- 1 Thông tư 100/2010/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 36/2011/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ do Bộ Tài chính ban hành
- 1 Luật Thương mại 2005
- 2 Thông tư 126/2014/TT-BTC quy định thủ tục về kê khai, thu nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Thông tư 42/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Thông tư 120/2015/TT-BTC Quy định về mẫu, chế độ in, phát hành, quản lý và sử dụng Tờ khai hải quan dùng cho người xuất cảnh, nhập cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1 Luật Hải quan 2014
- 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005
- 3 Luật quản lý thuế 2006
- 4 Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
- 5 Luật bưu chính 2010
- 6 Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 7 Nghị định 87/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 8 Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi
- 9 Nghị định 47/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật bưu chính
- 10 Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
BỘ TÀI CHÍNH ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 191/2015/TT-BTC | Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2015 |
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
14
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế.
Thông tư này quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế (dưới đây gọi là hàng hóa).
1. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế (dưới đây gọi là doanh nghiệp chuyển phát nhanh).
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp chuyển phát nhanh.
4. Cơ quan Hải quan; công chức hải quan.
1. Chi cục Hải quan cửa khẩu.
2. Chi cục Hải quan quản lý địa điểm kiểm tra hải quan tập trung đối với hàng hóa chuyển phát nhanh đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này.
3. Chi cục hải quan quản lý hàng hóa theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất gửi qua doanh nghiệp chuyển phát nhanh được thực hiện quy định tại Điều 58 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (dưới đây gọi là Thông tư số 38/2015/TT-BTC).
1. Người khai hải quan bao gồm:
a) Doanh nghiệp chuyển phát nhanh;
b) Chủ hàng;
c) Người được chủ hàng ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa;
đ) Đại lý hải quan không phải doanh nghiệp chuyển phát nhanh.
a) Phương thức điện tử;
b) Tờ khai hải quan giấy trong trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (dưới đây gọi là Hệ thống) không thực hiện được giao dịch điện tử, khai hải quan;
c) Tờ khai tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại đối với trường hợp hàng hóa quy định tại
3. Người khai hải quan quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện khai tờ khai hải quan giấy đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (dưới đây gọi là Nghị định số 08/2015/NĐ-CP).
Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh.
Doanh nghiệp chuyển phát nhanh thực hiện trách nhiệm của người khai hải quan theo quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Thông tư số 120/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mẫu, chế độ in, phát hành, quản lý và sử dụng Tờ khai Hải quan dùng cho người xuất, nhập cảnh (dưới đây gọi là Thông tư số 120/2015/TT-BTC) và Thông tư số 42/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (dưới đây gọi là Thông tư số 42/2015/TT-BTC). Ngoài ra, doanh nghiệp chuyển phát nhanh thực hiện:
1. Cập nhật các quy định pháp luật hiện hành, thông báo và giải thích cho chủ hàng những quy định về chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
2. Yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa và không chấp nhận vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, ngừng xuất khẩu, ngừng nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định.
4. Nộp thuế, lệ phí hải quan, các khoản thu khác theo quy định tại Chương III Thông tư này.
5. Chủ động phối hợp với cơ quan hải quan xử lý hàng hóa không phát được cho người nhận. Trường hợp hàng hóa đã thông quan, đã nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu (nếu có) nhưng không chuyển phát được cho người nhận theo địa chỉ trên vận đơn, doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp hồ sơ hoàn thuế và thực hiện hoàn thuế theo quy định tại mục 4 Chương VII Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
6. Đảm bảo xe chuyên dụng, bao bì chuyên dụng đáp ứng điều kiện niêm phong hải quan.
9. Kết nối hệ thống quản lý mã vạch hàng hóa (nếu có) với bộ phận giám sát Hải quan để quản lý, giám sát đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào khu vực giám sát của cơ quan Hải quan.
Doanh nghiệp chuyển phát nhanh căn cứ vào chứng từ thương mại hoặc chứng từ vận tải (trường hợp không có chứng từ thương mại) của hàng hóa để thực hiện chia nhóm hàng hóa như sau:
1. Hàng hóa nhập khẩu được chia nhóm như sau:
a) Nhóm 1: Hàng hóa nhập khẩu là tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại;
b) Nhóm 2: Hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế trong định mức theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, trừ hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu hoặc thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành;
c) Nhóm 3: Hàng hóa nhập khẩu không thuộc điểm a, điểm b Khoản này.
2. Hàng hóa xuất khẩu được chia nhóm như sau:
a) Nhóm 1: Hàng hóa xuất khẩu là tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại;
b) Nhóm 2: Hàng hóa xuất khẩu có trị giá dưới năm triệu đồng Việt Nam (5.000.000 đồng) và không có thuế xuất khẩu, trừ hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu hoặc thuộc đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành;
c) Nhóm 3: Hàng hóa xuất khẩu không thuộc điểm a, điểm b Khoản này.
Điều 7. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với thư; túi ngoại giao, túi lãnh sự.
1. Thư xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, chịu sự giám sát hải quan, được chứa đựng bao bì chuyên dụng và niêm phong hải quan.
2. Túi ngoại giao, túi lãnh sự xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế:
a) Được miễn làm thủ tục hải quan (bao gồm miễn khai hải quan, miễn kiểm tra hải quan);
b) Khi có căn cứ để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự vi phạm chế độ ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Luật Hải quan.
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CHUYỂN PHÁT NHANH
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan và Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, cụ thể:
1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quy định tại
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quy định tại
a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp hoặc Tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này;
b) Vận tải đơn (chỉ yêu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu vận tải bằng đường bộ);
c) Hóa đơn thương mại (nếu có).
3. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quy định tại
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh:
a) Khai đầy đủ các thông tin từng lô hàng là tài liệu, chứng từ của một chủ hàng trên một dòng của Tờ khai tài liệu, chứng từ;
b) Nộp 02 (hai) Tờ khai tài liệu chứng từ có đóng dấu, ký tên của đại diện doanh nghiệp chuyển phát nhanh.
Trường hợp đã gửi thông tin Bản lược khai hàng hóa trong đó đã chia nhóm theo quy định tại
2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:
a) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; đối chiếu các nội dung kê khai;
b) Không thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, Chi cục trưởng quyết định kiểm tra hàng hóa bằng máy soi chiếu theo tỉ lệ không quá 5% tổng số hàng hóa thuộc tờ khai tài liệu chứng từ:
b.1) Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp khai báo, xác nhận thông quan và lưu giữ hồ sơ theo quy định;
b.2) Trường hợp kết quả kiểm tra qua máy soi chiếu chưa đủ cơ sở xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiểm tra thực tế, chuyển xử lý vi phạm (nếu có).
3. Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với tờ khai hải quan giấy tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
1. Trách nhiệm của người khai hải quan:
a) Xác định trị giá hàng hóa theo chứng từ thương mại hoặc chứng từ vận tải (trường hợp không có chứng từ thương mại) của lô hàng để thực hiện khai trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp, hoặc tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp;
b) Khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp, tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp theo hướng dẫn tại phần A Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
c) Tiếp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan và thực hiện:
c.1) Quy định tại điểm d Khoản này đối với hàng hóa đã được thông quan;
c.2) Xuất trình hồ sơ để cơ quan hải quan kiểm tra đối với hàng hóa phân luồng vàng và luồng đỏ;
c.3) Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra đối với hàng hóa phân luồng đỏ;
c.4) Thực hiện các quyết định của cơ quan hải quan.
d) Đưa hàng hóa đã thông quan qua khu vực giám sát:
d.1) Doanh nghiệp chuyển phát nhanh thực hiện:
d.1.1) Gửi Bản kê tờ khai hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu trị giá thấp đã được thông quan theo Mẫu số HQ 02-BKTKTGT Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này theo từng chuyến hàng đưa qua khu vực giám sát hải quan cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống;
Trường hợp chưa có phần mềm kết nối với Hệ thống, lập Bản kê tờ khai hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu trị giá thấp đã được thông quan (02 bản chính) và xuất trình cho công chức giám sát hải quan khi đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan;
d.1.2) Chịu trách nhiệm pháp luật đối với việc đưa hàng hóa đã được thông quan qua khu vực giám sát.
d.2) Người khai hải quan quy định tại
đ) Khai bổ sung hồ sơ hải quan:
Người khai hải quan được khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử, trừ các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại Phần B Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
đ.1) Trường hợp bổ sung các thông tin tờ khai trước khi cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra hải quan (trước CEA/CEE) thì gửi thông tin khai bổ sung thông qua Hệ thống bằng nghiệp vụ MID/MIE hoặc MED/MEE;
đ.2) Trường hợp bổ sung các thông tin tờ khai sau khi cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra hải quan (sau CEA/CEE) hoặc trường hợp khai báo trên tờ khai hải quan giấy: gửi 02 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung theo Mẫu số 03/KBS/GSQL tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
đ.3) Thực hiện quy định tại điểm c, điểm d Khoản này;
e) Thực hiện các quyết định khác của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật;
2. Trách nhiệm của Chi cục hải quan:
a) Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan và thực hiện:
a.1) Kiểm tra, xử lý hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 23, 24, 25, 26 và Điều 27 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
a.2) Trường hợp phát hiện nghi vấn nội dung khai không phù hợp với quy định tại
a.2.1) Trường hợp phù hợp, thực hiện quy định tại điểm b và điểm c Khoản này;
a.2.2) Trường hợp không phù hợp, thông báo cho người khai hải quan thực hiện theo quy định tại
b) Thông quan hàng hóa theo quy định.
c) Xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát:
c.1) Trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh gửi Bản kê tờ khai hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu đã được thông quan qua Hệ thống, công chức hải quan xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát trên Hệ thống;
Trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp 02 (hai) Bản kê tờ khai hàng hóa nhập khẩu/xuất khẩu đã thông quan, công chức hải quan xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát trên 02 (hai) Bản kê tờ khai hàng hóa đã được thông quan; trả lại doanh nghiệp chuyển phát nhanh 01 (một) bản chính, lưu 01 (một) bản chính;
c.2) Trường hợp không thuộc quy định tại điểm c.1 Khoản này, xác nhận theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
3. Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định đối với tờ khai hải quan giấy tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
1. Đối với hàng hóa lạc tuyến quốc tế (hàng hóa từ nước này lạc tuyến sang nước khác):
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh:
a.1) Có văn bản đề nghị được chuyển hàng hóa lạc tuyến đến nước có địa chỉ được ghi trên vận tải đơn và danh sách hàng hóa lạc tuyến;
a.2) Đăng ký tờ khai vận chuyển độc lập đối với hàng hóa lạc tuyến quốc tế theo quy định tại
b) Trách nhiệm Chi cục Hải quan:
b.1) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp chuyển phát nhanh;
b.2) Thực hiện thủ tục giám sát theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh:
a.1) Thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại
a.2) Ngoài hồ sơ hải quan quy định tại
a.2.1) Văn bản của doanh nghiệp chuyển phát nhanh nước ngoài thông báo hàng hóa bị trả lại do không có người nhận hàng: 01 bản chụp;
a.2.2) Tờ khai hải quan xuất khẩu ban đầu: 01 bản chụp đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy.
a.3) Thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:
b.1) Tiếp nhận hồ sơ do doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp;
b.2) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại
b.3) Thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
3. Đối với hàng hóa nhập khẩu không phát được cho người nhận, phải gửi hoàn nước gốc:
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh:
a.1) Thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại
a.2) Ngoài hồ sơ hải quan quy định tại
a.3) Thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
b) Trách nhiệm Chi cục Hải quan:
b.1) Tiếp nhận hồ sơ hải quan do doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp;
b.2) Thực hiện thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu quy định tại
b.3) Thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
1. Các trường hợp hủy tờ khai:
a) Hủy tờ khai theo yêu cầu của người khai hải quan:
a.1) Tờ khai hải quan đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan do Hệ thống có sự cố;
a.2) Khai nhiều tờ khai cho cùng một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu (khai trùng thông tin tờ khai);
a.3) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu;
a.4) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được đăng ký, nhưng thực tế hàng hóa không nhập khẩu;
a.5) Khai sai các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại Phần B Phụ lục II Thông tư này.
b) Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế nhưng không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất;
c) Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan không xuất trình hồ sơ hải quan trong trường hợp phải xuất trình hồ sơ hải quan để cơ quan hải quan kiểm tra và hàng hóa nhập khẩu đã về đến cửa khẩu nhập;
d) Trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng cơ quan hải quan phát hiện chia nhóm hàng hóa không đúng quy định tại
2. Thủ tục hủy tờ khai đối với hàng hóa quy định tại
a) Trách nhiệm người khai hải quan:
a.1) Gửi đơn đề nghị hủy tờ khai theo Mẫu số 04/HTK/GSQL tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai: 01 bản chính;
a.2) Giải trình và thực hiện các quyết định của cơ quan Hải quan.
b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
b.1) Tiếp nhận và phê duyệt văn bản đề nghị hủy của người khai hải quan;
b.2) Thực hiện hủy tờ khai trên Hệ thống.
3. Thủ tục hủy tờ khai đối với hàng hóa quy định tại
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh
a.1) Gửi văn bản đề nghị hủy tờ khai cho cơ quan hải quan: 01 bản chính;
a.2) Giải trình và thực hiện các quyết định của cơ quan Hải quan.
b) Trách nhiệm Chi cục Hải quan:
b.1) Tiếp nhận và phê duyệt văn bản đề nghị hủy của doanh nghiệp;
b.2) Thực hiện hủy tờ khai như đối với tờ khai hải quan giấy quy định tại Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
b.3) Trường hợp không chấp nhận, thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp chuyển phát nhanh.
4. Thủ tục hủy tờ khai đối với khai trên tờ khai hải quan giấy:
Thực hiện theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
THỦ TỤC THU NỘP THUẾ VÀ LỆ PHÍ HẢI QUAN
Điều 14. Thủ tục thu nộp thuế và lệ phí hải quan:
1. Hình thức thu nộp tiền thuế, lệ phí hải quan thực hiện theo quy định tại Thông tư 126/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định một số thủ tục về kê khai, thu nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh, đại lý hải quan sử dụng bảo lãnh chung của người nộp thuế: thư bảo lãnh chung phải được tổ chức tín dụng cho phép doanh nghiệp chuyển phát nhanh, đại lý hải quan được sử dụng.
4. Trách nhiệm của người khai hải quan:
a) Doanh nghiệp chuyển phát nhanh:
a.1) Tự khai, tự tính thuế, tự nộp thuế, lệ phí hải quan và tự chịu trách nhiệm đối với các tờ khai hải quan có thuế, lệ phí đã được làm thủ tục hải quan; tự xác định số tiền thuế, lệ phí hải quan phải được nộp trước vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai tại Kho bạc Nhà nước;
a.2) Thực hiện thu, nộp lệ phí hải quan theo quy định tại Điều 45 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
a.3) Trường hợp nộp tiền vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan quy định tại khoản 2 Điều này: khi khai báo tờ khai hải quan phải kê khai chỉ tiêu “người nộp thuế” là mã 2; kê khai chỉ tiêu “mã xác định thời hạn nộp thuế” là mã D. Số tiền thuế phải nộp của từng tờ khai hải quan phát sinh trong ngày được trừ vào số tiền nộp trước tại tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai để được thông quan hàng hóa.
a.4) Trường hợp sử dụng bảo lãnh chung quy định tại khoản 3 Điều này, việc xử lý thanh toán trừ lùi, cập nhật số dư và quản lý bảo lãnh thực hiện theo khoản 4, khoản 5 Điều 43 Thông tư 38/2015/TT-BTC;
a.5) Trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh sử dụng biên lai đặc thù:
a.5.1) Được phát hành Biên lai thu thuế và Biên lai thu lệ phí hải quan để trả cho chủ hàng;
a.5.2) Việc in, phát hành, quản lý, sử dụng Biên lai thu thuế và Biên lai thu lệ phí thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế;
a.5.3) Doanh nghiệp chuyển phát nhanh có trách nhiệm phối hợp với Chi cục Hải quan thực hiện việc đối chiếu các chứng từ thu nộp ngân sách đảm bảo việc nộp thuế, lệ phí hải quan chính xác và đúng quy định hiện hành.
b) Trách nhiệm của người khai hải quan khác (không phải là doanh nghiệp chuyển phát nhanh): thực hiện nộp thuế, lệ phí theo quy định tại Mục 5 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC
c) Trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan thực hiện nộp thuế, lệ phí hải quan theo quy định tại Mục 5 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
5. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:
a) Đối với trường hợp nộp thuế, lệ phí hải quan bằng tiền mặt:
a.1) Phát hành Biên lai thu thuế và Biên lai thu lệ phí hải quan cho từng tờ khai hải quan có số tiền thuế, lệ phí hải quan đã nộp và thực hiện các quy định tại Mục 5 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
a.2) Đối với tổng số tiền thuế, lệ phí thu được trong ngày làm việc, Chi cục quan hải quan phải lập hồ sơ nộp tiền vào ngân sách nhà nước chuyển nộp Kho bạc Nhà nước theo quy định gom: Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước chuyển nộp Kho bạc Nhà nước theo quy định (01 bản chính) và Bản kê tờ khai - tiền thuế phát sinh chuyển nộp Ngân sách Nhà nước thu được của từng lô hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trong ngày theo Mẫu HQ 03-BKTK-TT tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này (01 bản chính).
b) Đối với trường hợp doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp tiền trước vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai tại Kho bạc Nhà nước:
b.1) Công chức hải quan căn cứ nội dung tính thuế trên tờ khai hải quan, để xác định số tiền thuế phải nộp của từng tờ khai hải quan phát sinh thuế trong ngày trừ vào số tiền nộp trước;
b.2) Định kỳ hàng ngày hoặc một tuần/01 (một) lần, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định, kèm theo Bản tổng hợp tiền thuế trích từ tài khoản tiền gửi chuyển nộp Ngân sách Nhà nước (tổng hợp chi tiết số tờ khai hải quan, sắc thuế, số tiền doanh nghiệp chuyển phát nhanh kê khai đã trừ lùi để trích tiền từ tài khoản tiền gửi chuyển nộp Ngân sách Nhà nước) theo Mẫu HQ 04-BTH-TT tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này và gửi 01 bản cho doanh nghiệp chuyển phát nhanh khi có yêu cầu để đối chiếu số tiền đã nộp;
c) Đối với trường hợp sử dụng bảo lãnh chung:
Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 43 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
1. Tiền thuế, tiền phạt của hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được coi là nộp thừa trong các trường hợp:
a) Trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 49 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
b) Trường hợp tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã thông quan và đã được xác nhận hàng qua khu vực giám sát hải quan nhưng không phát được cho người nhận theo địa chỉ trên vận đơn và theo thông báo của doanh nghiệp chuyển phát nhanh là hàng được chấp nhận hoàn nước gốc quy định;
c) Các trường hợp khác: theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ, thủ tục và trình tự xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa thực hiện theo quy định tại Điều 49, Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Riêng số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa được bù trừ với số thuế mà doanh nghiệp chuyển phát nhanh đã nộp thuế thay chủ hàng làm thủ tục hải quan cho hàng hóa phải nộp thuế cho lần tiếp theo hoặc đề nghị cơ quan hải quan chuyển nộp trước vào tiền gửi của cơ quan hải quan.
