- 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
- 2 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010
- 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019
- 4 Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi
- 5 Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65/2019/TT-BTC | Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2019 |
QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG ĐÀO TẠO, THI, CẤP VÀ CÔNG NHẬN CHỨNG CHỈ VỀ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 ngày 24/11/2010;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14 ngày 14/6/2019;
Căn cứ Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định nội dung đào tạo, thi, cấp và công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
1. Thông tư này quy định về nội dung đào tạo, thi, cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước; quy định việc công nhận đối với chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp.
2. Thông tư này không quy định về việc đào tạo, thi, cấp và công nhận chứng chỉ về tính toán bảo hiểm.
Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm:
1. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính); Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm (thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm).
2. Các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có chức năng đào tạo về bảo hiểm (sau đây gọi tắt là cơ sở đào tạo).
3. Các cá nhân dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm (sau đây gọi tắt là thí sinh dự thi).
4. Các cá nhân có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp có yêu cầu được công nhận tại Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đào tạo, tổ chức thi, cấp, công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
NỘI DUNG ĐÀO TẠO, THI, CẤP CHỨNG CHỈ VỀ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO Ở TRONG NƯỚC
Điều 3. Các loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại Thông tư này bao gồm:
a) Chứng chỉ tư vấn bảo hiểm.
b) Chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm.
c) Chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm.
d) Chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
2. Các chứng chỉ quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều này được chi tiết theo nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
3. Chứng chỉ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được chi tiết theo: Bảo hiểm phi nhân thọ (trừ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng không); bảo hiểm hàng hải; bảo hiểm hàng không.
Điều 4. Đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Hình thức đào tạo:
a) Đào tạo tại các cơ sở đào tạo.
b) Tự học.
2. Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm bao gồm:
a) Phần kiến thức chung:
- Các quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm;
- Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm.
b) Phần kiến thức chuyên môn:
- Đối với chứng chỉ tư vấn bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình tư vấn về chương trình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, quản trị rủi ro bảo hiểm và đề phòng hạn chế tổn thất.
- Đối với chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về quản lý rủi ro; quy trình đánh giá rủi ro.
- Đối với chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình giám định tổn thất bảo hiểm.
- Đối với chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình giải quyết bồi thường bảo hiểm.
1. Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị tổ chức thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại
2. Hình thức thi: thi tập trung.
3. Việc tổ chức thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được thực hiện hằng tháng. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Trung tâm thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của năm kế tiếp trên trang thông tin điện tử của Trung tâm.
Điều 6. Thủ tục đăng ký dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Việc đăng ký dự thi được thực hiện trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Trung tâm tại địa chỉ: https://irt.mof.gov.vn trước ngày thi tối thiểu 10 ngày.
Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm đăng ký cho các thí sinh là học viên của cơ sở đào tạo. Các thí sinh tự do đăng ký dự thi trực tiếp với Trung tâm. Hồ sơ đăng ký dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
a) Thông tin cá nhân của thí sinh;
b) Tên kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm;
c) Loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm dự kiến đăng ký thi;
d) Ngày thi, địa điểm thi;
đ) Các thông tin khác có liên quan đến kỳ thi.
3. Chi phí dự thi:
Thí sinh có trách nhiệm nộp chi phí dự thi. Mức chi phí dự thi do Trung tâm thông báo. Các thí sinh do cơ sở đào tạo đăng ký dự thi nộp chi phí dự thi qua cơ sở đào tạo để nộp cho Trung tâm, các thí sinh tự do nộp chi phí dự thi trực tiếp cho Trung tâm.
4. Trước ngày thi 03 ngày làm việc, Trung tâm thông báo danh sách thí sinh dự thi trên trang thông tin điện tử của Trung tâm (đối với các trường hợp đã nộp đủ hồ sơ và chi phí dự thi).
1. Đề thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được ra dưới dạng trắc nghiệm. Mỗi đề thi gồm phần kiến thức chung và phần kiến thức chuyên môn. Số lượng câu hỏi liên quan đến phần kiến thức chung chiếm 40%, số lượng câu hỏi liên quan đến phần kiến thức chuyên môn chiếm 60% tổng số lượng câu hỏi mỗi đề thi.
2. Đề thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được lấy từ Ngân hàng câu hỏi do Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm xây dựng. Ngân hàng câu hỏi được xây dựng theo từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại
1. Căn cứ vào kết quả thi, Trung tâm có trách nhiệm phê duyệt kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm. Thí sinh dự thi đạt từ 70% tổng số điểm của bài thi trở lên được coi là thi đỗ kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm. Trung tâm ra Quyết định phê duyệt kết quả thi theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ thi, kết quả thi sẽ được thông báo trên trang thông tin điện tử của Trung tâm và trang thông tin điện tử của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
Điều 9. Cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Căn cứ Quyết định phê duyệt kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của Trung tâm:
a) Cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm cho thí sinh thi đỗ là học viên của cơ sở đào tạo.
b) Trung tâm cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm cho thí sinh thi đỗ là thí sinh tự do.
2. Việc cấp chứng chỉ được thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Quyết định phê duyệt kết quả thi có hiệu lực.
3. Mẫu chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Phúc tra và xử lý kết quả phúc tra
1. Thí sinh dự thi có quyền phúc tra về điểm thi của mình. Đơn phúc tra được gửi về Trung tâm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thông báo chính thức kết quả thi trên trang điện tử của Trung tâm.
2. Trung tâm thực hiện chấm phúc tra và có văn bản trả lời kết quả phúc tra cho thí sinh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị phúc tra của thí sinh.
3. Căn cứ kết quả phúc tra, Trung tâm phê duyệt điều chỉnh kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm (nếu có).Cơ sở đào tạo, Trung tâm cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại
Điều 11. Thu hồi, cấp đổi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm
1. Cơ sở đào tạo, Trung tâm thực hiện thu hồi, cấp đổi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm mà cơ sở đào tạo, Trung tâm đã cấp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm bị thu hồi, cấp đổi:
a) Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm không có hiệu lực và bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- Cá nhân được cấp chứng chỉ nhưng không tham dự kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm hoặc không thi đỗ kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do Trung tâm tổ chức theo quy định tại Thông tư này;
- Cá nhân được cấp chứng chỉ đã giả mạo, gian lận về thông tin kê khai quy định tại
- Người được cấp chứng chỉ nhờ người khác thi hộ tại kỳ thi đó;
- Kết quả phúc tra bài thi của thí sinh không đủ điểm đỗ theo quy định tại Thông tư này;
- Người được cấp chứng chỉ cho người khác sử dụng chứng chỉ.
b) Người bị thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này (trừ trường hợp thu hồi do kết quả phúc tra bài thi) không được dự thi các kỳ thi về phụ trợ bảo hiểm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có Quyết định thu hồi chứng chỉ.
c) Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được cấp đổi trong trường hợp một trong các thông tin cá nhân của người được cấp chứng chỉ bị nhầm lẫn, sai sót:
- Họ/Tên đệm/Tên;
- Ngày tháng năm sinh;
- Số Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu;
- Ngày cấp, nơi cấp Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu.
3. Đơn vị cấp chứng chỉ thực hiện việc thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đã cấp theo Quyết định thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm. Mẫu Quyết định thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có Quyết định thu hồi chứng chỉ, đơn vị cấp chứng chỉ có trách nhiệm thông báo danh sách các chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm không có hiệu lực và bị thu hồi trên trang thông tin điện tử của đơn vị cấp chứng chỉ và thông báo cho Trung tâm. Thông tin về chứng chỉ không có hiệu lực và bị thu hồi được đăng công khai trên trang thông tin điện tử của Trung tâm và trang thông tin điện tử của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
CÔNG NHẬN CHỨNG CHỈ VỀ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM DO CƠ SỞ ĐÀO TẠO Ở NƯỚC NGOÀI CẤP
Điều 12. Nguyên tắc công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp
Cá nhân có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp để được công nhận chứng chỉ tại Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
1. Có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm:
a) Chứng chỉ do cơ sở đào tạo cấp sau khi cá nhân thi đỗ kỳ thi do cơ quan quản lý bảo hiểm của nước ngoài tổ chức thi hoặc đơn vị do cơ quan nhà nước thành lập để thực hiện tổ chức thi chứng chỉ; hoặc
b) Chứng chỉ do các tổ chức đào tạo bảo hiểm quốc tế cấp: Viện Bảo hiểm và Tài chính Úc và New Zealand (ANZIIF), Viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh (CII), Viện Đào tạo bảo hiểm Canada (IIC), Viện Quản trị rủi ro Anh (IRM), Viện Quản trị rủi ro Úc (RMIA), Viện Giám định Hoàng gia Anh (CILA), Viện Giám định Hoàng gia Úc (AICLA), Học viện Hàng hải Lloyd; hoặc
c) Chứng chỉ do các tổ chức đào tạo thuộc các quốc gia có thỏa thuận thừa nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm lẫn nhau với Việt Nam cấp.
2. Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của cơ sở đào tạo ở nước ngoài phải đảm bảo tương ứng với từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đề nghị được công nhận tại Việt Nam.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại
Điều 13. Thủ tục công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp
1. Cá nhân có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp để được công nhận tại Việt Nam cần gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm về Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hồ sơ đề nghị công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Một (01) bản dịch công chứng sang tiếng Việt chứng chỉ đề nghị được công nhận;
c) Khung nội dung chương trình đào tạo hoặc bảng kê các môn học của chương trình đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đã học tại cơ sở đào tạo ở nước ngoài;
d) Bằng chứng chứng minh cá nhân đã thi đỗ kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ quan quản lý bảo hiểm của nước ngoài tổ chức thi hoặc đơn vị do cơ quan nhà nước thành lập để thực hiện tổ chức thi (đối với chứng chỉ quy định tại
đ) Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người đề nghị được công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp (bản sao công chứng).
3. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có văn bản công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Trong trường hợp từ chối, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm phải có văn bản nêu rõ lý do. Danh sách người có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp được công nhận tại Việt Nam được đăng công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm và trang thông tin điện tử của Trung tâm.
Điều 14. Trách nhiệm của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm
1. Ban hành Quy chế thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
2. Xây dựng Ngân hàng câu hỏi thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại Thông tư này.
3. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
4. Công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp và thông báo công khai danh sách người có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp được công nhận tại Việt Nam trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
5. Lưu trữ hồ sơ công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 15. Trách nhiệm của Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm
1. Thông báo thời gian thi, địa điểm tổ chức thi, danh sách thí sinh dự thi, kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm và danh sách cá nhân có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm không có hiệu lực và bị thu hồi trên trang thông tin điện tử của Trung tâm.
2. Ra đề thi, tổ chức thi, phê duyệt kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
3. Tổ chức phúc tra kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
4. Cấp, thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với thí sinh tự do.
5. Lưu trữ hồ sơ về việc tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm thuộc phạm vi trách nhiệm của Trung tâm theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo
1. Cơ sở đào tạo thực hiện đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo nội dung quy định tại
2. Đăng ký danh sách thí sinh dự thi với Trung tâm (đối với thí sinh là học viên của cơ sở đào tạo).
3. Cấp, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
4. Thông báo danh sách cá nhân có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm không có hiệu lực và bị thu hồi trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
5. Thực hiện đúng quy định về đào tạo, thi, cấp, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại Thông tư này. Trong trường hợp vi phạm quy định về cấp, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm, cơ sở đào tạo không được cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
6. Lưu trữ hồ sơ về việc cấp, thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 17. Trách nhiệm của thí sinh dự thi, cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi
1. Trách nhiệm của thí sinh dự thi:
a) Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực, chính xác thông tin trong hồ sơ dự thi;
b) Đóng khoản chi phí dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm;
c) Tuân thủ Quy chế thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
2. Trách nhiệm của cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi: Tuân thủ Quy chế thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.
Điều 18. Hiệu lực của Thông tư
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Quyết định 2988/QĐ-BGDĐT năm 2019 về chuyển giao nhiệm vụ quản lý cung cấp phôi văn bằng, chứng chỉ từ Văn phòng về Cục Quản lý chất lượng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Công văn 973/QLCL-QLVBCC năm 2019 về danh sách đơn vị phải dừng tổ chức kiểm tra, sát hạch, cấp chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin do Cục Quản lý chất lượng ban hành
- 3 Công văn 4921/BYT-K2ĐT năm 2019 về hướng dẫn việc đào tạo cấp chứng chỉ do Bộ Y tế ban hành
- 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019
- 5 Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi
- 7 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010
- 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
- 1 Công văn 973/QLCL-QLVBCC năm 2019 về danh sách đơn vị phải dừng tổ chức kiểm tra, sát hạch, cấp chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin do Cục Quản lý chất lượng ban hành
- 2 Công văn 4921/BYT-K2ĐT năm 2019 về hướng dẫn việc đào tạo cấp chứng chỉ do Bộ Y tế ban hành
- 3 Quyết định 2988/QĐ-BGDĐT năm 2019 về chuyển giao nhiệm vụ quản lý cung cấp phôi văn bằng, chứng chỉ từ Văn phòng về Cục Quản lý chất lượng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành