- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5072:1990 (ST SEV 5807 – 86) về sản phẩm rau quả chế biến - phương pháp lấy mẫu và các quy tắc chung về nghiệm thu
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5102:1990 (ISO 874-1980)
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4411:1987 về đồ hộp - phương pháp xác định khối lượng tịnh và tỷ lệ theo khối lượng các thành phần trong đồ hộp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4414:1987 về đồ hộp - xác định hàm lượng chất khô hòa tan bằng khúc xạ kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4589:1988 (ST SEV 3010 - 81, ST SEV 3012 - 81) về đồ hộp - phương pháp xác định hàm lượng axit tổng số và axit bay hơi
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3216:1994 về đồ hộp rau quả - phân tích cảm quan bằng phương pháp cho điểm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5483:1991 (ISO 750 - 1981)
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5449:1991 (ST SEV 3833 – 82) về đồ hộp - chuẩn bị dung dịch thuốc thử, thuốc nhuộm, chỉ thị và môi trường dinh dưỡng dùng cho phân tích vi sinh
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4410:1987 về đồ hộp - phương pháp thử cảm quan
- 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4413:1987 về đồ hộp - phương pháp chuẩn bị mẫu để phân tích hoá học
- 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5165:1990 về sản phẩm thực phẩm - phương pháp xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 12 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4829:2001 về Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về phương pháp phát hiện Salmonella do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 13 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4884:2001 (ISO 4883 : 1991) về Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về định lượng vi sinh vật - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 30oC do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 14 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6846:2001 về Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về định lượng E.coli giả định - Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 15 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6848:2001 về Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về định lượng Coliform - Kỹ thuật đếm khuẩn lạc do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 16 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5166:1990 về Sản phẩm thực phẩm - Phương pháp xác định tổng số bào tử, nấm men, nấm mốc
- 17 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5521:1991 (ST SEV 3015-81) về Sản phẩm thực phẩm - Nguyên tắc nuôi cấy vi sinh vật và phương pháp xử lý kết quả kiểm nghiệm vi sinh
- 1 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 787:2006 về tiêu chuẩn rau quả - Quy trình chế biến dứa lạnh đông nhanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 573:2003 về tiêu chuẩn dứa lạnh đông IQF
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4039:1985 về dứa lạnh đông do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
TIÊU CHUẨN NGÀNH
10 TCN 609:2005
TIÊU CHUẨN RAU QUẢ
DỨA LẠNH ĐÔNG NHANH
(Quick frozen pineapple)
I. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho dứa lạnh đông được chế biến từ dứa quả tươi, làm lạnh đông nhanh (IQF), đóng gói trong túi PE kín và bảo quản lạnh đông.
II. Yêu cầu kỹ thuật
Dứa lạnh đông được sản xuất theo đúng quy trình công nghệ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2.1.Yêu cầu nguyên liệu
2.1.1. Trạng thái
Dứa chín tươi tốt, không sâu thối, bầm giập. Thịt quả không bị nẫu, không có vết thâm nâu.
2.1.2. Độ chín
Tuỳ thuộc vào mùa vụ và vùng sinh thái.
- Dứa Queen: Quả dứa đã mở mắt đến chín 2/3 quả.
- Dứa Cayenne: Quả dứa đã mở mắt đến chín 1/3 quả.
2.1.3. Màu sắc
- Thịt quả có màu vàng nhạt đến vàng đậm.
2.1.4. Hương vị
Đặc trưng của dứa chín. Không có mùi vị lạ.
2.1.5. Khối lượng (đã bỏ hoa, cuống)
- Dứa Queen: Không nhỏ hơn 450gam.
- Dứa Cayenne: Không nhỏ hơn 600gam.
2.1.6. Hàm lượng chất khô hoà tan (đo bằng khúc xạ kế ở 200 C)
- Dứa Queen: Không nhỏ hơn 10%.
- Dứa Cayenne: Không nhỏ hơn 10%.
2.1.7. Tạp chất
- Không cho phép
2.1.8. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04-04-1998 của Bộ Y tế về việc ban hành: “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”.
2.2. Yêu cầu thành phẩm
2.2.1. Chỉ tiêu cảm quan
2.2.1.1. Trạng thái
Trước khi rã đông: Các miếng dứa ở trạng thái cứng và rời. Khng được phép có biểu hiện tái đông.
Sau khi rã đông ở nhiệt độ rã đông từ âm 5oC (-5oC) đến 0oC: Các miếng dứa mịn nhưng không nhũn nát.
2.2.1.2. Màu sắc
Trước khi rã đông: Các miếng dứa được bao phủ bởi lớp tuyết mỏng trên bề mặt.
Sau khi rã đông ở nhiệt độ từ âm 50C (-50C) đến 00C: Các miếng dứa có màu từ vàng nhạt đến vàng đậm.
2.2.1.3. Hương vị
Đặc trưng của dứa chín, không có mùi vị lạ.
2.2.1.4. Tạp chất
Không cho phép.
2.2.2. Chỉ tiêu lý hoá
2.2.2.1. Kích thước
Các miếng dứa trong cùng một đơn vị bao gói phải có kích thước tương đối đồng đều:
Dứa khoanh: Đường kính Không nhỏ hơn 45mm
Chiều dày 9 ¸ 25mm
Dứa rẻ quạt: Chiều dày 9 ¸ 13mm
Cung lớn 10 ¸ 30mm
Cung nhỏ 5 ¸ 12mm
Dứa khúc: Chiều dày 13 ¸ 30mm
Cung lớn 20 ¸ 37mm
Cung nhỏ 5 ¸ 15mm
Dứa quân cờ: Chiều dài 10 ¸ 15mm
Chiều rộng 10 ¸ 15mm
Chiều cao 10 ¸ 15mm
2.2.2.2. Hàm lượng chất khô hoà tan (đo bằng khúc xạ kế ở 20oC)
- Không nhỏ hơn 9%
2.2.2.3. Nhiệt độ tâm sản phẩm đơn vị bao gói sản phẩm khi bảo quản tính bằng oC Không lớn hơn âm 18oC (-18oC).
2.2.3. Chỉ tiêu vi sinh vật
Theo Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 04 tháng 4 năm 1998 của Bộ Y tế về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”
Vi sinh vật Giới hạn cho phép trong 1g thực phẩm
TSVKHK 105
Coliforms 10
E. Coli 0
S. Aureus 0
Cl. Perfringens 0
Salmonella Không được có trong 25gam thực phẩm
III. Phương pháp thử
3.1. Lấy mẫu
Theo TCVN 5102-90; TCVN 5072 - 90.
3.2. Kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, lý và hoá
Chỉ tiêu cảm quan: Theo TCVN 3216:1994;
Chỉ tiêu lý hoá: Theo TCVN 4410 – 87; TCVN 4411 – 87; TCVN 4413 – 87; TCVN 4414 – 87; TCVN 4589 – 88; TCVN 5483 - 91
3.3. Kiểm tra chỉ tiêu vi sinh
Theo TCVN 280 – 91; TCVN 6507-1999; TCVN 5449-91; TCVN 8881-89; TCVN 5521-1991; TCVN 5165 – 90; TCVN 5166 – 90; TCVN 6848 – 2001; TCVN 6846 – 2001; TCVN 4830 – 89; TCVN 4991 – 89; TCVN 4829 – 2001; TCVN 4884 – 2001; TCVN 4993 – 89.
IV. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển
4.1. Bao gói
Các loại bao bì đựng sản phẩm dứa đông lạnh phải phù hợp theo TCVN 4439 - 87.
4.1.1. Túi PE chuyên dùng cho thực phẩm không được thủng, rách.
4.1.2. Thùng Carton phải sạch sẽ, kích thước và độ bền phù hợp.
4.2. Ghi nhãn
Theo quyết định số 178/ 1999/ QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hóa xuất, nhập khẩu”.
4.3. Bảo quản
Dứa lạnh đông phải được bảo quản ở nhiệt độ ổn định và không lớn hơn âm 180C (-180C).
Các thùng chứa sản phẩm phải xếp sao cho khí lạnh dễ lưu thông và sản phẩm không bị bẹp.
Kho bảo quản phải sạch, không có mùi vị lạ.
4.4. Vận chuyển
Khi vận chuyển ra khỏi kho bảo quản phải dùng xe lạnh có nhiệt độ không lớn hơn âm 180C (-18oC).
- 1 Tiêu chuẩn ngành 10TCN 787:2006 về tiêu chuẩn rau quả - Quy trình chế biến dứa lạnh đông nhanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 573:2003 về tiêu chuẩn dứa lạnh đông IQF
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4039:1985 về dứa lạnh đông do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành