Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 51/TTLB

Hà nội , ngày 06 tháng 6 năm 1994

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - Y TẾ SỐ 51/TTLB NGÀY 6 THÁNG 6 NĂM 1994 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG LỆ PHÍ THẨM ĐỊNH VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CƠ SỞ HÀNH NGHỀ Y - DƯỢC TƯ NHÂN

Căn cứ Pháp lệnh về hành nghề Y - Dược tư nhân ngày 30-9-1993.
Căn cứ Điều 12 Nghị định số 06/CP ngày 29/1/1994 cụ thể hoá một số điều trong Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân.
Căn cứ Quyết định số 276/CT ngày 28/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thống nhất quản lý các loại phí và lệ phí. Thông tư số 48 TC/TCT ngày 28/9/1992 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành.
Liên Bộ Tài chính - Y tế quy định chế độ thu, quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định việc xin cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề y - dược tư nhân như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG THU VÀ MỨC THU

1. Đối tượng thu:

Các tổ chức, cá nhân (kể cả tổ chức, cá nhân nước ngoài) khi nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và đủ điều kiện thành lập cơ sở hành nghề y - dược tư nhân phải nộp lệ phí thẩm định hồ sơ.

2. Mức thu:

STT

Loại hình thẩm định

ĐV tính

Mức thu: đ

I

Lệ phí TĐ thành lập cơ sở Y tư nhân

1 lần TĐ

 

1

Bệnh viện tư nhân

- nt -

3.000.000

2

Nhà hộ sinh tư nhân

- nt -

1.000.000

3

Phòng khám đa khoa hoặc chuyên khoa và phòng chuẩn trị y học dân tộc

- nt -

500.000

4

Phòng răng và làm răng giả

- nt -

1.000.000

5

Phòng xét nghiệp, phòng thăm dò chức năng

- nt -

500.000

6

Phòng chụp X.quang

- nt -

1.000.000

7

Cơ sở giải phẫu thẩm mỹ

- nt -

2.000.000

8

Cơ sở dịch vụ điều dưỡng và phục hồi chức năng

- nt -

500.000

9

Cơ sở dịch vụ y tế tiêm chích, thay băng

1 lần

100.000

10

Cơ sở dịch vụ kế hoạch hoá gia đình

T Định

500.000

11

Cơ sở dịch vụ y học dân tộc

- nt -

100.000

12

Cơ sở hành nghề y của tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam

 

 

- nt -

 

 

10.000.000

II

Lệ phí thẩm định thành lập cơ sở kinh doanh Dược trang thiết bị y tế

 

 

1.000.000

1

Công ty cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân kinh doanh Dược - trang thiết bị y tế

- nt -

 

1.000.000

2

Cơ sở hành nghề dược của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam

 

 

- nt -

 

 

5.000.000

3

Nhà thuốc tư nhân, cơ sở kinh doanh thiết bị y tế có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định tại Nghị định số 22-HĐBT ngày 23-7-1991

 

 

- nt -

 

 

500.000

4

Đại lý thuốc

- nt -

200.000

5

Cơ sở chỉ sản xuất hoặc buôn bán thuốc y học dân tộc

 

- nt -

 

500.000

III

Phí cấp số đăng ký mặt hàng thuốc

 

 

1

Lệ phí cấp số đăng ký thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam

 

 

 

- Nguyên liệu

1 tên N liệu

1.000.000

 

- Thuốc thành phẩm

1 tên thuốc 1

2.000.000

2

Lệ phí cấp số đăng ký thuốc sản xuất trong nước

tên thuốc

200.000

Khi giá cả thị trường biến động từ 20% trở lên thì Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế xem xét điều chỉnh lại mức thu cho phù hợp với thực tế.

II- TỔ CHỨC THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỆ PHÍ

1. Tổ chức thu:

a) Bộ Y tế thu lệ phí đối với việc thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, điều kiện thành lập bệnh viện tư nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh Dược, kinh doanh trang thiết bị y tế; cơ sở hành nghề Y - Dược của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam và lệ phí cấp số đăng ký thuốc.

b) Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu lệ phí thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, điều kiện thành lập cơ sở hành nghề Y - Dược tư nhân trừ trường hợp quy định ở tiết a điểm 1 mục II của Thông tư.

2. Quản lý và sử dụng nguồn thu lệ phí:

Lệ phí thẩm định việc cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, điều kiện thành lập cơ sở hành nghề Y - Dược tư nhân là nguồn thu của ngân sách Nhà nước, do ngành Y tế tổ chức thu. Khi thu lệ phí phải cấp giấy biên lai thu tiền do Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) phát hành. Biên lại được nhận tại cục thuế các tỉnh, thành phố nơi cơ quan thu đóng trụ sở và có trách nhiệm quản lý theo đúng chế độ của Bộ Tài chính quy định. Cơ quan thu phải mở sổ sách kế toán theo dõi tình hình thu lệ phí và các khoản chi phí liên quan theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê. Sổ sách kế toán phải đăng ký với cơ quan thuế trước khi sử dụng.

Cơ quan thu lệ phí tạm thời được giữ lại 30% số lệ phí thu được để chi công tác thẩm định các hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thành lập cơ sở hành nghề Y được tư nhân (lập hồ sơ thẩm định, lấy ý kiến chuyên gia), in biểu mẫu, giấy chứng nhận và thưởng cho những cán bộ CNV có liên quan trực tiếp với công việc tổ chức thu lệ phí, nhưng mức thưởng 1 năm tối đa không quá 3 tháng lương cơ bản theo chế độ hiện hành của Nhà nước. Cuối năm quyết toán số lệ phí được tạm giữ lại, nếu chi không hết thì phải nộp toàn bộ số còn lại vào ngân sách Nhà nước. Các khoản chi phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận hành nghề Y - Dược phải đúng chế độ tài chính hiện hành và có chứng từ hợp lệ.

Số còn lại (70%) cơ quan thu lệ phí phải nộp toàn bộ vào ngân sách Nhà nước theo mục 35, chương, loại, khoản, hạng tương ứng của mục lục ngân sách Nhà nước. Thời hạn nộp theo quy định của Cục thuế địa phương nhưng chậm nhất là ngày 5 tháng sau phải nộp hết số phải nộp của tháng trước vào Kho bạc Nhà nước.

Hàng tháng, quý, năm cơ quan thu lệ phí phải tổ chức thanh quyết toán biên lai, ấn chỉ và số phải nộp ngân sách Nhà nước với cơ quan thuế, tài chính cùng cấp.

Hàng năm cơ quan thu lệ phí phải dự đoán thu, chi phần lệ phí tạm thời được để lại, tổng hợp trong kế hoạch chi tài chính của đơn vị, gửi cơ quan tài chính cùng cấp duyệt. Việc quyết toán số tiền lệ phí tạm thời được để lại cũng phải quyết toán và tổng hợp trong quyết toán thu chi tài chính chung của đơn vị.

III- KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký, mọi quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc cần phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Y tế để giải quyết.

Lê Văn Truyền

(Đã ký)

Tào Hữu Phùng

(Đã ký)