- 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-92:2012/BNNPTNT về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cải bắp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8812:2011 về hạt giống cải bắp - yêu cầu kỹ thuật
- 3 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 426:2000 về quy phạm khảo nghiệm giống thuốc lá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 328:1998 về quy phạm khảo nghiệm giống dâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10 TCN 469:2001
QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM GIỐNG CẢI BẮP
The testing procedure of cabbage variety
(Ban hành theo quyết định số: 115/2001/QĐ/BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 30 tháng 11 năm 2001)
1.1. Qui phạm này quy định những nguyên tắc chung, nội dung và phương pháp khảo nghiệm quốc gia các giống cải bắp mới được chọn tạo trong nước và giống nhập nội.
1. 2. Các tổ chức và cá nhân có giống cải bắp khảo nghiệm và cơ quan khảo nghiệm phải thực hiện đúng Nghị định số 07/CP ngày 5/2/1996 của chính phủ về quản lý giống cây trồng và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định kèm theo.
2.1. Các bước khảo nghiệm:
2.1.1. Khảo nghiệm cơ bản: Tiến hành 2 - 3 vụ, trong đó có 2 vụ trùng tên tại các điểm trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia.
2.1.2. Khảo nghiệm sản xuất: Tiến hành 1-2 vụ đối với các giống có triển vọng đã qua ít nhất 1 vụ khảo nghiệm cơ bản tại các cơ sở sản xuất hoặc hộ nông dân.
2.2. Bố trí khảo nghiệm:
2.2.1. Khảo nghiệm cơ bản:
- Bố trí thí nghiệm: Theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3-4 lần nhắc lại. Diện tích ô là 10 m2 (8m (1,25m). Xung quanh diện tích thí nghiệm phải có ít nhất một luống bảo vệ.
- Giống khảo nghiệm: Phải gửi đến Cơ quan khảo nghiệm trước vụ trồng, kèm theo đăng ký khảo nghiệm giống, lý lịch giống (nếu là giống khảo nghiệm vụ đầu). Chất lượng gieo trồng của hạt giống gửi khảo nghiệm phải tương đương với giống nguyên chủng theo tiêu chuẩn 10 TCN 318-98. Lượng hạt giống tối thiểu 10g/giống/vụ.
- Giống đối chứng: Là giống đã được công nhận hoặc giống địa phương đang được trồng phổ biến tại nơi khảo nghiệm, có thời gian sinh trưởng cùng nhóm với giống khảo nghiệm và chất lượng hạt giống đạt tiêu chuẩn giống nguyên chủng.
2.2.2. Khảo nghiệm sản xuất:
- Diện tích: Mỗi giống ít nhất 500 m2/điểm, không nhất thiết phải nhắc lại.
- Giống đối chứng như đối với khảo nghiệm cơ bản.
- Qui trình kỹ thuật: áp dụng qui trình kỹ thuật tiên tiến của địa phương nơi khảo nghiệm hoặc theo qui trình kỹ thuật của mục 2.3.
2.3. Qui trình kỹ thuật:
2.3.1. Thời vụ:
Theo khung thời vụ tốt nhất đối với từng nhóm giống tại địa phương nơi khảo nghiệm.
2.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
- 2.3.2.1. Kỹ thuật làm vườn ươm:
- Chọn đất nhẹ, thoát nước tốt, không chua (pHkcl = 6 - 6,5). Đất được phơi ải, cày bừa kỹ đảm bảo tơi xốp, sạch cỏ.
- Lên luống rộng 0,8-1m, cao 25-30 cm, tạo mặt luống có hình mai rùa nhằm thoát nước khi mưa.
- Phân bón cho 10m2 vườn ươm: 25-30 kg phân chuồng 1 kg vôi bột (0,4-0,5) kg supelân. Sau khi bón phân dùng cào trộn đều trên mặt luống và san phẳng. Khi gieo hạt nên trộn đều hạt với đất khô hoặc cát, gieo mật độ 2,5-3,0g hạt/m2. Sau khi gieo hạt xong rắc một lớp đất bột kín hạt, phủ một lớp rơm đã được cắt nhỏ hoặc trấu rồi tưới đủ ẩm.
Chăm sóc: Khi 70-80% hạt nảy mầm bỏ rơm rạ, tỉa định cây khi cây có 2-3 lá thật, để khoảng cách cây 5 - 7cm. Phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ thực vật. Trước khi trồng từ 5 - 7 ngày không tưới nước để luyện cho cây, trước khi nhổ cây để trồng tưới đẫm nhằm hạn chế đứt rễ khi nhổ cây. Trồng khi cây có 5-6 lá thật.
2.3.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc thí nghiệm:
Mật độ, khoảng cách:
Vụ sớm và muộn: Hàng x hàng 50cm, cây x cây 40 - 45 cm (tuỳ giống) .
