BỘ THƯƠNG NGHIỆP-BỘ Y TẾ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 20-TT | Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 1958 |
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ THUỐC TÂY
Kính gửi: Ông Chủ tịch Ủy ban Hành chính các khu, tỉnh …
Thi hành nghị định số: 965-TTg ngày 11-07-1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hành điều lệ hành nghề: bào chế thuốc, bán thuốc, chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng và tiếp theo thông tư Liên bộ Y tế - Thương nghiệp số: 426-BTN/DK ngày 11-07-1957 về việc chấn chỉnh đăng ký ngành kinh doanh thuốc tây.
Để quản lý chặt chẽ hơn ngành thuốc tây, tránh tình trạng sản xuất không có kế hoạch gây ra ứ đọng lãng phí và để ngăn ngừa mọi hoạt động đầu cơ tích trữ lũng đoạn thị trường Liên bộ xét cần quản lý tồn kho các nguyên dược liệu chính hiện còn trong tay các hiệu thuốc tây, các Bệnh viện tư nhân, các Nhà hộ sinh, trong các nhà buôn, trong các ngành nghề và trong những tư nhân có dự trù nguyên dược liệu. Những nguyên dược liệu chính cần kê khai ghi ở trong bản phụ lục đính theo thông tư này. Việc quản lý tồn kho là bước đầu để đi đến quản lý sản xuất và quản lý phân phối.
Liên bộ yêu cầu các thành phố, khu, tỉnh cho thi hành việc kê khai đối với mọi tổ chức kinh doanh và mọi cá nhân có những thứ nguyên dược liệu ghi trong bản phụ lục. Đối với các nhà bào chế thuốc tây, phải kê khai toàn bộ nguyên liệu của mình, kê khai thành phẩm tồn kho và kế hoạch sản xuất từng tháng, từng quý.
Để công việc tiến hành được tốt, sau khi kê khai xong, cần phải có kế hoạch quản lý việc sử dụng. Cho nên khi đã kê khai tồn kho, các hiệu thuốc tây, các bệnh viện tư, các nhà hộ sinh, các ngành nghề muốn sử dụng nguyên dược liệu phải báo cáo với các cơ quan y tế và cơ quan công thương (thành phố hay tỉnh) kế hoạch sản xuất và được các cơ quan này duyệt. Riêng đối với các nhà bào chế thuốc tây tư nhân cần pha chế các đơn thuốc hàng ngày thì có thể được sử dụng nguyên dược liệu trong phạm vi cần thiết và báo cáo sau với các cơ quan công thương y tế.
Trong khi tiến hành kê khai cũng như sau khi kê khai, mọi việc buôn bán, di chuyển các nguyên dược liệu nói trên đều phải được phép của cơ quan y tế hay cơ quan công thương.
Việc kê khai nguyên dược liệu này cần tiến hành gấp, Liên bộ yêu cầu các thành phố, khu, tỉnh bố trí kế hoạch cụ thể thực hiện kịp thời và báo cáo về Liên bộ trước ngày 28-02-1958.
BỘ TRƯỞNG | K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG NGHIỆP |
DANH SÁCH
CÁC NGUYÊN DƯỢC LIỆU
- Tất cả mọi người, mọi ngành có giữ đều phải kê khai.
1) Atropine và các muối 2) Aspirine bột 3) Adrénaline 4) Argyrol 5) Acide chrysophanique 6) Antipyrine 7) Bismuth carbonate 8) Bismuth salicylate 9) Bismuth s/ nitrate 10) Bromoforne 11) Calcium bromure 12) Calcium chlorure 13) Calcium gluconate 14) Calomel 15) Chlorral hydraté 16) Codéine và các muối 17) Camphre 18) Caféine 19) Cocaine và các muối 20) Emétine chlorhydrate 21) Euquinine 22) Fercacodylate 23) Glucose 24) Iode métalfique 25) Mercurochrome | 26) Morphine và các muối 27) Mercure cyanure 28) Novocaine 29) Opium (cột, cao, rượu) 30) Pyramidon 31) Potassium cyanure 32) Potassium bromure 33) Protargol 34) Potassium iodure 35) Quinquina bột 36) Quinine và các muối 37) Strychnine và các muối 38) Santonine 39) Sulfamide bột và các lọai 40) Spartéine và các muối 41) Sodium bromure 42) Sodium benzoate 43) Sodium camfo-sulfonat 44) Sodium cacodylate 45) Sodium salicylate 46) Terpine 47) Urotropine 48) Vitamine B1 49) Vitamine C
|
Chú thích: ngoài 49 thứ kể trên phải khai, các Dược sĩ tư nhân phải kê khai toàn bộ nguyên liệu khác mà có giữ để buôn bán sản xuất.
- 1 Thông tư 33-BYT/TT năm 1959 quy định việc bán thuốc tây ở các cửa hàng công tư và hợp tác xã do Bộ Y Tế ban hành
- 2 Thông tư 266-TT/LB năm 1958 thi hành Nghị định 177-TTg thống nhất vào cơ quan nhà nước việc sản xuất và việc phân phối thuốc tây do Bộ Y tế- Bộ Thương nghiệp ban hành
- 3 Nghị định 965-TTg năm 1956 về việc làm các nghề chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc và bán thuốc do Thủ tướng ban hành