BỘ NỘI VỤ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 1-NV | Hà Nội, ngày 07 tháng 1 năm 1975 |
Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân ban hành bằng Nghị định số 161-CP ngày 30-10-1964 của Hội đồng Chính phủ có quy định những thương binh thương tật nặng hạng 6, 7, 8 cần có người có giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày thì hàng tháng được hưởng thêm một khoản trợ cấp bằng 10% lương chính hoặc sinh hoạt phí.
Gần đây, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 177-CP ngày 17-7-1974 bổ sung chính sách đối với thương binh và gia đình liệt sĩ trong đó có quy định bổ sung khoản trợ cấp vì cần người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày cho thương binh thương tật nặng chống Mỹ sang hạng 6, 7, 8 về an dưỡng ở gia đình và Bộ Nội vụ đã có thông tư số 10-NV ngày 2-11-1974 hướng dẫn thi hành nghị định nói trên. Riêng đối với thương binh thương tật nặng chống Pháp, thì chưa được hưởng khoản trợ cấp này.
Nay, được sự thoả thuận của Bộ Tài chính trong Công văn số 599-TC/HCVX ngày 2 -12-1974, Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành khoản trợ cấp này đối với thương binh thương tật nặng chống Pháp về an dưỡng ở gia đình như sau:
1. Đối tượng được hưởng trợ cấp:
Đối tượng được hưởng trợ cấp vì cần người giứp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày và nói ở thông tư này là thương binh và những người được hưởng chính sách như thương binh (gồm có dân quân du kích và thanh niên xung phong bị thương tật) hạng 1, hạng đặc biệt chống pháp (dưới đây gọi chung là thương binh) được về an dưỡng ở gia đình.
Những thương binh hạng 1, hạng đặc biệt chống pháp hiện đang ở trại an dưỡng thương binh hoặc tuy về ở gia đình nhưng còn thuộc danh sách quản lý của trại, lĩnh sinh hoạt phí ở trại thì không được hưởng khoản trợ cấp nói trên.
Mức trợ cấp vì cần người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày cho thương binh hạng 1, hạng đặc biệt chống Pháp được quy đinh như sau:
- Hạng 1.............................. 10 đ
- Hạng đặc biệt.............................. 12 đ.
a) Đối với thương binh đã về gia đình từ trước thì các Sở, Ty thương binh và xã hội xét và đề nghị Uỷ ban hành chính thành phố, tỉnh ra quyết định cấp mới và ghi cụ thể vào sổ thương binh ở mục "thay đổi mức trợ cấp":
- Tiền phụ cấp thương tật hàng tháng......... đ
- Tiền trợ cấp vì cần người phục vụ............. đ
Cộng:............. đ
b) Đối với thương binh đang ở trại an dưỡng mà có quyết định cho về an dưỡng hẳn ở gia đình thì trại có trách nhiệm mang sổ thương binh kèm theo quyết định của Bộ Nội vụ cho thương binh về an dưỡng gia đình đến Sở, Ty thương binh và xã hội, nơi thương binh cư trú, để làm thủ tục về khoản trợ cấp này trước khi đưa thương binh ra trại. Thương binh thôi hưởng sinh hoạt phí ở trại từ tháng nào thì được hưởng phụ cấp thương tật (theo mức về địa phương) và tiền trợ cấp vì cần người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày từ tháng đó.
Khoản trợ cấp vì cần người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày cho thương binh thương tật nặng chống Pháp được thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1975 trở về sau.
Nguyễn Kiện (Đã ký) |
- 1 Nghị định 177-CP năm 1974 về việc bổ sung chính sách đối với thương binh và gia đình liệt sĩ do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị định 161-CP năm 1964 ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ quân nhân trong khi ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết; nữ quân nhân khi có thai và khi đẻ; quân nhân dự bị và dân quân tự vệ ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự do Hội đồng chính phủ ban hành
- 3 Thông tư 42-NV năm 1962 hướng dẫn trả phụ cấp thương tật và phụ cấp an dưỡng cho thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong do Bộ Nội Vụ ban hành
- 4 Thông tư 84-TB/TB4 năm 1958 thi hành Nghị định 131-TTg ấn định phụ cấp thương tật, phụ cấp sản xuất hay an dưỡng đối với thương binh và dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật do Bộ Thương Binh ban hành
- 1 Thông tư 42-NV năm 1962 hướng dẫn trả phụ cấp thương tật và phụ cấp an dưỡng cho thương binh, dân quân, du kích, thanh niên xung phong do Bộ Nội Vụ ban hành
- 2 Thông tư 84-TB/TB4 năm 1958 thi hành Nghị định 131-TTg ấn định phụ cấp thương tật, phụ cấp sản xuất hay an dưỡng đối với thương binh và dân quân, du kích, thanh niên xung phong bị thương tật do Bộ Thương Binh ban hành