Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 667–TC-HCP

Hà Nội, ngày 05 tháng 07 năm 1956

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC TRUY LĨNH LƯƠNG MỚI

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Kính gửi:

- Các Bộ
- Các cơ quan đoàn thể Trung ương
- Các Cơ quan U.B.H.C khu, tỉnh, thành phố
- Các Đoàn uỷ C.C.B.D

Tiếp theo thông tư số 207- TC-HCP ngày 7-3-1956 của Bộ Tài chính, chúng tôi giải thích thêm về việc trả lương truy lĩnh trong dịp sắp xếp lương mới cho một số trường hợp cụ thể sau đây:

1) Những cán bộ mới được đề bạt thì hưởng lương theo chức vụ mới kể từ ngày được đề bạt. Thời gian trước khi được đề bạt được hưởng lương theo hai bậc tuỳ từng trường hợp.

Thí dụ: Một nhân viên Uỷ ban mới được đề bạt uỷ viên Ủy ban Hành chính huyện từ tháng 5-1956 thì chỉ được hưởng lương uỷ viên từ tháng 5-1956 trở về sau, còn từ tháng 4 – 1956 trở về Liên Bộ Nội vụ - Lao động - Tài chính-7-1955 thì cơ quan căn cứ vào chức vụ mà cũng tạm xếp vào một bậc của thang lương mới để thanh toán tiền truy lĩnh, có thể là bậc 14 hay 15 chẳng hạn theo năng lực và hiệu suất công tác của nhân viên trong thời gian đó.

2) Các bộ cơ quan đi cải cách ruộng đất dược phẩm vào chủ lực thi vi khi được chấm cải cách ruộng đất đã cắt đứt biên chế ở cơ quan cũ nên không được truy lĩnh thời gian là chủ lực.

Thí dụ: Ông A là cán bộ nghiên cứu đi cải cách ruộng đất từ tháng 3-1955 đến tháng 10-1955 được chấm vào chủ lực, tháng 2-1956 lại trở về cơ quan được bố trí là trưởng phòng và được xếp bậc 11 thì sẽ tính truy lĩnh như sau:

- Từ tháng 7- 1955 đến tháng 9- 1955 cơ quan cán cử vào chức vụ cũ(cán bộ nghiên cứu) mà xếp vào một bậc lương xứng đáng với năng lực công tác để thanh toán truy lĩnh.

- Từ tháng 10- 1955 đến tháng 2-1956; không tính vì lúc đó được tính lương chủ lực rồi.

- Từ tháng 3-1956 đến nay lĩnh theo bậc 11.

3) Những cán bộ, nhân viên bị hạ tầng công tác sau Liên Bộ Nội vụ - Lao động - Tài chính-7-1955 sẽ hưởng lương và truy lĩnh theo cấp bậc mới từ 1-7-1955. Nếu mức lương cũ truy hơn lương mới thì không phải truy hoàn.

4) Những người đã nghỉ việc thì được hưởng truy lĩnh về những tháng còn công tác ở cơ quan, không được truy lĩnh về số tiền trợ cấp.

5) Giá 15kg gạo bằng hiện vật phát cho cán bộ, công nhân viên từ tháng 7-1955 đến tháng 12- 1955 tính thống nhất là 400đ 1 kg. Trường hợp trước đây vì điều kiện công tác mà có cán bộ không lĩnh bằng hiện vật được mà phải lĩnh tiền để mua ngoài với một giá cao hơn thì nay cũng chỉ tính theo giá 400 đ 1 kg

6) Những cán bộ mắc bệnh đau dạ dày, kể từ 1-7-1955 đến 31-12-1955 đã được lĩnh thêm khoản phụ cấp chênh lệch giữa giá gạo nếp và gạo tẻ thì nay cũng chỉ tính 15kg gạo hiện vật giá 400đ 1 kg để thanh toán truy lĩnh.

7) Cán bộ , công nhân viên trước công tác ở bốn châu: Sinh- hồ, Mường lay, Mường tẻ, Phong thổ thuộc Khu tự trị Thái – Mèo đã được trợ cấp một số tiền 12.000đ thì sau khi sắp xếp vào tháng lương mới và thanh toán tiền truy lĩnh sẽ không phải tính1 trừ số tiền trợ cấp ấy.

8) Cán bộ, công nhân viên cơ quan được chuyển sang công tác ở công trường một thời gian trước 1-7-1955 rồi lại trở về cơ quan thì sau khi sắp xếp vào tháng lương ở cơ quan, được truy lĩnh từ 1-7-1955.

- Cán bộ miền Nam trước đây ở trong biên chế chính thức các ngành Dân, Chính, Đảng từ cấp Huyện trở lên ở miền Nam, nay công tác ở cơ quan nhưng trước đây có thời gian công tác ở công trường, bất cứ làm công việc gì( ở bộ phận nhân lực hay quản trị) mà nay được xếp vào thang lương cơ quan thì được truy lĩnh kể từ ngày 1-7-1955.

- Cán bộ miền Nam ngoài biên chế các ngành Dân, Chính, Đảng từ cấp huyện trở lên ở miền Nam( như cán bộ xã, cán bộ đã nghĩ việc ở miền Nam trước ngày hoà bình lập lại, cán bộ trao trả) ra tập kết, được bố trí công tác ở công trường một thời gia, nay lại điều động về cơ quan công tác chính thức ở cơ quan.

K.T BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Văn Bình