Chính vụ: Hàng x hàng 50cm, cây x cây 40-60 cm.
Làm đất, bón phân:
Làm đất, lên luống: Cày bừa kỹ đảm bảo đất tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống rộng 1,25m, cao 25-30cm, bổ 2 hàng hốc kiểu nanh sấu theo khoảng cách cho từng thời vụ.
Phân bón cho 1 ha: Phân chuồng hoai mục 20 - 25 tấn 120 - 150kg N 100 - 120 kg P2O5 75-90 kg K2O .
Cách bón:
Lót toàn bộ phân chuồng, lân và 1/3 lượng kali. Toàn bộ lượng đạm và kali còn lại chia đều cho các lần bón thúc:
• Thúc lần 1 khi cây hồi xanh kết hợp vun xới nhẹ.
• Thúc lần 2 khi cây trải lá bàng kết hợp xới vun cao.
• Thúc lần 3 khi cây vào cuốn.
Chú ý: luôn giữ ẩm cho cây, đặc biệt giai đoạn vào cuốn. Khi cải bắp đã cuốn chắc không nên tưới đẫm tránh hiện tượng nổ bắp.
2.3.3. Phòng trừ sâu bệnh:
Cải bắp thường bị các loại sâu phá hoại trong thời gian sinh trưởng như: Sâu tơ (Plutella Maculipenis Curtis), sâu xám (Agrotis ypsilon Rotemberg), rệp rau(Brevicoryne brassicae), bọ nhảy(Phyllotreta vittata F)... Phòng trừ bằng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ thực vật.
Đối với bệnh cần lưu ý các loại bệnh thối do nấm, bệnh xốp rễ.... Phòng trừ: Khi cây nhiễm sâu bệnh dùng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn của ngành BVTV.
2.3.4. Thu hoạch:
Thu hoạch khi bắp đã cuốn chặt, thu những cây mẫu đã xác định trước để đo đếm các chỉ tiêu trong phòng sau đó thu toàn bộ ô thí nghiệm.
3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.
3.1 Khảo nghiệm cơ bản:
3.1.1 Đặc điểm hình thái
- Mô tả các bộ phận của cây sau đây:
- Lá: Dạng lá, màu sắc lá, gân lá, cỡ lá (to, trung bình, nhỏ)
Dạng bắp: Được chia làm 5 nhóm cơ bản dựa vào tỷ lệ giữa chiều cao (H) và đường kính bắp (D) như sau:
Nhóm I - Bắp tròn (0,8 = H/D (1,1)
Nhóm II - Bắp phẳng dẹt (tỷ lệ 0,4 (H/D (0,7)
Nhóm III - Bắp tròn dẹt (tỷ lệ 0,8(H/D(0,7)
Nhóm IV - Bắp nhọn dài (tỷ lệ 1,1 (H/D (1,4)
Nhóm V - Bắp oval (tỷ lệ 1,4 (H/D (2,1)
Dạng đáy bắp: Chia làm 3 nhóm.
Nhóm I - Đáy lồi - Phần đáy xung quanh thân vát lên phía thân bắp
Nhóm II - Đáy phẳng - Phần đáy bắp vuông góc với thân
Nhóm III - Đáy lõm - Phần bắp xung quanh thân lõm sâu vào trong bắp
Cấu trúc kiểu xếp lá trên đỉnh bắp:
- Hở hoàn toàn: Tất cả các lá bao không cuốn hoàn toàn tạo thành khe hở có thể nhìn sâu vào giữa bắp từ trên xuống.
- Nửa kín: Các lá ngoài cuốn không kín hết nên có thể nhìn được một phần của lá trong bắp ở lượt thứ 2 từ ngoài vào.
- Kín hoàn toàn: Hai lá bên ngoài ôm kín bắp, không thể thấy một phần nào của lượt lá thứ 2
3.1.2 Các giai đoạn sinh trưởng.
- Ngày gieo.
- Ngày mọc: Ngày có 50% số cây ở giai đoạn hai lá mầm.
- Ngày trồng.
- Ngày trải lá bàng: Ngày có 50% số cây trải lá bàng.
- Ngày cuốn: Tại thời điểm có 50% số cây bắt đầu cuốn bắp.
Ngày thu lần đầu.
- Ngày thu hoạch xong.
3.1.3 Một số chỉ tiêu theo dõi trên các cây mẫu.
Mỗi lần nhắc lấy 5 cây ngẫu nhiên liên tiếp trừ 3 cây đầu luống theo dõi các chỉ tiêu sau:
- Đường kính tán cây (cm): Đo 2 đường vuông góc qua tâm cây thời kỳ trải lá bàng, lấy số trung bình.
