăn phủ bàn, kỹ thuật kwl (Know - Want - Learn); sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. tiếng Ê-đê. | - Có kỹ năng lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học tiếng Ê-đê và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Ê-đê. |
c) Các hình thức tổ chức dạy học tiếng Ê-đê | - Hiểu tác dụng và cách thức vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào thực tiễn dạy học tiếng Ê-đê. | - Có kỹ năng vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào dạy học các kiểu bài học tiếng Ê-đê: Bài hình thành tri thức mới, bài luyện tập, bài ôn tập, bài kiểm tra. |
d) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tiếng Ê-đê | - Hiểu quy trình, các phương pháp, hình thức, cách thức xây dựng bộ công cụ và tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Ê-đê của người học. | - Có kỹ năng xây dựng các bộ công cụ, áp dụng các phương pháp, hình thức đánh giá vào thực tiễn tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Ê-đê của người học một cách khoa học, chính xác, kết hợp đánh giá và tự đánh giá; - Biết sử dụng kết quả đánh giá vào điều chỉnh hoạt động dạy học. |
đ) Thiết kế giáo án, ghi nhật kí, quản lí hồ sơ sư phạm. | - Hiểu quy trình, cách thức thiết kế giáo án, ghi nhật kí dạy học, quản lí hồ sơ sư phạm theo tinh thần đổi mới phương pháp. | - Có kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện hiệu quả các thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm trong dạy học tiếng Ê-đê. |
e) Thực hành dạy học và dự giờ, quan sát lớp học | - Hiểu quy trình và cách thức thực hành dạy học và dự giờ, quan sát, đánh giá lớp học dạy học tiếng Ê-đê. | - Có kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện một giờ dạy học tiếng Ê-đê; - Đánh giá chính xác giờ dạy học tiếng Ê-đê và vận dụng được kinh nghiệm của đồng nghiệp vào thực tiễn dạy học tiếng Ê-đê. |
2. Phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Ê-đê a) Phát triển các kỹ năng nghe, nói tiếng Ê-đê | - Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động nghe, nói tiếng Ê-đê cho người học; - Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện nghe, nói tiếng Ê-đê. | - Thiết kế được các bài tập rèn luyện nghe, nói tiếng Ê-đê phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng nghe, nói; - Biết thiết kế và tổ chức các giờ học tạo hứng thú nghe, nói tiếng Ê-đê cho người học; |
| - Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy nghe, nói tiếng Ê-đê. | |
b) Phát triển các kỹ năng đọc tiếng Ê-đê | - Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động đọc tiếng Ê-đê cho người học; - Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện đọc.
| - Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng đọc phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng đọc; - Biết thiết kế và tổ chức giờ học tạo hứng thú đọc tiếng Ê-đê cho người học; - Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy đọc tiếng Ê đê. |
c) Phát triển các kỹ năng viết tiếng Ê-đê | - Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Ê-đê cho người học; - Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện viết tiếng Ê-đê. | - Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng viết phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Ê-đê; - Biết thiết kế và tổ chức bài học tạo hứng thú viết tiếng Ê-đê cho người học; - Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy viết tiếng Ê-đê. |
d) Phát triển các kỹ năng dùng từ và đặt câu tiếng Ê-đê | - Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học luyện từ và câu tiếng Ê đê; các bước tiến hành, cách thức tổ chức cho người học luyện tập dùng từ và câu tiếng Ê-đê trong hoạt động giao tiếp; - Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện từ và câu tiếng Ê-đê trong giao tiếp của người học.
| - Thiết kế được các bài tập luyện từ và câu trong giao tiếp phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển vốn từ và câu cho người học; - Biết thiết kế và tổ chức giờ học luyện từ và câu theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho người học; - Sử dụng kết quả đánh giá điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học luyện từ và câu phù hợp với đối tượng người học, phù hợp với thực tiễn dạy học tiếng Ê-đê. |
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Ê-đê ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được xây dựng như một chương trình khung, làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng (gọi tắt là cơ sở bồi dưỡng) biên soạn tài liệu bồi dưỡng; triển khai các hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên theo chương trình này.
2. Nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng theo từng học phần phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng. Nội dung của các học phần tập trung vào hai khối kiến thức cơ bản là Khối kiến thức ngôn ngữ và văn hóa và Khối kiến thức phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm.
3. Trong việc cụ thể hóa nội dung các học phần khi biên soạn tài liệu giảng dạy và thực hành giảng dạy, các tác giả biên soạn tài liệu cần chú ý đến các vấn đề: Đặc trưng của ngôn ngữ Ê-đê; xu thế dạy học tiếng dân tộc cho người học các vùng dân tộc thiểu số hiện nay, gắn kết dạy kiến thức lí thuyết (về ngôn ngữ, văn hóa, phương pháp giáo dục và giảng dạy) với thực hành giao tiếp và giảng dạy tiếng Ê-đê trên lớp học, gắn nội dung dạy học với thực tiễn đời sống và thực tiễn giao tiếp của người Ê-đê; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị nghe nhìn vào thực tiễn dạy học.
4. Phương pháp bồi dưỡng: Cần giảm thời lượng lên lớp và giảng dạy lý thuyết, tăng thời lượng tự học, tự nghiên cứu, tăng cường học tập tương tác, thực hành và rút kinh nghiệm qua thực tế dạy học cho học viên, tạo điều kiện cho học viên chủ động, tích cực trong học tập. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện chương trình, các giảng viên cần:
- Đổi mới phương pháp theo quan điểm giao tiếp và tăng cường cung cấp tài liệu tham khảo cho học viên;
- Tận dụng các phương tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả giảng dạy, tăng cường việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu, sử dụng tiếng Ê-đê;
- Hướng dẫn học viên tự học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, internet để nâng cao các kỹ năng thực hành tiếng của học viên;
- Tối ưu hóa phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá tiên tiến phù hợp với phương thức đào tạo và mục tiêu đào tạo;
- Tổ chức các hoạt động như seminar, hội thảo chuyên đề, case study (dạy theo tình huống cụ thể), song song với các hoạt động giảng dạy truyền thống;
- Tận dụng mọi cơ hội để học viên được thực hành các kỹ năng ngôn ngữ và nghiệp vụ sư phạm;
- Lựa chọn giáo trình và tài liệu giảng dạy phù hợp để đảm bảo cho học viên đạt được những chuẩn kiến thức nhất định ở từng giai đoạn.
5. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Chỉ đánh giá và xét kết quả học tập cho những học viên có mặt và tham gia tích cực các hoạt động học tập trên lớp tối thiểu 80% số tiết của học phần và thực hiện đầy đủ các bài tập được giao. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua các bài tập lớn, bài thi giữa học phần, bài thi kết thúc học phần, bài kiểm tra thực hành giảng dạy được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
6. Kết quả học tập các học phần là căn cứ để các cơ sở giáo dục đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng xét cấp chứng chỉ tốt nghiệp khóa bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng Ê-đê ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG CHĂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2014/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cơ bản cho đối tượng chưa qua đào tạo sư phạm tiếng dân tộc Chăm, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nhằm bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc Chăm trong các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và trung tâm giáo dục thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Chương trình nhằm bồi dưỡng, trang bị cho học viên:
a) Về kiến thức:
- Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) nói chung, dân tộc Chăm nói riêng; nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số;
- Các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Chăm;
- Xu hướng phát triển của giáo dục phổ thông nói chung, tiếng dân tộc Chăm nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế;
- Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Chăm, các hình thức tổ chức, quản lý dạy học, các phương pháp cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Chăm của người học.
b) Về kỹ năng:
- Các kỹ năng tìm hiểu, học tập ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Chăm;
- Các kỹ năng cơ bản trong hoạt động dạy học tiếng Chăm: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường dạy tiếng Chăm; kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học; kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng sử dụng sáng tạo phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học và kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Chăm của người học;
- Các kỹ năng hỗ trợ cho hoạt động dạy học tiếng Chăm: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức, quản lý, quan sát, nhận xét giờ học; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học môn tiếng Chăm phù hợp với đặc thù môn học; kỹ năng tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.
c) Về thái độ:
- Ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp, trau dồi đạo đức và tác phong sư phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong hoạt động dạy học môn tiếng Chăm;
- Thái độ khách quan, khoa học trong đánh giá và tự đánh giá quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Chăm;
- Ý thức bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết, văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
1. Giáo viên dạy môn tiếng Chăm trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
2. Các đối tượng là giáo viên có nguyện vọng giảng dạy môn tiếng Chăm nhưng chưa qua các lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về dạy tiếng Chăm.
1. Khối lượng kiến thức
Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: Trong đó: | 165 tiết |
- Một số vấn đề chung về việc dạy tiếng dân tộc thiểu số: | 3 tiết |
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Chăm: | 57 tiết |
- Phương pháp dạy học tiếng Chăm: | 105 tiết |
2. Nội dung chương trình
| Tên học phần | Tổng số tiết | Số tiết | |
Lý thuyết | Thực hành | |||
I | Một số vấn đề chung | 3 | 3 | 0 |
1 | Vai trò, ý nghĩa của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số đối với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách người học | 1 | 1 | 0 |
2 | Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số | 1 | 1 | 0 |
3 | Xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số | 1 | 1 | 0 |
II. | Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc Chăm | 57 | 27 | 30 |
1. | Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Chăm | 12 | 6 | 6 |
a) | Một số đặc điểm về địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Chăm | 2 | 2 | |
b) | Văn hóa dân tộc Chăm | 5 | 2 | 3 |
c) | Văn học dân tộc Chăm | 5 | 2 | 3 |
2. | Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Chăm | 45 | 21 | 24 |
a) | Ngữ âm và chữ viết tiếng Chăm; vấn đề phương ngữ trong tiếng Chăm | 15 | 7 | 8 |
b) | Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Chăm | 15 | 7 | 8 |
c) | Ngữ pháp tiếng Chăm | 15 | 7 | 8 |
III. | Phương pháp dạy học tiếng Chăm | 105 | 47 | 58 |
1. | Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Chăm | 45 | 19 | 26 |
a) | Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Chăm | 5 | 3 | 2 |
b) | Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Chăm | 10 | 5 | 5 |
c) | Các hình thức tổ chức và quản lý dạy học tiếng Chăm | 5 | 2 | 3 |
d) | Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Chăm của người học | 5 | 2 | 3 |
đ) | Thiết kế giáo án, nhật kí, quản lý hồ sơ sư phạm | 15 | 7 | 8 |
e) | Dự giờ, quan sát lớp học; thực hành dạy học tiếng Chăm | 5 | 5 | |
2. | Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Chăm | 60 | 28 | 32 |
a) | Dạy học nghe, nói tiếng Chăm | 15 | 7 | 8 |
b) | Dạy học đọc tiếng Chăm | 15 | 7 | 8 |
c) | Dạy học viết tiếng Chăm | 15 | 7 | 8 |
d) | Dạy học luyện từ và câu tiếng Chăm | 15 | 7 | 8 |
Tổng cộng: | 165 | 77 | 88 |
a) Mục tiêu:
Học viên nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Chăm nói riêng; vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Chăm; các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Chăm cho người học và vận dụng được vào thực tiễn dạy học.
b) Nội dung:
- Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Chăm;
- Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Chăm: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển tư duy và nhân cách, hỗ trợ quá trình học tiếng Việt cho người học là người dân tộc thiểu số;
- Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Chăm: Dạy học tiếng Chăm theo quan điểm giao tiếp, phát huy sự chuyển di ngôn ngữ; tích cực hóa hoạt động học tập của người học; tích hợp dạy kiến thức và kỹ năng; các kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, văn học và các vấn đề của đời sống; sử dụng các phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập hiện đại.
2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc Chăm
a) Mục tiêu:
- Học viên nắm được những nội dung cơ bản về ngôn ngữ tiếng Chăm (ngữ âm, chữ viết, từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp) một cách hệ thống và vận dụng được vào thực tiễn dạy học tiếng Chăm ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Học viên nắm được những nội dung cơ bản về đặc điểm địa lí tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Chăm sinh sống; những đặc trưng cơ bản của văn hóa và văn học Chăm trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa, văn học Việt Nam và vận dụng được những hiểu biết này vào thực tiễn dạy học tiếng Chăm ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
b) Nội dung:
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Chăm:
+ Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đồng bào dân tộc Chăm sinh sống: Địa hình ven biển, khí hậu nắng nóng, thiếu nước canh tác và sử dụng, động cát xâm lấn, đất đai chật hẹp, giao thông tương đối thuận lợi. Cư trú theo cộng đồng làng. Sống bằng nghề trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng nho (Ninh Thuận), thanh long (Bình Thuận). Nghề truyền thống rất nổi tiếng: dệt thổ cẩm, làm gốm…
+ Một số đặc điểm về văn hóa Chăm trong quan hệ với tính thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam: Văn hóa giao tiếp (giao tiếp thông thường và giao tiếp trang trọng trong các nghi lễ với thần linh). Các lễ hội lớn trong năm (Ka-tê, Ramưwan, Rija Nưgăr…). Các lễ trong tang ma (Padhi, Patrip, lễ nhập Kút, lễ hỏa táng, lễ tảo mộ...); cưới xin (Karơh, Katăt,..), trong đền ơn, đáp nghĩa (Po Bin Thuôr, Po Nai, Pô Riyak...). Các tập tục trong nghi lễ vòng đời: (cúng Iêu prok, Buh kalih tuh ia...). Tập quán ăn mặc, ẩm thực, vui chơi. Lịch pháp, âm nhạc và kiến trúc truyền thống. Tôn giáo tín ngưỡng: sự du nhập của các tôn giáo, vai trò của Hồi giáo (hai nhánh là Islam và Bani), Bàlamôn (Ấn độ giáo),.. trong đời sống dân tộc Chăm. Vai trò của người phụ nữ và vai trò của chức sắc: Paxeh (Bà la môn), Achar (Bà ni), Halâu janưng Chăm trong đời sống dân tộc Chăm…
+ Một số đặc điểm cơ bản của văn học Chăm trong quan hệ với sự phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam: Văn học dân gian (tục ngữ, ca dao, thần thoại, truyện cổ tích, câu đố), văn học viết Chăm trước đây (các tác phẩm Dewa Mưno, Inra Patra, Um Mưrup, Glăng Anăk, Pato adat kamay... và hiện nay (các tác phẩm Ariya Po Parăng, Ariya Radêh apui, ....)
- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Chăm:
+ Giới thiệu chung về tiếng Chăm; lịch sử ra đời, kí tự.
+ Hệ thống ngữ âm: Cấu trúc âm tiết tiếng Chăm, nguyên âm, phụ âm, chữ số, phụ âm kép (ghép với takai krăk, takai kiăk, takai kwăk và takai lăk), 13 chữ cái làm phụ âm cuối (nét cuối kéo dài), vần thông dụng, vần khó ít dùng, vần đơn và vần phức;
+ Chữ viết Akhar thrah, chữ viết Jawi, chữ viết Rumi
+ Luật chính tả, luật ngắn-dài, căng-chùng và biến thái âm vị.
+ Phương ngữ (Chăm Hroi, Chăm Panduraga, Chăm Nam Bộ) và xử lí hiện tượng phương ngữ trong dạy học tiếng Chăm.
+ Cấu tạo từ: từ và hình vị; từ đơn tiết, từ đa tiết, từ ghép, từ láy; tiền âm tiết (các chữ cái làm “lang likuk” làm chùng trọng âm và không làm chùng trọng âm - dấu âm); Các phương thức cấu tạo từ: phương thức phụ tố, phương thức láy, phương thức ghép;
+ Từ gốc và từ mượn (các nước Đông Nam Á, Sanscrit và Pali);
+ Từ nhiều nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; từ bất quy tắc.
+ Các biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phúng dụ, tượng trưng, điệp ngữ, tương phản, khoa trương, nói giảm-nói tránh, chơi chữ, nói lái…
+ Từ loại: danh từ và cụm danh từ, động từ và cụm động từ, tính từ và cụm tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ... ;
+ Câu và cấu tạo câu: Quan niệm về câu, các thành phần câu;
+ Các kiểu câu: Phân loại câu theo mục đích nói (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến); phân loại câu theo cấu tạo (câu đơn, câu ghép; câu bình thường, câu đặc biệt, câu rút gọn).
3. Phương pháp dạy học tiếng Chăm
a) Mục tiêu:
- Học viên nắm vững những nội dung cơ bản về lí luận và phương pháp dạy học tiếng Chăm như ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ) và vận dụng lí luận và phương pháp đó vào thực tiễn dạy học môn tiếng Chăm;
- Học viên nắm được nội dung kiến thức, kỹ năng giao tiếp cơ bản và những biện pháp phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Chăm; phát triển vốn từ và luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu theo các chủ đề vào hoạt động giao tiếp trong đời sống hằng ngày của đồng bào dân tộc Chăm.
b) Nội dung:
- Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Chăm
+ Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Chăm theo quan điểm giao tiếp: Những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học tiếng dân tộc; các quan điểm cơ bản, phương pháp và kỹ thuật dạy học tiếng Chăm như ngôn ngữ thứ nhất.
+ Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Chăm theo quan điểm giao tiếp: Hệ thống hóa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tiếng Chăm, sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn dạy học tiếng Chăm.
+ Các hình thức tổ chức và quản lí dạy học tiếng Chăm theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học: Hệ thống hóa các hình thức tổ chức dạy học và quản lí dạy học để có thể tổ chức và thực hiện các hoạt động giảng dạy tiếng Chăm theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ;
+ Đánh giá kết quả học tập môn tiếng Chăm: Mục đích của việc đánh giá trình độ tiếng Chăm của người học; các kiến thức cơ bản liên quan đến các hình thức, phương pháp, phương tiện và quy trình đánh giá kết quả học tập tiếng Chăm theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá; các kỹ năng đánh giá được mức độ thích hợp và độ tin cậy của một bài kiểm tra: kỹ năng xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá, kỹ năng thiết kế bộ công cụ, hình thức và quy trình kiểm tra đánh giá phù hợp với mục đích yêu cầu kiểm tra, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động kiểm tra đánh giá;
+ Thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm: Yêu cầu, kỹ thuật thiết kế và hình thức trình bày, cách thức chuẩn bị và việc quản lí và kiểm tra hồ sơ giáo án; nhật kí và các hồ sơ sư phạm trong thực tiễn dạy học tiếng Chăm;
+ Thực hành giảng dạy và dự giờ quan sát lớp học tiếng Chăm theo quan điểm giao tiếp: Thực hành dạy học một số kiểu bài trên lớp học; kỹ thuật dự giờ và phân tích, đánh giá các bài học khi dự giờ, thăm lớp; đồng thời củng cố các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác của người giáo viên (kỹ năng thâm nhập vào thực tiễn nhà trường, kỹ năng tìm hiểu và quản lí người học).
- Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Chăm
+ Phát triển kỹ năng nghe nói, tiếng Chăm: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng nghe, nói tiếng Chăm; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng nghe, nói; tác dụng các loại hoạt động như kể chuyện, đóng vai, trình bày, diễn thuyết, tranh luận, thảo luận trong việc phát triển kỹ năng nghe, nói tiếng Chăm.
+ Phát triển kỹ năng đọc tiếng Chăm: kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng đọc bằng tiếng Chăm; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng đọc của người học từ đọc đúng đến đọc lưu loát trôi chảy và đọc hiểu nội dung ý nghĩa các văn bản tiếng Chăm.
+ Phát triển kỹ năng viết chữ Chăm: Kiến thức, kỹ năng và những yếu tố liên quan đến kỹ năng viết chữ Chăm; hướng tiếp cận và quy trình thích hợp để hỗ trợ phát triển kỹ năng viết của người học từ viết đúng chính tả đến tạo lập các loại văn bản thông thường, phổ biến trong đời sống theo yêu cầu và chủ đề bằng chữ Chăm.
+ Phát triển kỹ năng dùng từ và đặt câu tiếng Chăm: Các kiểu bài tập và phương pháp hỗ trợ quá trình phát triển vốn từ, luyện kỹ năng sử dụng thành thạo từ và câu trong các hoạt động giao tiếp tiếng Chăm phù hợp với việc lĩnh hội và tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất của người học.
V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
Chủ đề | Yêu cầu cần đạt | |
Kiến thức | Kỹ năng | |
I. Một số vấn đề chung 1. Vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Chăm; 2. Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Chăm; 3. Các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Chăm. | - Hiểu vai trò và ý nghĩa của việc dạy học tiếng Chăm đối với việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc, thực hiện quyền bình đẳng ngôn ngữ giữa các dân tộc; hỗ trợ cho việc học tiếng Việt; - Hiểu chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Chăm; - Nắm vững các xu hướng phát triển của việc dạy học tiếng Chăm. | - Kỹ năng tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về việc dạy học tiếng Chăm; - Kỹ năng đề xuất, tham vấn chính sách về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Chăm nói riêng; - Kỹ năng xây dựng các giải pháp (đề án, dự án) về bảo tồn, phát triển tiếng dân tộc thiểu số nói chung, tiếng Chăm nói riêng. |
II. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc Chăm 1. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn hóa dân tộc Chăm a) Một số đặc điểm về địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng dân tộc Chăm | - Hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Chăm sinh sống. | - Kỹ năng tìm hiểu và tổng hợp, phân tích các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bào Chăm sinh sống và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Chăm. |
b) Văn hóa dân tộc Chăm | - Hiểu các đặc trưng văn hóa truyền thống (giao tiếp, thói quen ăn uống, ở, mặc, sinh hoạt, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán của người Chăm).
| - Kỹ năng tìm hiểu và tổng hợp, phân tích các thông tin về văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn và công tác giáo dục với người học và đồng bào người Chăm. |
c) Văn học dân tộc Chăm | - Nhớ tên tác giả, tác phẩm và các thể loại tiêu biểu của văn học Chăm; - Hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật các tác phẩm văn học dân gian, văn học hiện đại tiêu biểu của người Chăm. | - Kỹ năng tìm hiểu, phân tích, đánh giá giá trị của các tác phẩm văn học Chăm, đồng thời biết vận dụng những hiểu biết về văn học Chăm vào thực tiễn dạy tiếng Chăm, làm cho nội dung dạy học gần gũi và lí thú với người học. |
2. Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ tiếng Chăm a) Ngữ âm và chữ viết tiếng Chăm | - Hiểu đặc điểm, chức năng của các đơn vị ngữ âm: Nguyên âm, phụ âm, âm tiết tiếng Chăm; - Hiểu đặc điểm chữ viết và các quy tắc chữ viết tiếng Chăm. | - Kỹ năng nhận diện và phân tích các đơn vị ngữ âm như âm tiết, nguyên âm, phụ âm; - Kỹ năng vận dụng các quy tắc viết chữ tiếng Chăm để nói, viết đúng và nhanh. |
b) Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Chăm | - Hiểu đơn vị cấu tạo từ (tiếng), hai phương thức cấu tạo từ là ghép và láy, các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ láy và từ ghép); - Hiểu nghĩa của từ, hiện tượng nhiều nghĩa, chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán dụ), đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, các lớp từ vựng tiếng Chăm. | - Kỹ năng nhận diện và phân tích các kiểu cấu tạo từ, ý nghĩa của từ, phép ẩn dụ và hoán dụ; - Kỹ năng thu thập làm giàu vốn từ vựng ngữ nghĩa tiếng Chăm, vận dụng vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Chăm. |
c) Ngữ pháp tiếng Chăm | - Hiểu đặc điểm, chức năng ngữ pháp của các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; đặc điểm, cấu tạo và chức năng ngữ pháp của các cụm từ chính phụ: Cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ; - Hiểu vai trò, cách sắp xếp các thành phần câu, cách tạo lập các kiểu câu theo mục đích nói (nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, tường thuật) và cấu tạo (câu bình thường, câu đặc biệt, câu đơn và câu ghép). | - Kỹ năng nhận diện, phân tích các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, thán từ, trợ từ, tình thái từ; cấu tạo và chức năng ngữ pháp của cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ; các thành phần câu, các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và theo cấu tạo ngữ pháp; - Kỹ năng tự học để nâng cao kiến thức về ngữ pháp tiếng Chăm và vận dụng hiệu quả vào thực tiễn giao tiếp, sử dụng tiếng Chăm. |
III. Phương pháp dạy học tiếng Chăm 1. Lí luận và phương pháp dạy học tiếng Chăm a) Các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng Chăm | - Hiểu các quan điểm dạy tiếng mẹ đẻ hiện đại (quan điểm giao tiếp, quan điểm tích cực, quan điểm tích hợp). | - Kỹ năng vận dụng được các quan điểm cơ bản của phương pháp dạy học tiếng mẹ đẻ vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Chăm. |
b) Các phương pháp, kỹ thuật và phương tiện dạy học tiếng Chăm | - Hiểu tác dụng và cách vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Chăm (phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp hợp tác); các kỹ thuật dạy học tiếng: Đóng vai, tạo tình huống, các mảnh ghép, bản đồ tư duy, khăn phủ bàn, kỹ thuật kwl (Know - Want - Learn); sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. tiếng Chăm. | - Kỹ năng lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học tiếng Chăm và ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn thiết kế và thực hiện giờ dạy học tiếng Chăm. |
c) Các hình thức tổ chức dạy học tiếng Chăm | - Hiểu tác dụng và cách thức vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào thực tiễn dạy học tiếng Chăm. | - Kỹ năng vận dụng các hình thức tổ chức dạy học vào dạy học các kiểu bài học tiếng Chăm: Bài hình thành tri thức mới, bài luyện tập, bài ôn tập, bài kiểm tra. |
d) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tiếng Chăm | - Hiểu quy trình, các phương pháp, hình thức, cách thức xây dựng bộ công cụ và tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Chăm của người học. | - Kỹ năng xây dựng các bộ công cụ, áp dụng các phương pháp, hình thức đánh giá vào thực tiễn tổ chức đánh giá kết quả học tập tiếng Chăm của người học một cách khoa học, chính xác, kết hợp đánh giá và tự đánh giá; - Sử dụng kết quả đánh giá vào điều chỉnh hoạt động dạy học. |
đ) Thiết kế giáo án, ghi nhật kí, quản lí hồ sơ sư phạm. | - Hiểu quy trình, cách thức thiết kế giáo án, ghi nhật kí dạy học, quản lí hồ sơ sư phạm theo tinh thần đổi mới phương pháp. | - Kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện hiệu quả các thiết kế giáo án, nhật kí, hồ sơ sư phạm trong dạy học tiếng Chăm. |
e) Thực hành dạy học và dự giờ, quan sát lớp học | - Hiểu quy trình và cách thức thực hành dạy học và dự giờ, quan sát, đánh giá lớp học dạy học tiếng Chăm. | - Kỹ năng chuẩn bị và tổ chức thực hiện một giờ dạy học tiếng Chăm; - Đánh giá chính xác giờ dạy học tiếng Chăm và vận dụng được kinh nghiệm của đồng nghiệp vào thực tiễn dạy học tiếng Chăm. |
2. Phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Chăm a) Phát triển các kỹ năng nghe, nói tiếng Chăm | - Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động nghe, nói tiếng Chăm cho người học; - Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện nghe, nói tiếng Chăm.
| - Thiết kế được các bài tập rèn luyện nghe, nói tiếng Chăm phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng nghe, nói; - Thiết kế và tổ chức các giờ học tạo hứng thú nghe, nói tiếng Chăm cho người học; - Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy nghe, nói tiếng Chăm. |
b) Phát triển các kỹ năng đọc tiếng Chăm | - Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động đọc tiếng Chăm cho người học; - Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện đọc.
| - Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng đọc phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng đọc; - Thiết kế và tổ chức giờ học tạo hứng thú đọc tiếng Chăm cho người học; - Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy đọc tiếng Chăm |
c) Phát triển các kỹ năng viết tiếng Chăm | - Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học, các bước tiến hành, cách thức tổ chức hoạt động viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Chăm cho người học; - Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện viết tiếng Chăm. | - Thiết kế được các bài tập rèn luyện kỹ năng viết phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển kỹ năng viết và tạo lập các loại văn bản bằng tiếng Chăm; - Thiết kế và tổ chức bài học tạo hứng thú viết tiếng Chăm cho người học; - Đánh giá được mức độ đạt yêu cầu của người học và điều chỉnh, bổ sung nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn dạy viết tiếng Chăm. |
d) Phát triển các kỹ năng dùng từ và đặt câu tiếng Chăm | - Hiểu yêu cầu, nội dung dạy học luyện từ và câu tiếng Chăm; các bước tiến hành, cách thức tổ chức cho người học luyện tập dùng từ và câu tiếng Chăm trong hoạt động giao tiếp; - Hiểu mục đích, cấu tạo, cách thức tiến hành các kiểu bài tập luyện từ và câu tiếng Chăm trong giao tiếp của người học.
| - Thiết kế được các bài tập luyện từ và câu trong giao tiếp phù hợp với trình độ người học, đáp ứng được yêu cầu phát triển vốn từ và câu cho người học; - Thiết kế và tổ chức giờ học luyện từ và câu theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho người học; - Sử dụng kết quả đánh giá điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học luyện từ và câu phù hợp với đối tượng người học, phù hợp với thực tiễn dạy học tiếng Chăm. |
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Chăm ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được xây dựng như một chương trình khung, làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng (gọi tắt là cơ sở bồi dưỡng) biên soạn tài liệu bồi dưỡng; triển khai các hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của học viên theo chương trình này.
2. Nội dung chương trình bồi dưỡng được xây dựng theo từng học phần phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng. Nội dung của các học phần tập trung vào hai khối kiến thức cơ bản là Khối kiến thức ngôn ngữ và văn hóa và Khối kiến thức phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm.
3. Trong việc cụ thể hóa nội dung các học phần khi biên soạn tài liệu giảng dạy và thực hành giảng dạy, các tác giả biên soạn tài liệu cần chú ý đến các vấn đề: Đặc trưng của ngôn ngữ Chăm; xu thế dạy học tiếng dân tộc cho người học các vùng dân tộc thiểu số hiện nay, gắn kết dạy kiến thức lí thuyết (về ngôn ngữ, văn hóa, phương pháp giáo dục và giảng dạy) với thực hành giao tiếp và giảng dạy tiếng Chăm trên lớp học, gắn nội dung dạy học với thực tiễn đời sống và thực tiễn giao tiếp của người Chăm; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị nghe nhìn vào thực tiễn dạy học.
4. Phương pháp bồi dưỡng: Cần giảm thời lượng lên lớp và giảng dạy lý thuyết, tăng thời lượng tự học, tự nghiên cứu, tăng cường học tập tương tác, thực hành và rút kinh nghiệm qua thực tế dạy học cho học viên, tạo điều kiện cho học viên chủ động, tích cực trong học tập. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện chương trình, các giảng viên cần:
- Đổi mới phương pháp theo quan điểm giao tiếp và tăng cường cung cấp tài liệu tham khảo cho học viên;
- Tận dụng các phương tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả giảng dạy, tăng cường việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu với các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu, sử dụng tiếng Chăm;
- Hướng dẫn học viên tự học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, internet để nâng cao các kỹ năng thực hành tiếng của học viên;
- Tối ưu hóa phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá tiên tiến phù hợp với phương thức đào tạo và mục tiêu đào tạo;
- Tổ chức các hoạt động như seminar, hội thảo chuyên đề, case study (dạy theo tình huống cụ thể), song song với các hoạt động giảng dạy truyền thống;
- Tận dụng mọi cơ hội để học viên được thực hành các kỹ năng ngôn ngữ và nghiệp vụ sư phạm;
- Lựa chọn giáo trình và tài liệu giảng dạy phù hợp để đảm bảo cho học viên đạt được những chuẩn kiến thức nhất định ở từng giai đoạn.
5. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Chỉ đánh giá và xét kết quả học tập cho những học viên có mặt và tham gia tích cực các hoạt động học tập trên lớp tối thiểu 80% số tiết của học phần và thực hiện đầy đủ các bài tập được giao. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua các bài tập lớn, bài thi giữa học phần, bài thi kết thúc học phần, bài kiểm tra thực hành giảng dạy được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
6. Kết quả học tập các học phần là căn cứ để các cơ sở giáo dục đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng xét cấp chứng chỉ tốt nghiệp khóa bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng Chăm ở các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
- 1 Thông tư 34/2015/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái và M''Nông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Thông tư 46/2014/TT-BGDĐT về Chương trình tiếng Thái cấp tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Nghị định 07/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục
- 4 Nghị định 36/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 5 Thông tư liên tịch 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 6 Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 7 Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên
- 8 Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 9 Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 10 Quyết định 02/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành Chương trình khung đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1 Quyết định 02/2006/QĐ-BGD&ĐT ban hành Chương trình khung đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Thông tư 46/2014/TT-BGDĐT về Chương trình tiếng Thái cấp tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Thông tư 34/2015/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Thái và M''Nông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành