Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số : 258/1998/TT-BGTVT

Hà nội, ngày 18 tháng 8 năm 1998

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH THƯ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM VÀ BỘ GIAO THÔNG TRUNG QUỐC THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHND TRUNG HOA.

Thi hành Hiệp định vận tải đường bộ đã được Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa ký kết tại Hà nội ngày 22/11/1994 và các Điều khoản trong Nghị định thư của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Việt nam và Bộ Giao thôngTrung quốc ký tại Hà nội ngày 03/6/1997, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điểm chính như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ CỦA NGHỊ ĐỊNH THƯ.

1. Các phương tiện vận tải hàng hoá, hành khách (bao gồm cả khách du lịch ) và hành lý xuất phát từ các địa điểm chuyển tải của Việt Nam đi qua các cửa khẩu đã được Chính phủ hai nước cho phép tới các địa điểm chuyển tải thuộc lãnh thổ Trung quốc và ngược lại.

2. Các doanh nghiệp vận tải đường bộ được tham gia vận tải quốc tế Việt - Trung.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH THƯ.

1. Trước mắt, phương tiện vận tải đường bộ chỉ được phép qua lại các cặp cửa khẩu đã được Chính phủ hai nước thông qua sau đây :

Việt Nam

Trung Quốc

a. Móng cái (Quảng ninh)

b. Hữu nghị (Lạng sơn)

c. Tà lùng (Cao bằng)

d. Thanh thuỷ (Hà Giang)

e. Lào cai (Lào cai)

g. Ma lu thàng (Lai châu)

a. Đông hưng (Quảng tây)

b. Hữu nghị quan (Quảng tây)

c. Thuỷ khẩu (Quảng tây)

d. Thiên bảo (Vân nam).

e. Hà khẩu (Vân nam)

g. Kim thuỷ hà (Vân nam)

2. Phương tiện vận tải đường bộ chỉ được phép vận chuyển hàng hoá, hành khách (bao gồm cả khách du lịch) và hành lý từ các địa điểm chuyển tải được quy định tại tỉnh biên giới của Việt nam đến các địa điểm chuyển tải được quy định tại các tỉnh biên giới của Trung quốc.

3. Phương tiện và người lái khi vận chuyển qua lại biên giới phải có đầy đủ các loại giấy tờ sau :

a. Giấy chứng nhận đăng ký sở hữu phương tiện.

b. Tem kiểm định kỹ thuật phương tiện.

c. Giấy phép lái xe.

d Giấy chứng nhận đã mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

e. Giấy phép vận chuyển và phù hiệu vận chuyển quốc tế Việt - Trung.

III. DOANH NGHIỆP THAM GIA VẬN TẢI QUỐC TẾ VIỆT - TRUNG

1. các doanh nghiệp vận tải tham gia vận tải quốc tế Việt - Trung phải là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt nam (Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Công ty, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam) có đủ điều kiện theo quy định của Bộ GTVT và được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép được tham gia vận tải quốc tế Việt - Trung.

2. Cục ĐBVN chấp thuận bằng văn bản cho phép doanh nghiệp vận tải được tham gia vận tải quốc tế Việt - Trung theo đề nghị của Sở GTVT (GTCC)

3. Các doanh nghiệp vận tải tham gia vận tải quốc tế phải lập danh sách phương tiện theo số đăng ký xe, mác kiểu xe và trọng lượng thiết kế xe (tự trọng xe và sức chở) báo cáo Cục ĐBVN để thông báo cho phía Trung quốc.

IV. CẤP PHÉP VẬN TẢI QUỐC TẾ VIỆT - TRUNG

1. Giấy phép vận tải quốc tế.

phương tiện vận tải đường bộ vận chuyển hàng hoá hay hành khách (bao gồm khách du lịch) và hành lý giữa hai nước phải có giấy phép vận tải ô tô quốc tế.

Giấy phép vận tải ô tô quốc tế là giấy phép cấp cho phương tiện vận tải đường bộ làm nhiệm vụ thực hiện quá trình vận chuyển hàng hoá hay hành khách (bao gồm khách du lịch) và hành lý từ Việt nam qua cửa khẩu được phép đến địa điểm chuyển tải thuộc lãnh thổ Trung quốc và ngược lại.

Căn cứ vào nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách và trên nguyên tắc bình đẳng, Cục ĐBVN và các cơ quan có thẩm quyền là Sở GTVT các tỉnh Lai châu, Lào cai, Hà giang , Cao bằng, Lạng sơn và Quảng ninh sẽ bàn bạc thống nhất về số lượng giấy phép, định kỳ trao đổi giấy phép, về thời gian và địa điểm trao đổi giấy phép với cơ quan có thâmr quyền phía Trung quốc.

Giấy phép vận tải ô tô quốc tế có 3 loại A,B và C như mẫu của hai bên đã thống nhất:

- Loại A (mầu hồng) dùng để vận chuyển hành khách (bao gồm khách du lịch) định kỳ, có hiệu lực là một năm.

- Loại B (màu lam nhạt) dùng để vận chuyển hành khách (bao gồm khách du lịch không định kỳ và xe chở hành lý, có hiệu lực là một lần đi và về.

- Loại C (màu vàng nhạt) dùng để cấp cho phương tiện vận chuyển hàng hoá, có hiệu lực là một lần đI và về.

2. Hồ sơ cấp phép vận tải ô tô quốc tế.

- Đơn xin cấp phép vận tải ô tô quốc tế (có mẫu kèm theo).

- Các giấy tờ của từng xe:

- Giấy đăng ký sở hữu phương tiện.

- Giấy phép lái xe.

- Tem kiểm định an toàn kỹ thuật của phương tiện.

3. Cơ quan cấp giấy phép vận chuyển ô tô quốc tế.

Bộ GTVT uỷ quyển Sở GTVT các tỉnh Lào cai, Lai châu, hà giang, Cao bằng, Lạng sơn và Quảng ninh xét cấp giấy phép vận chuyên ô tô quốc tế cho các phương tiện của các doanh nghiệp đã được Cục ĐBVN thông báo bằng văn bản cho phía Trung quốc được qua cửa khẩu thuộc địa phương mình để sang Trung quốc và trở về.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

2. Các Sở GTVT (GTCC) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phổ biến Thông tư này tới các doanh nghiệp vận tải được phép tham gia vận tải quốc tế Việt - Trung để thực hiện. Các Sở GTVT Lai châu, Lào cai, Hà giang, Cao bằng, Lạng sơn và Quảng ninh có trách nhiệm tổ chức và quản lý việc cấp phép.

3. Chậm nhất ngày 05 của tháng sau các Sở Giao thông vận tải được uỷ quyền cấp giấy phép vận chuyển ô tô quốc tế phải gửi báo cáo số Giấy phép vận chuyển ô tô quốc tế đã cấp và tình hình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển ô tô quốc tế qua lại giữa hai nước của tháng trước về Cục ĐBVN để Cục tập hợp báo cáo Bộ.

4. Cục Đường bộ Việt nam có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra và theo dõi thực hiện Thông tư này.

Nơi nhận:
- VP Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ Quốc phòng, Công an và
- Ngoại giao, Thương mại, Xây dựng, Công nghiệp
- Tổng cục Hải quan, Tổng Cục du lịch
- Ban biên giới Chính phủ;
- Các UBND tỉnh thành phhó trực thuộc TW
- Các Sở GTVT (GTCC)tỉnh, thành phố
- Cục ĐBVN;
- Lưu VP, PC-VT.

K/T BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đào Đình Bình

TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐƠN VỊ
TÊN ĐƠN VỊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

ĐƠN XIN CẤP PHÉP
VẬN TẢI QUỐC TẾ VIỆT - TRUNG

Kính gửi : …………………………………..

1. Tên đơn vị vận tải :

2. Địa chỉ cơ quan :

3. Số điện thoại cần liên hệ (nếu có):

4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : ngày tháng năm

Cơ quan cấp :

5. Mục đích xin cấp phép cho ô tô :

6. Đơn vị xin cấp phép đề nghị :

Cấp giấy phép ô tô theo danh sách dưới đây :

(Nếu cho nhiều ô tô thì lập bảng kê kèm theo đơn )

STT

Biển số xe

Nhãn hiệu xe

Trọng tải (Ghế xe)

Phạm vi hoạt động

Thời hạn giấy phép đến

1

2

3

4

5

6

7. Đơn vị đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và xin cam đoan chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về những lời khai trong đơn, nếu không đúng sự thật.

Nơi nhận :
- Cơ quan giải quyết cấp phép
- Lưu VP.

Ngày tháng năm 199

Chủ đơn vị