1. Đối với những lô hàng do doanh nghiệp chuyển phát nhanh thay mặt chủ hàng thực hiện thủ tục hải quan thì doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp tiền thuế ấn định đối với hàng hóa.
2. Đối với những lô hàng do chủ hàng tự khai thì chủ hàng nộp tiền ấn định thuế đối với hàng hóa.
3. Các trường hợp ấn định thuế; thủ tục, trình tự ấn định thuế thực hiện theo quy định tại Điều 48 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
1. Hồ sơ hải quan:
a) Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 6 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Trường hợp số lượng hàng hóa của lô hàng khai báo vượt quá thiết kế của tờ khai vận chuyển độc lập (số lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa quá cảnh hoặc hàng hóa xuất khẩu khai báo trên tờ khai vận chuyển độc lập có trên 05 vận đơn hoặc có trên 50 tờ khai xuất khẩu), nộp thêm:
a.1) 02 Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu theo Mẫu số 01-BKVĐ/TKXK Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này đối với trường hợp hàng hóa có trên 05 vận đơn, hoặc có trên 50 tờ khai xuất khẩu nhưng có số lượng gói, kiện rời nhỏ hơn 100;
a.2) 03 Bản kê hàng hóa theo Mẫu số 02-BKHH Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này đối với trường hợp hàng hóa có trên 100 gói, kiện rời trở lên (không giới hạn số lượng vận đơn, hoặc số lượng tờ khai xuất khẩu); không phải lập thêm Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu.
b) Vận tải đơn, trừ trường hợp hàng hóa vận chuyển qua biên giới đường bộ không có vận tải đơn: 01 bản chụp.
Trường hợp toàn bộ hàng hóa đã được khai trên Bản lược khai hàng hóa điện tử (hệ thống e-Manifest), nếu người khai hải quan khai mã bộ hồ sơ do cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống e-Manifest tại tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)”, đồng thời ghi nhận tại tiêu chí “Ghi chú 1” như sau “Chi tiết số vận đơn, người xuất khẩu, người nhập khẩu và tên hàng theo thông tin khai báo trên Hệ thống e-Manifest” thì không phải nộp bản sao vận đơn trong bộ hồ sơ hải quan;
c) Giấy phép quá cảnh đối với trường hợp hàng quá cảnh phải có giấy phép: 01 bản chính. Trường hợp đã kết nối với Hệ thống một cửa quốc gia thì không phải nộp giấy phép.
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh:
a) Khai hải quan:
a.1) Khai các thông tin trên tờ khai vận chuyển độc lập theo hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này.
a.2) Hàng hóa xuất khẩu vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan; hàng hóa quá cảnh có mục đích vận chuyển khác nhau thì khai báo trên các tờ khai vận chuyển độc lập khác nhau;
a.3) Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập của nhiều vận đơn có cùng một điểm đích ghi trên vận đơn hoặc hàng hóa của nhiều tờ khai xuất khẩu có cùng địa điểm xuất hàng (cảng xuất hàng) thì được khai trên một tờ khai vận chuyển độc lập, không giới hạn số lượng vận đơn và số lượng hàng rời kèm theo tờ khai vận chuyển độc lập.
b) Trường hợp tờ khai thuộc luồng 1 và được Hệ thống phê duyệt vận chuyển, người khai hải quan in 03 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, 02 Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu (nếu có), 03 Bản kê hàng hóa (nếu có) và xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để niêm phong, xác nhận hàng hóa vận chuyển đi;
c) Trường hợp tờ khai thuộc luồng 2, người khai hải quan xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để kiểm tra, phê duyệt vận chuyển, niêm phong, xác nhận hàng hóa vận chuyển đi;
đ) Xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để cơ quan hải quan kiểm tra thực tế theo yêu cầu của cơ quan hải quan trong trường hợp lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Khai bổ sung tờ khai vận chuyển theo thông báo của cơ quan hải quan;
e) Trường hợp có sửa đổi, bổ sung thông tin tại Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu hoặc Bản kê hàng hóa, người khai hải quan giải trình lý do sửa đổi bổ sung bằng văn bản trong 24 giờ kể từ khi công chức giám sát xác nhận trên Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu hoặc Bản kê hàng hóa; và cập nhật sửa đổi bổ sung trên file HYS đính kèm sau khi Chi cục Hải quan đã phê duyệt
3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi:
a) Kiểm tra hồ sơ trong trường hợp Hệ thống yêu cầu kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung các thông tin khác trên tờ khai (nếu có).
Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Kết quả kiểm tra thực tế được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo Mẫu số 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC và gửi cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để theo dõi và làm tiếp thủ tục theo quy định;
b) Phê duyệt tờ khai vận chuyển hàng hóa trên Hệ thống. In 03 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển theo yêu cầu của người khai hải quan;
c) Thực hiện niêm phong hàng hóa (nếu có) và ghi số niêm phong hải quan tại Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển hoặc Bản kê hàng hóa; ký, tên đóng dấu công chức, ghi ngày, tháng, năm xác nhận trên trang đầu của Thông báo phê duyệt hoặc Bản kê hàng hóa (nếu có).
Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được, công chức hải quan lập biên bản ghi nhận ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) và chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa (nếu cần thiết).
Trường hợp có sửa đổi thông tin tại Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu hoặc Bản kê hàng hóa, căn cứ vào thực tế hàng hóa, công chức hải quan thực hiện xác nhận việc sửa đổi, bổ sung trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; hoặc tại Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu hoặc Bản kê hàng hóa đính kèm (nếu có).
d) Cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đi vào Hệ thống trong trường hợp tổ chức kinh doanh dịch vụ kho, bãi không kết nối trao đổi dữ liệu hải quan điện tử với cơ quan hải quan;
đ) Bàn giao hàng hóa và hồ sơ cho người khai hải quan như sau:
đ.1) 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, 01 Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu (nếu có); 01 Bản kê hàng hóa (nếu có) để xuất trình cho doanh nghiệp kinh doanh kho bãi hoặc công chức hải quan giám sát khi đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát;
đ.2) Niêm phong hồ sơ gồm 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, 01 Bản kê hàng hóa (nếu có); 01 biên bản ghi nhận và ảnh chụp (nếu có) để xuất trình Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến;
e) Theo dõi về thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;
g) Tổ chức truy tìm lô hàng trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng chưa nhận được phản hồi của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến.
h) Lưu giữ hồ sơ gồm 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển; 01 Bản kê hàng hóa (nếu có); 01 Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu (nếu có); 01 Biên bản ghi nhận và ảnh chụp (nếu có).
4. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến:
a) Công chức hải quan đối chiếu tình trạng niêm phong, số hiệu niêm phong hải quan trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển hoặc trên Bản kê hàng hóa (nếu có) với thực tế hàng hóa để xác nhận trên Hệ thống hoặc Bản kê hàng hóa;
b) Cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến đích vào hệ thống.
c) Lưu giữ hồ sơ gồm 01 Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, 01 Bản kê hàng hóa (nếu có), 01 Biên bản ghi nhận và ảnh chụp (nếu có).
1. Nguyên tắc đóng ghép
Hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu đóng ghép chung xe chuyên dụng, toa xe đường sắt chuyên dụng với hàng hóa quá cảnh phải thỏa mãn các điều kiện:
a) Phải được đóng gói riêng biệt (kiện, thùng, bao bì...) để phân biệt hàng hóa quá cảnh đóng ghép với hàng nhập khẩu; và hàng hóa quá cảnh đóng ghép với hàng xuất khẩu trong trường hợp hàng đóng ghép được chia tách nhiều lần, đảm bảo công tác giám sát, quản lý của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng liên quan;
b) Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; trừ hàng hóa quá cảnh phải có giấy phép quá cảnh theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 242 Luật Thương mại;
c) Phải có cùng điểm xuất phát và cùng điểm đích vận chuyển, cụ thể:
c.1) Trường hợp hàng hóa nhập khẩu khi đóng ghép với hàng hóa quá cảnh phải cùng điểm xuất phát là cửa khẩu nhập và cùng điểm đích là địa điểm làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu và là nơi lưu giữ, chia tách, đóng ghép hàng hóa quá cảnh;
c.2) Trường hợp hàng hóa xuất khẩu khi đóng ghép với hàng hóa quá cảnh phải cùng điểm xuất phát là địa điểm làm thủ tục hải quan và cùng điểm đích là cửa khẩu xuất.
d) Chỉ được đóng ghép chung trong một xe chuyên dụng (container) hoặc một toa xe lửa.
2. Thủ tục hải quan:
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a.1) Gửi cơ quan Hải quan văn bản đề nghị đóng ghép hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu với hàng quá cảnh quy định tại khoản 1 Điều này: 02 bản chính;
a.2) Trường hợp được cơ quan Hải quan chấp nhận, khai báo tờ khai vận chuyển độc lập theo quy định tại Điều 17 Thông tư này và thực hiện:
a.2.1) Trường hợp hàng hóa quá cảnh đóng ghép với hàng hóa xuất khẩu và thực xuất tại cùng cửa khẩu, khai trên 01 tờ khai vận chuyển độc lập;
a.2.2) Trường hợp hàng hóa quá cảnh đóng ghép với hàng hóa nhập khẩu, khai trên 02 tờ khai vận chuyển độc lập. Khi hàng hóa quá cảnh đến điểm đích, người khai hải quan khai tiếp tờ khai vận chuyển độc lập để vận chuyển hàng hóa ra cửa khẩu xuất.
a.3) Tiêu chí “Ghi chú 2” ghi số tờ khai vận chuyển độc lập của hàng hóa đã đóng ghép.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi:
b.1) Tiếp nhận và kiểm tra các điều kiện đóng ghép quy định tại khoản 1 Điều này:
b.1.1) Trường hợp không phù hợp: không chấp nhận việc đóng ghép, hoặc hướng dẫn bổ sung;
b.1.2) Trường hợp phù hợp: phê duyệt văn bản đề nghị đóng ghép; giám sát việc chia tách, đóng ghép và thực hiện quy định tại
b.2) Ghi cùng 01 số hiệu niêm phong hải quan trên Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển, hoặc trên Bản kê hàng hóa (nếu có) của hàng quá cảnh và hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu đóng ghép.
c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến:
c.1) Thực hiện quy định tại
c.2) Kiểm tra tờ khai vận chuyển độc lập được ghi tại tiêu chí “Ghi chú 2” trên tờ khai vận chuyển độc lập đóng ghép để xác nhận 02 tờ khai trên hệ thống theo quy định.
1. Trách nhiệm của người khai hải quan:
a) Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC, khai điểm đích vận chuyển bảo thuế là địa điểm thu gom.
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp chuyển phát nhanh
Thực hiện theo quy định tại
3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng đi và hàng đến
Thực hiện theo quy định tại
Địa điểm kiểm tra giám sát hải quan tập trung đối với hàng hóa chuyển phát nhanh (dưới đây gọi là địa điểm) phải đáp ứng điều kiện:
1. Vị trí nằm trong khu vực được quy hoạch của các sân bay quốc tế do cấp thẩm quyền phê duyệt.
2. Có diện tích tối thiểu 5000 m2.
3. Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, bố trí diện tích kiểm tra hàng hóa, kho chứa tang vật vi phạm, diện tích để lắp đặt trang thiết bị camera, cân điện tử, máy soi.
4. Có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan.
5. Có hệ thống máy tính, phần mềm quản lý và theo dõi hàng hóa đưa ra, đưa vào và được kết nối với cơ quan hải quan.
Điều 21. Hồ sơ đề nghị thành lập địa điểm
Hồ sơ thành lập địa điểm gồm 01 bộ:
1. Văn bản đề nghị thành lập địa điểm của doanh nghiệp trong đó xác định rõ những nội dung gồm: sự cần thiết phải thành lập và đáp ứng điều kiện quy định tại
2. Sơ đồ mặt bằng, hệ thống camera giám sát, vị trí lắp đặt máy soi, hệ thống mạng, trụ sở làm việc của cơ quan hải quan, kho chứa hàng tạm giữ: 01 bản chụp.
3. Văn bản quy hoạch sân bay quốc tế đã được phê duyệt trong đó có bao gồm địa điểm; hoặc văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông vận tải về địa điểm nằm trong quy hoạch của sân bay: 01 bản chụp;
4. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản chụp.
5. Giấy chứng nhận đảm bảo phòng cháy chữa cháy của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp: 01 bản chụp.
Điều 22. Trình tự thành lập địa điểm.
1. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị thành lập địa điểm đến Cục Hải quan tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm.
2. Ra quyết định thành lập địa điểm:
a) Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thành lập địa điểm tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra hồ sơ; khảo sát, kiểm tra thực tế địa điểm; đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập địa điểm, đảm bảo điều kiện kiểm tra, giám sát của hải quan theo quy định tại
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố kèm hồ sơ thành lập địa điểm, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập địa điểm hoặc có văn bản trả lời nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Điều 23. Chấm dứt, tạm dừng hoạt động của địa điểm.
1. Chấm dứt hoạt động của địa điểm
a) Các trường hợp chấm dứt hoạt động
a.1) Doanh nghiệp có văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động;
a.2) Quá thời hạn 06 tháng kể từ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa vào hoạt động mà không có lý do chính đáng;
a.3) Trường hợp địa điểm không đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại
a.4) Trong 01 năm doanh nghiệp 03 lần vi phạm hành chính về hải quan, bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan;
a.5) Trường hợp quá thời hạn tạm dừng quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;
b) Thẩm quyền ra quyết định chấm dứt: Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định chấm dứt hoạt động của địa điểm;
c) Trình tự chấm dứt hoạt động của địa điểm và thời hạn giải quyết:
c.1) Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra để báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét chấm dứt hoạt động đối với địa điểm trong thời hạn sau:
c.1.1) Năm (05) ngày làm việc từ khi nhận được văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp;
c.1.2) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hết thời hạn quy định tại điểm a.2 Khoản này nếu doanh nghiệp không có văn bản giải trình lý do chính đáng và thời hạn địa điểm bắt đầu hoạt động. Trường hợp doanh nghiệp có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố trình bày lý do chính đáng đề nghị thời hạn địa điểm bắt đầu hoạt động, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét quyết định gia hạn 01 lần không quá thời hạn mà doanh nghiệp đề nghị và không quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày gia hạn;
c.1.3) Sau khi phát hiện trường hợp quy định tại Điểm a.3 và Điểm a.4 Khoản này;
c.1.4) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm c.1.2 Khoản này;
c.2) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc từ khi nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét ra quyết định chấm dứt hoạt động đối với địa điểm.
2. Tạm dừng hoạt động của địa điểm:
a) Trường hợp địa điểm không còn hoạt động do không có hàng hóa và doanh nghiệp có văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động của địa điểm;
b) Thẩm quyền ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm:
b.1) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm trong thời hạn 06 tháng;
b.2) Trường hợp phải tạm dừng hoạt động của địa điểm quá 06 tháng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm;
c) Trình tự tạm dừng hoạt động của địa điểm và thời hạn giải quyết:
c.1) Trong thời hạn 04 (bốn) ngày làm việc từ khi nhận được văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động của doanh nghiệp, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm;
c.2) Trong thời hạn 04 (bốn) ngày làm việc từ khi nhận được báo cáo, đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố và văn bản đề nghị của doanh nghiệp đối với trường hợp quy định tại Điểm b.2 Khoản này, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét ra thông báo tạm dừng hoạt động của địa điểm;
d) Trong thời gian tạm dừng hoạt động, địa điểm không chịu sự giám sát của cơ quan hải quan;
đ) Trong thời hạn trên, nếu doanh nghiệp có văn bản đề nghị cho phép tiếp tục hoạt động thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra điều kiện thành lập và hoạt động của địa điểm, nếu đáp ứng điều kiện thì có văn bản chấp nhận cho phép địa điểm hoạt động hoặc báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho phép hoạt động đối với trường hợp quy định tại Điểm b.2 Khoản này. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, hoặc trong vòng 30 ngày kể từ khi hết thời hạn trên, doanh nghiệp không có văn bản đề nghị thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét chấm dứt hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 24. Thủ tục di chuyển, mở rộng, thu hẹp, bố trí lại địa điểm.
1. Doanh nghiệp có nhu cầu thu hẹp, mở rộng diện tích hoặc bố trí lại địa điểm đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập hoặc có nhu cầu di chuyển từ địa điểm đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập đến địa điểm mới đáp ứng điều kiện theo quy định tại
a) Đối với trường hợp mở rộng, thu hẹp hoặc bố trí lại địa điểm thì lập 01 bộ hồ sơ gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố bộ hồ sơ gồm:
a.1) Đơn đề nghị mở rộng, thu hẹp, bố trí lại địa điểm (01 bản chính);
a.2) Sơ đồ kho, bãi khu vực di chuyển, mở rộng, thu hẹp, hoặc bố trí lại địa điểm (01 bản chính);
a.3) Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi di chuyển, mở rộng; hoặc văn bản thỏa thuận bố trí lại địa điểm với chủ sở hữu quyền sử dụng đất (01 bản chụp).
b) Lập 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp di chuyển đến địa điểm mới gồm:
b.1) Đơn đề nghị di chuyển đến địa điểm mới (01 bản chính);
b.2) Các giấy tờ quy định tại
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra hồ sơ; khảo sát đánh giá thực tế kho bãi và ra quyết định chấp thuận mở rộng, thu hẹp, bố trí lại địa điểm; hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp đối với trường hợp không đủ điều kiện. Trường hợp di chuyển địa điểm, Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi hồ sơ và báo cáo đề xuất với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định chấp thuận di chuyển địa điểm hoặc có văn bản không chấp thuận di chuyển địa điểm trả lời doanh nghiệp.
Điều 25. Chuyển đổi quyền kinh doanh, khai thác địa điểm.
1. Thủ tục chuyển quyền thực hiện như sau:
a) Doanh nghiệp đang kinh doanh, khai thác địa điểm theo Quyết định của Tổng cục Hải quan có công văn đề nghị chuyển quyền kinh doanh, khai thác địa điểm; hoàn thành các thủ tục hải quan liên quan và nghĩa vụ về thuế trước khi đề nghị chuyển quyền;
b) Doanh nghiệp mới tiếp nhận chuyển quyền kinh doanh, khai thác địa điểm làm thủ tục chuyển quyền kinh doanh, khai thác địa điểm;
c) Hồ sơ chuyển quyền bao gồm:
c.1) Văn bản đề nghị chuyển quyền kinh doanh, khai thác địa điểm trong đó có nêu rõ điều kiện thỏa thuận giữa doanh nghiệp chuyển và doanh nghiệp nhận chuyển quyền, có chữ ký của người đại diện và dấu xác nhận (nếu có): 01 bản chính;
c.2) Các giấy tờ quy định tại
c.3) Các giấy tờ quy định tại
d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin chuyển đổi quyền kinh doanh, khai thác địa điểm, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan ra quyết định chấp thuận, không thực hiện khảo sát lại thực tế địa điểm trong trường hợp không có sự thay đổi so với thực trạng địa điểm hiện hành đã được chấp thuận khi thành lập.
2. Thủ tục đổi tên chủ sở hữu:
a) Doanh nghiệp đang kinh doanh, khai thác địa điểm theo Quyết định thành lập của Tổng cục Hải quan có công văn đề nghị đổi tên đến Tổng cục Hải quan, gửi kèm chứng từ chứng nhận việc thay đổi tên doanh nghiệp đã được cơ quan cấp phép thành lập doanh nghiệp xác nhận theo quy định của pháp luật đầu tư và pháp luật về doanh nghiệp (01 bản chụp);
b) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ bộ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có văn bản công nhận việc thay đổi tên trên Quyết định thành lập địa điểm.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2016. Bãi bỏ Thông tư số 100/2010/TT-BTC ngày 09 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế và Thông tư số 36/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 03 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu văn bản liên quan viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố liên quan chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, theo dõi và thực hiện nội dung quy định tại Thông tư này.
2. Đối với tờ khai hải quan đã đăng ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 100/2010/TT-BTC ngày 09 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế và Thông tư số 36/2011/TT-BTC ngày 16 tháng 03 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ.
3. Quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố báo cáo và người khai hải quan phản ánh với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn giải quyết cụ thể./.
Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng CP; | KT. BỘ TRƯỞNG |
BIỂU MẪU VỀ TỜ KHAI HẢI QUAN; BẢN KÊ TIỀN THUẾ, LỆ PHÍ HẢI QUAN
(Ban hành kèm Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
STT | Tên biểu mẫu | Số hiệu |
01 | Tờ khai tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại | HQ 01-TKTLCT |
02 | Bản kê tờ khai hàng hóa nhập khẩu/ xuất khẩu trị giá thấp (MIC/MEC) đã hoàn thành thủ tục hải quan | HQ-02-BKTKTGT |
03 | Bản kê số tờ khai - tiền thuế phát sinh chuyển nộp NSNN | HQ 03-BKSTK-TT |
04 | Bản tổng hợp - Tiền thuế trích từ tại khoản tiền gửi chuyển nộp NSNN | HQ 04-BTH-TT |
05 | Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp (thông báo kết quả phân luồng) |
|
06 | Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp (thông quan) |
|
07 | Tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp (thông báo kết quả phân luồng) |
|
08 | Tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp (thông quan) |
|
CƠ QUAN CHỦ QUẢN ------- | |
Số: …………../TK-CQBHVB |
|
Tài liệu, chứng từ không có giá trị thương mại
(sử dụng cho hàng hóa nhóm 1)
STT | Số vận đơn (nếu có) | Họ tên, địa chỉ, số CMND (nếu có) | Tên hàng | Mã số hàng | Xuất xứ | Số kiện | Trọng lượng | Lệ phí | Ghi chú | |
Người gửi | Người nhận | |||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận kết quả kiểm tra:
………. ngày …. tháng …. năm 20…. | ……. ngày …. tháng …. năm 20…. |
Ghi chú: Nếu hàng hóa xuất khẩu thì gạch bỏ chữ nhập khẩu và ngược lại.
CƠ QUAN CHỦ QUẢN ------- | |
Số: …………../BK-CQBHVB |
|
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu/ xuất khẩu trị giá thấp (MIC/MEC) đã hoàn thành thủ tục hải quan
STT | Số Tờ khai | Số vận đơn | Tên hàng | Số kiện hoặc Trọng lượng | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
DOANH NGHIỆP LẬP BẢN KÊ (Ký, đóng dấu) | …..ngày... tháng.... năm (Ký, đóng dấu công chức) |
CƠ QUAN CHỦ QUẢN ------- | |
Số: …………../BK-CQBHVB |
|
BẢN KÊ TỜ KHAI - TIỀN THUẾ PHÁT SINH CHUYỂN NỘP NSNN
ngày ……../ ……../ …………….
ĐVT: VN đồng
STT | SỐ, NGÀY TỜ KHAI | SỐ, NGÀY BIÊN LAI | SỐ TIỀN ĐÃ NỘP | ||||||
TỔNG SỐ | XK | NK | TTĐB | GTGT | BVMT | ……. | |||
(1) | (2) | (3) | (4 = 4.1-4.n) | (4.1) | (4.2) | (4.3) | (4.4) | (4.5) | (4.n) |
2 | Tờ khai 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Tờ khai 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | …….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | ……… |
|
|
|
|
|
|
|
|
.... | …….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
….. | ………… |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| NGƯỜI LẬP BẢN KÊ |
CƠ QUAN CHỦ QUẢN ------- | |
Số: …………../BK-CQBHVB |
|
TIỀN THUẾ TRÍCH TỪ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI CHUYỂN NỘP NSNN
(Sử dụng cho các doanh nghiệp chuyển phát nhanh nộp tiền trước vào tài khoản tiền gửi của hải quan)
Ngày ……./ ………/ …………… Mã số thuế: ……………………………
ĐVT: VN đồng
STT | NỘI DUNG SỐ TỜ KHAI | NGÀY TỜ KHAI | SỐ DƯ ĐẦU KỲ | SỐ TIỀN ĐÃ SỬ DỤNG THEO SẮC THUẾ | SỐ DƯ CUỐI KỲ | ||||||
TỔNG SỐ | XK | NK | TTĐB | GTGT | BVMT | ….. | |||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5 = 5.1-5.n) | (5.1) | (5.2) | (5.3) | (5.4) | (5.5) | (5.n) | (6 = 4-5) |
1 | SỐ DƯ ĐẦU KỲ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Tờ khai 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
3 | Tờ khai 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
4 | ………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
5 | ………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
… | ………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
…. | ….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
| Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| NGƯỜI LẬP BẢN KÊ |
(Ban hành kèm Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Phần A: Hướng dẫn khai báo
STT | Tiêu chí | Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp | Tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp | Bảng mã | |
1 | Số tờ khai | Không phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp số tờ khai. Lưu ý: cơ quan hải quan và các cơ quan khác có liên quan sử dụng 11 ký tự đầu của số tờ khai. Ký tự số 12 chỉ thể hiện số lần khai bổ sung. | Không phải nhập liệu, hệ thống tự động cấp số tờ khai. Lưu ý: cơ quan hải quan và các cơ quan khác có liên quan sử dụng 11 ký tự đầu của số tờ khai. Ký tự số 12 chỉ thể hiện số lần khai bổ sung. |
| |
2 | Cơ quan Hải quan | (1) Nhập mã Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai dựa trên địa điểm lưu giữ hàng chờ thông quan. (2) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn | (1) Nhập mã Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai dựa trên địa điểm lưu giữ hàng chờ thông quan. (2) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn |
X | |
3 | Mã bộ phận xử lý tờ khai | (1) Nhập mã Đội thủ tục xử lý tờ khai. (2) Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Đội thủ tục xử lý tờ khai dựa trên mã HS. (3) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn | (1) Nhập mã Đội thủ tục xử lý tờ khai. (2) Trường hợp không nhập, Hệ thống sẽ tự động xác định mã Đội thủ tục xử lý tờ khai dựa trên mã HS. (3) Tham khảo bảng “Mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn | X | |
4 | Mã người nhập khẩu/xuất khẩu | Nhập mã số thuế của người nhập khẩu. Lưu ý: - Trường hợp người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện MIC thì hệ thống sẽ tự động xuất ra mã người nhập khẩu. - Người nhập khẩu là cá nhân thì doanh nghiệp CPN nhập mã mặc định theo quy định của TCHQ. | Nhập mã số thuế của người xuất khẩu. Lưu ý: - Trường hợp người xuất khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện MEC thì hệ thống sẽ tự động xuất ra mã người xuất khẩu. - Người xuất khẩu là cá nhân thì doanh nghiệp CPN nhập mã mặc định theo quy định của TCHQ. |
| |
5 | Tên người nhập khẩu/ xuất khẩu | Nhập tên của người nhập khẩu. Lưu ý: - Trường hợp người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS hoặc đã nhập “mã người nhập khẩu” thì hệ thống sẽ tự động xuất ra tên người nhập khẩu. | Nhập tên của người xuất khẩu. Lưu ý: - Trường hợp người xuất khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS hoặc đã nhập “mã người xuất khẩu” thì hệ thống sẽ tự động xuất ra tên người xuất khẩu. |
| |
6 | Mã bưu chính | Nhập mã bưu chính của người nhập khẩu (nếu có). | Nhập mã bưu chính của người xuất khẩu (nếu có). |
| |
