- 1 Nghị định 38/2006/NĐ-CP về việc bảo vệ dân phố
- 2 Pháp lệnh công an xã năm 2008
- 3 Nghị định 39/2013/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
- 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài
- 1 Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 2 Nghị định 39/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng
- 3 Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 4 Nghị định 65/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi năm 2013
- 1 Thông tư 12/2019/TT-BCA quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 2 Quyết định 9033/QĐ-BCA năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an (Thời điểm hết hiệu lực tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019)
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2014/TT-BCA | Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2014 |
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định số 39/2012/NĐ-CP, ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP, ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP, ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Nghị định số 21/2014/NĐ-CP, ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 77/2009/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
1. Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gồm các nội dung sau: Đối tượng, hình thức, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; đối tượng, hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp, Hội đồng Khoa học, sáng kiến các cấp; thẩm quyền, quyết định, tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng và Quỹ thi đua khen thưởng.
2. Thông tư này không quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục xét tặng danh hiệu thi đua đối với học viên các học viện, trường Công an nhân dân, danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân, “Nghệ nhân ưu tú, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng nhà nước” và Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Thông tư này áp dụng đối với tập thể, cá nhân trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Điều 3. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
1. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Thi đua, khen thưởng; Khoản 2, Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013; Điều 3, Điều 4 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Việc xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được thực hiện công khai, dân chủ, đề nghị theo trình tự từ cơ sở, chú trọng tập thể, cá nhân trực tiếp chiến đấu, có nhiều chiến công, thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn, tỷ lệ quy định.
3. Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng ở mức cao hơn.
4. Đối với nữ là lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng có quá trình cống hiến được giảm 03 năm so với quy định chung.
5. Trong một năm chỉ đề nghị một hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho một đối tượng. Hình thức khen thưởng cấp nhà nước gồm: các danh hiệu anh hùng, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, các loại huân chương và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4. Quy định việc xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng trong một số trường hợp cụ thể
1. Những trường hợp được xét tặng danh hiệu thi đua
a) Đối tượng nữ nghỉ chế độ thai sản theo quy định.
b) Trường hợp bị thương khi làm nhiệm vụ phải nghỉ việc để điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ quan y tế cấp huyện trở lên.
c) Trường hợp cá nhân đi học, bồi dưỡng (hình thức vừa học, vừa làm) chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại đơn vị để bình xét danh hiệu thi đua. Cá nhân đi học, bồi dưỡng (hình thức tập trung) liên tục từ 01 năm trở lên có kết quả học tập đạt loại khá trở lên thì năm đó được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến”. Cá nhân đi học, bồi dưỡng (hình thức tập trung) không liên tục từ 01 năm trở lên hoặc có thời gian học dưới 01 năm thì căn cứ kết quả học tập và thời gian công tác tại đơn vị để bình xét danh hiệu thi đua.
d) Trường hợp chuyển đơn vị công tác, cá nhân chuyển đơn vị công tác thì đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu thi đua, nếu thời gian công tác tại đơn vị cũ từ 6 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét bằng văn bản của đơn vị cũ.
Trường hợp học viên ra trường về công tác tại đơn vị mới thực hiện bình xét danh hiệu thi đua cuối năm trên cơ sở kết quả tốt nghiệp và thời gian công tác tại đơn vị mới.
đ) Chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân nhập ngũ đợt 1 của năm.
2. Tập thể, cá nhân đang trong thời gian phải xem xét xử lý kỷ luật hoặc xử lý theo pháp luật chưa được xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận không vi phạm hoặc vi phạm không đến mức phải xử lý kỷ luật, xử lý theo pháp luật thì tiếp tục được xét tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định.
3. Những trường hợp không được xét tặng danh hiệu thi đua
a) Tập thể, cá nhân không đăng ký thi đua hoặc đăng ký thi đua không đúng thời hạn quy định.
b) Đơn vị mới thành lập tính đến thời điểm tổng kết thi đua chưa đủ 10 tháng hoạt động.
c) Cá nhân mới tuyển dụng hoặc mới được ký hợp đồng lao động dưới 10 tháng hoặc trong năm nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên (trừ những trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, Khoản 1 Điều này).
d) Chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân nhập ngũ đợt 2 của năm.
4. Tập thể, cá nhân bị kỷ luật chưa hết thời hiệu xử lý kỷ luật không được xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
5. Các tổ chức thanh niên, phụ nữ, công đoàn, hội nghề nghiệp trong Công an nhân dân thực hiện việc xét tặng danh hiệu thi đua theo quy định của Cơ quan trung ương của các tổ chức đó, không xét tặng danh hiệu thi đua theo quy định tại Thông tư này.
Điều 5. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua
1. Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên phạm vi toàn quốc.
2. Trách nhiệm của Thủ trưởng Công an các cấp
a) Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để tổ chức phát động thi đua, chỉ đạo phong trào thi đua trong Công an đơn vị, địa phương, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong phạm vi quản lý; tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phát động thi đua, xét khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, các phong trào thi đua theo chuyên đề bảo vệ an ninh, trật tự phù hợp với hướng dẫn của Ủy ban nhân dân, Công an cấp trên và đặc điểm, tình hình của địa phương, đơn vị.
b) Tổ chức phong trào thi đua phải gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của Công an đơn vị, địa phương và các phong trào thi đua khác.
c) Động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ và quần chúng nhân dân tự giác, hăng hái thi đua thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
d) Đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua.
đ) Phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến, giữ vũng và phát huy tác dụng của các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.
e) Giám sát việc thực hiện và đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ phong trào thi đua do cấp trên phát động, có kế hoạch xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng, chỉ tiêu, khẩu hiệu và biện pháp tổ chức thực hiện phong trào thi đua thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Điều 6. Trách nhiệm của các đơn vị chức năng trong công tác thi đua, khen thưởng
2. Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc:
a) Tham mưu, giúp Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức thực hiện phong trào thi đua đối với lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
3. Cơ quan chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng Công an các cấp:
a) Tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng và thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp thi đua.
b) Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện.
c) Tham mưu sơ kết, tổng kết, thông báo kết quả các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; đề xuất khen thưởng và kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
4. Cơ quan tư vấn cho Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Công an phụ trách lĩnh vực công tác nào có trách nhiệm nhận xét, chấm điểm lĩnh vực công tác đó đối với Công an địa phương phục vụ việc xét tặng danh hiệu thi đua hằng năm; tham gia ý kiến nhận xét, đánh giá đối với các trường hợp đề nghị phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
5. Cơ quan Kiểm tra Đảng, Thanh tra Công an nhân dân các cấp có trách nhiệm rà soát, cung cấp thông tin về kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với các tập thể, cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
6. Các cơ quan thông tin, báo chí, xuất bản trong Công an nhân dân có trách nhiệm tuyên truyền công tác thi đua, khen thưởng; phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua; đấu tranh, phê phán các hiện tượng tiêu cực về thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân.
DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
Mục 1: ĐỐI TƯỢNG, DANH HIỆU, TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 7. Đối tượng được tặng danh hiệu thi đua
1. Đối với cá nhân:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
b) Công nhân, viên chức Công an nhân dân, lao động hợp đồng từ 01 năm trở lên.
2. Đối với tập thể:
a) Bộ Tư lệnh Cảnh vệ; các cục, viện và đơn vị tương đương; các học viện, trường Công an nhân dân; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là đơn vị cấp Cục, Công an địa phương).
b) Các phòng, ban, trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và các đơn vị tương đương; Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các trung đoàn; tiểu đoàn trực thuộc Cục, tiểu đoàn trực thuộc Bộ Tư lệnh; các doanh nghiệp Công an nhân dân (sau đây gọi chung là đơn vị cơ sở).
c) Công an phường và Công an thị trấn (nơi có bố trí lực lượng Công an chính quy), đồn Công an, phân trại giam, phân khu cơ sở giáo dục bắt buộc, tiểu đoàn, đại đội trực thuộc đơn vị cơ sở, đại đội trực thuộc cục, ban công tác, đội công tác và đơn vị tương đương. Ban công tác, đội công tác và đơn vị tương đương phải được thành lập theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, có chi bộ độc lập, trực thuộc đơn vị cơ sở có quy mô lớn (sau đây gọi chung là đơn vị trực thuộc cơ sở).
1. Đối với cá nhân:
a) Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến”;
b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”;
d) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
2. Đối với tập thể:
a) Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” hoặc “Tập thể lao động tiên tiến”;
b) Danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” hoặc “Tập thể lao động xuất sắc”;
c) Danh hiệu cờ thi đua cấp Tổng cục;
d) Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an”;
đ) Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”.
Điều 9. Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;
b) Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật, điều lệnh nội vụ, các quy trình và chế độ công tác; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua;
c) Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức, lối sống lành mạnh;
d) Có số phiếu tín nhiệm ở đơn vị cơ sở đạt từ 80% trở lên.
2. Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến” tối đa không quá 80% tổng số cá nhân đủ điều kiện tham gia bình xét danh hiệu thi đua của đơn vị cấp Cục, Công an địa phương.
Điều 10. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân tiêu biểu, xuất sắc lựa chọn trong số cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” hoặc “Lao động tiên tiến”;
b) Có sáng kiến đem lại hiệu quả cao được Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Cục, Công an địa phương công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng hoặc là thành viên tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cấp Bộ vượt tiến độ, đạt chất lượng cao hoặc mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được tặng Giấy khen của thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương trở lên về thành tích đột xuất, thành tích trong các đợt thi đua;
c) Có số phiếu tín nhiệm ở đơn vị cơ sở và ở Hội đồng Thi đua, khen thưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương đạt từ 80% trở lên.
2. Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” tối đa không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến” của đơn vị cấp Cục, Công an địa phương.
Điều 11. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” được xét tặng cho cá nhân tiêu biểu, xuất sắc lựa chọn trong số cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
b) Có sáng kiến đem lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn lực lượng Công an nhân dân được Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đã nghiệm thu được áp dụng hoặc là thành viên Ban soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước đảm bảo vượt tiến độ, đạt chất lượng cao hoặc mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên về thành tích đột xuất, thành tích trong các đợt thi đua hoặc được tặng 3 Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương về thành tích đột xuất, thành tích trong các đợt thi đua (trong đó phải có 02 Bằng khen của Bộ Công an).
c) Có số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp đạt từ 80% trở lên.
2. Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” tối đa không quá 0,5% quân số của đơn vị cấp Cục, Công an địa phương.
Điều 12. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân tiêu biểu, xuất sắc nhất lựa chọn trong số cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có 02 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”;
b) Có sáng kiến đem lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc được Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ công nhận hoặc có đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước đã nghiệm thu được áp dụng hoặc mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được tặng thưởng Huân chương Dũng cảm, Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc về thành tích đột xuất;
c) Có số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp đạt từ 90% trở lên.
2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng vào năm liền kề sau năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” lần thứ hai.
Điều 13. Điều kiện xét tặng danh hiệu thi đua đối với lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp
Khi xét tặng danh hiệu thi đua cho cá nhân là lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp phải căn cứ vào tiêu chuẩn chung quy định tại các
1. Đối với lãnh đạo cấp Tổng cục:
a) Lãnh đạo cấp Tổng cục được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” khi các đơn vị cấp Cục do đồng chí đó phụ trách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
b) Số lượng lãnh đạo cấp Tổng cục được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” tối đa không quá 70% tổng số lãnh đạo của mỗi tổng cục.
2. Đối với lãnh đạo đơn vị cấp Cục, Công an địa phương:
a) Đơn vị được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” trong tổng kết phong trào thi đua thì tối đa 70% lãnh đạo đơn vị được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
b) Đơn vị được tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an” trong tổng kết phong trào thi đua thì tối đa 50% lãnh đạo đơn vị được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
c) Đơn vị không đạt danh hiệu thi đua trong tổng kết phong trào thi đua thì lựa chọn 01 đồng chí lãnh đạo tiêu biểu nhất để đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
3. Đối với lãnh đạo đơn vị cơ sở:
a) Đơn vị được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” trong tổng kết phong trào thi đua thì 70% lãnh đạo đơn vị được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” (nhưng không quá 1/2 tổng số “Chiến sĩ thi đua cơ sở” của đơn vị).
b) Đơn vị được tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an” trong tổng kết phong trào thi đua thì 50% lãnh đạo đơn vị được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” (nhưng không quá 1/3 tổng số “Chiến sĩ thi đua cơ sở” của đơn vị).
c) Đơn vị được tặng cờ thi đua cấp Tổng cục trong tổng kết phong trào thi đua thì 30% lãnh đạo đơn vị được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
d) Đơn vị được tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” trong tổng kết phong trào thi đua thì lựa chọn 1 đồng chí lãnh đạo tiêu biểu nhất để xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
đ) Đơn vị không đạt danh hiệu thi đua trong tổng kết phong trào thi đua thì lãnh đạo đơn vị không được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
Điều 14. Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” hoặc “Tập thể Lao động tiên tiến”
1. Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” hoặc “Tập thể Lao động tiên tiến” để tặng cho đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ và các chỉ tiêu đăng ký thi đua trong năm;
b) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, trong sạch, vững mạnh;
c) Có trên 70% cá nhân trong đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ; không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức Cảnh cáo trở lên trừ những đơn vị cơ sở có quy mô lớn, có đảng bộ và các chi bộ trực thuộc hoặc có nhiều chiến sĩ phục vụ có thời hạn, tỷ lệ kỷ luật Khiển trách, Cảnh cáo cho phép không quá 1,5% quân số đơn vị;
d) Có số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục hoặc đơn vị cấp Cục, Công an địa phương đạt từ 80% trở lên.
2. Số lượng đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở được xét tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” hoặc “Tập thể Lao động tiên tiến” không quá 80% tổng số đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở của tổng cục hoặc đơn vị cấp Cục, Công an địa phương.
Điều 15. Danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” hoặc “Tập thể Lao động xuất sắc”
1. Danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” hoặc “Tập thể Lao động xuất sắc” để tặng cho đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Trong công tác, chiến đấu thể hiện tinh thần sáng tạo, vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và các chỉ tiêu đăng ký thi đua trong năm; có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả được biểu dương khen thưởng;
b) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, trong sạch, vững mạnh;
c) Có trên 90% cá nhân trong đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, có cá nhân đạt tiêu chuẩn “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức Cảnh cáo trở lên trừ những đơn vị cơ sở có quy mô lớn, có đảng bộ và các chi bộ trực thuộc hoặc có nhiều chiến sĩ phục vụ có thời hạn, tỷ lệ kỷ luật Khiển trách, Cảnh cáo cho phép không quá 1% quân số đơn vị.
d) Có số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục hoặc đơn vị cấp Cục, Công an địa phương đạt từ 80% trở lên.
2. Số lượng đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở được xét tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” hoặc “Tập thể Lao động xuất sắc” không quá 40% tổng số đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở của Tổng cục hoặc đơn vị cấp Cục, Công an địa phương.
Điều 16. Danh hiệu cờ thi đua cấp Tổng cục
1. Danh hiệu cờ thi đua cấp Tổng cục để tặng cho đơn vị cơ sở của tổng cục hoặc đơn vị cơ sở của đơn vị tương đương cấp Tổng cục đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Là đơn vị tiêu biểu trong số những đơn vị cơ sở đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” hoặc “Tập thể Lao động xuất sắc”;
b) Có năng suất, chất lượng công tác vượt các chỉ tiêu đăng ký thi đua trong năm;
c) Thực hiện tốt các phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng;
đ) Có số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua, khen thưởng đơn vị cấp Cục, Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục đạt từ 80% trở lên.
2. Số lượng đơn vị cơ sở được xét tặng cờ thi đua cấp Tổng cục quy định như sau:
a) Đơn vị cấp Cục và tương đương được xét tặng 02 cờ, đơn vị có trên 10 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ, có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 04 cờ, có trên 20 đơn vị cơ sở được tặng 05 cờ.
b) Các doanh nghiệp Công an nhân dân thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là một cụm thi đua được xét tặng 02 cờ.
c) Các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng trực thuộc Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp chia thành 07 cụm thi đua, mỗi cụm được xét tặng 02 cờ, cụm có trên 10 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ, có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 04 cờ, có trên 20 đơn vị cơ sở được tặng 05 cờ.
d) Các đơn vị trực tiếp chiến đấu, đơn vị làm công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, bảo vệ mục tiêu trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động chia thành 2 cụm thi đua, mỗi cụm được xét tặng 02 cờ, cụm có trên 10 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ, có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 04 cờ, có trên 20 đơn vị cơ sở được tặng 05 cờ.
đ) Các đơn vị cơ sở trực thuộc cấp Tổng cục được xét cùng Cục Tham mưu hoặc Cục Chính trị của Tổng cục.
1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân” để tặng cho các đơn vị cơ sở của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và của đơn vị trực thuộc Bộ đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Là đơn vị tiêu biểu trong số những đơn vị cơ sở đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” hoặc “Tập thể Lao động xuất sắc”;
b) Có năng suất, chất lượng công tác vượt các chỉ tiêu đăng ký thi đua trong năm;
c) Thực hiện tốt các phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
d) Có số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua, khen thưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương đạt từ 80% trở lên.
2. Số lượng đơn vị cơ sở được xét tặng “Cờ thi đua của Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân” quy định như sau:
a) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chia thành 4 khối (khối các phòng thuộc lực lượng An ninh, khối các phòng thuộc lực lượng Cảnh sát, khối các phòng thuộc lực lượng tham mưu, xây dựng lực lượng, hậu cần, kỹ thuật và khối Công an các quận, huyện, thị xã, thành phố), mỗi khối được xét tặng 02 cờ, các khối có trên 10 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ, có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 04 cờ, có trên 20 đơn vị cơ sở được tặng 05 cờ.
b) Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, mỗi khối thi đua được xét tặng 02 cờ, khối có trên 10 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ, có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 04 cờ.
c) Đơn vị trực thuộc Bộ được xét tặng 02 cờ, đơn vị có trên 10 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ, có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 04 cờ.
Điều 18. Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an”
1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an” để tặng cho đơn vị cấp Cục, Công an địa phương đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành xuất sắc vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;
b) Có thành tích xuất sắc nổi trội trong phong trào thi đua của cụm, khối thi đua;
c) Có nhiều phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả; có nhân tố mới, mô hình mới, điển hình tiên tiến tiêu biểu cho các đơn vị trong cụm, khối thi đua học tập; có nhiều tập thể, cá nhân lập thành tích được biểu dương, khen thưởng.
d) Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động; nội bộ đoàn kết, thống nhất, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, không có cán bộ vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của ngành gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng Công an nhân dân, không có cán bộ lãnh đạo cấp phòng trở lên bị kỷ luật từ hình thức Cảnh cáo trở lên;
đ) Có số phiếu tín nhiệm của Cụm thi đua và của Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp đạt từ 80% trở lên.
2. Số lượng “Cờ thi đua của Bộ Công an” tặng cho đơn vị cấp Cục, Công an địa phương trong tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” hàng năm quy định như sau:
Mỗi cụm thi đua thuộc Bộ được lựa chọn 50% số đơn vị cấp Cục, Công an địa phương tiêu biểu, xuất sắc nhất để đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an”.
3. Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an” để tặng cho đơn vị cơ sở đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Là đơn vị tiêu biểu, xuất sắc được lựa chọn trong số những đơn vị cơ sở đạt tiêu chuẩn danh hiệu cờ thi đua cấp Tổng cục;
b) Có nhiều phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả; có nhiều điển hình tiên tiến, nhiều tập thể, cá nhân lập thành tích được biểu dương, khen thưởng;
c) Có số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục hoặc đơn vị cấp Cục, Công an địa phương đạt từ 80% trở lên.
4. Số lượng “Cờ thi đua của Bộ Công an” tặng cho các đơn vị cơ sở trong tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” hàng năm quy định như sau:
a) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chia thành 4 khối (khối các phòng thuộc lực lượng An ninh, khối các phòng thuộc lực lượng Cảnh sát, khối các phòng thuộc lực lượng tham mưu, xây dựng lực lượng, hậu cần, kỹ thuật và khối Công an các quận, huyện, thị xã, thành phố), mỗi khối được xét tặng 01 cờ, các khối có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 02 cờ, có trên 25 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ.
b) Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, mỗi khối thi đua được xét tặng 01 cờ, các khối có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 02 cờ.
c) Đơn vị cấp Cục và tương đương được xét tặng 01 cờ, đơn vị có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 02 cờ, có trên 25 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ.
d) Các doanh nghiệp Công an nhân dân thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật là một cụm thi đua được xét tặng 01 cờ.
đ) Các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng trực thuộc Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp chia thành 07 cụm thi đua, mỗi cụm được xét tặng 01 cờ, cụm có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 02 cờ, có trên 25 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ.
e) Các đơn vị trực tiếp chiến đấu, đơn vị làm công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, bảo vệ mục tiêu trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động chia thành 2 cụm thi đua, mỗi cụm được xét tặng 01 cờ, cụm có trên 15 đơn vị cơ sở được xét tặng 02 cờ, có trên 25 đơn vị cơ sở được xét tặng 03 cờ.
f) Các đơn vị cơ sở trực thuộc cấp Tổng cục được xét cùng Cục Tham mưu hoặc Cục Chính trị của Tổng cục.
Điều 19. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”
1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng cho đơn vị cấp Cục, Công an địa phương đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là đơn vị tiêu biểu xuất sắc được lựa chọn trong số các đơn vị đạt tiêu chuẩn “Cờ thi đua của Bộ Công an”;
b) Dẫn đầu về năng suất, chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, chiến đấu, xây dựng lực lượng so với các đơn vị trong cụm thi đua;
c) Có nhiều phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả; xây dựng được nhiều nhân tố mới, mô hình mới, nhiều điển hình tiên tiến tiêu biểu cho toàn lực lượng Công an nhân dân học tập và có nhiều tập thể, cá nhân lập thành tích được biểu dương, khen thưởng;
d) Không có cán bộ vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của Ngành gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Công an nhân dân; không có cán bộ lãnh đạo cấp phòng trở lên vi phạm bị xử lý kỷ luật.
đ) Có số phiếu tín nhiệm của Cụm thi đua và của Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp đạt từ 80% trở lên.
2. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng cho đơn vị cơ sở đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Là đơn vị tiêu biểu xuất sắc được lựa chọn trong số các đơn vị cơ sở đạt tiêu chuẩn “Cờ thi đua của Bộ Công an”;
b) Có 100% cá nhân trong đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c) Dẫn đầu về năng suất, chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, chiến đấu, xây dựng lực lượng so với các đơn vị trong cụm, khối thi đua;
d) Có nhiều phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả; xây dựng được nhiều nhân tố mới, mô hình mới, nhiều điển hình tiên tiến tiêu biểu cho toàn lực lượng Công an nhân dân học tập và có nhiều tập thể, cá nhân lập thành tích được biểu dương, khen thưởng.
a) Mỗi cụm thi đua trực thuộc Bộ được lựa chọn 01 đơn vị cấp Cục, Công an địa phương và 01 đơn vị cơ sở tiêu biểu, xuất sắc nhất để đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”.
b) Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm thẩm định thành tích, tham mưu, báo cáo Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Công an xét chọn, đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” cho các đơn vị tiêu biểu, xuất sắc nhất đảm bảo số đơn vị được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” không quá 20% tổng số đơn vị được tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an”.
Điều 20. Cụm thi đua trực thuộc Bộ
1. Cụm thi đua Công an địa phương:
a) Cụm 1 gồm Công an các thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
b) Cụm 2 gồm Công an các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên.
c) Cụm 3 gồm Công an các tỉnh: Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh.
d) Cụm 4 gồm Công an các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình.
đ) Cụm 5 gồm Công an các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
e) Cụm 6 gồm Công an các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước.
g) Cụm 7 gồm Công an các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
h) Cụm 8 gồm Công an các tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp.
i) Cụm 9 gồm Công an các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Hậu Giang.
k) Cụm 10 gồm Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Lắk.
l) Cụm 11 gồm Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An.
a) Tổng cục An ninh I, Tổng cục An ninh II, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Tổng cục Tình báo, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; mỗi đơn vị là một cụm thi đua.
b) Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật chia thành 02 cụm thi đua: Cụm 1 gồm các đơn vị có chức năng tham mưu, quản lý nhà nước về công tác hậu cần, kỹ thuật trong Công an nhân dân; Cụm 2 gồm các đơn vị sự nghiệp, nghiên cứu khoa học, y tế, quản lý dự án trong Công an nhân dân.
4. Cụm thi đua các trường Công an nhân dân
a) Cụm 1: Các học viện và trường đại học (gồm cả Học viện Tình báo);
b) Cụm 2: Các trường Cao đẳng;
c) Cụm 3: Các trường trung cấp, văn hóa.
5. Tổ chức hoạt động của Cụm thi đua
a) Các cụm thi đua phân công luân phiên mỗi năm một đơn vị làm cụm trưởng để điều hành các hoạt động của cụm gồm: họp cụm đầu năm ký kết giao ước thi đua; họp cụm sơ kết 6 tháng; tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kiểm tra chéo giữa các đơn vị trong cụm thi đua, phát hiện, bồi dưỡng, nhân điển hình tiên tiến; họp cụm cuối năm để tổng kết trao đổi kinh nghiệm, đề xuất tặng danh hiệu thi đua cho các đơn vị trong cụm.
Mục 2: ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Điều 21. Đối tượng khen thưởng
1. Các Tổng cục và đơn vị tương đương cấp Tổng cục;
2. Các đối tượng quy định tại
3. Học viên các trường Công an nhân dân;
4. Tập thể, cá nhân thuộc các tổ chức: thanh niên, phụ nữ, công đoàn và các hội nghề nghiệp khác trong Công an nhân dân.
Điều 22. Hình thức khen thưởng
1. Huân chương gồm:
a) “Huân chương Sao vàng”;
b) “Huân chương Hồ Chí Minh”;
c) “Huân chương Độc lập” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
d) “Huân chương Quân công” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
đ) “Huân chương Lao động” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
e) “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
f) “Huân chương Chiến công” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
g) “Huân chương Dũng cảm”;
h) “Huân chương Hữu nghị”.
2. Huy chương gồm:
a) “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”;
b) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
c) “Huy chương Hữu nghị”.
3. Danh hiệu vinh dự nhà nước gồm:
a) “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”;
b) “Anh hùng Lao động”;
c) “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”;
d) “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”;
đ) “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;
e) “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.
4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng nhà nước”.
5. Bằng khen, Giấy khen.
Điều 23. Tiêu chuẩn Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước
1. “Huân chương Sao vàng” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể cấp Tổng cục trở lên hoặc các tập thể có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 Luật Thi đua, khen thưởng, Khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và Điều 7 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP.
2. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho đơn vị cấp Tổng cục trở lên hoặc các tập thể có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 35 Luật Thi đua, khen thưởng, Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và Điều 8 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP.
3. “Huân chương Độc lập” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại các khoản 12, 13, 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và các điều 9, 10, 11 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP.
4. “Huân chương Quân công” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân hoạt động liên tục trong Công an nhân dân và tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại các khoản 15, 16, 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và các điều 12, 13, 14 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP.
5. “Huân chương Lao động” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể có thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo, xây dựng Tổ quốc, đạt tiêu chuẩn quy định tại các khoản 18, 19, 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và các điều 15, 16, 17 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP.
6. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể có thành tích trong huấn luyện, xây dựng lực lượng củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, đạt tiêu chuẩn quy định tại các khoản 21, 22, 23 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và các điều 18, 19, 20 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP.
7. “Huân chương Chiến công” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, chiến sĩ trong quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Công an xã, dân quân tự vệ, các tầng lớp nhân dân và tặng cho tập thể lập được thành tích xuất sắc, đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đạt tiêu chuẩn quy định tại Khoản 24 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.
8. “Huân chương Dũng cảm” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân không phân biệt lứa tuổi có hành động dũng cảm trong cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân, dũng cảm xung phong vào nơi dịch bệnh nguy hiểm để cứu người, dũng cảm trong phòng, chống tham nhũng đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 50 Luật Thi đua, Khen thưởng.
9. “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân, viên chức Công an nhân dân đạt tiêu chuẩn quy định tại các khoản 27, 28 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và Điều 21 Nghị định số 65/2014/NĐ-CP.
10. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể lập thành tích đặc biệt xuất sắc đạt tiêu chuẩn quy định tại các khoản 30, 31 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.
Điều 24. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”
1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc, tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua có phạm vi lớn, thực hiện trong nhiều năm do Hội đồng Thi đua, khen thưởng Trung ương hoặc các bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 3 năm trở lên.
b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong toàn lực lượng Công an nhân dân.
c) Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, 5 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, trong thời gian đó có 5 sáng kiến được áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở hoặc mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có 5 lần được tặng Giấy khen của thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương trở lên về thành tích đột xuất hoặc thành tích trong các đợt thi đua.
2. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc, tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua, khen thưởng Trung ương hoặc các bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 3 năm trở lên.
b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong toàn lực lượng Công an nhân dân.
Điều 25. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an”
1. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” để tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương phát động.
b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực của công tác Công an.
c) Hai năm liên tục trước thời điểm đề nghị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
2. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua hằng năm.
b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực của công tác Công an.
c) Hai năm liên tục trước thời điểm đề nghị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được tặng các danh hiệu thi đua từ “Đơn vị Quyết thắng” hoặc “Tập thể Lao động xuất sắc” trở lên.
Điều 26. Bằng khen của Tổng cục trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục
Bằng khen của Tổng cục trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục để tặng cho tập thể, cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
1. Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Tổng cục hoặc đơn vị tương đương cấp Tổng cục phát động.
2. Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong tổng cục hoặc đơn vị tương đương cấp Tổng cục.
Giấy khen của thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương để tặng cho tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua tại đơn vị cấp Cục, Công an địa phương hoặc hoàn thành xuất sắc, vượt tiến độ một hạng mục công trình, một phần việc hoặc lập thành tích đột xuất trong công tác, chiến đấu, lao động, học tập có phạm vi ảnh hưởng ở đơn vị cơ sở.
Mục 1: ĐỐI TƯỢNG, DANH HIỆU, TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 28. Đối tượng được tặng danh hiệu thi đua
1. Đối với cá nhân:
a) Trưởng Công an xã, thị trấn, Phó trưởng Công an xã, thị trấn không thuộc lực lượng Công an chính quy (sau đây gọi chung là Công an xã), Công an viên của xã hưởng lương, phụ cấp hàng tháng theo quy định tại Pháp lệnh Công an xã.
b) Trưởng ban Bảo vệ dân phố, Phó trưởng ban Bảo vệ dân phố, Tổ trưởng, Phó tổ trưởng, tổ viên Bảo vệ dân phố được hưởng phụ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố.
2. Đối với tập thể:
a) Công an xã và Công an thị trấn (nơi không bố trí lực lượng Công an chính quy).
b) Ban Bảo vệ dân phố.
c) Tập thể nhân dân, cán bộ xã, phường, thị trấn; tập thể cán bộ, công nhân viên cơ quan, doanh nghiệp cấp cơ sở (có tư cách pháp nhân) thuộc mọi thành phần kinh tế.
1. Đối với cá nhân:
a) Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”;
b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
c) Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh;
d) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
2. Đối với tập thể:
a) Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”;
b) Danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”;
c) Danh hiệu cờ thi đua của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an”.
Điều 30. Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác và yêu cầu của đơn vị;
b) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy trình và chế độ công tác, giữ nghiêm kỷ luật, có tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia phong trào thi đua do Ủy ban nhân dân và Công an các cấp phát động;
c) Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Có đạo đức, lối sống lành mạnh;
đ) Có số phiếu tín nhiệm ở đơn vị cơ sở đạt từ 80% trở lên.
2. Khi xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” đối với Trưởng Công an xã, Trưởng Ban bảo vệ dân phố, ngoài những tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này phải căn cứ thêm đơn vị do đồng chí phụ trách trong năm phải đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” trở lên.
3. Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” tối đa không quá 80% tổng số cá nhân đủ điều kiện tham gia bình xét danh hiệu thi đua của đơn vị cấp huyện.
Điều 31. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Là “Chiến sĩ tiên tiến”;
b) Có sáng kiến trong áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, hoặc mưu trí, sáng tạo, dũng cảm trong công tác, huấn luyện, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tích cực vận động quần chúng tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;
c) Có số phiếu tín nhiệm ở đơn vị cơ sở đạt từ 80% trở lên.
2. Khi xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” đối với Trưởng Công an xã, Trưởng ban Bảo vệ dân phố, ngoài những tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này phải căn cứ thành tích của đơn vị do đồng chí phụ trách trong năm phải đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” trở lên.
3. Số lượng cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” tối đa không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” của đơn vị cấp huyện.
Điều 32. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
1. Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, có thành tích ảnh hưởng trong phạm vi cấp tỉnh và đảm bảo các tiêu chuẩn khác theo quy định về danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh của địa phương.
2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại
Điều 33. Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”
1. Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” để tặng cho Công an xã và Ban bảo vệ dân phố đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao, tổ chức phong trào thi đua nề nếp, hiệu quả thiết thực;
b) Tham mưu, tổ chức thực hiện tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở đạt hiệu quả cao;
c) Chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết;
d) Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”, không có cá nhân sai phạm bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
2. Số lượng đơn vị được xét tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến” không quá 80% tổng số đơn vị Công an xã, Ban bảo vệ dân phố của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Điều 34. Danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”
1. Danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” để tặng cho Công an xã và Ban Bảo vệ dân phố đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Là đơn vị tiêu biểu được lựa chọn trong số những “Đơn vị tiên tiến”;
b) Trong công tác, chiến đấu thể hiện tinh thần sáng tạo, vượt khó, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch và mục tiêu đã đề ra). Có phong trào thi đua thiết thực, được đơn vị bạn suy tôn học tập, được cấp trên biểu dương khen thưởng;
c) Gương mẫu trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập thể đoàn kết, trong sạch vững mạnh;
d) Có 100% cá nhân hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”, có cán bộ, chiến sĩ đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
2. Số lượng tập thể được tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” không quá 40% tổng số đơn vị được xét tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”.
Điều 35. Danh hiệu cờ thi đua của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Đối với Công an xã, Bảo vệ dân phố: Danh hiệu cờ thi đua của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để tặng cho các tập thể dẫn đầu khối Công an xã, Bảo vệ dân phố đạt các tiêu chuẩn danh hiệu cờ thi đua của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do địa phương quy định.
2. Đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc: Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thống nhất với Ban Thi đua, khen thưởng cùng cấp về đối tượng, số lượng cờ Thi đua của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tặng cho phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Điều 36. Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an”
1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an” để tặng cho tập thể nhân dân, cán bộ xã, phường, thị trấn (nếu tổ chức Công an thị trấn bố trí như tổ chức Công an phường thì thị trấn đó xét đề nghị “Cờ Thi đua của Bộ Công an” theo khối phường; nếu tổ chức Công an thị trấn là lực lượng Công an bán chuyên trách thì thị trấn đó xét theo khối xã) và tập thể cán bộ, công nhân viên cơ quan, doanh nghiệp cấp cơ sở (có tư cách pháp nhân) thuộc mọi thành phần kinh tế, đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Tiêu biểu xuất sắc, dẫn đầu phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc các khối xã, phường, thị trấn và cơ quan doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khối cơ quan trung ương;
b) Hoàn thành vượt mức, toàn diện các chỉ tiêu thi đua, các chương trình, kế hoạch công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự; có nhân tố mới, mô hình mới về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc để các đơn vị khác học tập; có lực lượng nòng cốt làm công tác an ninh, trật tự vững mạnh đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” hoặc “Tập thể Lao động xuất sắc”;
c) Thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp; hoàn thành các kế hoạch sản xuất, kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, hiệu suất công tác cao;
d) Tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch vững mạnh, nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí.
2. Số lượng: hằng năm mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được xét tặng tối đa 03 “Cờ Thi đua của Bộ Công an” (chia đều cho 3 khối xã, phường, cơ quan hoặc doanh nghiệp). Khối cơ quan, doanh nghiệp trung ương được đề nghị tặng tối đa 05 cờ cho 05 đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua.
Mục 2: ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Điều 37. Đối tượng khen thưởng
1. Gồm các đối tượng quy định tại
2. Người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thành tích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự của nhà nước Việt Nam.
Điều 38. Hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng
1. Hình thức khen thưởng như quy định tại các điểm e, f, g, h Khoản 1, Điểm a Khoản 3,
2. Tiêu chuẩn xét tặng Huân chương, danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” thực hiện theo quy định tại các
Điều 39. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an”
1. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” để tặng cho các tập thể (thuộc đối tượng quy định tại Điểm c
a) Hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu thi đua, các chương trình, kế hoạch công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự; có mô hình, điển hình về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; có lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự vững mạnh (đạt danh hiệu từ “Đơn vị tiên tiến” trở lên); là tập thể tiêu biểu của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc khối cơ quan, doanh nghiệp trung ương về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
b) Thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp; hoàn thành các kế hoạch sản xuất, kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, hiệu suất công tác cao;
c) Tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch vững mạnh, nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, chống buôn lậu và các tệ nạn xã hội có hiệu quả thiết thực.
2. Số lượng bằng khen:
a) Đối với các tỉnh: không quá tổng số đơn vị hành chính cấp huyện.
b) Đối với các thành phố trực thuộc trung ương: không quá 120% tổng số đơn vị hành chính cấp huyện.
3. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” để tặng cho tập thể trong sơ kết, tổng kết các chuyên đề, các đợt thi đua, hoặc có thành tích đột xuất trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự, đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc trong thực hiện các chuyên đề công tác, các đợt thi đua trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoặc có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự có tác dụng nêu gương sáng trong phạm vi cấp tỉnh;
b) Nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua;
c) Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm;
d) Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể;
đ) Tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
4. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” để tặng cho cá nhân trong sơ kết, tổng kết các chuyên đề, các đợt thi đua, hoặc có thành tích đột xuất trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự, đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc trong thực hiện các chuyên đề công tác, các đợt thi đua trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoặc có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự có tác dụng nêu gương sáng trong phạm vi tỉnh;
b) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
c) Số lượng Bằng khen đối với mỗi đợt sơ kết, tổng kết chuyên đề, đợt thi đua do lãnh đạo Bộ Công an quyết định.
Điều 40. Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”
1. Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc. Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” chỉ tặng hoặc truy tặng một lần cho một cá nhân.
2. Đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục tặng Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” thực hiện theo quy định của Bộ Công an. Cục Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có trách nhiệm chủ trì xây dựng quy định này.
1. Giấy khen của Thủ trưởng đơn vị cấp Cục và Công an địa phương tặng cho tập thể, cá nhân trong tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hàng năm; trong sơ kết, Tổng kết thực hiện các chuyên đề, hoặc có thành tích đột xuất trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự.
2. Cá nhân được xét tặng Giấy khen đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ công dân; có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Lập được thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong thực hiện chuyên đề công tác, các đợt thi đua hoặc lập được thành tích đột xuất (đối với cán bộ, nhân viên Công an xã, Bảo vệ dân phố); tích cực tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoặc có thành tích đột xuất trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự (đối với mọi tầng lớp nhân dân);
c) Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (đối với cán bộ, nhân viên Công an xã, Bảo vệ dân phố).
3. Tập thể được xét tặng Giấy khen đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Lập thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong thực hiện chuyên đề công tác, các đợt thi đua hoặc lập được thành tích đột xuất (đối với tập thể cán bộ, nhân viên Công an xã, Bảo vệ dân phố); tích cực tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoặc có thành tích đột xuất trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự.
b) Nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua;
c) Thực hành tiết kiệm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập thể.
4. Số lượng Giấy khen tổng kết năm; số lượng, đối tượng khen theo chuyên đề do cấp có thẩm quyền tặng Giấy khen quy định.
HỘI ĐỒNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, SÁNG KIẾN CÁC CẤP
Điều 42. Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Công an
1. Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Công an là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công an về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
2. Thành phần của Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Bộ trưởng;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: đồng chí Thứ trưởng Thường trực là Phó Chủ tịch thứ nhất, đồng chí Thứ trưởng phụ trách công tác xây dựng lực lượng là Phó Chủ tịch Thường trực;
4. Cơ quan tư vấn cho Hội đồng gồm: các tổng cục, Văn phòng Bộ Công an, Thanh tra Bộ Công an và Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
5. Phòng Thi đua, khen thưởng thuộc Cục Công tác chính trị là cơ quan chuyên trách, giúp việc cho Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ Công an.
6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng:
a) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua, công tác khen thưởng trong từng quý, từng năm, từng giai đoạn;
b) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách về công tác thi đua, khen thưởng;
c) Tham mưu, báo cáo đồng chí Bộ trưởng quyết định việc phong tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ hoặc trình cấp trên khen thưởng đối với các hình thức khen thưởng cấp nhà nước.
6. Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ họp định kỳ theo quý và họp xét tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” hằng năm cho đơn vị cấp Cục, Công an địa phương.
Cơ quan Thường trực Hội đồng có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ và Quy chế hoạt động của Hội đồng phù hợp với quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua, khen thưởng Trung ương và quy định của pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng.
Điều 43. Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục
1. Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục là cơ quan tham mưu cho Tổng cục trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục về công tác thi đua, khen thưởng.
2. Thành phần của Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Tổng Cục trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Phó Tổng Cục trưởng hoặc Phó Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục phụ trách lĩnh vực công tác xây dựng lực lượng;
c) Ủy viên Hội đồng gồm: các đồng chí Phó Tổng Cục trưởng hoặc Phó thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục, Cục trưởng Cục Chính trị (hoặc thủ trưởng đơn vị có chức năng tương đương Cục Chính trị).
3. Cơ quan Thường trực của Hội đồng là Cục Chính trị (hoặc đơn vị có chức năng tương đương).
4. Cơ quan tư vấn cho Hội đồng gồm các đơn vị cấp Cục trực thuộc Tổng cục hoặc đơn vị cấp Cục trực thuộc đơn vị tương đương cấp Tổng cục.
5. Cơ quan Thường trực Hội đồng tham mưu cho Tổng Cục trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng và Quy chế hoạt động của Hội đồng.
Điều 44. Hội đồng Thi đua, khen thưởng của đơn vị cấp Cục
1. Hội đồng Thi đua, khen thưởng đơn vị cấp Cục là cơ quan tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị cấp Cục về công tác thi đua, khen thưởng trong đơn vị.
2. Cơ cấu Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng đơn vị.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó thủ trưởng đơn vị phụ trách công tác xây dựng lực lượng.
c) Ủy viên Hội đồng gồm: các Phó thủ trưởng đơn vị cấp Cục và Trưởng phòng Tham mưu, tổng hợp (hoặc thủ trưởng đơn vị có chức năng tương đương);
3. Cơ quan Thường trực của Hội đồng là Phòng Tham mưu, tổng hợp (hoặc đơn vị có chức năng tương đương).
4. Cơ quan tư vấn cho Hội đồng gồm các phòng, ban có liên quan.
5. Cơ quan Thường trực Hội đồng tham mưu Thủ trưởng đơn vị cấp Cục ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng đơn vị cấp Cục và Quy chế hoạt động của Hội đồng.
Điều 45. Hội đồng Thi đua, khen thưởng Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Hội đồng Thi đua, khen thưởng Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng.
2. Cơ cấu Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Giám đốc phụ trách công tác xây dựng lực lượng;
c) Ủy viên Hội đồng: các Phó Giám đốc và Trưởng phòng Công tác chính trị.
3. Cơ quan thường trực Hội đồng: Phòng Công tác chính trị.
4. Cơ quan tư vấn: Phòng Tham mưu, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, Phòng Hậu cần, Thanh tra, Phòng Công tác Đảng và công tác quần chúng.
5. Cơ quan Thường trực Hội đồng tham mưu Giám đốc Công an tỉnh, thành phố ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng và Quy chế hoạt động của Hội đồng.
1. Hội đồng Thi đua, khen thưởng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan tham mưu cho Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về công tác thi đua, khen thưởng.
2. Cơ cấu Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Giám đốc phụ trách công tác xây dựng lực lượng;
c) Ủy viên Hội đồng: các Phó Giám đốc và Trưởng phòng Chính trị (hoặc Thủ trưởng đơn vị có chức năng tương đương).
3. Cơ quan thường trực Hội đồng: Phòng Chính trị (hoặc đơn vị có chức năng tương đương).
4. Cơ quan tư vấn: Phòng Tham mưu, Phòng Hậu cần và trang bị kỹ thuật, Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy, Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cứu nạn, cứu hộ và các đơn vị có liên quan.
5. Cơ quan Thường trực Hội đồng tham mưu Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng và Quy chế hoạt động của Hội đồng.
Điều 47. Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ
1. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập Hội đồng Khoa học, sáng kiến Bộ Công an, thành phần Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực công tác khoa học, công nghệ;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là các đồng chí Thứ trưởng;
c) Ủy viên Hội đồng là Tổng Cục trưởng các tổng cục và Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Công an và các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học, công nghệ do Bộ trưởng quyết định.
2. Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ có nhiệm vụ xem xét, thẩm định, đánh giá, công nhận bằng văn bản các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, hoặc áp dụng công nghệ mới có hiệu quả, phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc, toàn lực lượng Công an nhân dân. Kết quả công nhận của Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ là một trong các căn cứ để xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” và các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước theo quy định.
3. Viện Chiến lược và Khoa học Công an là Cơ quan Thường trực của Hội đồng có trách nhiệm tham mưu, báo cáo Bộ trưởng ban hành Quyết định thành lập Hội đồng, Quy chế hoạt động của Hội đồng, hồ sơ thủ tục đề nghị công nhận sáng kiến và tập hợp, đề xuất Hội đồng thẩm định, công nhận các sáng kiến.
Điều 48. Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp cơ sở
1. Thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương quyết định thành lập Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp cơ sở, thành phần Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là các Phó thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương;
c) Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các phòng, ban và các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học, công nghệ do thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương quyết định. Trưởng phòng Tham mưu, tổng hợp (hoặc Thủ trưởng đơn vị có chức năng tương đương) là Ủy viên Thường trực Hội đồng.
2. Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp cơ sở có nhiệm vụ xem xét, thẩm định, đánh giá, công nhận bằng văn bản các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác hoặc áp dụng công nghệ mới có hiệu quả, phạm vi ảnh hưởng trong đơn vị cấp Cục, Công an địa phương. Kết quả công nhận của Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp cơ sở là một trong các căn cứ để xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
3. Phòng Tham mưu, tổng hợp (hoặc đơn vị có chức năng tương đương) là Cơ quan Thường trực Hội đồng có trách nhiệm tham mưu, báo cáo Thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an địa phương quyết định thành lập Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp cơ sở, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng và tập hợp, đề xuất Hội đồng thẩm định, công nhận các sáng kiến.
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC TRAO TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Điều 49. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước thực hiện theo quy định tại các điều 77, 78 Luật Thi đua, khen thưởng và các khoản 45, 46 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.
2. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong Công an nhân dân được thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tặng danh hiệu “Cờ Thi đua của Bộ Công an”, “Chiên sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”, “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” và Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
b) Tổng Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục quyết định tặng danh hiệu “Cờ Thi đua cấp Tổng cục”, “Đơn vị Quyết thắng”, “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và Bằng khen cho tập thể, cá nhân trong Tổng cục và đơn vị tương đương; quyết định tặng các danh hiệu thi đua và Bằng khen cho tập thể, cá nhân trong các đơn vị cơ sở trực thuộc Tổng cục; quyết định tặng Bằng khen cho tập thể, cá nhân thuộc Công an các đơn vị, địa phương có thành tích trong lĩnh vực công tác chuyên môn do Tổng Cục trưởng, hoặc Thủ trưởng đơn vị tương đương cấp Tổng cục phụ trách.
d) Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”, “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến” và Giấy khen cho các tập thể, cá nhân trong phạm vi đơn vị mình.
đ) Thủ trưởng đơn vị cấp Cục (trực thuộc Tổng cục) quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến” và Giấy khen cho các tập thể, cá nhân trong phạm vi đơn vị mình.
3. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân thuộc lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc:
a) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an”, Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an”.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng danh hiệu cờ thi đua của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, “Đơn vị Quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc”, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
Điều 50. Tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
1. Nghi thức trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Nhà nước gồm: “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, Huân chương các loại, danh hiệu vinh dự Nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, “Huy chương Vì An ninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” thực hiện theo quy định tại Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài và quy định trong Điều lệnh Công an nhân dân.
2. Đối với các hình thức khen thưởng “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động”, “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”: Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân chủ trì, phối hợp với các đơn vị có tập thể, cá nhân được khen thưởng các hình thức trên lập kế hoạch tổ chức đón nhận trình Bộ trưởng cho ý kiến trước khi tổ chức lễ trao tặng và đón nhận.
3. Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức trao tặng hoặc ủy quyền cho các Thứ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.
4. Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của mình.
5. Việc trao tặng, đón nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cần kết hợp thực hiện vào dịp tổ chức các hội nghị tổng kết, các ngày lễ kỷ niệm, ngày truyền thống; không tổ chức riêng lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
6. Chỉ công bố, trao tặng và đón nhận một lần đối với một hình thức khen thưởng.
7. Trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thứ tự từ cao đến thấp. Trường hợp cùng một hình thức khen thưởng thì trao tặng cho tập thể trước, cá nhân sau; trao tặng trước, truy tặng sau.
8. Việc tổ chức trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cần tiến hành trang trọng, thiết thực, tránh phô trương, hình thức, lãng phí.
1. Danh hiệu thi đua được bình xét và đề nghị từ đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở. Tuyến trình xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được thực hiện theo nguyên tắc: cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc trình cấp trên xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
2. Cấp nào chủ trì phát động thi đua thì cấp đó khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng. Khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua chỉ sử dụng hình thức khen thưởng của cấp phát động thi đua. Trường hợp thành tích đặc biệt xuất sắc có thể đề nghị cấp trên khen thưởng nhưng chỉ trên một cấp.
3. Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ khen thưởng hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xét đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.
a) Cục Đối ngoại báo cáo, xin ý kiến lãnh đạo Bộ về chủ trương khen thưởng và trình lãnh đạo Bộ ký văn bản trao đổi với Bộ Ngoại giao trước khi phối hợp với Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân làm thủ tục đề nghị các hình thức khen thưởng.
b) Công an đơn vị, địa phương đề nghị khen thưởng báo cáo về Bộ (qua Cục Đối ngoại) để phối hợp với Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân làm thủ tục đề nghị khen thưởng.
6. Các tập thể, cá nhân chuyên trách công tác đảng, đoàn thể thuộc Bộ Công an do Bộ Công an khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
Điều 52. Quy định chung về hồ sơ, thủ tục
1. Tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng làm báo cáo thành tích theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 39/2013/NĐ-CP của Chính phủ để trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. Báo cáo thành tích của tập thể phải có xác nhận của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và cấp trình khen thưởng. Báo cáo thành tích của cá nhân phải có xác nhận của cấp quản lý trực tiếp và cấp trình khen thưởng.
2. Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng phải bám sát tiêu chuẩn khen thưởng. Tập thể, cá nhân trình khen theo tiêu chuẩn nào thì báo cáo thành tích theo tiêu chuẩn đó. Báo cáo phải có đủ căn cứ để đối chiếu với các tiêu chuẩn khen thưởng do luật quy định.
3. Đối với những tập thể có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, khi lập hồ sơ đề nghị các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho tập thể hoặc cá nhân là lãnh đạo tập thể đó phải có văn bản của cơ quan tài chính xác nhận các nội dung sau:
a) Số tiền thuế và các khoản thu khác thực tế đã nộp trong năm so với đăng ký;
b) Tỷ lệ % về số nộp ngân sách nhà nước so với năm trước;
c) Đã nộp đủ, đúng thời hạn, đúng loại thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
4. Đối với những trường hợp truy tặng, cơ quan chính trị cấp trình Bộ trưởng phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý cá nhân để làm báo cáo thành tích và các hồ sơ, thủ tục khác đề nghị khen thưởng theo quy định.
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị Quyết thắng”, “Tập thể Lao động xuất sắc” được lập thành 01 bộ gồm:
a) Tờ trình (kèm theo danh sách các tập thể, cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua);
b) Biên bản họp có kết quả bỏ phiếu bình xét của cấp trình khen thưởng;
c) Trích ngang thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua.
2. Đơn vị cơ sở, đơn vị trực thuộc cơ sở lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”, “Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị Quyết thắng”, “Tập thể Lao động xuất sắc” trình cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 54. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được lập thành 01 bộ gồm:
a) Tờ trình (kèm theo danh sách cá nhân được đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”);
b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng của cấp trình khen thưởng;
c) Báo cáo thành tích của cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, trong báo cáo phải nêu rõ nội dung phát minh, sáng kiến đem lại hiệu quả cao hoặc đề tài khoa học được áp dụng trong thực tiễn hoặc văn bản quy phạm pháp luật đã được soạn thảo hoặc sự mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu;
d) Bản sao văn bản công nhận sáng kiến của Hội đồng Khoa học, sáng kiến đơn vị cấp Cục, Công an địa phương hoặc văn bản nghiệm thu đề tài khoa học hoặc văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành hoặc các hình thức khen thưởng đột xuất, chuyên đề đã được tặng (Giấy khen, Bằng khen, Huân chương).
2. Cấp trình khen thưởng lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” được lập thành 02 bộ, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được lập thành 03 bộ gồm:
a) Tờ trình (kèm theo danh sách và trích ngang thành tích của cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”) của cấp trình Bộ trưởng;
b) Biên bản họp của Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp trình Bộ trưởng;
c) Báo cáo thành tích của cá nhân được đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng, trong báo cáo phải nêu rõ nội dung phát minh, sáng kiến đem lại hiệu quả cao hoặc đề tài khoa học được áp dụng trong thực tiễn hoặc chất lượng và tiến độ của văn bản quy phạm pháp luật đã được soạn thảo hoặc những mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu;
d) Bản sao quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” trong 3 năm đề nghị (đối với cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”) hoặc Quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” 2 lần liên tiếp (đối với cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”); văn bản công nhận sáng kiến của Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ hoặc văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành hoặc các hình thức khen thưởng đột xuất, chuyên đề đã được tặng (Giấy khen, Bằng khen, Huân chương có liên quan đến tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng).
Điều 56. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng cờ thi đua cấp Tổng cục
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng cờ thi đua cấp Tổng cục được lập thành 02 bộ gồm:
a) Tờ trình (kèm theo danh sách các tập thể được đề nghị xét tặng cờ thi đua cấp Tổng cục) của cấp trình khen thưởng;
b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng của cấp trình khen thưởng;
c) Báo cáo thành tích của tập thể được đề nghị xét tặng cờ thi đua cấp Tổng cục.
2. Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị khen thưởng trình Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục (qua Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục) xem xét, quyết định.
Điều 57. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an”
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an” cho đơn vị cấp Cục, Công an địa phương được lập thành 02 bộ gồm:
a) Tờ trình đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an” của cấp trình Bộ trưởng;
b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng Tổng cục hoặc Biên bản họp bình bầu của Cụm thi đua;
c) Báo cáo thành tích của đơn vị được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng;
d) Tóm tắt thành tích của đơn vị được đề nghị khen thưởng.
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an” cho đơn vị cơ sở được lập thành 02 bộ gồm:
a) Tờ trình (kèm theo danh sách các đơn vị cơ sở đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Bộ Công an”) của cấp trình Bộ trưởng;
b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp trình Bộ trưởng;
c) Báo cáo thành tích của đơn vị được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng;
d) Tóm tắt thành tích của đơn vị được đề nghị khen thưởng.
Điều 58. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” được lập thành 03 bộ gồm:
a) Tờ trình của cấp trình Bộ trưởng;
b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng Tổng cục hoặc Biên bản họp bình bầu của Cụm thi đua;
c) Báo cáo thành tích của tập thể được đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng;
d) Tóm tắt thành tích của tập thể được đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”.
1. Hồ sơ đề nghị tặng thưởng Huân chương các loại được lập thành 04 bộ, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” được lập thành 03 bộ gồm:
a) Tờ trình (kèm theo danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng) của cấp trình Bộ trưởng;
b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp trình Bộ trưởng;
c) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng;
d) Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.
Điều 60. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng “Huân chương Hữu nghị”, “Huy chương Hữu nghị”
1. Hồ sơ đề nghị tặng thưởng “Huân chương Hữu nghị”, “Huy chương Hữu nghị” được lập thành 04 bộ gồm:
a) Tờ trình (kèm theo danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng);
b) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.
1. Hồ sơ đề nghị tặng thưởng “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” được lập thành 04 bộ gồm:
a) Tờ trình của cấp trình Bộ trưởng;
b) Danh sách trích ngang của các cá nhân được đề nghị khen thưởng và USB chứa danh sách trích ngang của các cá nhân được đề nghị khen thưởng.
Điều 62. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an”
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” được lập thành 02 bộ gồm:
a) Tờ trình (kèm theo danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng) của cấp trình Bộ trưởng;
b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp trình Bộ trưởng;
c) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng;
d) Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.
Điều 63. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng Bằng khen cấp Tổng cục
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng Bằng khen cấp Tổng cục được lập thành 02 bộ gồm:
a) Tờ trình (kèm theo danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng) của cấp trình khen thưởng;
b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp trình khen thưởng;
c) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình khen thưởng;
d) Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.
2. Công an đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị khen thưởng trình Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục (qua Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp Tổng cục) xem xét, quyết định.
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” được lập thành 04 bộ gồm:
a) Tờ trình của cấp trình Bộ trưởng (có ý kiến nhất trí của cấp ủy Đảng cùng cấp);
b) Biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp trình Bộ trưởng;
c) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình Bộ trưởng (nếu đề nghị truy tặng thì đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm viết báo cáo thành tích). Báo cáo thành tích của cá nhân phải có ý kiến nhận xét của chính quyền thôn (hoặc tổ dân phố) nơi cư trú về việc chấp hành đường lối, chính sách ở địa phương của bản thân và gia đình;
d) Văn bản đồng ý đề nghị phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.
Điều 65. Khen thưởng theo thủ tục đơn giản
1. Khen thưởng theo thủ tục đơn giản được thực hiện đối với những trường hợp có đủ các điều kiện sau đây:
a) Khen thưởng phục vụ yêu cầu chính trị, kịp thời động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
b) Tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc, đột xuất trong chiến đấu, công tác, lao động, học tập;
c) Chiến công, thành tích nổi bật.
2. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản gồm:
a) Tờ trình (kèm theo danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng) của cấp trình Bộ trưởng có ghi rõ trình theo thủ tục đơn giản;
b) Bản tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng do cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp lập trong đó ghi rõ thành tích, công trạng được đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản.
3. Công an đơn vị, địa phương xét, đề nghị khen thưởng ngay sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích.
2. Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Bộ Công an: Công an các đơn vị, địa phương lập hồ sơ đề nghị khen thưởng trình Bộ trưởng Bộ Công an (qua Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc) thẩm định, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
3. Đối với các danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Đơn vị Quyết thắng”, “Chiến sĩ tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh do Trưởng Công an xã, Trưởng ban Bảo vệ dân phố báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hoặc đề nghị cấp trên xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
1. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng các hình thức khen thưởng cấp nhà nước được thực hiện như quy định đối với lực lượng Công an nhân dân.
2. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu cờ thi đua của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, “Đơn vị Quyết thắng”, “Đơn vị tiên tiến”, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ tiên tiến” được thực hiện theo quy định về việc xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở của lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố.
3. Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an”, “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an” gồm:
a) Tờ trình (kèm theo danh sách các tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng) của cấp trình Bộ trưởng;
b) Biên bản họp Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp trình Bộ trưởng;
c) Báo cáo thành tích của tập thể có xác nhận, đóng dấu của thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp và xác nhận, đóng dấu của cấp trình khen thưởng; Báo cáo thành tích của cá nhân có xác nhận của Trưởng Công an xã hoặc Trưởng ban Bảo vệ dân phố và xác nhận của Ủy ban nhân dân cùng cấp;
d) Tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng.
4. Mốc tính thời gian khen thưởng tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hằng năm tính từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến ngày 30 tháng 11 năm sau.
TIỀN THƯỞNG VÀ CÁC QUYỀN LỢI KHÁC
1. Tập thể, cá nhân được khen thưởng sẽ được nhận kèm theo tiền thưởng với mức quy định tại Điều 71 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Người Việt Nam ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài được khen thưởng, được kèm theo tặng phẩm lưu niệm tương ứng (không kèm theo tiền thưởng).
Cá nhân được tặng thưởng Huân chương các loại, danh hiệu vinh dự Nhà nước; “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng nhà nước”; danh hiệu “Chiên sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” ngoài việc được khen thưởng theo quy định còn được ưu tiên hưởng các quyền lợi khác như sau:
1. Các trường hợp được đề nghị xem xét thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương trước niên hạn:
a) Được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” thì được đề nghị xét thăng 1 cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương vượt bậc.
b) Được tặng thưởng “Huân chương Quân công”; “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng nhà nước” thì được đề nghị xét thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương trước niên hạn 2 năm.
c) Được tặng thưởng “Huân chương Dũng cảm”, “Huân chương Chiến công”, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc”, “Huân chương Lao động” hoặc được phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”, “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”; “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”; “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” thì được đề nghị xét thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương trước niên hạn 01 năm.
2. Trường hợp trong niên hạn được tặng nhiều danh hiệu, hình thức khen thưởng thì chỉ thực hiện một mức ưu tiên quy định cao nhất. Nếu năm được khen thưởng cũng là năm đến niên hạn thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương thì được xem xét vào niên hạn tiếp theo. Những trường hợp đã hết trần thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương thì được ưu tiên đi nghỉ dưỡng.
3. Ngoài hưởng quyền lợi trên, cá nhân được khen thưởng còn được ưu tiên cử đi nghiên cứu, học tập, công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ ở trong nước hoặc nước ngoài phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đang công tác.
Điều 70. Quỹ thi đua, khen thưởng
Việc lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng được thực hiện theo quy định tại các điều 67, 68, 69 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2014 và thay thế Thông tư số 23/2011/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chinh phủ.
1. Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
2. Cục Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện chế độ trích lập quỹ, quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Các Tổng cục trưởng, thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Công an (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) để kịp thời hướng dẫn.
- 1 Thông tư 23/2011/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 42/2010/NĐ-CP về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc do Bộ Công an ban hành
- 2 Thông tư 17/2015/TT-BCA sửa đổi Thông tư 40/2014/TT-BCA Hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc do Bộ Công An ban hành
- 3 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BCA năm 2015 hợp nhất Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc do Bộ Công an ban hành
- 4 Thông tư 12/2019/TT-BCA quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 5 Thông tư 12/2019/TT-BCA quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 1 Chỉ thị 08/CT-BCA-V28 năm 2016 về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo vệ dân phố đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới do Bộ Công an ban hành
- 2 Báo cáo 47/BC-UBDT năm 2016 tổng kết thi hành Pháp lệnh Công an xã do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 3 Công văn 418/VPCP-KGVX năm 2016 hướng dẫn thực hiện Nghị định 73/2009/NĐ-CP do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Thông tư 21/2014/TT-BVHTTDL quy định về công tác thi đua, khen thưởng ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 5 Nghị định 65/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi năm 2013
- 6 Thông tư 07/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7 Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 8 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài
- 9 Nghị định 39/2013/NĐ-CP tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
- 10 Thông tư 05/2013/TT-BTTTT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 11 Nghị định 39/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng
- 12 Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 13 Pháp lệnh công an xã năm 2008
- 14 Nghị định 38/2006/NĐ-CP về việc bảo vệ dân phố
- 15 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 1 Thông tư 23/2011/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 42/2010/NĐ-CP về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân, Công an xã, Bảo vệ dân phố và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc do Bộ Công an ban hành
- 2 Thông tư 05/2013/TT-BTTTT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3 Thông tư 07/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4 Thông tư 21/2014/TT-BVHTTDL quy định về công tác thi đua, khen thưởng ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 5 Công văn 418/VPCP-KGVX năm 2016 hướng dẫn thực hiện Nghị định 73/2009/NĐ-CP do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6 Báo cáo 47/BC-UBDT năm 2016 tổng kết thi hành Pháp lệnh Công an xã do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 7 Chỉ thị 08/CT-BCA-V28 năm 2016 về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của Bảo vệ dân phố đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới do Bộ Công an ban hành
- 8 Thông tư 12/2019/TT-BCA quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 9 Quyết định 9033/QĐ-BCA năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an (Thời điểm hết hiệu lực tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019)