- Khối lượng cây: Cân toàn bộ cây lúc thu hoạch.
- Khối lượng bắp: Cân bắp không kể lá bao.
- Số lá bao (lá không cuốn): Đếm số lá không cuốn/cây lúc thu hoạch.
- Số lá cuốn: Xẻ đôi bắp đếm số lá trong bắp.
- Chiều cao bắp (H) = cm: Đo từ đỉnh đến đáy bắp.
- Đường kính bắp D = (cm): Đo 2 đường vuông góc qua tâm bắp, lấy số trung bình.
- Tỷ lệ bắp cuốn (%): Số bắp cuốn/Tổng số cây(100.
Độ chặt bắp - được tính theo công thức.
P= | G |
H(D2 (0,523 |
Trong đó :
- G: Khối lượng bắp (g)
- H: Chiều cao bắp (cm)
- D2 : Chiều dài (chiều rộng bắp (cm2)
- P = g/cm3 (P càng cao bắp càng chặt thể hiện giống tốt)
- 0,523 là hệ số qui đổi từ thể tích hình trụ sang hình cầu.
3.1.4 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính.
Theo dõi mức độ nhiễm sâu bệnh hại ở các thời kỳ sau trồng 30, 45 và 60 ngày đối với một số bệnh chính cụ thể như sau:
- Đối với bệnh héo rũ (Fusarium conglutinans Wr) và bệnh thối nhũn cải bắp (Erwinia carotovora Holland, Erwinia aroidene Holland và Pseudomonas sp.) đánh giá theo thang điểm từ 1-5 (nhẹ - rất nặng) dựa trên % số cây bệnh.
Điểm 1 - Dưới 10% số cây nhiễm - không nhiễm
Điểm 2 - 10-25% số cây nhiễm - nhiễm nhẹ
Điểm 3 - 26 - 50% số cây nhiễm - nhiễm trung bình
Điểm 4 - 51-75% số cây nhiễm - nhiễm nặng
Điểm 5 - Trên 75% số cây nhiễm - nhiễm rất nặng
Với bệnh sương mai (Peronospora brassica Gaiim) và bệnh thối đen gân lá (Xanthomonas campestris Dowson), x ác định chỉ số bệnh (%) như sau:
Điều tra trên 5 cây mẫu, tính % lá nhiễm bệnh có thể đếm được. Phân cấp theo 5 cấp:
1 - Dưới 10%
2 - 10-25%
3 - 26 - 50%
4 - 51-75%
5 - Trên 75%
Sau đó tính chỉ số bệnh theo theo công thức:
Chỉ số bệnh (%) = | ((a(n) | (100 |
N (5 |
Trong đó:
a: Cấp số bệnh
n: Số lá bị bệnh cấp tương ứng.
N: Tổng số lá điều tra.
5 : Cấp cao nhất.
- Đối với sâu theo dõi mức độ hại của một số loại sâu chính hại rau như: Sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh (Pieris rapae L.), bọ nhảy (Phyllotreta vittata F.), rệp rau (Brevicoryneb rassicae L) cho điểm :
1 - Không nhiễm.
2 - Nhiễm nhẹ.
3 - Nhiễm mức trung bình.
4 - Nhiễm nặng.
5 - Nhiễm rất nặng.
3.1.5 Khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Đánh giá mức độ bị hại và khả năng phục hồi của cây sau khi bị hạn, nóng, úng, sương muối. Cho điểm theo thang điểm từ 1-5 như sau:
1 - Sinh trưởng phát triển bình thường.
2 - Hại nhẹ nhưng phục hồi nhanh.
3 - ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây, phục hồi chậm.
4 - Sinh trưởng phát triển kém biểu hiện qua các bộ phận của cây: héo, chuyển màu...
5 - Có biểu hiện cây chết.
3.1.6 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
Số cây thực thu/ô thí nghiệm: Đếm số cây thực tế cho thu hoạch.
Năng suất thực thu/ô thí nghiệm: Cân khối lượng cây, bắp thực tế/ô.
Năng suất lý thuyết.
3.1.7 Chất lượng :
- Hàm lượng chất khô (%)
- Hàm lượng VitaminC (mg/100g)
- Hàm lượng đường (mg/100 g)
- Khẩu vị (độ ròn, ngọt, ...) theo thang điểm từ 1 - 5 (1- Khẩu vị rất ngon; 2 - Ngon; 3 - Trung bình; 4 - Kém; 5 - Rất kém)
* Lưu ý: Phân tích thành phần sinh hoá của các giống không được chậm quá 3 ngày sau khi thu hoạch.
3.2 Khảo nghiệm sản xuất:
- Thời gian sinh trưởng: Tính từ ngày gieo đến ngày thu hoạch.