7 | Địa chỉ người nhập khẩu/ xuất khẩu | (1) Nhập địa chỉ của người nhập khẩu, không cần nhập trong trường hợp hệ thống tự động hiển thị. (2) Trường hợp địa chỉ của người nhập khẩu mà hệ thống hiển thị không đúng, thì nhập vào địa chỉ chính xác. (3) Trường hợp người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện MIC thì không cần nhập liệu. | (1) Nhập địa chỉ của người xuất khẩu, không cần nhập trong trường hợp hệ thống tự động hiển thị. (2) Trường hợp địa chỉ của người xuất khẩu mà hệ thống hiển thị không đúng, thì nhập vào địa chỉ chính xác. (3) Trường hợp người xuất khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện MEC thì không cần nhập liệu. |
| |
8 | Số điện thoại người nhập khẩu/ xuất khẩu | (1) Nhập số điện thoại của người nhập khẩu (không sử dụng dấu gạch ngang). Nếu hệ thống tự động hiển thị, không cần nhập liệu. (2) Trường hợp số điện thoại của người nhập khẩu mà hệ thống hiển thị không đúng, thì nhập vào số điện thoại chính xác. (3) Trường hợp người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện MIC thì không cần nhập liệu. | (1) Nhập số điện thoại của người xuất khẩu (không sử dụng dấu gạch ngang). Nếu hệ thống tự động hiển thị, không cần nhập liệu. (2) Trường hợp số điện thoại của người xuất khẩu mà hệ thống hiển thị không đúng, thì nhập vào số điện thoại chính xác. (3) Trường hợp người xuất khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS và là người thực hiện MEC thì không cần nhập liệu. |
| |
9 | Mã người xuất khẩu/ nhập khẩu | Nhập mã người xuất khẩu (nếu có). | Nhập mã người nhập khẩu (nếu có). |
| |
10 | Tên người xuất khẩu / nhập khẩu | (1) Nhập tên người xuất khẩu (nếu chưa đăng ký vào hệ thống). (2) Trường hợp đã đăng ký, hệ thống sẽ tự động xuất ra. Lưu ý: - Nhập tên người xuất khẩu (người bán) theo hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu (Trường hợp mua bán qua bên thứ ba không có hợp đồng thì nhập tên người xuất khẩu trên chứng từ vận tải); - Chấp nhận tên viết tắt hoặc rút gọn của người xuất khẩu. | (1) Nhập tên người nhập khẩu (nếu chưa đăng ký vào hệ thống). (2) Trường hợp đã đăng ký, hệ thống sẽ tự động xuất ra. Lưu ý: - Nhập tên người nhập khẩu (người mua) theo hợp đồng mua bán hàng hóa xuất khẩu (Trường hợp mua bán qua bên thứ ba không có hợp đồng thì nhập tên người nhập khẩu trên chứng từ vận tải); - Chấp nhận tên viết tắt hoặc rút gọn của người nhập khẩu. |
| |
11 | Mã bưu chính người xuất khẩu/ nhập khẩu | Nhập mã bưu chính của người xuất khẩu (nếu có). | Nhập mã bưu chính của người nhập khẩu (nếu có). |
| |
12 | Địa chỉ | Ô 1: nhập tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện (P.O.BOX). Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ. Nhập vào tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không chính xác. Ô 2: nhập tiếp tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện (P.O.BOX). Ô 3: nhập tên thành phố. Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ. Nhập vào tên thành phố chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không đúng. Ô 4: nhập tên nước. Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ. Nhập vào tên nước chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không đúng. | Ô 1: nhập tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện (P.O.BOX). Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ. Nhập vào tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không chính xác. Ô 2: nhập tiếp tên đường và số nhà/số hòm thư bưu điện (P.O.BOX). Ô 3: nhập tên thành phố. Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ. Nhập vào tên thành phố chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không đúng. Ô 4: nhập tên nước. Người khai chỉ phải nhập liệu nếu hệ thống không tự động hỗ trợ. Nhập vào tên nước chính xác nếu thông tin do hệ thống hiển thị không đúng. |
| |
13 | Mã nước | (1) Nhập mã nước người xuất khẩu gồm 02 kí tự theo bảng mã UN LOCODE (tham khảo bảng “Mã nước” tại website Hải quan: www.customs.gov.vn) (2) Nhập mã nước chính xác nếu hệ thống hiển thị không đúng. (3) Không phải nhập liệu trong trường hợp không xác định được nước xuất khẩu hoặc không có trong bảng mã UN LOCODE. | (1) Nhập mã nước người nhập khẩu gồm 02 kí tự theo bảng mã UN LOCODE (tham khảo bảng “Mã nước” tại website Hải quan: www.customs.gov.vn) (2) Nhập mã nước chính xác nếu hệ thống hiển thị không đúng. (3) Không phải nhập liệu trong trường hợp không xác định được nước xuất khẩu hoặc không có trong bảng mã UN LOCODE. | X | |
14 | Số House AWB | Nhập số house AWB |
|
| |
15 | Số Master AWB | Nhập số master AWB (nếu có) | - Nhập tổng số lượng kiện hàng hóa (căn cứ vào hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn,...) - Không nhập phần thập phân - Nhập là “1” đối với hàng hóa không phải là hàng chuyển phát nhanh |
| |
16 | Số lượng | - Nhập tổng số lượng kiện hàng hóa (căn cứ vào hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn,...) - Không nhập phần thập phân - Nhập là “1” đối với hàng hóa không phải là hàng chuyển phát nhanh | - Nhập tổng trọng lượng hàng (căn cứ vào phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại hoặc chứng từ vận chuyển) Lưu ý: - Có thể nhập 08 ký tự cho phần nguyên và 01 ký tự cho phần thập phân. Nếu vượt quá 01 ký tự phần thập phân thì nhập tổng trọng lượng chính xác vào ô “Phần ghi chú”. | X | |
17 | Tổng trọng lượng hàng (Gross) | - Nhập tổng trọng lượng hàng (căn cứ vào phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại hoặc chứng từ vận chuyển) Lưu ý: - Có thể nhập 06 ký tự cho phần nguyên và 01 ký tự cho phần thập phân. Nếu vượt quá 01 ký tự phần thập phân thì nhập tổng trọng lượng chính xác vào ô “Phần ghi chú”. - Nếu trọng lượng là LSB thì đổi ra KGM để nhập liệu. |
| X | |
18 | Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến | Nhập mã địa điểm nơi lưu giữ/tập kết hàng hóa khi khai báo nhập khẩu, cụ thể như sau: 1. Trường hợp địa điểm tập kết hàng hóa nhập khẩu đã được Tổng cục Hải quan mã hóa. (Tham khảo bảng mã “Địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) Lưu ý: - Hàng hóa của Doanh nghiệp A nếu lưu giữ tại kho riêng của chính DN thì sử dụng mã kho của DN A. Nếu hàng hóa của DN A thuê kho của DN B hoặc ICD để lưu giữ thì sử dụng mã kho của DN B hoặc mã kho ICD để khai báo. - Nếu DN tự nguyện mang hàng đến địa điểm tập kết do Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quản lý trước khi đăng ký tờ khai thì có thể sử dụng mã địa điểm của Chi cục (Ví dụ: đối với Chi cục Hải quan Biên Hòa là 47NBCNB). 2. Trường hợp địa điểm tập kết hàng hóa nhập khẩu chưa được Tổng cục Hải quan mã hóa: sử dụng mã tạm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (ví dụ mã tạm của Chi cục Hải quan Biên Hòa là 47NBOZZ) để khai báo, đồng thời phải ghi cụ thể địa điểm tập kết hàng, thời gian dự kiến đóng container, xếp hàng lên phương tiện vận tải tại ô “Phần ghi chú”. | Nhập mã địa điểm nơi lưu giữ/tập kết hàng hóa khi khai báo xuất khẩu, cụ thể như sau: 1. Trường hợp địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu đã được Tổng cục Hải quan mã hóa: (Tham khảo bảng mã “Địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) Lưu ý: - Hàng hóa của Doanh nghiệp A nếu lưu giữ tại kho riêng của chính DN thì sử dụng mã kho của DN A. Nếu hàng hóa của DN A thuê kho của DN B hoặc ICD để lưu giữ thì sử dụng mã kho của DN B hoặc mã kho ICD để khai báo. - Nếu DN tự nguyện mang hàng đến địa điểm tập kết do Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quản lý trước khi đăng ký tờ khai thì có thể sử dụng mã địa điểm của Chi cục (Ví dụ: đối với Chi cục Hải quan Biên Hòa là 47NBCNB). 2. Trường hợp địa điểm tập kết hàng hóa xuất khẩu chưa được Tổng cục Hải quan mã hóa: sử dụng mã tạm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (ví dụ mã tạm của Chi cục Hải quan Biên Hòa là 47NBOZZ) để khai báo, đồng thời phải ghi cụ thể địa điểm tập kết hàng, thời gian dự kiến đóng container, xếp hàng lên phương tiện vận tải tại ô “Phần ghi chú”. …. |
| |
19. | Tên máy bay trở hàng | Nhập theo nguyên tắc số hiệu hãng hàng không (2 ký tự), số hiệu chuyến bay (4 ký tự)/ ngày tháng (DDMMM) Ví dụ: VN0000/01JAN | Ô 1: Nhập mã địa điểm nhận hàng cuối cùng theo UN LOCODE (tham khảo bảng mã “Cảng nước ngoài” hoặc “Sân bay nước ngoài” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) Lưu ý: (1) Trường hợp mã địa điểm nhận hàng cuối cùng không có trong bảng mã UN LOCODE thì nhập “ZZZ”. (2) Trường hợp không xác định được mã địa điểm nhận hàng cuối cùng (tương ứng với mã “UNKNOWN” trong bảng mã) thì không cần nhập. (3) Trường hợp xuất khẩu tại chỗ: Nhập VNZZZ (4) Trường hợp hàng hóa từ các khu phi thuế quan gửi kho ngoại quan; hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan: nhập “ZZZZZ”. Ô 2: Nhập tên địa điểm nhận hàng cuối cùng (không cần nhập trong trường hợp hệ thống tự động hỗ trợ). |
| |
20 | Ngày đến |
|
|
| |
21 | Mã địa điểm dỡ hàng | Nhập mã địa điểm dỡ hàng (tham khảo bảng mã “Cảng-ICD trong nước”, “Cửa khẩu đường bộ - Ga đường sắt” và “Sân bay trong nước” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn và sử dụng 03 ký tự đầu) Ví dụ: cảng Cát Lái mã CLI01 thì nhập CLI |
| X | |
22 | Mã địa điểm xếp hàng | - Nhập mã địa điểm xếp hàng theo UN LOCODE (tham khảo bảng mã “Cảng nước ngoài” hoặc “Sân bay nước ngoài” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) - Trường hợp mã địa điểm nhận hàng cuối cùng không có trong bảng mã UN LOCODE thì nhập “ZZZZZ” | - Nhập mã địa điểm xếp hàng theo UN LOCODE. (Tham khảo các bảng mã “Cảng-ICD trong nước”, “Cửa khẩu đường bộ - Ga đường sắt” và “Sân bay trong nước” trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) | X | |
23 | Trị giá hóa đơn | Ô 01: Nhập điều kiện giá hóa đơn theo một trong các trường hợp sau: “A”: Trị giá hóa đơn không bao gồm phí vận chuyển; “B”: Trị giá hóa đơn bao gồm phí vận chuyển; “C”: Trị giá hóa đơn hỗn hợp (một phần có phí vận chuyển và một phần không có phí vận chuyển); “D”: Loại khác. Ô 02: Nhập một trong các điều kiện giao hàng theo Incoterms: | Ô số 01: Mã phân loại tiền tệ hóa đơn. Tham khảo trên website Hải quan: www.customs.gov.vn Ô số 02: Nhập trị giá hóa đơn. Nếu trị giá hóa đơn không phải là VND có thể điền vào 4 chữ số sau dấu thập phân. Nếu trị giá hóa đơn là VND thì không điền số sau dấu thập phân (Ô: Giá khai báo: - Không điền được số sau dấu thập phân - Trường hợp không phải giá FOB thì người khai tự tính và điền vào bằng tay.) |
| |
(1) CIF (2) CIP (3) FOB (4) FCA (5) FAS (6) EXW (7) C&F (CNF) (8) CFR | (9) CPT (10) DDP (11) DAP (12) DAT (13) C&I (14) DAF (15) DDU (16) DES (17) DEQ | ||||
Trường hợp điều kiện giao hàng là FAS, EXW, DDU và DDP thì tính nhập trị giá khai báo hải quan vào chỉ tiêu trị giá tính thuế. Ô 3: Nhập mã đơn vị tiền tệ của hóa đơn theo chuẩn UN/LOCODE (tham khảo bảng mã đơn vị tiền tệ trên website Hải quan: www.customs.gov.vn) Ô 4: Tổng trị giá hóa đơn: (1) Nhập tổng trị giá trên hóa đơn. (2) Trường hợp tổng trị giá hóa đơn không phải là VNĐ thì có thể nhập 4 số sau dấu thập phân. (3) Trường hợp tổng trị giá hóa đơn là VNĐ thì không nhập được phần thập phân. | |||||
24 | Phí vận chuyển | Ô 01: Nhập một trong các mã phân loại phí vận chuyển sau: “A”: Khai trong trường hợp chứng từ vận tải ghi Tổng số tiền cước phí chung cho tất cả hàng hóa trên chứng từ. “E”: Khai trong trường hợp trị giá hóa đơn của hàng hóa đã có phí vận tải (ví dụ: CIF, C&F, CDP) nhưng cước phí thực tế vượt quá cước phí trên hóa đơn (phát sinh thêm phí vận tải khi hàng về cảng nhập khẩu: tăng cước phí do giá nhiên liệu tăng, do biến động tiền tệ, do tắc tàu tại cảng ...). Ô 02: Nhập mã đơn vị tiền tệ của phí vận chuyển. Ô 03: Cước phí: (1) Nhập cước phí. (2) Trường hợp cước phí không phải là VNĐ thì có thể nhập 4 số sau dấu thập phân. (3) Trường hợp cước phí là VNĐ thì không nhập được phần thập phân. |
|
| |
25 | Phí bảo hiểm | Ô 1: Nhập một trong các mã phân loại bảo hiểm sau: “Nhập một trong các mã phân loại bảo hiểm sau: “A”: Bảo hiểm riêng “D”: Không bảo hiểm Nếu trong mục điều kiện giá Invoice đã được nhập là giá CIF, CIP hay C&I thì không thể nhập được. Ô 2: Nhập mã đơn vị tiền tệ phí bảo hiểm trong trường hợp phân loại bảo hiểm được nhập là Bảo hiểm riêng (mã “A”). Ô 3: Nhập số tiền phí bảo hiểm trong trường hợp phân loại bảo hiểm được nhập là “A”: (1) Trường hợp mã đồng tiền khác "VND", có thể nhập đến 4 chữ số sau dấu thập phân. (2) Trường hợp mã đồng tiền là "VND", không thể nhập số có dấu phẩy thập phân. |
|
| |
26 | Mô tả hàng hóa | Mô tả chi tiết tên hàng hóa | Mô tả chi tiết tên hàng hóa |
| |
27 | Mã xuất xứ | Nhập mã nước xuất xứ của hàng hóa |
|
| |
28 | Trị giá tính thuế | Nếu không phải trị giá hóa đơn thì tính, nhập trị giá tính thuế. Không nhập được sau dấu thập phân |
|
| |
29 | Số quản lý nội bộ |
|
|
| |
30 | Phần ghi chú | - Trường hợp tái nhập hàng không phát được cho người nhận, ghi số tờ khai xuất khẩu ban đầu. | - Trường hợp tái xuất hàng không phát được cho người nhận, ghi số tờ khai nhập khẩu ban đầu. |
| |
Phần B: Các tiêu chí không được khai bổ sung đối với Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp và Tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp
Loại hình tờ khai STT | Tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp | Tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp |
01 | Mã phân loại cá nhân | Mã phân loại cá nhân |
02 | Mã Chi cục Hải quan | Mã Chi cục Hải quan |
03 | Mã người nhập khẩu | Mã người xuất khẩu |
04 | Tên người xuất khẩu | Tên người nhập khẩu |
05 | Mã địa điểm lưu kho | Mã địa điểm lưu kho |
HƯỚNG DẪN KHAI BÁO TỜ KHAI VẬN CHUYỂN ĐỘC LẬP
(Ban hành kèm Thông tư số 191/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Người vận chuyển khai các thông tin trên tờ khai vận chuyển độc lập như sau:
1. Trường hợp thông tin hàng hóa của lô hàng cần vận chuyển phù hợp thiết kế của tờ khai vận chuyển độc lập (có tối đa 05 vận đơn và tối đa 100 gói, kiện rời hoặc tối đa 50 tờ khai xuất khẩu và tối đa 100 gói, kiện rời): thực hiện khai báo các tiêu chí tờ khai vận chuyển độc lập theo quy định tại Mục 6 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC. Lưu ý ngoại trừ các tiêu chí bắt buộc do Hệ thống chỉ định, các tiêu chí khác người khai hải quan khai khi có thông tin;
2. Trường hợp thông tin hàng hóa của lô hàng cần vận chuyển vượt quá thiết kế của tờ khai vận chuyển độc lập thì thực hiện như sau:
a) Tiêu chí “Loại hình vận chuyển”: khai KS (vận chuyển hàng hóa có thủ tục đơn giản);
b) Tiêu chí “Tên hàng”: trường hợp hàng xuất khẩu hoặc hàng quá cảnh xuất khẩu có nhiều tên hàng thì người khai không phải khai tên hàng, ghi “chi tiết theo tờ khai xuất khẩu”; trường hợp hàng hóa nhập khẩu thì ghi “chi tiết theo vận đơn”;
c) Tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)”, “Số tờ khai xuất khẩu” và “Số hiệu container/Số hiệu toa/số hiệu kiện” thực hiện khai báo như sau:
c.1) Trường hợp hàng nhập khẩu và hàng quá cảnh nhập khẩu có trên 05 vận đơn nhưng có số lượng gói, kiện rời nhỏ hơn 100; và trường hợp hàng xuất khẩu và hàng quá cảnh xuất khẩu có trên 50 tờ khai xuất khẩu nhưng có số lượng gói, kiện rời nhỏ hơn 100:
- Lập Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu theo Mẫu số 01 -BKVĐ/TKXK Phụ lục này;
- Sử dụng số Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu để khai báo vào tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)” trên tờ khai vận chuyển độc lập; khai số tệp tin đính kèm Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu thông qua nghiệp vụ HYS tại tiêu chí “Ghi chú 1” như sau “Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu theo số tệp tin đính kèm (số tệp tin đính kèm do Hệ thống cấp)”.
c.2) Trường hợp hàng nhập khẩu, hàng quá cảnh nhập khẩu có trên 100 gói, kiện rời (không giới hạn số vận đơn); và trường hợp hàng xuất khẩu và hàng quá cảnh xuất khẩu có trên 100 gói, kiện rời (không giới hạn số lượng tờ khai xuất khẩu):
- Lập Bản kê hàng hóa theo Mẫu số 04-BKHH Phụ lục này (không phải lập thêm Bản kê vận đơn/tờ khai xuất khẩu);
- Sử dụng số Bản kê hàng hóa để khai vào tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)” trên tờ khai vận chuyển độc lập; khai số tệp tin đính kèm Bản kê hàng hóa thông qua nghiệp vụ HYS tại tiêu chí “Ghi chú 1” như sau “Bản kê hàng hóa theo số tệp tin đính kèm (số tệp tin đính kèm do Hệ thống cấp)”.
c.3) Riêng trường hợp hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa quá cảnh nhập khẩu dưới 5 vận đơn và trường hợp hàng xuất khẩu và hàng quá cảnh xuất khẩu dưới 50 tờ khai xuất, nhưng có trên 100 gói, kiện rời thì ngoài việc lập Bản kê hàng hóa, người khai hải quan vẫn phải khai đầy đủ thông tin tại tiêu chí “Số hàng hóa (Số B/L/AWB)” hoặc “Số tờ khai xuất khẩu”;
d) Các tiêu chí khác: ngoại trừ các tiêu chí bắt buộc do Hệ thống chỉ định, người khai hải quan khai khi có thông tin.
đ) Mục đích vận chuyển khác nhau thì khai báo tại tiêu chí “Mã mục đích vận chuyển” trên tờ khai vận chuyển độc lập khác nhau.
(1.) TÊN DOANH NGHIỆP: …………. |
|
(2.) Số ……………………….. | ………….., ngày …… tháng …… năm ………… |
BẢN KÊ VẬN ĐƠN/TỜ KHAI XUẤT KHẨU
(3.) Kèm theo Tờ khai vận chuyển độc lập số ……… ngày ……… đăng ký tại Chi cục Hải quan……………………………….
STT (4) | Số vận đơn/Số tờ khai xuất khẩu (5) | Nội dung sửa đổi bổ sung Vận đơn hoặc tờ khai (6) | Xác nhận sửa đổi của công chức (7) |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
…. |
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
| (8.) DOANH NGHIỆP KÊ KHAI |
Ghi chú:
(1): Tên của doanh nghiệp vận chuyển.
(2): Số của Bản kê vận đơn/Tờ khai xuất khẩu tối đa 35 ký tự do doanh nghiệp lập để quản lý.
(3): Số, ngày tờ khai vận chuyển độc lập và tên Chi cục Hải quan mà Bản kê vận đơn/Tờ khai xuất khẩu khai cần khai báo;
(4): Ghi số thứ tự của từng vận đơn hoặc tờ khai xuất khẩu cần khai báo trên tờ khai vận chuyển độc lập;
(5): Số hiệu của từng vận đơn hoặc tờ khai xuất khẩu;
(6): Khai sửa đổi, bổ sung số vận đơn/Tờ khai xuất khẩu đã khai tại mục (5) khi phát hiện sai sót trong quá trình kiểm tra hồ sơ;
(7) : Dành cho cơ quan Hải quan xác nhận khi chấp nhận nội dung sửa đổi, bổ sung. Công chức hải quan ký tên, đóng dấu tương ứng tại từng nội dung sửa đổi.
(1.) TÊN DOANH NGHIỆP: …………. |
|
(2.) Số ……………………….. | ………….., ngày …… tháng …… năm ………… |
(3.) Kèm theo Tờ khai hải quan vận chuyển số……….. ngày ……. đăng ký tại Chi cục Hải quan ……………………
(4.) Số lượng phương tiện vận chuyển hàng hóa thuộc tờ khai…………………………………………………………………
STT | Số vận đơn/Số tờ khai xuất khẩu | Tên hàng | Số hiệu kiện, gói | Số chì hãng vận chuyển | Số hiệu niêm phong hải quan | Nội dung sửa đổi, bổ sung | Xác nhận sửa đổi của công chức | Số PTVC hàng hóa |
(5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
(14.) ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP KÊ KHAI | (15.) XÁC NHẬN CỦA CCHQ NƠI ĐI | (16.) XÁC NHẬN CỦA CCHQ NƠI ĐẾN |
Ghi chú:
1. Phần doanh nghiệp khai:
(1): Tên của doanh nghiệp vận chuyển
(2): Số của Bản kê hàng hóa tối đa 35 ký tự do doanh nghiệp lập để quản lý.
(3): Số, ngày tờ khai vận chuyển độc lập và tên Chi cục Hải quan mà Bản kê hàng hóa khai cần khai báo.
(4): Khai tổng số lượng lượt phương tiện vận chuyển của một tờ khai khai vận chuyển độc lập nếu hàng hóa được vận chuyển bằng nhiều xe tải chuyên dụng hoặc nhiều toa xe đường sắt chuyên dụng, lập Bản kê hàng hóa cho từng xe tải hoặc toa xe chuyên dụng.
(5): Ghi số thứ tự của từng vận đơn hoặc tờ khai xuất khẩu cần khai báo trên tờ khai vận chuyển độc lập;
(6): Số hiệu của từng vận đơn hoặc tờ khai xuất khẩu;
(7): Khai tên hàng (nếu có). Trường hợp nhiều hàng trong cùng 01 gói kiện thì chọn tên hàng đại diện, chiếm tỷ trọng cao.
(8): Khai số hiệu gói kiện hàng trong vận đơn/tờ khai xuất khẩu. Trường hợp một vận đơn hoặc một tờ khai xuất khẩu có nhiều gói kiện rời thì khai lần lượt hết số gói kiện rời của vận đơn hoặc tờ khai đó; sau đó khai tiếp vận đơn hoặc tờ khai tiếp theo.
(9): Khai số chì (seal) của hãng vận chuyển tương ứng với mục (8).
(11): Trường hợp có sửa đổi, bổ sung các nội dung đã khai báo từ mục (6) đến (9), khai bổ sung trước khi cơ quan Hải quan niêm phong.
(14): Doanh nghiệp ký tên, đóng dấu xác nhận khai báo.
2. Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi:
(10): Công chức hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi ghi số hiệu niêm phong hải quan cho từng xe chuyên dụng.
(12): Cơ quan Hải quan xác nhận khi chấp nhận nội dung sửa đổi, bổ sung: Công chức hải quan ký tên, đóng dấu tương ứng tại từng nội dung sửa đổi.
(13): Công chức hải quan ghi số phương tiện vận chuyển chuyên chở hàng hóa, ghi số xe tải hoặc số toa xe đường sắt.
(15): Công chức hải quan ghi tên Chi cục Hải quan, ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày tháng năm xác nhận.
3. Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến:
(16): Công chức hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến ghi tên Chi cục Hải quan, ký tên, đóng dấu công chức, ghi ngày tháng năm xác nhận.
- 1 Thông tư 100/2010/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 36/2011/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 56/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 49/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với, thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định và Thông tư 191/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BTC năm 2020 hợp nhất Thông tư quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BTC năm 2020 hợp nhất Thông tư quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế do Bộ Tài chính ban hành
- 1 Công văn 4753/TCHQ-GSQL năm 2018 về triển khai thí điểm Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thay thế Quyết định 1966/QĐ-TCHQ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 6488/TCHQ-GSQL năm 2017 về thủ tục hải quan hàng hóa quá cảnh có thay đổi phương tiện vận tải do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 2966/TCHQ-GSQL năm 2017 thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa tại Chi cục hải quan chuyển phát nhanh do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Công văn 1997/TCHQ-GSQL năm 2017 về thủ tục hải quan đối với lượng xăng dầu từ nguồn nội địa cung ứng cho tàu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5 Thông tư 219/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất, nhập, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6 Công văn 10480/TCHQ-GSQL năm 2016 về thủ tục hải quan hàng quá cảnh thay đổi nước xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7 Công văn 2305/TCHQ-TXNK năm 2016 về thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8 Công văn 1119/TCHQ-TXNK năm 2016 về hạch toán tiền nộp trước theo Thông tư 191/2015/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9 Công văn 10434/TCHQ-GSQL năm 2015 về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, quá cảnh qua Việt Nam sang Triều Tiên do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10 Thông tư 120/2015/TT-BTC Quy định về mẫu, chế độ in, phát hành, quản lý và sử dụng Tờ khai hải quan dùng cho người xuất cảnh, nhập cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11 Thông tư 42/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12 Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13 Thông tư 13/2015/TT-BTC quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 14 Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- 15 Công văn 1361/GSQL-GQ2 năm 2014 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu phụ do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 16 Thông tư 126/2014/TT-BTC quy định thủ tục về kê khai, thu nộp thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 17 Luật Hải quan 2014
- 18 Nghị định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 19 Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi
- 20 Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
- 21 Nghị định 47/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật bưu chính
- 22 Nghị định 87/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 23 Luật bưu chính 2010
- 24 Luật Thương mại 2005
- 25 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005
- 1 Thông tư 100/2010/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 36/2011/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Công văn 1361/GSQL-GQ2 năm 2014 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu phụ do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 4 Thông tư 13/2015/TT-BTC quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Công văn 10434/TCHQ-GSQL năm 2015 về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, quá cảnh qua Việt Nam sang Triều Tiên do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6 Công văn 2305/TCHQ-TXNK năm 2016 về thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7 Công văn 10480/TCHQ-GSQL năm 2016 về thủ tục hải quan hàng quá cảnh thay đổi nước xuất khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8 Thông tư 219/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất, nhập, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 9 Công văn 1997/TCHQ-GSQL năm 2017 về thủ tục hải quan đối với lượng xăng dầu từ nguồn nội địa cung ứng cho tàu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10 Công văn 2966/TCHQ-GSQL năm 2017 thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa tại Chi cục hải quan chuyển phát nhanh do Tổng cục Hải quan ban hành
- 11 Công văn 6488/TCHQ-GSQL năm 2017 về thủ tục hải quan hàng hóa quá cảnh có thay đổi phương tiện vận tải do Tổng cục Hải quan ban hành
- 12 Công văn 4753/TCHQ-GSQL năm 2018 về triển khai thí điểm Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thay thế Quyết định 1966/QĐ-TCHQ do Tổng cục Hải quan ban hành