BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14-LB/TT | Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 1993 |
Thi hành Quyết định số 241/TTg ngày 24-5-1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí trong các trường học, Liên bộ Giáo dục và Đào tạo và Tài chính hướng dẫn thực hiện việc thu, chi, quản lý quỹ học phí trong ngành giáo dục phổ thông như sau:
Học phí là khoản đóng góp một phần của cha mẹ học sinh đối với sự nghiệp giáo dục. Việc thực hiện thu chi quản lý quỹ học phí theo các nguyên tắc sau đây:
1. Không thu học phí đối với toàn bộ học sinh tiểu học.
2. Đối với học sinh các trường, lớp phổ thông cấp II, III công lập:
- Thu học phí là nguồn thu của ngân sách nhà nước, nhưng không cân đối trong kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm mà dành để bổ sung chi sự nghiệp giáo dục và hỗ trợ một phần đời sống giáo viên.
- Học phí do cơ quan tài chính địa phương trực tiếp thu và nộp vào tài khoản của ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mở tại các kho bạc nhà nước không điều tiết cho các cấp ngân sách khác.
- Miễn thu học phí cho học sinh ở các trường trẻ em có tật, miễn hoặc giảm thu cho học sinh thuộc diện chính sách xã hội.
3. Đối với các trường, lớp phổ thông bán công, dân lập, các trường lớp và trung tâm giáo dục thường xuyên, các lớp nhà trẻ, mẫu giáo:
- Thu học phí đảm bảo chi cho các nhu cầu cần thiết như trả lương giáo viên (đối với loại hình bán công, dân lập) và các chi phí thường xuyên cho hoạt động sự nghiệp.
- Mức thu học phí do Liên sở Giáo dục và Đào tạo và Tài chính - Vật giá trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo nguyên tắc đủ bù đắp các khoản chi phí cần thiết.
- Nhà trường trực tiếp thu, quản lý và sử dụng quỹ học phí.
1. Đối với các trường cấp II, cấp III, phổ thông công lập:
a) Tiền học phí được thu 9 tháng trong năm học với mức thu mỗi tháng như sau:
Lớp, cấp học | Vùng thành phố, thị xã | Các vùng còn lại |
Lớp 6 | 3.000 | 2.000 |
Lớp 7 | 4.000 | 3.000 |
Lớp 8 | 5.000 | 4.000 |
Lớp 9 | 6.000 | 5.000 |
Lớp 10 | 7.000 | 5.000 |
Lớp 11 | 8.000 | 6.000 |
Lớp 12 | 9.000 | 7.000 |
b) Căn cứ vào khung quy định trên, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố quy định thời gian thu cho các cấp học sát với đặc điểm từng vùng trong tỉnh.
2. Đối với trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp - dạy nghề công lập:
Mức thu học phí sẽ do Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính - Vật giá trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định mức thu, phương thức thu, cách quản lý và sử dụng phù hợp với các đối tượng của trung tâm.
a) Miễn thu học phí cho các học sinh sau:
+ Học sinh các trường tật nguyền,
+ Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú,
+ Học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa,
+ Học sinh là con liệt sĩ, con thương binh hạng 1 và 2.
+ Học sinh học ở các trường vùng núi cao, các vùng hải đảo xa xôi
b) Xét giảm 1/2 mức thu học phí cho các học sinh sau:
+ Học sinh là con thương binh hạng 3, hạng 4, con bệnh binh hạng 1, 2. + Học sinh là con cán bộ công nhân viên chức bị tai nạn lao động được xếp hạng.
+ Học sinh là người dân tộc thiểu số.
+ Học sinh gia đình nghèo hoặc đông con đi học không có khả năng đóng góp học phí được chính quyền địa phương xác nhận.
Thủ tục xét miễn hoặc giảm học phí:
Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí và hướng dẫn việc kê khai ở các trường trong tỉnh.
Gia đình học sinh làm đơn, có xác nhận của cơ quan có trách nhiệm ở địa phương như Phòng Thương binh - xã hội hoặc chính quyền địa phương và ý kiến của giáo viên chủ nhiệm. Hiệu trưởng xét quyết định miễn hoặc giảm cho từng trường hợp, tổng hợp báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính - Vật giá.
- Những trường hợp đột xuất như thiên tai, hoả hoạn xẩy ra trong năm học, Liên sở Giáo dục và Đào tạo và Tài chính - Vật giá xem xét trình uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định miễn, giảm cho từng vùng.
a) Sở Tài chính - Vật giá các tỉnh, thành phố bố trí cho các Phòng Tài chính - Vật giá quận, huyện tổ chức thu học phí tại các trường học trên địa bàn theo biên lai do ngành thuế phát hành và thu theo định kỳ chính quyền địa phương quy định.
- Biên lai thu tiền học phí được sử dụng theo mẫu thống nhất do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành. Việc quản lý sử dụng biên lai theo chế độ của Bộ Tài chính quy định.
- Tiền học phí thu được nộp vào kho bạc Nhà nước nơi gần nhất, phiếu nộp tiền gồm 5 liên (1 liên lưu kho bạc; 1 liên gửi trường học để đối chiếu với số thu, nộp; 1 liên lưu tại cơ quan trực tiếp thu; 1 liên gửi Sở Giáo dục và Đào tạo và 1 liên gửi Sở Tài chính - Vật giá để cùng theo dõi quản lý).
b) Nộp 100% số tiền học phí thu được vào kho bạc Nhà nước (tài khoản ngân sách tỉnh, thành phố) và ghi vào chương 31 (B) loại 11 khoản 02 hạng 2 đối với cấp II và hạng 3 đối với cấp III (mục 12).
Khi cấp lại tiền học phí gồm cả phần chi cho công tác tổ chức thu và quản lý học phí sẽ ghi theo Chương 31 (B) loại 11 khoản 02 hạng 2 (đối với cấp II), hạng 3 (đối với cấp III) theo mục chi tương ứng. Riêng phần chi cho công tác tổ chức thu và quản lý học phí, ghi chương 31 (B) loại 15 khoản 00 hạng 1 mục 75.
c) Sử dụng quỹ học phí: Tiền học phí thu được sử dụng theo quy định sau:
- 35% chi trợ cấp giáo viên.
- 60% chi bổ sung cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục.
- 5% chi cho công tác tổ chức thu và quản lý quỹ học phí (3% chi thù lao cho cơ quan trực tiếp thu học phí và 2% chi cho việc quản lý quỹ học phí của ngành giáo dục).
- Căn cứ vào số học phí thực nộp vào kho bạc Nhà nước, Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp số đã thu, số thực nộp của toàn tỉnh và lập dự toán sử dụng quỹ học phí theo các tỷ lệ quy định nói trên gửi Sở Tài chính - Vật giá làm thủ tục xin cấp lại cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Sở Tài chính - Vật giá kiểm tra số học phí thu được và làm thủ tục cấp lại cho Sở Giáo dục và Đào tạo để phân bổ lại cho các trường và cơ quan tài chính trực tiếp thu nộp học phí của địa phương.
- Sở Giáo dục và Đào tạo thống nhất quản lý việc sử dụng quỹ học phí trên địa bàn toàn tỉnh. Việc trợ cấp cần tập trung chủ yếu giải quyết cho những giáo viên đời sống thực sự khó khăn.
Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quyết toán quỹ học phí hàng năm với Sở Tài chính - Vật giá và báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo để theo dõi tổng hợp tình hình trong cả nước.
a) Mức thu học phí: Liên Sở Giáo dục và Đào tạo và Tài chính - Vật giá trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định mức thu học phí cho từng loại trường trong tỉnh theo nguyên tắc:
- Mức thu học phí đảm bảo đủ trang trải cho các nhu cầu chi cần thiết của nhà trường.
b) Tổ chức thu, quản lý và sử dụng học phí:
- Bộ phận kế toán - tài vụ của các trường, lớp chịu trách nhiệm trực tiếp thu và quản lý quỹ học phí.
- Học phí được sử dụng để trả lương giáo viên (trong trường hợp Nhà nước không đài thọ), trợ cấp cho giáo viên, tu sửa trường, lớp, mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học, sách giáo khoa.
- Các trường, lớp phải chấp hành chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp hiện hành, chịu sự kiểm tra giám sát của Sở Tài chính - Vật giá và Sở Giáo dục và Đào tạo về thu chi quỹ học phí.
- Cuối mỗi học kỳ hoặc năm học phải thực hiện chế độ báo cáo công khai quỹ học phí với cha mẹ học sinh đồng thời báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ quyết định của tỉnh, các trường học trực tiếp thu thông qua hệ thống kế toán tài vụ của trường (trường hợp không có cán bộ kế toán tài vụ thì hiệu trưởng chỉ định bộ phận riêng để tổ chức thu). Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý sử dụng theo các quy định hiện hành và có sự phối hợp giám sát của hội phụ huynh học sinh và tổ chức thanh tra nhân dân.
Hiệu trưởng chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo quyết toán thu, chi phần đóng góp của dân theo Quyết định 248/TTg.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ năm học 1993-1994. Các quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các địa phương phản ánh về liên bộ để bổ sung sửa đổi kịp thời.
Nguyễn Sinh Hùng (Đã ký) | Trần Hồng Quân (Đã ký) |