Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
*******

Số: 279-UB/CQL

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 1962

THÔNG TƯ

GIẢI THÍCH THÔNG TƯ SỐ 278-UB/CQL NGÀY 10/2/1962 NÓI TRÊN

Kính gửi:

Các Bộ,
Các Tổng cục,
Các Ủy ban hành chính và Ủy ban Kế hoạch các khu, thành, tỉnh,

Tiếp theo Thông tư số 278-UB/CQL ngày 10/2/1962, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước cho ban hành bảng định mức sử dụng vật liệu trong xây dựng cơ bản. Sau đây Ủy ban nêu rõ về những điều cụ thể để áp dụng thông tư ấy:

Bảng định mức sử dụng vật liệu này thay thế cho bảng định mức tạm thời số 1080-UB/CQL ngày 19/5/1959 và sẽ áp dụng trong việc lập đơn giá, dự toán, thanh quyết toán và thi công các công trình kiến thiết cơ bản dân dụng và công nghiệp kể từ ngày ban hành.

Để bảo đảm việc thực hiện định mức sử dụng vật liệu, các cơ quan có liên quan đến công tác kiến thiết cơ bản cần lãnh đạo việc sản xuất vật liệu và việc sử dụng vật liệu xây dựng một cách chặt chẽ, bảo đảm phẩm chất và quy cách vật liệu để việc sử dụng được tiết kiệm.

I. VỀ VIỆC SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP VẬT LIỆU XÂY DỰNG

1. Các Bộ phụ trách sản xuất vật liệu xây dựng và các Ủy ban Kế hoạch các khu, thành, tỉnh cần kiểm tra đôn đốc các cơ sở sản xuất triệt để áp dụng “Quy phạm kỹ thuật” số 63-UB/CQL ngày 12/6/1961 của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trong việc sản xuất để bảo đảm phẩm chất và quy cách vật liệu, dù là những cơ sở sản xuất quốc doanh, hợp tác xã hay tư nhân cũng vậy.

2. Các cơ sở sản xuất phải cung cấp vật liệu đúng phẩm chất và quy cách mà Nhà nước đã quy định.

Về số lượng hai bên mua bán phải cân, đong, đo, cụ thể, chính xác, không được mua, bán theo đống và ước lượng số lượng qua loa. Các cơ sở sản xuất gỗ phải cố gắng cung cấp gỗ theo chiều dài thiết kế để công trường khỏi phải cắt bỏ lãng phí.

3. Các cơ quan thiết kế căn cứ vào các cỡ gỗ xẻ thống nhất đã quy định trong thông tư số 10-CP ngày 26/10/1960 của Thủ tướng phủ trong việc thiết kế các bộ phận bảng gỗ để việc sử dụng gỗ được tiết kiệm.

Các cơ quan thiết kế còn có nhiệm vụ tính toán khối lượng công trình theo đúng thiết kế (tiền lương công tác) như điều lệ bao thầu thiết kế đã quy định để đơn vị thi công có căn cứ chính xác dự trữ và sử dụng vật liệu đúng yêu cầu, không được ước tính sơ sài khối lượng bảng khái toán như hiện nay.

4. Các xưởng xẻ gỗ cung cấp cần lựa chọn gỗ xẻ trước và phải khô, vừa tiết kiệm được gỗ, vừa đảm bảo phẩm chất gỗ.

II. VỀ VIỆC SỬ DỤNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN CÁC CÔNG TRƯỜNG

Các công ty và công trường phải quản lý chặt chẽ vật liệu, từ việc mua sắm đến việc bảo quản và sử dụng vật liệu trên công trường, cụ thể là phải:

1. Thực hiện đầy đủ và rành mạch mọi thủ tục về kế toán vật liệu như: khi mua vật liệu phải có hội đồng kiểm tra phẩm chất, quy cách và số lượng (nếu cần phải thí nghiệm phẩm chất), khi nhập kho phải qua nghiệm thu như vậy để xác định rõ trách nhiệm của các bộ phận: thu mua, thu kho, bảo quản và sử dụng, tránh tình trạng mua nhiều nhập ít, cấp nhiều dùng ít, mất mát rơi vãi hoặc tham ô.

2. Phải cấp phát vật liệu cho từng hạng mục công trình, số lượng cấp phát phải tính toán trên cơ sở khối lượng phải thực hiện định mức của Nhà nước, không mang vật liệu của hạng mục này làm cho hạng mục khác, để tránh tình trạng sử dụng hỗn loạn, để không thể thực hiện được việc sử dụng theo định mức, không thể tổng kết được số lượng vật liệu và không hạch toán được giá thành công trình một cách cụ thể.

3. Cán bộ kỹ thuật của công trường phải căn cứ vào tình hình cụ thể của vật liệu cát sỏi của mỗi nguồn cung cấp và trong mỗi trường hợp mưa nắng (tỷ trọng, trọng lượng) kẽ hở, độ hãm nước v.v…) mà tính toán ra tỷ lê phối hợp của vật liệu trong bê tông cho chính xác như “Quy phạm kỹ thuật”… đã hướng dẫn, rồi qua thí nghiệm mà xác định liều lượng pha trộn bê tông cho công trường nhằm bảo đảm yêu cầu cường độ đồng thời tiết kiệm xi măng. Công nhân phải tôn trọng liều lượng pha trộn bê tông đã quy định không được tự tiện thay đổi và phải cân đong vật liệu một cách chính xác, không được ước lượng bằng giành hay sọt.

4. Xây tường mạch vữa phải đúng bề dày quy định trong “Quy phạm kỹ thuật…”. Để tiết kiệm vôi, xi măng đồng thời để bảo đảm kỹ thuật: mạch đứng không được dày quá 1cm và mạch nằm không được dày quá 1,2cm.

Không nên chặt gạch lành ra để xây mà phải dùng gạch vỡ khi cần xây những chỗ phải chặt gạch.

5. Công tác mộc và sắt, phải chọn gỗ và chọn sắt để làm vào những bộ phận thích hợp với kích thước của gỗ và sắt, không được pha cắt bừa bãi, mà phải tính toán: vật liệu dài dùng vào bộ phận dài, vật liệu ngắn dùng vào bộ phận ngắn, như vậy để tránh hao và lãng phí vật liệu.

6. Việc vận chuyển vật liệu trên công trường trong tình trạng khẩn trương của công tác thi công phải chú ý đừng để rơi vãi, công trường, một mặt phải giáo dục công nhân quý trọng vật liệu, một mặt phải trang bị cho anh em những dụng cụ tốt để đựng cát sỏi, vôi và bê tông, tránh tình trạng rơi vãi, hao hụt quá nhiều.

7. Công trường phải đặt chế độ báo cáo hàng ngày để việc sử dụng vật liệu của các đội thi công để thường xuyên uốn nắn những hiện tượng lãng phí vật liệu có thể xảy ra.

Muốn báo cáo được việc sử dụng vật liệu hàng ngày, các tổ, đội thi công sau mỗi ngày làm phải thống kê số vật liệu đã sử dụng trong ngày. Việc thống kê vật liệu sử dụng hàng ngày có thể tiến hành như sau:

- Đối với các vật liệu cát, sỏi, vôi và xi măng thì các đội, tổ thợ đồng thời với việc báo cáo khối lượng thực hiện trong ngày phải thống kê số lượng cối vữa và cối bê tông đã pha trộn và sử dụng trong ngày, rối tính ra số lượng vật liệu đã tiêu dùng trong ngày đó. Về gạch và ngói có thể đem các cầu ngói, cầu gạch đã dùng để biết số lượng.

- Đối với gỗ thì căn cứ vào các cấu kiện (cửa, khuôn cửa, kèo, ván khuôn v.v…) đã hoàn thành mà đo đạc và tính ra số lượng đã sử dụng.

- Đối với cốt thép thì trước khi đặt cốt thép vào khuôn phải kiểm nghiệm xem có đủ số lượng cốt thép trong thiết kế không; dựa vào thiết kế mà tính ra được trọng lượng cốt thép.

8. Sau khi mỗi hạng mục công trình đã hoàn thành, song song với việc quyết toán hạng mục công trình đó, công trường phải tổng kết số lượng vật liệu đã sử dụng, đối chiếu việc sử dụng với định mức để xác định việc sử dụng vật liệu cho hạng mục công trình đó tốt hay xấu. Cứ 3 tháng công trường phải báo cáo về Bộ và Ủy ban Kế hoạch địa phương tình hình sử dụng vật liệu xây dựng, trong báo cáo nêu rõ việc tổng kết sử dụng vật liệu theo từng định mức để góp phần xây dựng định mức ngày càng chính xác hơn.

9. Để tiết kiệm xi măng và vôi các công trường xây dựng các công trình dân dụng nên áp dụng vữa có pha dung dịch xà phòng của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đã phổ biến trong công văn số 862-UB-QLC ngày 7/5/1960 (xem bảng vữa ở phần phục lục).

10. Để tiết kiệm vật liệu làm đà giáo, các công trường nên áp dụng rộng rãi phương pháp xây tường bằng giáo công cụ (ghế xây, giáo ngoàm cửa sổ để trát v.v…).

Giáo ngoàm và ghế xây có thể sử dụng được lâu dài, dùng hết công trường này sang công trường khác cũng như một công cụ. Bởi vậy phí tổn mua sắm giáo công cụ cũng như việc mua sắm công cụ sẽ trả vào gián tiếp phí của đơn vị thi công. Trong khi chờ đợi việc xây dựng bổ sung tỷ lệ gián tiếp phí hiện đang thi hành bước đầu công trường có thể trả vào khoản trực tiếp phí khác. Nhất định việc sử dụng đà giáo công cụ, ngay trong một ngôi nhà, cũng sẽ tiết kiệm được nhiều so với đà giáo tre.

11. Các công ty và công trường phải đặt mọi biện pháp cần thiết để bảo quản tốt các vật liệu xây dựng theo bản “điều lệ về bảo quản và tiết kiệm vật liệu” số 04-UB-CQL ngày 28/1/1961 và “Quy phạm kỹ thuật” đã quy định tuyệt đối không được để vật liệu mất phẩm chất, hư hỏng và mất mát.

12. Các công ty và công trường phải chú ý trong việc vận chuyển vật liệu ở ngoài công trường, nghĩa là từ nơi mua vật liệu đến công trường phải trang bị cho các phương tiện vận chuyển cần thiết để tránh hư hỏng rơi vãi và hao hụt vật liệu trong lúc dài tải.

Trong quá trình áp dụng bảng định mức mới này các công trường cần theo dõi việc sử dụng vật liệu xây dựng và thống kê tỷ mỷ như đã nêu trên đây và cố gắng góp thêm nhiều ý kiến xây dựng cho toàn bộ định mức và trước mắt là những phần sau đây:

1. Số lượng vữa trong 1m xây.

2. Số lượng vữa trong 1m2 trát, láng tùy theo bề dày lớp trát.

3. Số lượng ván khuôn đúc tại chỗ cho mỗi bộ phận công trình: sàn, dầm, mái sàn và dầm hỗn hợp, cột, lanh tô, mái hắt, móng, bệ máy, bình đài nước và chân đài nước.

4. Khuôn bằng tre (số lượng tre và công làm cho 1m2 khuôn).

5. Số lượng tre và gỗ để làm đà giáo cho mỗi loại khuôn nói trên.

6. Số lượng ván khuôn đúc sẵn cho các loại cọc đóng móng và các cấu kiện dự chế như máy hắt, lanh tô, nan chớp… (Các chỉ tiêu ván khuôn và tre nói trong các số 3, 4, 5 và 6 trên đây đều tính cho 1m3 bê tông và quy định số lần sử dụng luân chuyển).

7. Về các mức hao phí vật liệu các công trường cố gắng sử dụng vật liệu tiết kiệm và xây dựng bổ sung cho các mức hao phí vật liệu tiến bộ hơn.

KT. CHỦ NHIỆM
ỦY BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
ỦY VIÊN




Bùi Văn Các

ỦY BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC

Số: ……….UB/CQL

ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU

Trong công tác kiến thiết cơ bản công nghiệp và dân dụng

PHẦN THỨ NHẤT

ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG VẬT LIỆU

Bảng số 1

Số thứ tự

Loại công tác

Đơn vị khối lượng công tác

Những vật liệu cần thiết trong 1 đơn vị khối lượng công tác

Ghi chú

Tên vật liệu

Số lượng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

I. ĐỔ BÊ TÔNG

1

Đổ bê tông thường bằng gạch vụn

1m3

- Gạch gụn

- Vữa

0m3880

500 lít

2

Đổ bê tông thường bằng đá dăm hay đá cuội

1m3

- Đánh dăm hay cuội

- Vữa

0m3880

500 lít

3

Đổ bê tông cốt thép (theo lối mới)

Liều lượng pha trộn vật liệu trong bê tông cốt thép theo lối mới sẽ do công trường căn cứ vào cường độ thiết kế, và vào tình hình thực tế của vật liệu trên hiện trường mà tính toán ra, đúc thử đưa thí nghiệm và áp dụng để thi công và thanh quyết toán; khi lập dự toán thì thiết kế áp dụng liều lượng kế hoạch đã phổ biến kế hoạch đã phổ biến tại –C/V số 393-UB/CQL ngày 24/2/1959

4

Đổ bê tông thường bằng than si cách nhiệt

1m3

- Than si

- Vữa

0m3890

500 lít

5

Đúc bê tông bọt mái nhà (không chịu lực)

1m3

Soudecaustique

- Nhựa thông

- Colle forte

- Dầu nhờn

- Xi măng

0kg200

0kg650

0kg850

9 lít

300kg

II. ĐÀ GIÁO VÀ VÁN KHUÔN ĐÚC BÊ TÔNG TẠI CHỖ

6

Làm đà giáo và ván khuôn để đổ bê tông tại chỗ (tính cho một m3 bê tông)

1m3

- Gỗ ván dầy 3cm

- Đinh

12m2

1kg

Gỗ làm ván khuôn phải sử dụng luân chuyển 7 lần và từ lần thứ hai trở đi được tăng thêm cho mỗi lần 15% cán để bù hao hụt.

- Tre làm chống và đà giáo

18 cây

Tre phải sử dụng luân chuyển ba lần và từ lần thứ 2 trở đi được tăng thêm cho mỗi lần 10% để bù hao hụt

Cước chú: Hiện nay hầu hết các công trường đều đã làm bê tông cốt thép theo lối mới, nên trong bảng định mức vật liệu này đã hủy bỏ định mức bê tông cốt thép theo lối cũ. Nếu trường hợp còn một vài công trường nào đó còn làm bê tông theo lối cũ thì sẽ theo các liều lượng sau đây:

- Đá dăm hay sỏi…… 0m3 800

- Cát vàng …………. 0m3 400

- Xi măng …………. từ 200kg đến 400kg tùy theo quy định của thiết kế.

Số thứ tự

Loại công tác

Đơn vị khối lượng công tác

Những vật liệu cần thiết trong 1 đơn vị khối lượng công tác

Ghi chú

Tên vật liệu

Số lượng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

7

Làm ván khuôn để dúc sẵn các loại tấm sàn (panel) 4 mặt (tính cho 1m3 bê tông)

1m3

- Gỗ ván dày 3cm

- Gỗ nẹp 5x7

- Đinh 3cm và 6cm

50m2

0,220

14kg

Ván khuôn phải sử dụng luân chuyển 40 lần chỉ tiêu 50m2 ván khuôn đã bao gồm cả hao hụt cho các lần sửa chữa

8

Làm ván khuôn để đúc sẵn các loại tấm sàn (panel) 3 mặt (tính cho 1m3 bê tông)

1m3

- Gỗ ván dày 3cm (kể cả nẹp)

- Đinh 3cm và 6cm

70m2

14kg

Ván khuôn phải sử dụng luân chuyển 50. Chỉ tiêu 70m2 ván đã bao gồm cả hao hụt cho các lần sửa chữa

III. ĐÀ GIÁO XÂY VÀ TRÁT

Đà giáo tre chỉ dùng khi tầng cao 4m trở lên và cho tầng có thu hồi. Các tầng 4m trở xuống thì dùng giáo công cụ (ghế xây, giáo ngoàm cửa sổ, quang treo v.v…) để xây và trát

9

Làm đà giáo để xây tường 22cm (tính cho 1m3 tường xây)

1m3

- Tre bắc giáo

- Ván lót

-Thừng buộc

6 cây

0m3082

9 cái

Tre làm đà giáo tường phải sử dụng luân chuyển 3 lần và từ lần thứ 2 được tăng thêm 10% để bù hao hụt. Ván lót giàn giáo xây tường phải sử dụng luân chuyển 7 lần và không tăng thêm hao hụt

10

Làm đà giáo để xây tường 33cm (tính cho 1m3 tường xây)

1m3

- Tre bắc giáo

- Ván lót

-Thừng buộc

4 cây

0m3055

6 cái

-nt-

11

Làm đà giáo để xây tường 45cm (tính cho 1m3 tường xây)

1m3

- Tre bắc giáo

- Ván lót

3 cây

0m3041

-nt-

12

Làm đà giáo để trát trần cao trên 4m (trường hợp trần cao từ 4m trở xuống thì không được dùng đà giáo mà phải dùng ghế)

1m3

- Gỗ ván lót

- Tre

- Mây buộc

0m3030

3 cây

0kg400

- Tre sử dụng luân chuyển 5 lần.

- Ván sử dụng luân chuyển 10 lần

IV. XÂY GẠCH

Điều kiện công tác xây gạch như sau:

- Gạch xây có 22cmx10,5x6cm

- Gạch xây dầy 1cm

13

Xây tường dày 22cm trở lên

1m3

- Gạch chỉ

- Vữa

550 viên

300 lít

Nếu gạch không đúng quy cách thì số lượng vữa sẽ được sử dụng 310 lít

14

Xây tường con kiến dày 11cm

1m2

Gạch chỉ

63 viên

15

Xây tường con kiến dày 6cm

1m2

- Vữa

- Gạch chi

- Vữa

27 lít

38 viên

10 lít

Chú thích về đà giáo và ván khuôn đúc bê tông tại chỗ:

Số lần sử dụng luân chuyển ván khuôn và tre đà giáo nêu ở chỉ tiêu số 6 trên đây sẽ áp dụng cho tất cả các công trình trong các trường hợp dưới đây:

1) Trường hợp vì tính chất đặc biệt mà bộ phận công trình nào cần kéo dài thời hạn để ván khuôn thì 2 bên A và B phải căn cứ vào tình hình thực tế mà xác định số lần sử dụng ván khuôn để thanh toán cho bộ phận công trình ấy.

2) Trường hợp phải dùng gỗ tròn để làm đà giáo và chống thay cho tre, thì mỗi cây tre được thay mỗi cây gỗ, nhưng phải sử dụng gỗ luân chuyển 10 lần.

Chú thích về ván khuôn đúc tại chỗ và bê tông đúc sẵn:

Nếu phải dùng chất nhờn để xoa mặt ván khuôn, thì tùy theo chất nhờn sử dụng (xà phòng, dầu, đất sét v.v…) mà quy định tại chỗ theo thực tế.

Số thứ tự

Loại công tác

Đơn vị khối lượng công tác

Những vật liệu cần thiết trong 1 đơn vị khối lượng công tác

Ghi chú

Tên vật liệu

Số lượng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

16

Xây vỉa hè bằng gạch chỉ có 22cm x10,5cm x6cm

1md

- Gạch chỉ

- Vữa lót

- Vữa trát mạch

15 lít

7 lít

1 lít

17

Xây gạch chịu lửa cỡ 21cm5x10,5x5,5 mạch vữa dày 5m/m

1m3

- Gạch chịu lửa

- Vữa xây gạch chịu lửa

688 viên

180 lít

Trường hợp sử dụng gạch lớn hơn 21cm5x10,5x5,5cm thì rút bớt số lượng gạch và vữa theo thực tế

18

Vữa xây gạch chịu lửa

1m3

- Bột chịu lửa

- Đất sét chịu lửa

1.150kg

670kg

V. XÂY ĐÁ

19

Xây đá hộc

1m3

- Đá hộc

- Vữa

1m3200

400 lít

20

Xây đá đẽo sơ qua

1m3

- Đá hộc đẽo sơ

- Vữa

1m3100

330 lít

21

Xây đá ong có 40cmx20cmx10cm

1m3

- Đá ong

- Vữa

100 viên

300 lít

VI. TRÁT TƯỜNG, LÁNG NỀN, LÁT GẠCH

22

Trát tường dày 1cm5 mặt ngoài

1m2

- Vữa

20 lít

Trường hợp xây có lẫn những viên gạch không đúng quy cách mà số lượng chiếm trên 30% thì được thêm 3 lít vữa cho 1m2 trát mặt ngoài

23

Trát tường dày 1cm5 mặt trong nhà

1m2

- Vữa

19lít

24

Làm trần vôi rơm chưa trát mạng ngoài

1m2

- Gỗ lati

- Đinh

- Rơm

- Vôi cục

25md

0kg100

2kg

5kg

Nếu dùng tre làm la-ti trần thì 1m2 trần dùng dùng 4md ống tre bương 8

25

Trát vách đứng với rơm kể cả 2 mặt chưa trát mạng ngoài

1m2

- Tre

- Rơm

- Vôi cục

2md50

2kg

5kg

26

Trát mạng dầy 1cm ngoài lớp vôi rơm

1m2

Vữa

13 lít

27

Trát gờ chỉ thông thường

1md

Vữa

4,8 lít

28

Trát lưới thép 2 mặt dày 0,01

1m2

- Lưới thép

- Đinh 3cm

- Gỗ hồng sắc 3x10

- Gỗ hồng sắc 3x4

- Cát đen

- Vôi cục

- Bao tải

2m210

0kg240

50md

5md

0m3050

9kg

0kg030

29

Trát tường granito băm dày 0m01

1m2

- Đá dăm nhỏ

- Bột đá

- Xi măng tráng

- Bột mầu

14kg

7kg

7kg500

0kg070

Nếu dưới granito có lớp trát lót bằng vữa sẽ tùy theo bề dầy của lớp trát lót mà quy định số lượng vữa cần thiết

30

Trát bằng granito băm dày 0m015

1m2

- Đá trắng nhỏ

- Bột đá

- Xi măng

- Bột mầu

16kg500

9kg500

9kg500

0kg105

-nt-

31

Lát nền nhà bằng granito dày 1cm

1m2

- Đá granito

- Bột đá

- Xi măng trắng

- Bột màu

12kg

5kg6

5kg6

0kg070

Nếu dưới granito có lớp trát lót bằng vữa sẽ tùy theo bề dầy của lớp trát mà quy định số lượng vữa cần thiết

32

Lát nền nhà dày 2cm

1m2

- Vữa

25 lít

33

Lát nền nhà dày 3cm

1m2

- Vữa

38 lít

34

Lát nền nhà bằng gạch chỉ

1m2

- Gạch chỉ

- Vữa lót

- Vữa trát mạch

40 viên

15 lít

5 lít

35

Lát nền nhà bằng gạch chỉ 22cmx10,5x6cm, không có vữa lót

1m2

- Gạch chỉ

- Vữa trát mạch

40 viên

10 lít

36

Lát nền nhà bằng gạch lá men cỡ 20cmx20cm

1m2

- Gạch lá men

- Vữa lót

- Vữa trát mạch

24,5viên

20 lít

1lít

37

Lát nền nhà bằng gạch xi măng cỡ 20cmx20cm

1m2

- Gạch xi măng

- Vữa lót

- Xi măng trát mạch

25viên

15 lít

1kg000

38

Ốp gạch men sứ cỡ 15cmx15cm

1m2

- Gạch men

- Vữa lót

- Xi măng trắng trát mạch

44,5viên

15 lít

0kg300

39

Lát gạch hộc dày 20cm

1m2

- Đá hộc

- Vữa trát mạch

0m3220

9 lít

40

Lát gạch Tiệp khắc 0m10x0m10

1m2

- Gạch Tiệp

- Vữa

- Xi măng trát mạch

100 viên

22 lít

1kg800

41

Ốp gạch xi măng chân tường

1md

- Gạch xi măng

- Vữa

5 viên

3 lít

VII. LỢP MÁI, XÂY BỜ

42

Lợp mái nhà bằng ngói 22 viên = 1m2

1m2

- Litô 3/3

Đinh 6cm

- Giây thép 7/10

- Ngói

4,50md

0,050kg

0,025kg

22 viên

43

Lợp mái nhà bằng fi-brô –xi-măng

1m2

- Fi-brô -xi -măng

- Móc sắt và đệm

1,60m2

2 hay 3 cái

44

Lợp mái nhà bằng ngói dẹt kể cả lợp ngói rái

1m2

- Ngói dẹt

- Rui 10/15

- Rui 3/1

- Đinh 5 cm

125 viên

5,80md

1,90md

0,020kg

45

Lợp mái nhà bằng ngói mấu

1m2

- Littô 3/3

- Đinh

- Ngói

12md

0,150kg

65 viên

46

Lợp mái nhà bằng tôle múi cỡ 0m90x2m00

1m2

- Lá tôn

- Móc sắt và đệm

70/100 hay 1,26m2

2 cái hay 3,2 cái

47

Lợp mái nhà bằng tôn múi cỡ 0m90x2m50

1m2

- Lá tôn

- Móc

56/100 hay 1,26m2

2 cái hay 3,2 cái

48

Xây bờ nóc bằng gạch chỉ kể cả trát

1md

- Gạch chỉ

- Vữa

26 viên

30 lít

49

Xây bờ nóc bằng ngói bò

1md

- Ngói bò

- Vữa

2,5 viên

7 lít

50

Xây bờ nóc bằng gạch chỉ cả trát

1md

- Gạch chỉ

- Vữa

5 viên

15 lít

51

Xây bờ chảy bằng gạch chỉ cả trát

1md

- Gạch chỉ

- Vữa

13 viên

20 lít

VIII. QUÉT VÔI VÀ SƠN GỖ

52

Quét vôi tường một nước vôi trắng, 2 nước vôi màu

1m2

- Bột mầu

- Vôi cục

- Phèn chua

0,030kg

0,300kg

0,006kg

53

Quét vôi trần ba nước vôi trắng

1m2

- Vôi cục

- Phèn chua

0,300kg

0,006kg

54

Sơn nước thứ nhất vào gỗ

1m2

Sơn

0,143kg

Nếu là sơn các loại cửa thì được thêm 1/2 tờ giấy giáp cho 1m2 cửa

55

Sơn nước thứ hai vào gỗ

1m2

Sơn

0,100kg

56

Sơn nước thứ ba vào gỗ

1m2

Sơn

0,077kg

57

Sơm kính mờ

1m2

Sơn

0,077kg

58

Sơm ba nước vào tường

1m2

Sơn

0,0460kg

IX. LÀM GỖ

59

Làm vì kèo và cột

1m3

- Gỗ xẻ

1m3100

60

Vì kéo sít khẩu độ 4m34

1vì

- Gỗ xẻ

- Đinh 12cm

- Đinh 8cm

0m3065

27 cái

24 cái

Gỗ xẻ cỡ 9cmx3cm

6cmx3cm

61

Vì kéo sít khẩu độ 7m14

1m3

- Gỗ xẻ

- Đinh 12cm

- Đinh 8cm

0m3094

47 cái

23 cái

-nt-

62

Vì kéo sít khẩu độ 8m40

1m3

- Gỗ xẻ

- Đinh 12cm

- Đinh 8cm

0m3130

44cái

40 cái

-nt-

63

Làm cầu phong (nếu làm bằng gỗ 6cmx8cm thì được thay thế bằng loại đinh 12 cm)

1m3

- Gỗ xẻ

- Đinh 10cm

1m3050

4kg600

Nếu đinh 12 cm thì 6kg100

64

Làm xà gồ

1m3

- Gỗ xẻ

- Đinh 10cm

1,050

1kg

Nếu đinh 12 cm thì 1kg200

65

Làm rầm trần, rầm sàn gác giằng kèo và muối dầu cột

1m3

- Gỗ xẻ

1m3020

66

Làm con sơn

1m3

- Gỗ xẻ

1m3100

67

Làm khuôn cửa

1m3

- Gỗ xẻ

1m3150

68

Làm sàn gác bằng ván thường

1m3

- Gỗ xẻ

- Đinh

1m3050

1kg700

X. LÀM CỬA

69

Làm cửa kính dày 4cm có hắt nước

1m2

- Gỗ xẻ

- Đinh

- Kính

- Mát tit

0m3023

1kg030

0m275

Từ 0,500kg đến 1kg

70

Làm cửa chớp dày 4cm

1m2

- Gỗ xẻ

0,045m3

71

Làm cửa panô, khuôn dày 4cm ván huỳnh dày 2cm

1m2

- Gỗ xẻ

0m3042

Chú thích:

- Sơn cửa kính thì 1m2 cửa tính là 0m275

- Sơn cửa chớp thì 1m2 cửa tính là 0m250

- Sơn cửa panô thì 1m2 cửa tính là 1m200

Số thứ tự

Loại công tác

Đơn vị khối lượng công tác

Những vật liệu cần thiết trong 1 đơn vị khối lượng công tác

Ghi chú

Tên vật liệu

Số lượng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

72

Làm cánh cửa ván ghép dày 3cm

1m2

- Gỗ xẻ

- Đinh

0m3037

0kg050

73

Làm cánh cửa ván ghép dày 2cm

1m2

- Gỗ xẻ

- Đinh

0m3025

0kg040

74

Làm cánh cửa thoáng, khung dày 4cm, nan dày 2cm

1m2

- Gỗ xẻ

- Đinh

0m3023

0kg100

75

Làm cánh cửa thoáng, khung dày 4cm, nan dày 3cm

1m2

- Gỗ xẻ

- Đinh

0m3024

0kg100

XI. LINH TINH

76

Sàng cát vàng

1m3

- Cát vàng

1m3030

77

Sàng sỏi 1-2

0m3

- Sỏi

1m3020

78

Lợp mái nhà bằng bê tông bọt dày 10cm

1m3

- Bê tông bọt

- Vữa

0m3105

40 lít

Nếu bề dày lớp bê tông lớn hơn hay nhỏ hơn 10cm thì theo thực tế mà tính toán số lượng bê tông bọt, số lượng vữa không thay đổi

79

Gỗ xẻ thành khí

1m3

- Gỗ cây

1m3570

80

Đổ cát nền nhà

1m3

- Cát đen

1m3350

XII. RẢI ĐÁ

81

Rải đá mặt đường dày 0,15

1m2

Đá 6x8

Than chạy lu

Dầu nhờn

Cát đen

Củi nhóm lò

0m3180

0kg140

0kg0075

0m3030

2kg

XIII. QUÉT NHỰA BI TUM

82

Rải một lớp chiếu và 2 lớp nhựa bi tum hay asphalte

1m2

- Nhựa bi tum

- Chiếu

- Củi nấu nhựa

10 kg

1m220

10kg

83

Rải hai lớp giấy ciment và 2 lớp nhựa bi tum hay asphalte

1m2

- Nhựa bi tum

- Củi nấu nhựa

5 kg

5kg

Cước chú: Về gỗ cánh cửa và gỗ khuôn cửa, đã tính gỗ dày thêm 5m/m để dự phòng sau khi bào thì gỗ sẽ còn đúng bề dày các bộ phận của thiết kế.

PHẦN THỨ HAI

MỨC HAO HỤT VỀ MỘT SỐ VẬT LIỆU CHÍNH

Bảng số 2

Số thứ tự

Loại vật liệu

Mức hao hụt về vận chuyển ở ngoài công trường

Mức hao hụt về bảo quản ở kho

Mức hao hụt về vận chuyển trong công trường để thi công và hao hụt về thi công

Tổng cộng

Ghi chú

A

B

1

2

3

4

5

I. HAO HỤT VỀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

(%)

(%)

(%)

(%)

1

- Gạch chỉ để xây

1

0,5

1,5

3

2

- Gạch xi măng lát nền

0,5

0,5

1

3

- Gạch lá nem lá nền

0,5

0,5

1

2

4

- Gạch men sứ ốp nền

0,5

1,5

2

5

- Ngói thủ công tốt

22,

1,

2,

5

6

- Ngói bò

2,

1,

2,

5

7

- Cát đen

5,

7,5

2,5

15

8

- Cát vàng

3,

5,

2,

10

Không có hao phí chỉ bị ép xuống khi dùng

9

- Gạch vụ

5

5

10

- Đá hộc

1

1,5

2,5

11

- Đá dăm 4-6

1

2,

3

12

- Đá sỏi 1-2

1

1

2,

4

13

- Xi măng

0,25

0,25

0,5

1

14

- Vôi cục

2,

3,

1,

6

Nếu sát cuộn tròn thì chỉ hao 3%

15

- Sắt tròn cây

5,

5

16

- Đinh

1

1

17

- Than si

5,6

18

- Kính

2,

0,5

12,5

15

(1) Cứ từ lần thứ hai trở lên mỗi lần sử dụng ván hao phí 15%. Định mức hao phí này chỉ áp dụng cho việc làm ván đúc bê tông tại chỗ không áp dụng cho việc làm ván khuôn bê tông đúc sẵn.

19

- Ván khuôn (cốp pha)

15,

15 (1)

20

Hắc ín

4,5

II. HAO HỤT ĐỔ BÊ TÔNG TẠI CÔNG TRƯỜNG

21

- Bê tông móng tường

1,5

1,5

22

- Bê tông sàn gác

1,

1,

23

- Bê tông cột

2,

2,

24

- Bê tông xà

1,5

1,5

25

- Bê tông tường

3,

3,

26

- Bê tông đúc sẵn các loại

1,5

1,5

27

- Bê tông dài nước

3,

3,

CHÚ THÍCH CHUNG VỀ HAO HỤT VẬT LIỆU

1. Hao hụt về thi công của vữa và của gỗ đã tính ngay vào định mức sử dụng vật liệu ghi ở bảng số 1 rồi.

Riêng về vữa, ngoài hao hụt trong khi thi công, các vật liệu cát, vôi và xi măng cấu tạo ra vữa còn chịu các hao phí về vận chuyển ở ngoài công trường, bảo quản và thi công nữa.

2. Việc áp dụng các mức hao hụt quy định như sau:

a) Trường hợp mua vật liệu tại công trường, nghĩa là đơn vị bán phải cung cấp vật liệu tại công trường, thì không phải tính mức hao hụt vận chuyển ngoài công trường vì phần hao hụt đó thuộc về người bán rồi.

b) Mức hao hụt vật liệu về vận chuyển trong công trường để thi công và hao hụt khi thi công (ghi ở cột 3 phần hao hụt) bao gồm hao hụt trong lúc thi công và trong lúc vận chuyển vật liệu từ sàn vật liệu đến chỗ thi công.

c) Trường hợp bố trí vật liệu không hợp lý hay thay đổi mặt bằng mà phải di chuyển vật liệu trên công trường thì mức hao hụt vật liệu cho mỗi lần di chuyển quy định như sau:

- Gạch chỉ ………. 0,5

- Ngói máy ……… 0,5

- Cát đen………….1

- Cát vàng ………. 1

- Gạch vụn..………….. 0,5

- Đá dăm .……………. 0,5

- Đá sỏi ………………. 0,5

- Than si………………. 1

Bên nào có khuyết điểm gây ra việc di chuyển vật liệu trên công trường thì bên ấy phải đài thọ phí tổn di chuyển (thông tư số 880), cũng như phần hao hụt vật liệu khi di chuyển.