- 1 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT về Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Quyết định 519/QĐ-BGDĐT năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2012/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2012 |
BAN HÀNH QUY CHẾ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON, PHỔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 8 năm 2012. Những quy định trước đây trái với Thông tư này bị bãi bỏ. Văn bản này thay thế Quyết định số 03/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức và cá nhân có liên quan tới công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
KT. BỘ TRƯỞNG |
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN MẦM NON, PHỔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Quy chế này quy định việc bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) theo năm học đối với giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là nhà trường) bao gồm: tổ chức BDTX, đánh giá và công nhận kết quả BDTX, nhiệm vụ và quyền của giáo viên.
Quy chế này áp dụng đối với giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi chung là giáo viên), tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác BDTX giáo viên.
1. Giáo viên học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của phòng giáo dục và đào tạo và của sở giáo dục và đào tạo.
TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Điều 4. Nội dung, thời lượng BDTX
1. Nội dung BDTX được quy định trong Chương trình BDTX do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Tổng thời lượng BDTX đối với mỗi giáo viên là 120 tiết/năm học, bao gồm:
a) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 1): khoảng 30 tiết/năm học.
b) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học, bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 2): khoảng 30 tiết/năm học.
c) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 3): khoảng 60 tiết/năm học.
3. Thời lượng BDTX của mỗi nội dung bồi dưỡng nêu ở khoản 2 Điều này có thể được thay đổi để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục của năm học, với yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục của địa phương nhưng tổng thời lượng BDTX đối với giáo viên trong mỗi năm học đảm bảo 120 tiết.
1. BDTX bằng tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường.
2. BDTX tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập BDTX; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.
Thời lượng, số lượng giáo viên học tập trong mỗi lớp bồi dưỡng tập trung do sở giáo dục và đào tạo quy định nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về mục đích, nội dung, phương pháp được quy định trong Chương trình BDTX, tài liệu BDTX và các quy định tại Quy chế này.
3. BDTX theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).
1. Tài liệu BDTX được tổ chức biên soạn và phát hành dưới dạng ấn phẩm, băng tiếng, băng hình và các thiết bị lưu trữ thông tin khác đảm bảo các quy định của Chương trình BDTX, hình thức BDTX quy định tại Điều 5 Quy chế này.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức biên soạn, cung ứng, giới thiệu tài liệu phục vụ BDTX theo các nội dung bồi dưỡng 1 và 3.
3. Sở giáo dục và đào tạo kết hợp với các dự án chỉ đạo tổ chức biên soạn, lựa chọn, cung ứng tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2.
Kinh phí BDTX được dự toán trong kinh phí chi thường xuyên hàng năm và kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí hỗ trợ của các dự án và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Kế hoạch BDTX được xây dựng theo năm học, bao gồm: các kế hoạch BDTX của giáo viên, nhà trường, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo.
2. Kế hoạch BDTX phải nêu rõ mục tiêu, nội dung, hình thức BDTX. Kế hoạch BDTX của phòng giáo dục và đào tạo, của sở giáo dục và đào tạo phải có thêm các nội dung về đánh giá kết quả BDTX, hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ đối với các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX, phối hợp với các dự án (nếu có); cung ứng tài liệu; tổ chức thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên.
3. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể các trường hợp giáo viên được miễn, giảm, hoãn thực hiện kế hoạch BDTX.
4. Xây dựng kế hoạch BDTX năm học
a) Căn cứ nội dung Chương trình BDTX và hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, nhà trường hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX và báo cáo tổ bộ môn, trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt.
b) Căn cứ hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, của phòng giáo dục và đào tạo và tổng hợp kế hoạch BDTX của giáo viên, nhà trường xây dựng kế hoạch BDTX của đơn vị, gửi cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp phê duyệt.
c) Phòng giáo dục và đào tạo tổng hợp kế hoạch BDTX các nhà trường trực thuộc, xây dựng kế hoạch BDTX của phòng, báo cáo sở giáo dục và đào tạo.
d) Sở giáo dục và đào tạo tổng hợp kế hoạch BDTX của các phòng giáo dục và đào tạo, của các nhà trường trực thuộc, xây dựng kế hoạch BDTX của sở, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 6 hàng năm.
1. Báo cáo viên BDTX là nhà giáo thuộc các cơ sở thực hiện nhiệm vụ BDTX, chuyên gia, giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giáo dục.
2. Tiêu chuẩn của báo cáo viên BDTX
a) Nắm vững Chương trình BDTX, có khả năng truyền đạt nội dung tài liệu BDTX phù hợp với đối tượng giáo viên.
b) Có kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết về hoạt động học tập của giáo viên; có khả năng hướng dẫn, tư vấn giáo viên tự học; nắm vững quy trình tổ chức, nội dung, kỹ thuật, phương pháp, hình thức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên.
c) Có tinh thần trách nhiệm, khả năng cộng tác với đồng nghiệp.
3. Trách nhiệm, quyền của báo cáo viên BDTX
a) Báo cáo viên BDTX thực hiện nhiệm vụ theo phân công của cơ quan chủ quản, có trách nhiệm, quyền theo quy định của pháp luật, của cơ quan chủ quản.
b) Báo cáo viên BDTX thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng có trách nhiệm, quyền theo quy định hiện hành về chế độ thỉnh giảng hoặc hợp đồng lao động.
Điều 10. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX
1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX bao gồm: trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Giáo dục (sửa đổi, bổ sung năm 2009); trung tâm giáo dục thường xuyên theo quy định tại khoản 4 Điều 78 Luật Giáo dục (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX theo phương thức được cấp quản lý giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng khi đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ BDTX và có đội ngũ báo cáo viên đủ về số lượng, đạt tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế này.
Điều 11. Triển khai kế hoạch BDTX
1. Nhà trường tổ chức cho giáo viên thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên, của nhà trường.
2. Phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo nhà trường đảm bảo tài liệu BDTX cho giáo viên và chủ trì, phối hợp với các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX tổ chức lớp BDTX tập trung theo kế hoạch.
3. Nhà trường, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX giáo viên, báo cáo cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp vào tháng 6 hàng năm.
ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
Điều 12. Căn cứ đánh giá và xếp loại kết quả BDTX giáo viên
1. Căn cứ đánh giá kết quả BDTX của giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3.
2. Xếp loại kết quả BDTX giáo viên gồm 4 loại: loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: TB) và loại không hoàn thành kế hoạch.
Điều 13. Phương thức đánh giá kết quả BDTX
1. Hình thức, đơn vị đánh giá kết quả BDTX
a) Cơ sở thực hiện nhiệm vụ BDTX tổ chức đánh giá kết quả BDTX giáo viên thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, viết thu hoạch... (sau đây gọi chung là bài kiểm tra).
b) Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên
Giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên đề.
Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau:
- Tiếp thu kiến thức và kỹ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX (5 điểm).
- Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5 điểm).
c) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá được quy định tại điểm a, điểm b khoản này để chỉ đạo, tổ chức đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và từng mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 đảm bảo sự phù hợp về đối tượng, nội dung, phương pháp BDTX và các quy định tại Quy chế này.
2. Thang điểm đánh giá kết quả BDTX
Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 (gọi là các điểm thành phần).
3. Điểm trung bình kết quả BDTX
Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau:
ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình của các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch BDTX của giáo viên) : 3
ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định hiện hành.
Điều 14. Xếp loại kết quả BDTX
1. Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau:
a) Loại TB nếu ĐTB BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;
b) Loại K nếu ĐTB BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;
c) Loại G nếu ĐTB BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.
2. Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học.
3. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.
Điều 15. Công nhận và cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX
1. Nhà trường tổ chức tổng hợp, xếp loại kết quả BDTX của giáo viên dựa trên kết quả đánh giá các nội dung BDTX của giáo viên.
2. Sở giáo dục và đào tạo cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX (theo Phụ lục kèm theo Quy chế này) đối với giáo viên trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên. Phòng giáo dục và đào tạo cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX (theo Phụ lục kèm theo Quy chế này) đối với giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Không cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX cho giáo viên không hoàn thành kế hoạch.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA GIÁO VIÊN
Điều 16. Nhiệm vụ của giáo viên
1. Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của các cơ quan quản lý giáo dục, của cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX, của nhà trường và các quy định của Quy chế này.
2. Báo cáo tổ bộ môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ.
1. Được cung ứng tài liệu học tập BDTX theo kế hoạch đã được phê duyệt.
2. Được cấp giấy chứng nhận hoàn thành kế hoạch BDTX theo quy định.
3. Được khen thưởng nếu có thành tích trong việc thực hiện kế hoạch BDTX.
4. Được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp (nếu có) và các chế độ, chính sách khác theo quy định trong thời gian thực hiện kế hoạch BDTX.
Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan tới công tác BDTX giáo viên.
2. Các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá Chương trình; biên soạn, giới thiệu danh mục tài liệu BDTX đối với các nội dung bồi dưỡng 1 và 3 theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
3. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá công tác BDTX giáo viên trên phạm vi toàn quốc theo thẩm quyền.
4. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết công tác BDTX giáo viên.
5. Chỉ đạo, khen thưởng các cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác BDTX giáo viên.
Điều 19. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của sở; chỉ đạo, phối hợp tổ chức biên soạn, cung ứng tài liệu BDTX giáo viên đối với nội dung bồi dưỡng 2.
2. Quản lý, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra công tác BDTX giáo viên của các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường trên địa bàn tỉnh, thành phố; cấp giấy chứng nhận hoàn thành kế hoạch BDTX giáo viên theo quy định tại Quy chế này.
3. Hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ đối với các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX giáo viên để BDTX giáo viên trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên theo hình thức tập trung (nếu có).
4. Tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nguồn kinh phí BDTX; đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác BDTX theo quy định.
5. Báo cáo công tác BDTX giáo viên về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
Điều 20. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
1. Xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của phòng.
2. Quản lý, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra công tác BDTX giáo viên của các nhà trường trực thuộc; cấp giấy chứng nhận hoàn thành kế hoạch BDTX giáo viên theo quy định tại Quy chế này.
3. Hợp đồng hoặc giao nhiệm vụ đối với các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX giáo viên để BDTX giáo viên trung học cơ sở, tiểu học và mầm non theo hình thức tập trung (nếu có).
4. Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác BDTX theo quy định.
5. Báo cáo công tác BDTX giáo viên về sở giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định.
Điều 21. Trách nhiệm của hiệu trưởng, giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên
1. Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX; xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao.
2. Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại, báo cáo kết quả BDTX của giáo viên theo các quy định tại Quy chế này.
3. Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với giáo viên tham gia BDTX.
4. Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện Quy chế này.
Điều 22. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX
Các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế này có trách nhiệm phối hợp thực hiện các hoạt động BDTX giáo viên và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp theo các quy định hiện hành./.
UAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ........ , ngày..... tháng..... năm 20....... |
SỞ/PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHỨNG NHẬN
Ông (Bà):.............................................................................................................
Giáo viên trường/trung tâm.................................................................................
ĐÃ HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 20... - 20...
Xếp loại:................................
Số:...../CN-SGDĐT (hoặc CN-PGDĐT) | GIÁM ĐỐC/TRƯỞNG PHÒNG (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) |
- 1 Quyết định 03/2005/QĐ-BGD&ĐT về Quy chế bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III cho giáo viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, bổ túc văn hóa, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT về Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Quyết định 519/QĐ-BGDĐT năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2019
- 4 Quyết định 519/QĐ-BGDĐT năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2019
- 1 Kế hoạch 1209/KH-BGDĐT năm 2013 tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng anh tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Công văn 8390/BGDĐT-GDTX năm 2012 hướng dẫn trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Nghị định 36/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 4 Thông tư 36/2011/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 6 Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 7 Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 8 Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 9 Luật Giáo dục 2005
- 1 Quyết định 03/2005/QĐ-BGD&ĐT về Quy chế bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III cho giáo viên các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, bổ túc văn hóa, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Thông tư 36/2011/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Kế hoạch 1209/KH-BGDĐT năm 2013 tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên dạy tiếng anh tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT về Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Quyết định 519/QĐ-BGDĐT năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2019