- 1 Nghị định 36/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2 Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 3 Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 4 Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 5 Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
- 1 Thông tư 31/2020/TT-BGDĐT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục
- 2 Quyết định 567/QĐ-BGDĐT năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34 /2014/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014 |
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (sau đây gọi là Nghị định số 73/2012/NĐ-CP), bao gồm: kiểm định chất lượng giáo dục chương trình liên kết đào tạo và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; chương trình giáo dục và môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; ngành, chuyên ngành đào tạo được phép hợp tác, đầu tư; tính toán số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian và vốn đầu tư tối thiểu đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và thực hiện điều khoản chuyển tiếp.
2. Thông tư này không điều chỉnh các hoạt động hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.
Điều 2. Kiểm định chất lượng giáo dục
1. Cơ sở giáo dục Việt Nam, cơ sở giáo dục nước ngoài thực hiện liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ quy định hiện hành về tiêu chuẩn, quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành; hoặc tuân thủ quy định của tổ chức kiểm định chất lượng của quốc tế được Việt Nam công nhận.
2. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố và cập nhật hàng năm danh mục các tổ chức kiểm định chất lượng của quốc tế được Việt Nam công nhận trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Tiếp nhận học sinh Việt Nam tại các trường phổ thông có nhiều cấp học
1. Trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 21 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP là những trường bao gồm từ hai cấp học trở lên trong các cấp học sau: giáo dục mầm non (nếu có), giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.
2. Trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
3. Học sinh là công dân Việt Nam nhưng có bố hoặc mẹ là người nước ngoài thì được tiếp nhận vào học tại trường như học sinh nước ngoài.
1. Đối với giáo dục tiểu học
Học sinh là công dân Việt Nam học tập tại trường tiểu học hoặc cấp tiểu học của trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài phải học chương trình tiếng Việt và chương trình Việt Nam học, cụ thể như sau:
a) Đối với chương trình tiếng Việt
- Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành và phát triển vốn từ vựng và các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi; cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về tiếng Việt, văn hóa và con người Việt Nam.
- Thời lượng: Không ít hơn 140 phút/tuần, học từ lớp 1 đến hết lớp 5.
b) Đối với chương trình Việt Nam học
- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu biết cơ bản về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu và những truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của đất nước và con người Việt Nam; hiểu biết đơn giản về vị trí địa lý, lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo, khí hậu, sông núi, tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam; qua đó học sinh hình thành tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào về dân tộc.
- Thời lượng: Không ít hơn 70 phút/tuần, học từ lớp 4 đến hết lớp 5.
2. Đối với giáo dục trung học
- Học sinh là công dân Việt Nam học tập tại trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông của trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài phải học chương trình Việt Nam học để có kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về lịch sử, địa lí, văn hoá, truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam.
- Mục tiêu: Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, sự trân trọng đối với các di sản lịch sử của dân tộc và truyền thống anh hùng trong dựng nước, giữ nước của cha ông. Đồng thời phát triển những phẩm chất cần thiết của người công dân: thái độ tích cực vì xã hội, tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, yêu lao động, sống nhân ái, có kỷ luật, tôn trọng và làm theo pháp luật, có ý thức tự cường dân tộc, sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
- Thời lượng: Không ít hơn 90 phút/tuần, học ở các lớp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Điều 5. Tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá tại cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài
1. Việc tổ chức dạy học chương trình giáo dục bắt buộc đối với học sinh là công dân Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Giáo viên là người Việt Nam, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Có tài liệu dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn hoặc do các cơ sở giáo dục tự biên soạn trên cơ sở các chương trình tiếng Việt và chương trình Việt Nam học quy định tại
c) Ngôn ngữ dạy học là tiếng Việt.
2. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các chương trình giáo dục bắt buộc đối với học sinh là công dân Việt Nam phải dựa trên mục tiêu và chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Khuyến khích các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài giảng dạy chương trình tiếng Việt và Việt Nam học bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài cho học sinh là người nước ngoài đang theo học tại trường.
1. Học sinh là công dân Việt Nam học tập tại các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài, giảng dạy theo chương trình giáo dục của nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt thì được chuyển tiếp sang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông giảng dạy theo chương trình giáo dục của Việt Nam khi có nhu cầu. Cơ sở giáo dục phổ thông tiếp nhận và quyết định việc học chuyển tiếp của học sinh căn cứ kết quả đánh giá trực tiếp năng lực của học sinh.
2. Học sinh là công dân Việt Nam học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của nước ngoài đã đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo được quyền tham dự tuyển sinh vào các trường trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam theo quy định hiện hành.
1. Đối với trường trung cấp chuyên nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
a) Trường trung cấp chuyên nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tổ chức đào tạo theo chương trình của nước ngoài và cấp văn bằng của trường cho người học thì phải tổ chức giảng dạy môn Pháp luật. Đây là môn học bắt buộc. Việc tổ chức giảng dạy được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng cho trường trung cấp chuyên nghiệp Việt Nam. Điểm môn học bắt buộc phải được thể hiện trong bảng kết quả học tập của học sinh.
b) Người học tại trường trung cấp chuyên nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn môn học bắt buộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nếu nộp bảng điểm đã hoàn thành môn học đó tại một cơ sở đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Đối với trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài
a) Trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài khi tổ chức đào tạo theo chương trình của nước ngoài và cấp văn bằng của trường cho người học thì phải tổ chức giảng dạy môn học bắt buộc theo quy định áp dụng đối với các trường Việt Nam.
b) Người học trong trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài được miễn học môn bắt buộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này nếu nộp chứng chỉ hoặc bảng điểm đã hoàn thành môn học đó tại một trường cao đẳng, trường đại học khác hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
3. Người học các chương trình liên kết đào tạo giữa trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học, học viện Việt Nam hoặc trường có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với cơ sở giáo dục nước ngoài, do bên liên kết nước ngoài cấp bằng thì không phải học các môn học bắt buộc quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
1. Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phép mở ngành, chuyên ngành đào tạo trong phạm vi danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trừ các ngành, chuyên ngành đào tạo liên quan đến an ninh, quốc phòng, chính trị và tôn giáo.
2. Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền cho phép mở ngành, chuyên ngành của trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng theo quy định hiện hành đối với các trường Việt Nam.
3. Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học nước ngoài; trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở giáo dục đại học Việt Nam; trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phép hợp tác liên kết đào tạo trong phạm vi danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với cơ sở giáo dục Việt Nam, trừ các ngành, chuyên ngành đào tạo liên quan đến an ninh, quốc phòng, chính trị và tôn giáo.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hợp tác liên kết đào tạo hoặc mở ngành, chuyên ngành đào tạo mới, không thuộc danh mục các ngành, chuyên ngành đã được ban hành, trên cơ sở xem xét sự cần thiết của ngành, chuyên ngành đó đối với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong trường hợp này, hồ sơ liên kết đào tạo hoặc hồ sơ đề nghị mở ngành, chuyên ngành đào tạo phải bổ sung:
a) Văn bản xác định nhu cầu nhân lực và mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực đã được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở giáo dục thông qua;
b) Thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới, kèm theo chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng của ít nhất 2 cơ sở giáo dục nước ngoài để tham khảo.
Điều 9. Quy định về trình độ ngoại ngữ trong liên kết đào tạo ngành ngoại ngữ
Các bên liên kết Việt Nam và nước ngoài thống nhất yêu cầu đầu vào về ngoại ngữ, giải trình về việc đảm bảo chất lượng và mục tiêu đào tạo, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài.
1. Việc tính toán số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian nhằm mục đích xác định vốn đầu tư tối thiểu của dự án và chỉ áp dụng đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
2. Việc tính toán số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian được thực hiện theo công thức sau:
a) Quy đổi cho một khóa bồi dưỡng ngắn hạn i:
Ki = | Số (tiết x lớp) của khóa i | x 20 học viên |
1152 tiết |
Trong đó:
- Ki là số lượng học viên quy đổi của khóa bồi dưỡng ngắn hạn i.
- Số (tiết x lớp) của khóa i = (Tổng số lớp học khóa i) x (Số tiết học khóa i).
- 1152 tiết là số tiết học của một lớp học toàn phần thời gian trong một năm học (tính bình quân 6 tiết/ngày, quy ước học 6 ngày/tuần và 32 tuần học/năm học).
- 20 học viên là số học viên bình quân/lớp quy định chung cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
b) Tổng số học viên quy đổi toàn phần:
Tổng số học viên quy đổi toàn phần | = ∑ Ki Với i = 1, 2, …, n |
Trong đó n là số khóa bồi dưỡng ngắn hạn trong một năm học.
Ví dụ: Ở thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất, cơ sở giáo dục dự kiến mở 2 khóa bồi dưỡng/năm, cụ thể như sau:
- Khóa 1: Tổng số tiết của khóa học là 200 tiết, mở 8 lớp.
- Khóa 2: Tổng số tiết của khóa học là 250 tiết, mở 10 lớp.
Kết quả quy đổi như sau:
- Khóa 1: [(200 tiết x 8 lớp) : 1152 tiết] x 20 hv/lớp = 28 học viên
- Khóa 2: [(250 tiết x 10 lớp) : 1152 tiết] x 20 hv/lớp = 43 học viên
Tổng số học viên quy đổi toàn phần là 71 học viên (28 43).
3. Việc tính toán vốn đầu tư tối thiểu dựa trên số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian ở thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất và suất đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 28 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
Ví dụ: Theo ví dụ tại khoản b, điểm 2 Điều này thì vốn đầu tư tối thiểu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm thành lập phải là:
71 (học viên) x 20 triệu đồng = 1,42 tỷ đồng.
Trong trường hợp cơ sở giáo dục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì vốn đầu tư tối thiểu là 0,994 tỷ đồng (đạt ít nhất 70% mức quy định theo khoản 8 Điều 28 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP).
Vốn đầu tư tối thiểu nêu trên không bao gồm chi phí sử dụng đất.
4. Trong quá trình đào tạo, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tự điều chỉnh số lượng học viên được tiếp nhận đào tạo ở những khoá học khác nhau, phù hợp với vốn đầu tư tối thiểu và lộ trình đầu tư đã đăng ký.
1. Đối với liên kết đào tạo với nước ngoài.
Văn bản phê duyệt Đề án liên kết đào tạo cấp văn bằng theo thẩm quyền phê duyệt, quy định tại điểm a, d và đ khoản 2 Điều 16 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, áp dụng theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này.
2. Đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
a) Văn bản cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo thẩm quyền cho phép thành lập, quy định tại khoản 2, 4 và 5 Điều 39 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, áp dụng theo Mẫu số 2 kèm theo Thông tư này;
b) Văn bản cho phép hoạt động giáo dục theo thẩm quyền quy định tại khoản 1, 3 và 4 Điều 49 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, áp dụng theo Mẫu số 3 kèm theo Thông tư này.
3. Đối với văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài, quy định tại khoản 3 Điều 62 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, áp dụng theo Mẫu số 4 kèm theo Thông tư này.
1. Trẻ em, học sinh Việt Nam đã được tiếp nhận vào học tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài dành cho trẻ em, học sinh người nước ngoài trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục học tập bình thường tại trường.
2. Cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép thí điểm giảng dạy chương trình của nước ngoài, chương trình song ngữ cho học sinh Việt Nam trước ngày Nghị định số 73/2012/NĐ-CP có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định cho phép thí điểm tại văn bản đó.
1. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định số 73/2012/NĐ-CP có hiệu lực thì không phải xét duyệt lại theo các điều kiện quy định tại Điều 36 hoặc Điều 41 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, nhưng phải bổ sung các loại giấy tờ sau để thực hiện thủ tục cho phép thành lập:
a) Văn bản đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục;
b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh (nếu có) kèm hồ sơ đề án đã được phê duyệt;
c) Giấy phép hoạt động giáo dục đang còn hiệu lực;
d) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư theo nội dung đăng ký đầu tư tại Giấy chứng nhận đầu tư;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động giáo dục trong thời gian 03 năm gần nhất.
2. Nhà đầu tư làm 06 bộ hồ sơ, trong đó có một bộ hồ sơ gốc và nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại các Điều 38, 43 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ban hành Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc quyết định cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
4. Ngoài các quy định tại khoản 1, 2 Điều này, cơ quan thụ lý hồ sơ không được yêu cầu nhà đầu tư thực hiện thêm bất kì điều kiện nào khác.
Điều 14. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài chịu sự quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về giáo dục và đào tạo.
Tổ chức, cá nhân, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014.
2. Bãi bỏ các quy định trái với quy định của Thông tư này.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
- 1 Thông tư 31/2020/TT-BGDĐT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục
- 2 Thông tư 31/2020/TT-BGDĐT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục
- 1 Công văn 2949/BGDĐT-HTQT năm 2020 về thực hiện báo cáo về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Nghị quyết 50-NQ/TW năm 2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3 Nghị quyết 81/NQ-CP năm 2017 về ký Bản ghi nhớ giữa Việt Nam - Indonesia về hợp tác giáo dục do Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 2056/QĐ-BGDĐT năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Nghị định 124/2014/NĐ-CP sửa đổi Khoản 6 Điều 31 Nghị định 73/2012/NĐ-CP về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
- 6 Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
- 7 Nghị định 36/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 8 Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 9 Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 10 Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 11 Thông tư liên tịch 14/2005/TTLT-BGD&ĐT-BKH&ĐT hướng dẫn Nghị định 06/2000/NĐ-CP về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng ban hành
- 1 Thông tư liên tịch 14/2005/TTLT-BGD&ĐT-BKH&ĐT hướng dẫn Nghị định 06/2000/NĐ-CP về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng ban hành
- 2 Nghị định 124/2014/NĐ-CP sửa đổi Khoản 6 Điều 31 Nghị định 73/2012/NĐ-CP về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
- 3 Quyết định 2056/QĐ-BGDĐT năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Nghị quyết 81/NQ-CP năm 2017 về ký Bản ghi nhớ giữa Việt Nam - Indonesia về hợp tác giáo dục do Chính phủ ban hành
- 5 Nghị quyết 50-NQ/TW năm 2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6 Công văn 2949/BGDĐT-HTQT năm 2020 về thực hiện báo cáo về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7 Thông tư 31/2020/TT-BGDĐT bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục
- 8 Quyết định 567/QĐ-BGDĐT năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo hết hiệu lực năm 2020