BỘ NGOẠI GIAO-BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/1998/TTLT-BYT-BNG | Hà Nội, ngày 28 tháng 07 năm 1998 |
Để thực hiện Điều 9, Khoản 1 Điều 48 của Điều lệ kiểm dịch y tế biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, liên tịch Bộ Y tế - Bộ Ngoại giao hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Các bệnh phải kiểm dịch là bệnh dịch hạch, bệnh tả, bệnh sốt vàng và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác mới phát sinh theo quy định của Bộ Y tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
2. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch y tế, cơ quan kiểm dịch y tế biên giới phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết, thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng, tránh gây phiền hà, tôn trọng nguyên tắc “Đối xử tôn trọng, lịch sự và có những biện pháp hợp lý để tránh xúc phạm đến thân thể, tự do và danh dự của người bị kiểm dịch”.
1. Các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ trong kiểm dịch y tế là :
a) Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam nhập cảnh Việt Nam và thành viên gia đình (bao gồm vợ, chồng, con dưới 18 tuổi) của họ cùng sống chung thành một hộ hoặc vào thăm viếng.
b) Thành viên của các đoàn đại biểu (kể cả tùy tùng và thành viên gia đình họ) do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam mời vào Việt Nam để viếng thăm, làm việc, hội họp, tham quan, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, chữa bệnh và các lý do ngoại giao khác.
c) Các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo các Điều ước quốc tế mà Việt
d) Các đối tượng đặc biệt khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
2. Kiểm dịch y tế đối với các đối tượng quy định tại Điểm 1:
2.1. Kiểm dịch trong trường hợp nước họ xuất phát và Việt
a) Tất cả các đối tượng nói tại Điểm 1 đều được miễn các thủ tục kiểm dịch y tế biên giới khi nhập cảnh, xuất cảnh, trừ trường hợp sau :
b) Trong hành trình đến Việt Nam, nếu những đối tượng quy định tại Điểm 1 mắc bệnh phải kiểm dịch thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới, trên cơ sở có sự đồng ý của người bị nhiễm bệnh, tiến hành lưu nghiệm, cách ly tại những địa điểm riêng, khám và điều trị cho các đối tượng này đến khi sức khỏe bình thường và tiến hành các biện pháp xử lý y tế cần thiết.
c) Nếu người bị mắc bệnh không đồng ý cho cơ quan kiểm dịch y tế tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan kiểm dịch y tế có thể yêu cầu cơ quan quản lý cửa khẩu tạm thời không cho phép những người này nhập cảnh và cách ly họ ở một khu vực riêng.
Trong cả hai trường hợp nêu trên ở Điểm 2.1 (b), 2.1 (c) này, cơ quan kiểm dịch y tế phải thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự), Bộ Y tế (Cục Kiểm định y tế biên giới, cơ quan mời đón khách (đối với những người quy định tại Điểm 1,b) và Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (nếu có liên quan) để phối hợp xử lý.
3. Kiểm dịch y tế trong trường hợp nước xuất phát có bệnh phải kiểm dịch:
a) Trong trường hợp nước xuất phát đang có bệnh phải kiểm dịch, các đối tượng nói tại Điểm 1(a), (c), (d) đi từ vùng đang có bệnh nêu trên phải khai báo sức khỏe khi nhập cảnh, các đối tượng nói tại Điểm 1(b) đi từ vùng đang có bệnh nêu trên được miễn khai báo sức khỏe khi nhập cảnh.
Nếu các đối tượng này mắc bệnh phải kiểm dịch thì cơ quan kiểm dịch y tế biên giới thực hiện theo quy định tại Điểm 2.1 (b) họăc 2.1(c).
b) Các đối tượng quy định tại Điểm 1 (a), (c), (d) đi từ vùng có bệnh sốt vàng để nhập cảnh Việt
4. Kiểm dịch y tế trong trường hợp Việt
a) Khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ phong tỏa một vùng đang có bệnh phải kiểm dịch, Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan đại diện của nước ngoài ở Việt Nam và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về việc yêu cầu các đối tượng quy định tại Điểm 1 nhập cảnh Việt Nam qua cửa khẩu ở vùng không có dịch, cho đến khi Thủ tướng Chính phủ hủy bỏ quyết định phong tỏa nói trên.
Trường hợp những người nói tại Điểm 1 đã đến cửa khẩu đang có lệnh phong tỏa, cơ quan kiểm dịch y tế phải tiêm chủng phòng bệnh cho những người này nếu họ có yêu cầu.
b) Các đối tượng quy định tại Điểm 1 xuất cảnh từ vùng của Việt Nam đang có bệnh phải kiểm dịch, trên cơ sở họ yêu cầu thì cơ quan kiểm dịch y tế kiểm tra sức khỏe và điều trị nếu họ mắc bệnh.
1. Đối tượng phải xuất trình giấy chứng nhận sức khỏe:
a) Công dân Việt Nam đã cư trú ở nước ngoài để lao động, học tập từ 1 năm trở lên, người nước ngoài vào Việt Nam để lao động, học tập từ một năm trở lên, khi nhập cảnh Việt Nam phải xuất trình giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc bác sỹ ở nước nơi họ cư trú cấp.
b) Người nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại Điểm 1(a) Mục III này đi từ vùng có bệnh phải kiểm dịch nhập cảnh Việt Nam để cư trú từ 1 năm trở lên phải có giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc bác sỹ ở nước nơi họ cư trú cấp. Trước khi cấp thị thực nhập cảnh Việt
c) Những đối tượng quy định tại Điểm 1(a), (b) Mục III này khi nhập cảnh Việt Nam mà không có giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy chứng nhận sức khỏe đã hết hạn; hoặc có giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị nhưng mắc bệnh hay nghi mắc bệnh phải kiểm dịch, sẽ được cơ quan kiểm dịch y tế tại cửa khẩu cấp giấy hẹn đi khám hoặc trị; sau 1 tháng kể từ ngày cấp giấy hẹn, những đối tượng này phải gửi cho cơ quan kiểm dịch y tế biên giới giấy chứng nhận sức khỏe sau khi đã khám hoặc điều trị.
2. Giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị 1 năm kể từ ngày cấp.
- Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo các quy định của Thông tư này cho các cơ quan đại diện của nước ngoài đặt tại Việt
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Y tế (Cục Kiểm dịch y tế biên giới) và Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự) hướng dẫn các cơ quan, các ngành, các địa phương thống nhất thực hiện Thông tư này.
- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quy định trong Thông tư này đều bãi bỏ.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về liên Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao để phối hợp giải quyết.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
- 1 Quyết định 3005/QĐ-BYT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về y tế tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2 Quyết định 3005/QĐ-BYT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về y tế tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành