BỘ NỘI VỤ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 74-DC | Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 1958 |
VỀ TUỔI ĐỂ KẾT HÔN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CÁC VIỆC KẾT HÔN DƯỚI 18 TUỔI
Gần đây một số địa phương như Bắc Ninh, Nam Định, Vĩnh Phúc, v.v… có phản ánh lên Bộ là cán bộ cơ sở thường bị lúng túng trong việc áp dụng đoạn 2 điều 13 của bản điều lệ đăng ký hộ tịch đối với các việc xin đăng ký kết hôn mà trai gái còn dưới 18 tuổi. Sau khi đã xin ý kiến Thủ tướng phủ, Bộ ra thông tư này để trả lời chung.
A. - VỀ ĐIỀU KIỆN TUỔI ĐỂ KẾT HÔN
1. – Trong phạm vi tôn trọng những Điều kiện khác về kết hôn (như là trai chưa vợ gái chưa chồng, nếu đã có vợ có chồng thì phải được tòa án cho ly hôn; hoàn toàn tự do kết hôn không có sự ép buộc của ai cả; không có họ hàng thân thích gần mà luật pháp cấm không cho kết hôn, v.v…), nam nữ thanh niên đủ 18 tuổi trở lên có quyền tự do kết hôn.
2. – Trai chưa đủ 18 tuổi chưa không được phép kết hôn. Chính quyền không công nhận và không đăng ký việc kết hôn khi người chồng chưa đủ 18 tuổi.
3. - Để chiếu cố những trường hợp đặc biệt có lý do chính đáng, có thể cho phép người con gái dưới 18 tuổi được kết hôn, nhưng ít nhất cũng phải đủ 16 tuổi. Muốn được phép kết hôn, người con gái đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và làm đơn xin phép Ủy ban Hành chính huyện, thị xã hoặc ban Hành chính khu phố (tại hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng). Ủy ban Hành chính huyện, thị xã hoặc ban Hành chính khu phố trước khi quyết định cho phép hay không cho phép phải hỏi ý kiến của đoàn thể phụ nữ ở cấp tương đương.
4. – Cách tính tuổi phải theo dương lịch, nghĩa là mỗi tuổi là một năm, mỗi năm là 12 tháng.
Căn cứ vào điều kiện tuổi để kết hôn nói trên đây thì đoạn 2 điều 13 của bản Điều lệ đăng ký hộ tịch chỉ sẽ áp dụng cho trường hợp kết hôn của những người con gái dưới 18 tuổi nhưng đủ 16 tuổi có sự đồng ý của cha mẹ hay người giám hộ và được Ủy ban Hành chính huyện, thị xã hay khu phố cho phép.
Các nguyên tắc nói trên chỉ áp dụng đối với miền xuôi.
Biện pháp chủ yếu để bài trừ nạn tảo hôn và bảo đảm tự do kết hôn là tuyên truyền, vận động, thuyết phục cả ông bà, cha mẹ lẫn con cái, trước hết là ông bà, cha mẹ đôi bên nam nữ. Muốn làm tốt công tác này các cấp chính quyền cần phải phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể thanh niên và phụ nữ địa phương mình.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
- 1 Thông tư 337/TT-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Thông tư số 503/TT-LB ngày 25/05/1995 của Liên Bộ Tư pháp - Ngoại giao - Nội vụ quy định chi tiết thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt nam và người nước ngoài do Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Chỉ thị 3484-HTTK năm 1957 về khai báo và xin đăng ký kết hôn cho quân nhân do Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Chỉ thị 2569-HTTK năm 1957 về đăng ký kết hôn và khai sinh quá hạn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 4 Nghị định 764-TTg năm 1956 Điều lệ đăng ký hộ tịch
- 1 Chỉ thị 2569-HTTK năm 1957 về đăng ký kết hôn và khai sinh quá hạn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2 Chỉ thị 3484-HTTK năm 1957 về khai báo và xin đăng ký kết hôn cho quân nhân do Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Thông tư 337/TT-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Thông tư số 503/TT-LB ngày 25/05/1995 của Liên Bộ Tư pháp - Ngoại giao - Nội vụ quy định chi tiết thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt nam và người nước ngoài do Bộ Tư pháp ban hành