- 1 Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi 2003
- 3 Nghị định 96/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- 4 Nghị định 81/1998/NĐ-CP về in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng
- 1 Thông tư 37/2014/TT-NHNN quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2 Quyết định 158/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 3 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2009/TT-NHNN | Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2009 |
QUY ĐỊNH VIỆC THIẾT KẾ MẪU, CHẾ BẢN VÀ QUẢN LÝ IN, ĐÚC TIỀN VIỆT NAM
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 81/1998/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc thiết kế mẫu, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam như sau:
Thông tư này quy định việc thiết kế mẫu tiền; chế bản in, tạo khuôn đúc tiền; quản lý in, đúc tiền Việt Nam và bảo vệ bí mật Nhà nước trong in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước).
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức, quản lý in, đúc tiền Việt Nam
1. Việc in, đúc tiền được thực hiện theo hợp đồng giữa Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) và nhà máy in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền và tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
2. Ngân hàng Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với mẫu thiết kế các loại tiền đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Họa sĩ trực tiếp sáng tác mẫu tiền đã được phê duyệt được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả và được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3. Nhà máy in, đúc tiền theo hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) không được sử dụng vật tư chuyên dùng in, đúc tiền Việt Nam để sản xuất các sản phẩm khác.
4. Trường hợp thực hiện chế bản in, tạo khuôn đúc và in, đúc tiền Việt Nam ở nước ngoài, Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiền Việt Nam gồm: tiền giấy (tiền polymer, tiền cotton) và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước in, đúc và phát hành.
2. Mẫu thiết kế chính thức: là mẫu thiết kế đồng tiền đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Mẫu in, đúc chuẩn: là mẫu in, đúc thử đơn hình hoặc đa hình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Bản in gốc, khuôn đúc gốc: là bản in, khuôn đúc của mẫu in, đúc chuẩn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nghiệm thu.
5. Nhà máy in, đúc tiền: là Nhà máy In tiền Quốc gia hoặc nhà máy in, đúc tiền khác có hợp đồng chế bản in; tạo khuôn đúc; in; đúc tiền với Ngân hàng Nhà nước.
THIẾT KẾ MẪU, CHẾ BẢN IN, TẠO KHUÔN ĐÚC TIỀN
Điều 4. Xây dựng đề án thiết kế mẫu tiền
Căn cứ vào chủ trương phát hành tiền mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Cục Phát hành và Kho quỹ nghiên cứu, xây dựng đề án thiết kế mẫu tiền gồm: cơ cấu mệnh giá, chất liệu, màu sắc, kích thước, trọng lượng, chủ đề, kỹ thuật bảo an; công nghệ sản xuất, các yêu cầu kỹ thuật khác và thời gian dự kiến thực hiện đề án để trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Cục Phát hành và Kho quỹ có nhiệm vụ xây dựng phương án, kế hoạch và triển khai thiết kế mẫu theo đúng đề án thiết kế mẫu tiền đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phương án, kế hoạch thiết kế mẫu tiền phải xác định cụ thể tiến độ thời gian, nội dung công việc đối với từng mẫu tiền.
2. Yêu cầu đối với mẫu thiết kế
a. Có tính thẩm mỹ và khả năng chống giả cao, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam;
b. Dễ nhận biết, thuận tiện trong sử dụng, bảo quản và phù hợp với việc xử lý tiền bằng máy;
c. Phù hợp với công nghệ, kỹ thuật và trang thiết bị của nhà máy in, đúc tiền; tăng cường ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trên thế giới về thiết kế mẫu, chế bản in, tạo khuôn đúc tiền để nâng cao chất lượng, khả năng chống giả và độ bền của đồng tiền.
Điều 6. Trình duyệt mẫu thiết kế
Sau khi hoàn thành việc thiết kế mẫu tiền theo đề án đã được phê duyệt, Cục Phát hành và Kho quỹ chuẩn bị hồ sơ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ duyệt mẫu thiết kế đồng tiền. Hồ sơ bao gồm:
1. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ngân hàng Nhà nước về việc đề nghị phê duyệt mẫu thiết kế;
2. Mẫu thiết kế hoàn chỉnh;
3. Bản thuyết minh về kỹ thuật, công nghệ gồm:
a. Công nghệ chế bản in, tạo khuôn đúc và in, đúc tiền;
b. Quy cách, chủng loại vật tư in, đúc (giấy in, mực in, phôi tiền kim loại …);
c. Các đặc điểm kỹ thuật bảo an;
4. Khái toán giá thành sản phẩm;
5. Yêu cầu kỹ thuật và tài liệu khác có liên quan.
Điều 7. Chế bản in, tạo khuôn đúc tiền
1. Việc chế bản in gốc, tạo khuôn đúc gốc được thực hiện tại nhà máy in, đúc tiền trên cơ sở mẫu thiết kế chính thức. Trong quá trình chế bản in gốc, tạo khuôn đúc gốc, Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm phối hợp với nhà máy in, đúc tiền về mỹ thuật, kỹ thuật và công nghệ.
2. Việc chế bản in gốc, tạo khuôn đúc gốc phải thể hiện trung thực về hình thức, nội dung của mẫu thiết kế chính thức và đáp ứng yêu cầu đề án thiết kế mẫu tiền và hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trường hợp cần thiết phải sửa đổi một số chi tiết trên bản in, khuôn đúc cho phù hợp hơn với công nghệ, thiết bị hoặc vật liệu in, đúc tiền dẫn đến việc điều chỉnh mẫu thiết kế chính thức, nhà máy in, đúc tiền phải có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước (thông qua Cục Phát hành và Kho quỹ) xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ. Việc điều chỉnh, sửa đổi chỉ được thực hiện khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
3. Việc chế bản in, tạo khuôn đúc sản xuất phải bảo đảm chính xác như bản in gốc, khuôn đúc gốc. Nhà máy in, đúc tiền quyết định số lượng bản in, khuôn đúc sản xuất phù hợp với số lượng tiền cần in, đúc quy định trong hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ).
1. Trong quá trình chế bản in gốc, tạo khuôn đúc gốc, nhà máy in, đúc tiền phải thực hiện in, đúc thử nhằm xác định mẫu in, đúc có chất lượng cao nhất và hoàn thiện bản in, khuôn đúc, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại
2. Phương thức in, đúc thử:
a. Đối với tiền kim loại: đúc, đập thử đơn hình trên phôi tiền kim loại theo mẫu thiết kế chính thức.
b. Đối với tiền giấy: in thử đơn hình theo mẫu thiết kế chính thức; in thử đa hình trên tờ giấy in nguyên khổ theo mẫu in chuẩn đơn hình.
1. Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ quyết định loại khóa an toàn và hình thức cài đặt cho từng mẫu tiền. Khóa an toàn do Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trực tiếp quản lý và báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Người cài đặt khóa an toàn do Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ chỉ định, có trách nhiệm lập, bàn giao toàn bộ hồ sơ cho Cục trưởng ngay sau khi hoàn thành công việc và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật về khóa an toàn theo quy định bảo vệ bí mật Nhà nước.
Điều 10. Phê duyệt mẫu in, đúc thử và nghiệm thu bản in gốc, khuôn đúc gốc
1. Hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử đơn hình và nghiệm thu bản in gốc, khuôn đúc gốc của nhà máy in, đúc tiền bao gồm:
a. Tờ trình đề nghị phê duyệt mẫu in, đúc thử đơn hình và nghiệm thu bản in gốc, khuôn đúc gốc;
b. Mẫu thiết kế chính thức;
c. Mẫu in, đúc thử đơn hình;
d. Kết quả thử nghiệm, đánh giá về kỹ thuật của mẫu in, đúc thử đơn hình so với yêu cầu kỹ thuật của đề án thiết kế mẫu tiền và hồ sơ trình mẫu thiết kế đồng tiền đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại
2. Hồ sơ trình duyệt mẫu in thử đa hình của nhà máy in, đúc tiền bao gồm:
a. Tờ trình đề nghị phê duyệt mẫu in thử đa hình;
b. Mẫu in chuẩn đơn hình;
c. Mẫu in thử đa hình;
d. Đánh giá về kỹ thuật của mẫu in thử đa hình trên cơ sở mẫu in chuẩn đơn hình.
3. Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm thẩm định, đánh giá các mẫu in, đúc thử, bản in, khuôn đúc trên cơ sở mẫu thiết kế chính thức và yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng đồng tiền.
4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt mẫu in, đúc chuẩn đơn hình và nghiệm thu bản in gốc, khuôn đúc gốc trên cơ sở kết quả thẩm định và đề nghị của Cục Phát hành và Kho quỹ.
Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ phê duyệt mẫu in chuẩn đa hình trên cơ sở mẫu in chuẩn đơn hình và tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền.
Điều 11. Tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền
Căn cứ vào hồ sơ trình duyệt mẫu thiết kế, hồ sơ trình duyệt mẫu in, đúc thử đơn hình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các tài liệu liên quan, Cục Phát hành và Kho quỹ chủ trì, phối hợp với nhà máy in, đúc tiền xây dựng hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật của từng mẫu tiền trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, ban hành, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền là cơ sở pháp lý trong việc quản lý chất lượng tiền in, đúc.
Điều 12. In, đúc tiền chính thức
In, đúc tiền chính thức được thực hiện trên cơ sở:
1. Hợp đồng in, đúc tiền được ký giữa Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) và nhà máy in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt;
2. Mẫu in chuẩn đa hình (đối với tiền giấy) và mẫu đúc chuẩn đơn hình (đối với tiền kim loại);
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền.
