- 1 Quy chuẩn quốc gia QCVN 11:2015/BGTVT về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc
- 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2011/BGTVT về chất lượng an toàn kỹ thuật đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Tiêu chuẩn ngành 22TCN 297:2002 về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - xích mô tô - yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Tiêu chuẩn ngành 22TCN 298:2002 về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - xích ống con lăn truyền động bước ngắn chính xác và đĩa xích - yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5 Tiêu chuẩn ngành 22TCN 299:2002 về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - khung mô tô, xe máy hai bánh - yêu cầu và phương pháp thử do Bộ Giao thông vận tải ban hành
HÀ NỘI 2003
Lời nói đầu
22 TCN 315 - 03
Tiêu chuẩn 22 TCN 315 - 03 được biên soạn trên cơ sở Qui định 70/222/EEC.
Cơ quan đề nghị và biên soạn: Cục Đăng kiểm Việt Nam
Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Giao thông vận tải
2
Cơ quan xét duyệt và ban hành: Bộ Giao thông vận tải
Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu kỹ thuật về khoảng trống lắp biển số sau của xe cơ giới có bốn bánh trở lên và vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 25km/h, rơ moóc và sơ mi rơ moóc (sau đây gọi tắt là xe) trừ các xe thực hiện những công việc có tính chất công cộng.
Tiêu chuẩn này được áp dụng trong kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật các loại xe cơ giới (kiểm tra chứng nhận kiểu loại xe).
2.1. Hình dạng và kích thước của khoảng trống lắp biển số sau
Khoảng trống lắp biển số sau phải chứa được một tấm phẳng (hoặc gần như phẳng) hình chữ nhật có các kích thước nhỏ nhất như sau: Rộng: 520mm
Cao: 120mm Hoặc Rộng: 340mm Cao: 240mm
2.2. Vị trí của khoảng trống để lắp đặt biển số
Khoảng trống lắp biển số sau phải bảo đảm cho biển số, sau khi đã lắp đặt chính xác và cố định chắc chắn, thỏa mãn các yêu cầu dưới đây:
2.2.1. Vị trí của biển số so với mặt phẳng trung tuyến dọc xe
Tâm của biển số không được nằm bên phải mặt phẳng trung tuyến dọc xe.
Cạnh bên trái của biển số không được nằm bên trái mặt phẳng thẳng đứng song song với mặt phẳng trung tuyến dọc xe và tiếp xúc với mép ngoài cùng bên trái của xe.
Biển số phải vuông góc hoặc gần như vuông góc với mặt phẳng trung tuyến dọc xe.
2.2.2. Vị trí của biển số so với mặt phẳng thẳng đứng
Biển số phải được lắp thẳng đứng với dung sai không quá 50. Nếu hình dáng xe không cho phép, nó có thể nghiêng so với phương thẳng đứng như sau:
- Không quá 300 khi mặt có số đăng kí hướng lên trên với điều kiện là chiều cao cạnh trên của biển số tính từ mặt đất không được lớn hơn 1,2m;
- Không quá 150 khi mặt có số đăng kí hướng xuống phía dưới với điều kiện là chiều cao cạnh trên của biển số tính từ mặt đất lớn hơn 1,2m.
2.2.3. Chiều cao của biển số tính từ mặt đất
- Chiều cao cạnh dưới của biển số tính từ mặt đất không được nhỏ hơn 0,3m;
- Chiều cao cạnh trên của biển số tính từ mặt đất không được lớn hơn 1,2m. Trong trường hợp vị trí lắp biển số không thể thỏa mãn yêu cầu này thì chiều cao có thể lớn hơn 1,2m nhưng phải gần với giới hạn này đến mức mà kết cấu của xe cho phép và trong mọi trường hợp không được vượt quá 2m.
2.2.4. Yêu cầu về tầm nhìn
Tầm nhìn phải bảo đảm nhìn thấy rõ toàn bộ biển số trong khoảng không gian tạo bởi 4 mặt phẳng sau:
- Một mặt phẳng thẳng đứng đi qua cạnh bên phải của biển số và tạo thành một góc hướng ra phía sau xe bằng 300 với mặt phẳng trung tuyến dọc xe;
- Một mặt phẳng thẳng đứng đi qua cạnh bên trái của biển số và tạo thành một góc hướng ra phía sau xe bằng 300 với mặt phẳng trung tuyến dọc xe;
- Một mặt phẳng đi qua cạnh trên của biển số và tạo thành một góc hướng lên phía trên bằng 150 với mặt phẳng nằm ngang;
- Một mặt phẳng nằm ngang đi qua cạnh dưới của biển số. Nếu chiều cao cạnh trên của biển số tính từ mặt đất lớn hơn 1,20m, mặt phẳng này phải tạo thành một góc hướng xuống phía dưới bằng 150 với mặt phẳng nằm ngang.
2.2.5. Qui định về đo chiều cao của biển số tính từ mặt đất
Chiều cao được qui định trong mục 2.2.2, 2.2.3 và 2.2.4 được đo trong điều kiện xe không tải.
- 1 Quy chuẩn quốc gia QCVN 11:2015/BGTVT về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc
- 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 11:2011/BGTVT về chất lượng an toàn kỹ thuật đối với rơ moóc và sơ mi rơ moóc do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Tiêu chuẩn ngành 22TCN 297:2002 về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - xích mô tô - yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Tiêu chuẩn ngành 22TCN 298:2002 về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - xích ống con lăn truyền động bước ngắn chính xác và đĩa xích - yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5 Tiêu chuẩn ngành 22TCN 299:2002 về phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - khung mô tô, xe máy hai bánh - yêu cầu và phương pháp thử do Bộ Giao thông vận tải ban hành