Thủ tục hành chính: Thủ tục tiếp dân - Hậu Giang
Thông tin
Số hồ sơ: | T-HAG-127928-TT |
Cơ quan hành chính: | Hậu Giang |
Lĩnh vực: | Thanh tra, khiếu nại, tố cáo |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | |
Cách thức thực hiện: | Trụ sở cơ quan HC |
Thời hạn giải quyết: | Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời gian giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết. Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối với việc phức tạp thì thời hạn giả quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết". Một điểm mới trong quy định về thời hạn của luật nêu trên đó là đã xác định cụ thể: trong thời hạn quy định mà người cso thẩm quyền giải quyết khiếu nại không giải quyết thì phải xem xét kỷ luật, và người khiếu nại có người kiến nghị với cấp trên trực tiếp của người không giải quyết khiếu nại để xem xét kỷ luật người đó; Thời gian giải quyết khiếu nại lần 2 không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với việc phức tạp thì thời hạn giả quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân và Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Quyết định hành chính |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Tiếp người đến khiếu nai:
- Người khiếu nại có thể là công dân, tổ chức, cơ quan do vậy cán bộ tiếp dân phải đề nghị công dân tự giới thiệu họ tên, địa chỉ, và xuất trình giấy tờ tuỳ thân (nếu là cá nhân) giấy giới thiệu (nếu là đại diên cơ quan, tổ chức thực hiện khiếu nại) - Kiểm tra đối chiếu giấy tờ tuỳ thân của công dân xác định người được tiếp có đúng là mgười khiếu nại hay không nếu không phải là người khiếu nại thì người được tiếp phải xuất trình các giấy tờ chứng minh là đại diện hợp pháp để thực hiện khiếu nại, nếu là người được uỷ quyền khiếu nại thì phải xuất trình giấy uỷ quyền và các giấy tờ khác liên quan. - Cán bộ tiếp dân sử dụng sổ tiếp dân ban hành theo mẫu thống nhất ghi chép đầy đủ các tiêu thức cần thiết trên vào các cột mục, số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ, yêu cầu khiếu nại và thu thập các thông tin tài liệu có liên quan đến nội dung người khiếu nại nghe ghi chép nội dung trình bài của người khiếu nại. - Mục đích tiếp công dân đến khiếu nại và xác định đúng cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết để tiếp nhận đơn, hướng dẫn công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo. - Để phản ảnh đầy đủ nội dung cơ bản của việc khiếu nại trong khi tiếp xúc, đối thoại với công dân cần chú ý nắm bắt khái quát đầy đủ các tiêu thức trọng tâm là: + Xác định nội dung vụ việc thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp luật. + Thời gian xảy ra sự việc, thời hạn, thời hiệu khiếu nại nếu hết thời hiệu, thời hạn khiếu nại mà người khiếu nại không chứng minh được lý do chính đáng thì cán bộ tiếp dân giải thích cho người khiếu nại biết để chấm dứt việc khiếu nại và có nghĩa vụ chấp hành. + Qúa trình, thủ tục, giải quyết có phù hợp với quy định của pháp luật, chính sách tại thời điểm xảy ra sự việc hay không. |
Bước 2: | Nhiệm vụ của cán bộ tiếp công dân:
1/ Nghiên cứu, phân loại, xử lý khiếu nại và hướng dẫn người khiếu nại. - Nắm rõ bản chất, đặc điểm của sự việc, phân tích, đánh giá xử lý tiếp nhận khiếu nại. + Viết giấy biên nhận theo mẫu thống nhất thành hai bản, giao cho người khiếu nại một bản (nếu vụ việc thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan) + Viết giấy hướng dẫn theo mẫu ban hành thống nhất và hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết (nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan mình) hướng dẫn công dân đến thủ trưởng cơ quan đã ra quyết định giải quyết để yêu cầu chỉ đạo, tổ chức thực hiện (nếu vụ việc kéo dài chậm được giải quyết) 2/ Sau khi tiếp nhận đơn và các tài liệu có liên quan, cán bộ tiếp công dân phải báo ngay cho thủ trưởng cơ quan vụ việc khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết để có ý kiến chỉ đạo thụ lý, thẩm tra, xác minh theo quy định luật khiếu nại, tố cáo… Trong quá trình thụ lý việc tiếp xúc, đối thoại với người khiếu nại do cán bộ được giao thẩm tra vụ việc tiến hành . - Trường hợp sau khi đã có quyết định và công bố kết quả giải quyết có thể người khiếu nại cung cấp thêm bằng chứng tình tiết mới làm thay đổi bản chất sự việc, cán bộ tiếp dân phải báo cáo đề xuất với thủ trưởng cơ quan để chỉ đạo xem xét lại, tránh tình trạng coi như việc đã giải quyết không còn thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan mình + Kết thúc buổi tiếp công dân, Cán bộ tiếo dân phải tiến hành ghi biên bản làm việc và đọc lại cho người khiếu nại nghe và ký` xác nhận. Sau đó cán bộ tiếp dân ghi chép tóm tắt kết quả tiếp và xử lý của mình vào cột kết qủa xử lý trong sổ tiếp dân. |
Bước 3: | Tiếp người đến tố cáo:
Tiếp người đến tố cáo nhìn chung cũng tương tự như tiếp người đến khiếu nại. Xong do tính chất nội dung của tố cáo khác với khiếu nại nên nghiệp vụ tiếp người đến tố cáo có những điểm khác biệt nhất định với việc tiếp người đến khiếu nại. Cán bộ tiếp công dân cần phải đảm bảo các quyền của người tố cáo theo luật định như người tố cáo được người có thẩm quyền và cơ quan có trách nhiệm giải quyết tố cáo giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích, đảm bảo cho người tố cáo không bị đe dọa, trù dập, trả thù. Do đó sau khi làm thủ tục kiểm tra, đối chiếu giấy tờ tùy thân của công dân đến tố cáo, cán bộ tiếp dân cần lưu ý một số trường hợp sau. - Nếu việc tố cáo có tính chất khẩn cấp: Như tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hiện còn đang diễn ra, có khả năng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiệm trọng cho lợi ích Nhà nước, tập thể, công dân, thì cán bộ tiếp dân phải nhanh chóng thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn xử lý kịp thời. - Nếu việc tố cáo có liên quan đến những cá nhân giữ những trọng trách của địa phương, của nghành, thuộc diện quản lý của cấp ủy cấp trên, của trung ương, họăc những việc nghiêm trọng, có liên quan đến nhiều nghành, nhiều lĩnh vực thhì phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan để chi viện tiếp, nếu cần thì đề nghị thủ trưởng cơ quan trực tiếp tiếp người tố cáo. - Đối với các loại tố cáo khác thì tiến hành tiếp hành tiếp nhận, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp người đến tố cáo có đơn tố cáo cần kiểm tra đơn đã có chữ ký hay chưa, nếu là bản photo thì phải yêu cầu người tố cáo ký lại. Nếu người tố cáo không có đơn mà trực tiếp trình bài thì sau khi ghi chép lại nội dung tố cáo, cán bộ tiếp dân phải yêu cầu người tố cáo ký ghi rõ họ tên vào biên bản hoặc vào sổ Tiếp Công Dân. Nếu người tố cáo có yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết, cán bộ tiếp phải ghi rõ yêu cầu này vào biên bản, hoặc Sổ Tiếp Công Dân, để sau này cơ quan có thẩm quyền giải quyết thông báo kết quả giải quyết cho người tố cáo. Sau khi tiếp nhận đơn và các tài liệu có liên quan đến nội dung tố cáo do công dân cung cấp, nếu là việc thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan mình, cũng như thủ tục tiếp nhận việc khiếu nại, cán bộ tiếp dân phải viết biên nhận đơn (thành 2 bản), ghi rõ danh mục các tài liệu tiếp nhận có chữ ký của mình và của người tố cáo rồi giao cho người tố cáo một bản, một bản còn lại đưa vào hồ sơ để giao cán bộ thụ lý. Nếu là việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan, cán bộ tiếp dân cần làm thủ tục chuyển đơn và các tài liệu liên quan đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời gian luật định |
Bước 4: | Tiếp nhiều người khiếu tố về cùng một nội dung:
Điều 78 Luật khiếu nại tố cáo đã được sữa đổi, bổ sung năm 2004 và năm 2005 quy định nhiều người cùng đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung thì họ có nghĩa vụ “ cử đại diện trình bài với người tiếp công dân, người được cử làm đại diện phải là nguời nắm chắc nội dung, trình bài trung thực sự việc và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày của mình; thực hiện đúng Quy chế tiếp công dân và các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp công dân theo quy định tại Điều 78 luật Khiếu nại, tố cáo. - Cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm tiếp nhận các tài liệu, ghi chép đầy đủ ý kiến trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo của người trình bày và yêu cầu người đó ký xác nhận. - Cán bộ tiếp dân nhanh chóng nắm bắt nội dung cơ bản của việc khiếu nại, tố cáo, các thông tin về nhân thân của những cá nhân "đại diện" trong việc khiếu nại, tố cáo, một mặt báo nhanh cho thủ trưởng cơ quan xin ý kiến chỉ đạo, huy động thêm cán bộ, mặt khác liên lạc với cơ quan thẩm quyền ở địa phương để thu thập thông tin nhanh về nguồn gốc, diển biến và quá trình giải quyết ở địa phương, xét thấy cần thì chủ động đề nghị địa phương cử cán bộ có trách nhiệm. Thẩm quyền đến cùng phối hợp tiếp. Trên cơ sở thông tin ban đầu này và ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan, tiến hành việc tiếp công dân gồm các bước sau: - Đề nghị người đến khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung cử người đại diện để trình bày sự việc. Đối với những cá nhân có động thái xấu (bằng mọi cách để phát hiện ra) thì phải tìm được lý do để từ chối không thể họ làm đại diện, nhằm tách họ khỏi đám đông, không còn tác dụng lôi kéo quần chúng. - Sau khi có danh sách người đại diện thì mời người đại diện vao trình bày, đồng thời mời số còn lại vào chờ tại khu vực khác để việc trình bày của người đại diện được thuận lợi. Đề nghị người đại diện trình bày các nội dung cơ bản của việc khiếu nại, tố cáo và các yêu cầu giải quyết. Điều quan trọng cần xác định chính xác nguyên nhân, động cơ của việc khiếu nại, tố cáo là do chậm giải quyết, do giải quyết chưa thỏa đáng, do người khiếu nại, tố cáo cố tính lợi dụng quyền dân chủ hay vì một lý do nào khác….để đề xuất biện pháp xử lý, tháo gỡ. - Trong quá trình tiếp, cần chú ý phân loại các ý kiến, người có quyền lợi trực tiếp với việc khiếu nại, tố cáo, người lợi dụng, kích động, người đi theo, đối tượng chính sách…để có cách ứng xử thích hợp. - Sau khi nghe toàn bộ ý kiến, đề nghị của những người đại diện trình bày, cán bộ tiếp dân cần tóm tắt lại những nội dung cơ bản của việc khiếu nại, tố cáo là những vấn đề gì và xác định cơ quan, tổ chức có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết từng nội dung cụ thể là những cơ quan nào. Để từ đó có văn abnr chuyển những nội dung khiếu tố đến từng cơ quan có thẩm quyền. Trước khgi phát hành văn bản hướng dẫn, cần trao đổi, giải thích cho người đại diện biết rõ các quy định của pháp luật về thẩm quyền trách nhiệm của cơ quan cso liên quan và cách thức chuyển những nội dung khiếu tố đến cơ quan có thẩm quyền và đề nghị người đại diện có trách nhiệm giải thích cho những người cùng đi biết, thực hiện sự hướng dẫn của cán bộ tiếp dân. |
Thành phần hồ sơ
Nội quy tiếp công dân |
Lịch tiếp dân định kỳ |
Lịch tiếp dân thường xuyên |
Sổ tiếp dân định kỳ |
Sổ tiếp dân thường xuyên |
Giấy biên nhận (hồ sơ khiếu nại, tố cáo) |
Sổ tiếp nhận – Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo) |
Sổ theo dõi thụ lý đơn khiếu nại, tố cáo |
Sổ theo dõi nhận, xử lý và thụ lý đơn khiếu nại, tố cáo |
Sổ theo dõi triển khai thực hiện Quyết định |
Giấy báo tin thụ lý đơn giải quyết khiếu nại |
Giấy trả lời khiếu nại |
Phiếu chuyển (trả đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết) |
Giấy báo tin chuyển đơn tố cáo |
Giấy chuyển đơn tố cáo |
Giấy báo tin trả đơn khiếu nại |
Thông báo xếp hồ sơ khiếu nại |
Số bộ hồ sơ: 1 bộ |
Các biểu mẫu
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Văn bản quy định |
---|---|
Đơn khiếu nại, Đơn tố cáo, Tài liệu chứng cứ, giấy tờ tuỳ thân công dân phải xuất trình và gửi cho cán bộ tiếp dân
Tải về |
Phí và lệ phí
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
1. Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 |
2. Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi 2004 |
3. Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi 2005 |
Văn bản công bố thủ tục
1. Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 |
2. Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi 2004 |
3. Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi 2005 |
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
1. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần 1 - Hậu Giang |
2. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần 2 - Hậu Giang |
Lược đồ Thủ tục tiếp dân - Hậu Giang
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!