Điều 13. Quản lý chất lượng đồng tiền
1. Trong quá trình sản xuất, nhà máy in, đúc tiền phải tuân thủ quy trình công nghệ in, đúc tiền và quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm giao cho Ngân hàng Nhà nước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. Kết quả kiểm soát chất lượng phải thể hiện bằng văn bản, có xác nhận của người có thẩm quyền của nhà máy in, đúc tiền.
2. Trường hợp cần thiết, Cục Phát hành và Kho quỹ tiến hành kiểm tra, đánh giá khả năng thực hiện hợp đồng của nhà máy in, đúc tiền theo các nội dung liên quan đến quy trình công nghệ in, đúc tiền; quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm; quy trình kiểm soát an ninh, an toàn trong từng công đoạn sản xuất; và chất lượng nguyên, vật liệu in, đúc tiền nhằm đảm bảo chất lượng tiền in, đúc.
3. Trước khi nhà máy in, đúc tiền giao sản phẩm cho Ngân hàng Nhà nước, Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm kiểm tra, giám định chất lượng tiền theo phương pháp chọn mẫu. Sản phẩm được chấp nhận nếu mẫu kiểm tra đáp ứng tiêu chuẩn kiểm tra, giám định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra, giám định do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định theo đề nghị của Cục Phát hành và Kho quỹ.
4. Nhà máy in, đúc tiền chịu trách nhiệm đối với sản phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc thừa, thiếu về số lượng trong số sản phẩm đã được Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) chấp nhận theo phương pháp kiểm tra chọn mẫu quy định tại khoản 3 Điều này.
BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG IN, ĐÚC TIỀN
Điều 14. Hồ sơ, tài liệu mang bí mật Nhà nước trong in, đúc tiền
Hồ sơ, tài liệu hoặc vật mang tin liên quan đến việc in, đúc tiền chưa công bố phát hành bao gồm:
1. Đề án, phương án và kế hoạch thiết kế, chế bản mẫu tiền;
2. Mẫu thiết kế chính thức; thông số kỹ thuật, khóa an toàn của từng mẫu tiền;
3. Bản in gốc, khuôn đúc gốc; mẫu in, đúc thử (đơn hình và đa hình) của từng mẫu tiền;
4. Tài liệu về yếu tố chống giả (đặc điểm bảo an), thông số kỹ thuật không công bố của từng mẫu tiền;
5. Tài liệu thể hiện về số lượng tiền in, đúc; cấp vần seri để in tiền;
6. Quy trình công nghệ in, đúc tiền; công thức pha chế mực in tiền;
7. Tài liệu quy định về ký hiệu các loại tiền.
Điều 15. Quản lý hồ sơ, tài liệu, thông tin mật trong in, đúc tiền
1. Các hồ sơ, tài liệu quy định tại Điều 14 Thông tư này phải được bảo quản phù hợp với cấp độ mật theo quy định của pháp luật về độ mật của từng loại tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng và chế độ văn thư, lưu trữ.
2. Hệ thống máy tính (hoặc mạng máy tính nội bộ) dùng để thiết kế, chế bản in, tạo khuôn đúc tiền phải được quản lý nghiêm ngặt về đối tượng sử dụng, việc truy cập, sửa đổi, sao chép, kết xuất thông tin nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin, dữ liệu.
3. Sau khi đi vào sản xuất chính thức, nhà máy in, đúc tiền phải bàn giao toàn hộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến các công đoạn thiết kế, chế bản, tạo khuôn, in, đúc thử cho Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ); đối với các thông tin, dữ liệu trên máy tính, phải sao lưu toàn bộ vào thiết bị lưu trữ để bàn giao và xóa hoàn toàn các thông tin, dữ liệu dưới sự chứng kiến của đại diện được ủy quyền của Ngân hàng Nhà nước.
4. Để phục vụ quá trình sản xuất, nhà máy in, đúc tiền chỉ được lưu giữ, bảo quản:
a. Một bộ tập tin chế bản gốc, một bộ bản in gốc và một bộ khuôn đúc gốc của tiền Việt Nam để chế bản in và tạo khuôn đúc sản xuất;
b. Mẫu in chuẩn đa hình, các mẫu in đơn sắc và sắc biểu để đối chiếu, kiểm tra sản phẩm khi in chính thức;
c. Một bộ hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền để đối chiếu, theo dõi thực hiện.
5. Việc bảo quản, lưu giữ, vận chuyển và giao nhận các tài liệu quy định tại
6. Trách nhiệm quản lý hồ sơ, tài liệu mật trong in, đúc tiền của nhà máy in, đúc tiền được quy định cụ thể trong hợp đồng chế bản in, tạo khuôn đúc và in, đúc tiền ký với Ngân hàng Nhà nước.
Điều 16. Trách nhiệm của Cục Phát hành và Kho quỹ
1. Tổ chức thực hiện các nội dung công việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Cục Phát hành và Kho quỹ quy định tại Thông tư này; ban hành quy định quản lý, sử dụng hệ thống máy tính (hoặc mạng máy tính nội bộ) thiết kế mẫu tiền;
2. Định kỳ hàng quý, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tình hình thực hiện kế hoạch in, đúc tiền; chủ động đề xuất điều chỉnh kế hoạch in, đúc tiền trong năm của Ngân hàng Nhà nước khi cần thiết; hàng năm, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện in, đúc tiền trong năm, đồng gửi Bộ Tài chính và Bộ Công an.
3. Bảo vệ bí mật nhà nước các hồ sơ, tài liệu quy định tại Điều 14 Thông tư này và các hồ sơ tài liệu liên quan tại Cục Phát hành và Kho quỹ trong quá trình triển khai thiết kế mẫu, chế bản in, tạo khuôn đúc và in, đúc tiền;
4. Tham gia thẩm định giá thành sản phẩm của từng loại tiền;
5. Gửi Vụ Kiểm toán nội bộ các tài liệu theo Quy chế kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động in, đúc tiền Việt Nam tại Nhà máy in tiền Quốc gia do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Điều 17. Trách nhiệm của Vụ Kiểm toán nội bộ
Vụ Kiểm toán nội bộ kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này và các quy định khác có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và Quy chế kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động in, đúc tiền.
Điều 18. Nhiệm vụ của nhà máy in, đúc tiền
1. Các nhà máy in, đúc tiền theo hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2, Điều 7 Nghị định số 81/1998/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ, các quy định của tại Thông tư này và các điều khoản trong hợp đồng ký với Ngân hàng Nhà nước.
2. Nhà máy in tiền Quốc gia ngoài việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều này còn có trách nhiệm:
a. Xây dựng và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cục Phát hành và Kho quỹ) ban hành quy trình công nghệ in, đúc tiền; xây dựng và ban hành quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm; quy trình kiểm soát an ninh, an toàn; quy định quản lý, sử dụng hệ thống máy tính (hoặc mạng máy tính nội bộ) chế bản in, tạo khuôn đúc phù hợp với Thông tư này.
b. Không được sử dụng máy móc, thiết bị và vật tư chuyên dùng cho in, đúc tiền Việt Nam để in, đúc các sản phẩm khác. Trường hợp có nhu cầu sử dụng vào mục đích khác, phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước bằng văn bản;
c. Gửi Cục Phát hành và Kho quỹ các tài liệu sau:
- Tài liệu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
- Các báo cáo định mức tiêu hao vật tư và mức tiêu hao vật tư thực tế về giấy in, mực in (offset, Intaglio, in số, in phủ) của từng loại tiền và tỷ lệ sản phẩm hỏng;
- Báo cáo kết quả thí nghiệm đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng của từng loại sản phẩm in chính thức;
d. Bảo vệ bí mật nhà nước các hồ sơ, tài liệu quy định tại Điều 14 Thông tư này và các hồ sơ, tài liệu liên quan tại nhà máy trong quá trình chế bản in, tạo khuôn đúc và in, đúc tiền;
đ. Gửi Vụ Kiểm toán nội bộ tài liệu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và các tài liệu theo Quy chế kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động in, đúc tiền Việt Nam tại Nhà máy in tiền Quốc gia do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 02/2007/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 01 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế tổ chức, quản lý in, đúc tiền Việt Nam.
2. Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc nhà máy in, đúc tiền chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận: | KT. THỐNG ĐỐC |
- 1 Quyết định 02/2007/QĐ-NHNN về Quy chế tổ chức, quản lý in, đúc tiền Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2 Quyết định 360/QĐ-NHNN năm 2010 công bố Danh mục văn bản, quy định đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/7/2009 – 31/12/2009 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3 Thông tư 37/2014/TT-NHNN quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4 Quyết định 158/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 5 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 6 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1 Nghị định 96/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi 2003
- 3 Nghị định 81/1998/NĐ-CP về in, đúc, bảo quản, vận chuyển và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống ngân hàng
- 4 Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 1 Quyết định 02/2007/QĐ-NHNN về Quy chế tổ chức, quản lý in, đúc tiền Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2 Quyết định 360/QĐ-NHNN năm 2010 công bố Danh mục văn bản, quy định đã hết hiệu lực pháp luật giai đoạn 01/7/2009 – 31/12/2009 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3 Thông tư 37/2014/TT-NHNN quy định việc thiết kế mẫu tiền, chế bản và quản lý in, đúc tiền Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4 Quyết định 158/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 5 Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018