BỘ CÔNG AN-BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 19-GT-CA | Hà Nội , ngày 07 tháng 2 năm 1963 |
Trước tình hình phát triển kinh tế và văn hóa trên miền Bắc nước ta, sự đi lại của nhân dân ngày càng tăng gấp bội; nhưng số lượng xe ô tô chở khách chỉ có hạn, do đó nhiều lúc đòi hỏi các xí nghiệp vận tải phải dùng xe chở hàng hóa để phục vụ yêu cầu chuyên chở hành khách trong từng thời gian nhất định. Ngoài ra các cơ quan công, nông, lâm trường, xí nghiệp, hầm mỏ thường dùng xe vận tải để chuyên chở cán bộ, công nhân viên hoặc trong khi vận tải chuyển hàng hóa có chở kèm công nhân đi theo làm nhiệm vụ xếp dỡ hàng hóa.
Liên Bộ Giao thông bưu điện - Công an đã ra Nghị định số 9 ngày 7-3-1956 về thể lệ tạm thời vận tải đường bộ, quy định thể lệ thay đổi tính chất chuyên chở của xe ô tô vận tải ở chương III điều 32 của văn bản này. Tuy nhiên đứng trước tình hình phát triển trên đây, quy định trong Nghị định số 9 mới chỉ nêu lên những nguyên tắc lớn, cần phải được bổ sung những chi tiết cụ thể.
Căn cứ vào tình hình trên đây, để đề phòng ngăn ngừa những tai nạn gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng của nhân dân, của Nhà nước; để đáp ứng yêu cầu của việc lưu thông vận chuyển phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và nhu cầu của nhân dân, Liên Bộ Giao thông vận tải - Công an quy định dưới đây những điểm cụ thể trong việc dùng xe ô tô vận tải hàng hóa để chở người.
I. QUY ĐỊNH CỤ THỂ VIỆC THAY ĐỔI TÍNH CHẤT CHUYÊN CHỞ CỦA CÁC LOẠI XE VẬN TẢI HÀNG HÓA
Các cơ quan, công, nông, lâm trường, xí nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh muốn thay đổi tính chất chuyên chở của các loại xe vận tải hàng hóa trong các trường hợp sử dụng xe vận tải hàng hóa để chở người trong từng thời gian nhất định, hoặc tạm dùng để chở người trong trường hợp cần thiết, kết hợp sử dụng chở cán bộ, công nhân đến địa điểm công tác, đều phải xin phép cơ quan giao thông từ cấp tỉnh trở lên và thực hiện những điều kiện cụ thể đảm bảo an toàn dưới đây:
a) Xe phải có mui, bạt che mưa nắng và bố trí điều kiện lên xuống cho hành khách.
c) Các xe chở người thường xuyên tại bến thay xe ca đều phải có ghế cho hành khách ngồi. Ghế ngồi phải bắt chắc chắn vào xe và không được cao quá 40cm kể từ sàn xe và thành xe phải cao hơn mặt ghế tối thiểu là 45cm.
d) Người lái xe phải có giấy phép lái xe chở khách.
Trừ trường hợp trong quá trình phục vụ, số lượng xe vận tải yêu cầu nhiều hơn so với dự đoán đã chuẩn bị mà xí nghiệp không đủ người lái xe có giấy phép lái xe chở khách hoặc trong trường hợp chuyên chở từng lúc có tính chất đột xuất thì điều kiện về người lái xe áp dụng theo quy định ở điểm (a) về trường hợp xe vận tải của cơ quan, xí nghiệp, công, nông trường chuyên chở cán bộ công nhân viên dưới đây:
a) Người lái xe phải là lái xe bậc hai trở lên, có tinh thần trách nhiệm cao, đạo đức cách mạng tốt, luôn luôn nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông vận tải và phải do Thủ trưởng cơ quan đề nghị mới được cơ quan giao thông vận tải xét cấp giấy chứng nhận tạm thời trong một thời gian nhất định.
b) Về thiết bị an toàn của xe phải thật đầy đủ và có hiệu lực như quy định ở điểm (b) trong trường hợp đối với xe vận tải chở khách ở trên.
Số lượng người được phép chuyên chở trên xe vận tải hàng hóa quy định như sau:
Căn cứ vào diện tích thực tế chuyên chở của thùng xe với mức bình quân mỗi thước vuông bốn người nhưng không vượt quá trọng tải của xe (trung bình mỗi người tính 50kg)
3m9 x 2m2
0m2 25
3m3 x 2m05
0m2 25
4m15 x 2m16
0m2 25
3m55 x 2m15
0m2 25
II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP DÙNG XE VẬN TẢI ĐỂ CHỞ NGƯỜI KHÔNG PHẢI XIN PHÉP CƠ QUAN GIAO THÔNG
1. Xe vận tải của cơ quan quân sự. Công an nhân dân (bao gồm Công an vũ trang, Cảnh sát nhân dân và các lực lượng nghiệp vụ khác) dùng để chuyên chở cán bộ, chiến sĩ đi làm nhiệm vụ.
2. Sử dụmg các xe vận tải để chở người trong các trường hợp khẩn cấp như:
a) Sử dụng xe vận chuyển người đi chống bão, lụt và cứu người ở nhưng nơi bão, lụt, cháy nhà.
b) Chở người bị nạn ở dọc đường phải đưa đi cấp cứu.
3. Các xe ô tô vận tải hàng hóa phải chở công nhân theo xe để làm nhiệm vụ xếp dỡ hàng hóa, nhưng phải theo đúng những điều quy định trong mục 4 của thông tư này.
Các xe vận tải hàng hóa dưới đây, bất luận trong trường hợp nào, cũng không được phép chở người (kể cả việc chở công nhân xếp dỡ đi theo làm nhiệm vụ):
a) Xe chó bệ dỡ hàng tự dộng (Benne); thùng xe không có thành.
b) Trên xe có hàng hóa thuộc loại nguy hiểm (chất độc dễ nổ, dễ cháy).
c) Trên rơ moóc kéo theo xe vận tải hàng hóa hoặc máy kéo.
d)Trên xe vận tải hàng hoá có kéo rơ moóc. Trường hợp cần thiết chỉ được chởmột số công nhân xếp, dỡ theo quy định ở mục I nói về trường hợp chuyên chở công nhân xếp dỡ theo xe làm nhiệm vụ.
d) Không được chở người ngồi chơi vơi trên hàng hóa xếp cao bằng hay cao hơn thành xe đối với các loại xe không có mui, trần hàng dài, rộng chìa ra khỏi thùng xe hoặc trên xe chở các hàng đóng thành khối lớn nặng.
IV. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CHỞ CÔNG NHÂN XẾP DỠ HÀNG HÓA ĐI CÙNG VỚI XE VẬN TẢI
Các xe ô tô vận tải hàng hóa khi chở công nhân xếp dỡ theo xe làm nhiện vụ phải theo đúng những điều kiện sau đây:
a) Số công nhân xếp dỡ được phép chở trên xe quy định tối đa năm người đối với các xe có trọng tải dưới năm tấn và tối đa bảy người đối với các xe có trọng tải từ năm tấn trở lên.
b) Số công nhân xếp dỡ cộng với hàng hóa xe không được vượt quá trọng tải của xe đã được quy định.
c) Vị trí của công nhân xếp dỡ ở trên xe có mui hoặc không có mui đều nhất thiết phải có tay vịn vững chắc.
d) Những hàng hóa không ổn định phải sắp xếp cẩn thận, phải ràng buộc chắc chắn đảm bảo khi xe chạy không xô dồn làm bị thương công nhân đi theo xe.
Để đảm bảo an toàn giao thông vận tải, ngăn ngừa những hiện tượng dùng xe vận tải hàng hóa để chuyên chở người một cách bừa bãi, gây nên những tai nạn đáng tiếc làm thiệt hại đến tính mệnh của nhân dân cũng như của cán bộ, công nhân viên nhà nước, Liên Bộ yêu cầu:
Những cơ quan, xí nghiệp sử dụng phương tiện vận tải cần thật sự đề cao ý thức bảo đảm an toàn bảo vệ tính mệnh con người và phải chịu trách nhiệm về mọi tai nạn do xe cộ của cơ quan mình gây ra. Cần tăng cường giáo dục người lái xe luôn luôn đề cao trách nhiệm, bảo đảm lái xe an toàn tuyệt đối, thường xuyên kiểm tra các thiết bị an toàn của phương tiện vận tải và thi hành đầy đủ những điều quy định trên đây.
Các Sở, Ty Giao thông vận tải phải hết sức thận trọng trong việc xét cấp giấy phép. Khi cấp giấy phép phải căn cứ vào các điều quy định trong thông tư này và điều đáng chú ý là phải kiểm tra các bộ phận an toàn của xe, điều kiện về người lái xe rồi tùy theo từng trường hợp, yêu cầu dùng xe vận tải hàng hóa để chuyên chở người mà cấp giấy phép từng chuyến hoặc từng thời gian ngắn.
Đối với việc dùng xe vận tải hàng hóa để chuyên chở công nhân đi về hàng ngày tại các công trường, hầm mỏ, các Sở, Ty Giao thông vận tải chỉ cấp giấy phép cho một số xe với yêu cầu thật cần thiết để bảo đảm cho sản xuất.
Các Sở, Ty Giao thông vận tải và Công an có nhiệm vụ phổ biến sâu rộng thông tư này tới các đơn vị, xí nghiệp vận tải, các cơ quan công, nông, lâm trường có xe vận tải đồng thời phải thường xuyên kiểm tra chặt chẽ cho việc chuyên chở người bằng xe vận tải hàng hóa.
Những quy định ban hành trước đây của hai ngành giao thông và công an trái với những điều quy định trong thông tư này đều bãi bỏ.
Dương Bạch Liên (Đã ký) | Lê Quốc Thân (Đã ký) |
- 1 Thông tư liên bộ 97-TT/LB năm 1972 sửa đổi Thông tư liên bộ 19-GT/CA về việc dùng xe vận tải hàng hóa để chở người do Bộ Giao thông vận tải - Bộ Công an ban hành
- 2 Thông tư liên bộ 97-TT/LB năm 1972 sửa đổi Thông tư liên bộ 19-GT/CA về việc dùng xe vận tải hàng hóa để chở người do Bộ Giao thông vận tải - Bộ Công an ban hành