- Năng suất cây, bắp (tạ/ha).
- Nhận xét về khả năng sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh , khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận.
- Ý kiến của người sản xuất: có hoặc không chấp nhận giống mới.
4. Tổng kết và công bố kết quả khảo nghiệm :
4.1. Báo cáo kết quả khảo nghiệm của các điểm phải gửi về cơ quan khảo nghiệm chậm nhất 15 ngày sau khi thu hoạch để viết báo cáo tổng kết (phụ lục 2 kèm theo)
4.2. Cơ quan khảo nghiệm tổng hợp và thông báo kết quả khảo nghiệm đến các cơ quan, cá nhân có gửi khảo nghiệm và điểm khảo nghiệm sau hàng vụ, báo cáo trước Hội đồng Khoa học và Công nghệ Bộ Nông nghiệp và PTNT.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN GIỐNG CẢI BẮP
Vụ năm
1. Điểm khảo nghiệm:
2. Cơ quan quản lý:
3. Cán bộ thực hiện:
4. Tên giống tham gia khảo nghiệm:
Đặc điểm đất khảo nghiệm:
Số liệu phân tích đất (nếu có):
Công thức luân canh:
Cây trồng vụ trước:
5. Tính chất đất:
6. Ngày gieo:
7. Ngày trồng:
8. Phân bón: Bón lót, bón thúc, loại phân, cách bón
Tưới nước: (ghi rõ ngày tưới của mỗi lần)
Các lần tưới Phương pháp tưới
1
2
3
...
Xới vun:
Lần xới vun Ngày Phương pháp xới vun.
1
2
3
Phòng trừ sâu bệnh:
Ngày phun Loại thuốc Nồng độ Cách phun.
Số liệu khí tượng (nếu có):
Nhiệt độ (trung bình, tối cao, tối thấp)
Lượng mưa (mm), số ngày mưa.
Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày)
Sơ đồ khảo nghiệm:
Sơ bộ nhận xét kết quả khảo nghiệm:
Nhận xét tóm tắt ưu nhược điểm của các giống khảo nghiệm - Kết luận và đề nghị.
Ý kiến của Cơ quan quản lý thí nghiệm
Cơ quan quản lý thí nghiệm | Ngày tháng năm Cán bộ khảo nghiệm |
Phụ lục 2 :
CÁC BIỂU MẪU THEO DÕI THÍ NGHIỆM
Biểu 1: đặc điểm hình thái.
Giống | Mô tả đặc điểm các bộ phận (hình thái, mầu sắc, giải phẫu) | |||||||
Lá | Bắp | Cấu trúc cây | ||||||
| Mầu sắc | Cỡ lá | Dạng bắp | Dạng đáy bắp | Cấu trúc cuốn | |||
Dạng lá | Gân lá | Lá |
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 2: Một số chỉ tiêu sinh truởng phát triển.
Giống | GiốngThời gian qua các giai đoạn sinh trưởng (ngày) | |||||
Ngày gieo | Ngày trồng | Ngày trải lá | Ngày cuốn | Ngày thu lần | Ngày thu xong | |
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 3: Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh chủ yếu.
Giống | Mức nhiễm một số loại bệnh chủ yếu | Mức độ hại của một số loại sâu chủ yếu (% diện tích) | Ghi chú | |||||
Thối nhũn (% cây bệnh) | Sương mai | héo rũ (% cây bệnh) | Đen gân lá(1-5) | Sâu tơ | Rệp | Sâu xanh | ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 4: Khả năng chống chịu các điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Giống | Hạn | úng | Giá rét | Nóng | Ghi chú |
| ||||
Ngày đánh giá | Điểm (1-5) | Ngày đánh giá | Điểm (1-5) | Ngày đánh giá | Điểm (1-5) | Ngày đánh giá | Điểm (1-5) |
| ||
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
|
|
Biểu 5: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
Giống | Số cây cho thu hoạch | KL cây (kg) | KL bắp (kg) | Số lá không cuốn | Số lá cuốn | Tỷ lệ cuốn bắp (%) | NSTT | NSLT | ||
kg/ô | Tạ/ha | |||||||||
cây | Bắp | cây | Bắp | |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biểu 6: Chất lượng các giống.
Giống | Độ chặt bắp(g/cm³) | Chất khô (%) | VitaminC (mg/100g) | Đường tổng số (mg/ 100g) | Khẩu vị ăn (1-5) |
|
|
|
|
|
|
- 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-92:2012/BNNPTNT về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cải bắp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8812:2011 về hạt giống cải bắp - yêu cầu kỹ thuật
- 3 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 426:2000 về quy phạm khảo nghiệm giống thuốc lá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 328:1998 về quy phạm khảo nghiệm giống dâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành