- 1 Thông tư liên tịch 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định 13/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2007/NĐ-CP do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2008/TT-BLĐTLBXH | Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2008 |
Để kịp thời tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 (sau đây gọi tắt là Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH) về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 (sau đây gọi tắt là Nghị định 67/2007/NĐ-CP) về chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội như sau:
1. Bổ sung điểm e và g sau điểm đ, khoản 1, mục I. Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH như sau:
“e) Đối tượng quy định tại khoản 3. Điều 4, Nghị định 67/2007/NĐ-CP đang hưởng chính sách đối với người có công với cách mạng mà không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội vẫn được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP, khi chết chỉ được hưởng một chế độ mai táng phí cao nhất.
g) Mức trợ cấp xã hội quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP không tính vào thu nhập khi rà soát để xác định hộ nghèo hàng năm”.
2. Bổ sung điểm g sau điểm e, khoản 4, mục IV. Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH như sau:
“g) “Triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đối tượng bảo trợ xã hội ở cấp tỉnh và huyện; xây dựng cơ sở dữ liệu, tổng hợp và gửi thông tin của đối tượng đã được định dạng theo chuẩn XML về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (cổng điện tử của Bộ) định kỳ, đột xuất theo quy định của điểm đ, khoản 4, mục IV của Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH”.
3. Sửa đổi khoản 2, mục V, Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH như sau:
“2. Thời gian thực hiện các chế độ trợ cấp xã hội theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP như sau:
a) Đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở về trước theo mức quy định tại khoản 3, Điều 24 Nghị định 67/2007/NĐ-CP thì thời điểm được hưởng mức trợ cấp theo quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn Hà đáng hưởng trợ cấp xã hội đối với đối tượng là người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo, mức 65.000 đồng/tháng từ ngày 01 tháng 06 năm 2006. Đến ngày 25 tháng 7 năm 2007. Ủy ban nhân dân huyện có quyết định điều chỉnh mức trợ cấp cho ông Hà theo quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP. Ông Hà được hưởng mức trợ cấp 120.000 đồng/tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007. Tiền trợ cấp của ông Hà được tính như sau:
+ Tiền trợ cấp truy lĩnh từ tháng 01 đến tháng 7 năm 2007 là: (120.000 đồng – 65.000 đồng) x 7 tháng = 385.000 đồng;
+ Tiền trợ cấp tháng 8 năm 2007 là: 120.000 đồng;
Tổng tiền trợ cấp ông Hà nhận trong tháng 8 là: 505.000 đồng và từ tháng 9 năm 2007 ông Hà được nhận là 120.000 đồng/tháng.
b) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở về sau, đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP ở thời điểm nào, thì được hưởng trợ cấp xã hội ở thời điểm đó.
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị Sáu đang hưởng trợ cấp xã hội đối với người tàn tật năng không có khả năng lao động từ ngày 01 tháng 02 năm 2007, mức trợ cấp là 65.000 đồng/tháng. Đến ngày 26 tháng 11 năm 2007. Ủy ban nhân dân huyện có quyết định điều chỉnh mức trợ cấp cho bà Sáu theo quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP, bà Sáu được hưởng mức trợ cấp là 120.000 đồng/tháng từ ngày 01 tháng 02 năm 2007. Số tiền trợ cấp của bà Sáu được tính như sau:
+ Tiền trợ cấp truy lĩnh từ tháng 2 đến tháng 11 năm 2007 là: (120.000 đồng – 65.000 đồng) x 10 tháng = 550.000 đồng;
+ Tiền trợ cấp tháng 12 năm 2007 là: 120.000 đồng;
Tổng tiền trợ cấp tháng 12 năm 2007 là: 670.000 đồng và từ tháng 01 năm 2008 bà Sáu được nhận là 120.000 đồng/tháng.
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn Bình đang được hưởng trợ cấp đối với người từ 90 tuổi trở lên từ ngày 01 tháng 3 năm 2007 với mức 65.000 đồng/tháng; đến ngày 20 tháng 10 năm 2007, Ủy ban nhân dân huyện có quyết định điều chỉnh mức trợ cấp xã hội đối với ông Bình lên 120.000 đồng/tháng (theo quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP). Như vậy, ông Bình được hưởng mức 120.000 đồng/tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007. Số tiền trợ cấp của ông Bình được tính như sau:
+ Tiền trợ cấp truy lĩnh tháng 01 và 02 năm 2007 là: 120.000 đồng x 2 tháng = 240.000 đồng;
+ Tiền trợ cấp truy lĩnh từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2007 là: (120.000 đồng – 65.000 đồng) x 8 tháng = 440.000 đồng;
+ Tiền trợ cấp tháng 11 năm 2007 là: 120.000 đồng.
Tổng tiền trợ cấp nhận trong tháng 11 năm 2007 là: 800.000 đồng và từ tháng 12 năm 2007 ông Bình được nhận là 120.000 đồng/tháng.
Ví dụ 3: Ông Trần Văn Nam thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội từ ngày 01 tháng 7 năm 2008, nhưng đến ngày 10 tháng 10 năm 2008 ông Nam mới nộp đủ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội cho Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH, đến tháng 11 năm 2008, Chủ tịch UBND huyện có quyết định trợ cấp xã hội cho ông Nam, thì thời điểm ông Nam được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của Nghị định 67/2007/NĐ-CP từ ngày 01 tháng 07 năm 2008. Tiền trợ cấp của ông Nam được tính như sau:
+ Truy lĩnh trợ cấp từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2008 là: 120.000 đồng x 5 tháng = 600.000 đồng;
+ Tiền trợ cấp tháng 12 năm 2008 là: 120.000 đồng;
Tổng tiền trợ cấp nhận tháng 12 năm 2008 là 720.000 đồng và từ tháng 01 năm 2009 ông Nam được nhận là 120.000 đồng/tháng.
c) Đối với đối tượng đã nộp đủ hồ sơ theo quy định của Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH, nhưng chết trước khi có quyết định hưởng trợ cấp xã hội thì thân nhân được truy lĩnh trợ cấp xã hội tính từ khi đủ điều kiện đến khi chết. Riêng đối tượng quy định tại Điều 10 Nghị định 67/2007/NĐ-CP được hỗ trợ kinh phí mai táng”.
4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xă hội do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định 13/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2007/NĐ-CP do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 4 Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1 Công văn 4517/LĐTBXH-BTXH năm 2015 hướng dẫn thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 3 Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
- 1 Thông tư liên tịch 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định 13/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2007/NĐ-CP do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 2 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 3 Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 4 Công văn 4517/LĐTBXH-BTXH năm 2015 hướng dẫn thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành