BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2000/TT-BTC | Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2000 |
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ban hành ngày 20/3/1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước số 06/1998/QH10 ngày 20/5/1998;
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 và Nghị định số 51/1998/ NĐ-CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ về phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước.
Căn cứ Nghị định số 92/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
Sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải như sau:
1- Toàn bộ tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Nguồn thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được để lại 100% cho ngân sách địa phương quản lý, sử dụng theo quy định tại Thông tư này.
2- Cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xử phạt tiền có trách nhiệm nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có thể nộp tiền phạt bằng ngoại tệ chuyển đổi theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính thông báo tại thời điểm nộp phạt. Thời hạn nộp tiền phạt không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định xử phạt.
3- Biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành và được quản lý, sử dụng theo chế độ quy định hiện hành.
A- THỦ TỤC THU, NỘP TIỀN PHẠT
1- Người có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải phải ra quyết định xử phạt.
Quyết định xử phạt phải lập thành 03 (ba) bản: 1 bản giao cho người bị xử phạt; 1 bản gửi cho Kho bạc Nhà nước nơi nộp tiền phạt và một bản lưu tại cơ quan người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.
Trường hợp mức xử phạt từ 2.000.000đ trở lên, phải lập thêm 1 bản quyết định xử phạt gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi đóng trụ sở cơ quan của người ra quyết định xử phạt.
2- Tổ chức thu tiền phạt
2.1- Trường hợp nộp tiền phạt trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước:
- Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thu và tổ chức thu tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
- Căn cứ để thu tiền phạt là quyết định xử phạt của người có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 92/1999/NĐ-CP ngày 04/09/1999 của Chính phủ.
- Kho bạc Nhà nước khi thu tiền phạt phải cấp biên lai thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm để chứng nhận đã thu đủ tiền phạt theo mức ghi trong quyết định xử phạt.
2.2- Trường hợp những đối tượng nộp phạt không có điều kiện nộp phạt trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước thì cơ quan Kho bạc Nhà nước có thể uỷ quyền cho cơ quan xử phạt tiến hành thu tiền phạt. Việc uỷ quyền thu phạt phải có hợp đồng ký kết giữa đơn vị Kho bạc Nhà nước trực tiếp uỷ quyền với đơn vị được uỷ quyền theo quy định tại Thông tư số 63 TC/CSTC ngày 11/9/1999 của Bộ Tài chính.
Định kỳ, ngày thứ 2 đầu mỗi tuần, cơ quan được uỷ quyền thu phạt, nộp tiền phạt thu được vào Kho bạc Nhà nước.
Cơ quan được uỷ quyền thu phạt có trách nhiệm nhận, sử dụng, bảo quản và quyết toán biên lai thu tiền phạt theo đúng quy định của Kho bạc Nhà nước.
3- Định kỳ hàng tháng, cơ quan của người ra quyết định xử phạt và Kho bạc Nhà nước tiến hành đối chiếu số tiền đã xử phạt theo quyết định với số tiền phạt thực tế Kho bạc Nhà nước đã thu, báo cáo Sở Tài chính Vật giá.
B- QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI.
1- Toàn bộ số tiền thu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được nộp vào ngân sách Nhà nước theo chương 070, loại 09, khoản 03, mục 051, tiểu mục 14 của Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành và được để lại 100% cho ngân sách địa phương.
2- Số tiền phạt thu được, phân bổ và sử dụng như sau:
2.1- Trích 30% đưa vào cân đối chung của Ngân sách địa phương.
2.2- Trích 5% chi cho Kho bạc Nhà nước thực hiện việc thu phạt (bao gồm cả phí cho người được uỷ quyền thu phạt do Kho bạc Nhà nước uỷ quyền theo quy định).
2.3- Trích 65% cho Cảng vụ Hàng hải để sử dụng vào các mục đích sau:
- Chi cho công tác tổ chức các đoàn kiểm tra các hoạt động trong lĩnh vực hàng hải.
- Chi mua sắm, trang bị, nâng cao chất lượng phương tiện cho công tác kiểm tra các hoạt động cho lĩnh vực hàng hải.
- Chi phí cho việc chuyên chở, bảo quản các hiện vật thu giữ chờ xử lý.
- Chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong hoạt động hàng hải.
- Chi cho công tác học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo chuyên môn cho cán bộ Thanh tra viên trực tiếp làm công tác an toàn hàng hải.
- Chi cho việc in ấn tài liệu phục vụ cho việc phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
- Chi bồi dưỡng làm ngoài giờ; chi thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác vận động tuyên truyền, giáo dục, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
3- Quản lý kinh phí ngân sách từ tiền thu phạt
3.1- Hàng tháng, căn cứ số tiền phạt thu được, Sở Tài chính Vật giá phân bổ và cấp phát kịp thời kinh phí cho các đơn vị theo tỷ lệ quy định tại Thông tư này.
3.2- Trình tự lập dự toán, cấp phát và thanh, quyết toán kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước.
3.3- Các đơn vị sử dụng kinh phí có trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí này theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.
1- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
2- Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thu tiền phạt kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp phạt vi phạm hành chính. Thực hiện theo dõi, hạch toán khoản thu, chi tiền phạt theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
3- Sở Tài chính Vật giá các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm quản lý, cấp phát kinh phí ngân sách từ tiền thu phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải cho các đơn vị theo đúng quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính giải quyết.
Vũ Văn Ninh (Đã ký) |
- 1 Thông tư 47/2006/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2005/NĐ-CP quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 79/2007/TT-BTC hướng dẫn thủ tục thu, nộp tiền phạt quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải do Bộ Tài chính ban hành.
- 3 Quyết định 94/QĐ-BTC năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành và liên tịch ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Quyết định 94/QĐ-BTC năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành và liên tịch ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 239/2000/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 92/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi 1998
- 4 Thông tư 63/1997/TT-BTC sửa đổi Thông tư 52-TC/CSTC-1996 về việc tổ chức thu và quản lý biên lai thu tiền phạt hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Nghị định 87-CP năm 1996 Hướng dẫn việc phân cấp, quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước
- 6 Luật ngân sách Nhà nước 1996
- 1 Thông tư 239/2000/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 92/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Thông tư 79/2007/TT-BTC hướng dẫn thủ tục thu, nộp tiền phạt quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải do Bộ Tài chính ban hành.
- 3 Quyết định 94/QĐ-BTC năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành và liên tịch ban hành đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành