- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2726:1987 về Quặng tinh cromit - Yêu cầu kỹ thuật
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2727:1987 về Quặng tinh cromit - Quy định chung cho các phương pháp phân tích hóa học
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2621:1987 về Quặng và quặng tinh kim loại màu - Quy định chung cho các phương pháp phân tích hóa học do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1664:1986 về Quặng sắt - Phương pháp chuẩn bị mẫu trong phòng thí nghiệm để phân tích hóa học
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1665:1986 về Quặng sắt - Phương pháp xác định độ hao khi nung
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1666:1986 về Quặng sắt - Phương pháp xác định độ ẩm
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1667:1986 về Quặng sắt - Phương pháp xác định độ ẩm hàng hóa
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1668:1986 về Quặng sắt - Phương pháp xác định hàm lượng nước liên kết
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1669:1986 về Quặng sắt - Phương pháp xác định hàm lượng titan đioxit
TIÊU CHUẨN NGÀNH
64TCN 62:1993
TINH QUẶNG PIRIT
Tiêu chuẩn này áp dụng cho tinh quặng pirit dùng để sản xuất axít sunfuric.
1. YÊU CẦU KỸ THUẬT
Các chỉ tiêu hoá, lý của tinh quặng pyrít phải phù hợp với yêu cầu trong bảng:
Tên chỉ tiêu | Mức |
1. Ngoại quan | Dạng hạt với màu sáng có ánh kim |
2. Hàm lượng lưu huỳnh, tính bằng phần trăm khối lượng, không nhỏ hơn | 35 |
3. Tổng hàm lượng chì và kẽm, tính bằng phần trăm khối lượng, không lớn hơn | 0,5 |
4. Hàm lượng asen, tính bằng phần trăm khối lượng, không lớn hơn | 0,3 |
5. Hàm lượng flo, tính bằng phần trăm khối lượng, không lớn hơn | 0,05 |
6. Độ ẩm, tính bằng phần trăm khối lượng, không lớn hơn | 7 |
7. Cỡ hạt, tính bằng mm, không lớn hơn | 200 |
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1 Quy định chung
2.1.1 Thuốc thử dùng trong tiêu chuẩn là loại tinh khiết hoá học (TKHH) hoặc tinh khiết phân tích (TKPT)
2.1.2 Nước cất theo TCVN 2117-77.
2.1.3 Nếu kết quả phân tích không thoả mãn dù chỉ một trong số chỉ tiêu trên thì phân tích lại, mẫu lấy từ chính lô hàng đó với khối lượng gấp đôi, kết quả phân tích lại sẽ là kết quả chính thức của lô hàng đó.
2.1.4 Lô hàng là lượng sản phẩm đồng nhất về chất lượng được sản xuất và giao nhận cùng một lượt.
2.2 Phương pháp thử
2.2.1 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu theo TCVN 4775-89.
2.2.2 Ngoại quan sản phẩm được xác định bằng mắt thường
2.2.3 Xác định hàm lượng lưu huỳnh
2.2.3.1 Nguyên tắc.
Lưu huỳnh trong mẫu được đốt trong lò nung ống thạch anh dưới luồng không khí tạo thành SO2. Khí SO2 được hấp thu và oxy hoá trong dung dịch H2O2 tạo thành axít sunfuric. Chuẩn lượng axít tạo thành bằng dung dịch natri hidroxít tiêu chuẩn với chỉ thị metyla đỏ.
2.2.3.2 Hoá chất, dụng cụ và thiết bị
Dung dịch natri hidroxít 0,1N
Dung dịch hidro peoxit 1,5% (H2O2)
Metyla đỏ 1%
Bình hấp thu (3 cái)
Ống thạch anh có đường kính (25-30)mm, chiều dài 600mm
Thuyền sứ
Bình khử SO3, CO2 và hơi nước trong không khí.
Lò nung nhiệt độ 850 ÷ 9000C có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ.
Ống chuẩn độ 50ml
Bơm chân không 2-3lít/phút
Lắp đặt hệ thống phân tích như hình vẽ.
1- Bình lọc SO3, CO2, H2O trong không khí
2- Nút amiăng bịt kín
3- Lò nung có ống thạch anh
4- Thuyền sứ chứa mẫu
5- Căn nhiệt độ
6- Đồng hồ đo nhiệt
7,8,9- Bình hấp thụ chứa dung dịch H2O2 3%
10- Bơm chân không
2.2.3.3 Cách tiến hành
Nâng nhiệt độ lò nung lên 8500C
Cho 50ml dung dịch H2O2 1,5% vào bình hấp thụ số 7;
trong các bình hấp thụ số 8,9 cho vào mỗi bình 20ml dung dịch H2O2 1,5%. Tất cả dung dịch H2O2 trước khi cho vào bình hấp thụ đã được trung hoà bằng dung dịch NaOH 0,1N với chỉ thị mầu là metyl đỏ cho đến khi chuyển sang mầu vàng.
Cân 0,2 gam mẫu pyrit đã được nghiền nhỏ và sấy khô (độ chính xác 0,0002gam) cho vào thuyền sứ. Cho nhanh thuyền sứ vào trong ống thạch anh ở chính giữa lò. Nhanh chóng nút kín toàn hệ thống. Chạy bơm chân không hút hệ thống với vận tốc 2-3lít/phút. Giữ hệ thống làm việc trong 30 phút liên tục.
Dừng bơm chân không, tháo lấy thuyền sứ trong lò ra.
Đổ toàn bộ dung dịch trong ba bình hấp thụ vào bình tam giác 250ml, tráng các bình hấp thụ 2-3 lần bằng nước cất.
Chuẩn độ dung dịch hấp thụ trên bằng natri hidroxit NaOH 0,1N cho đến khi dung dịch chuyển từ màu đỏ sang màu vàng.
2.2.3.5 Tính kết quả
Hàm lượng lưu huỳnh trong mẫu (X), tính bằng phần trăm theo công thức:
X = | V. K x 0,0016 x 100 |
|
G |
Trong đó:
V : thể tích dung dịch natri hidroxit 0,1N dùng chuẩn độ, ml.
K : hệ số nồng độ của natrihidroxit 0,1N
0,0016 : milli đương lượng gam của lưu huỳnh
G : lượng mẫu dùng phân tích, g.
2.2.4 Xác định hàm lượng chì và kẽm.
Thực hiện theo TCVN 4202-86
2.2.5 Xác định hàm lượng asen
Thực hiện theo TCVN 3778-83
2.2.6 Xác định hàm lượng flo
2.2.6.1 Nguyên tắc
Dưới tác dụng của axít sunfuric và silic oxít, chưng cất theo phương pháp hơi nước thu được axít H2SiF6 và được chuẩn độ bằng thori nitrat (Th (NO3)4) theo chỉ thị alizarin sunfonat natri, dung dịch đệm axít mono cloaxetic.
2.2.6.2 Hoá chất và dụng cụ
Thori nitrat dung dịch 0,01N.
Natri hidroxit dung dịch 0,01N.
Axit clohidric dung dịch 0,01N.
Bột silic oxít nghiền nhỏ, sấy khô.
Hỗn hợp đệm Flo : cân 9,45g axít monoclo axetic và 2g natri hidroxit hoà tan trong 100ml nước cất.
Bếp điện.
Bếp chưng cất.
Bình cầu đáy tròn dung tích 500ml.
Bình cầu đáy bằng dung tích 500ml
Ống sinh hàn
Nhiệt kế 2000C.
Giá đỡ.
2.2.6.3 Cách tiến hành.
Cân 2 gam mẫu đã sấy khô (độ chính xác 0,0002g) cho vào bình cầu đáy tròn có chứa 2g silic oxit. Nhanh chóng cho 150ml H2SO4 vào bình cầu (60ml H2SO4 đặc và 90ml nước cất) lắp nhanh vào hệ thống chưng cất đã được chuẩn bị. Tiến hành chưng cất ở nhiệt độ 1350C trong thời gian 1 giờ 30 phút. Chuyển dung dịch ngưng tụ thu được vào bình định mức 250ml, rửa ống sinh hàn bằng nước cất và chứa vào bình định mức. Điều chỉnh bằng nước cất đến vạch, lắc đều. Hút 50ml dung dịch cho vào bình tam giác 250ml, thêm 50ml nước cất, 5 giọt chỉ thị alizarin sunfonat. Dùng dung dịch natri hidroxit 0,01N trung hoà cho tới khi dung dịch có mầu hồng nhạt, thêm 10ml dung dịch đệm axit monoclo axetic. Chuẩn độ bằng dung dịch thori nitrat (Th(NO3)4) 0,01N cho đến khi dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt. Ghi thể tích tiêu tốn V1. Tiến hành cất mẫu trắng tương tự như trên. Chuẩn độ mẫu trắng bằng dung dịch thori nitrat 0,01N. Ghi thể tích tiêu tốn V2.
2.2.6.4 Tính kết quả.
Hàm lượng Flo trong mẫu (X2) tính bằng phần trăm, theo công thức:
X2 = | (V1 - V2) x K x N x 250 x 0,019 x 100 |
|
2 x 50 |
Trong đó:
V1 : thể tích thori nitrat dùng chuẩn độ mẫu phân tích (ml)
V2 : thể tích thori nitrat dùng chuẩn độ mẫu trắng (ml)
0,019 : milli đương lượng gam của Flo
K : hệ số điều chỉnh nồng độ của thori nitrat
N : nồng độ của dung dịch thori nitrat
3. BAO GÓI, GHI NHÃN, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN
3.1 Quặng chứa rời, có thể vận chuyển trực tiếp bằng toa đường sắt, hoặc ô tô.
Tuỳ sự thoả thuận với khách hàng cũng có thể sử dụng các phương tiện vận tải khác.
3.2 Khi xuất kho phải có hồ sơ đi kèm ghi rõ các thông số kỹ thuật của lô hàng xuất.
Nội dung hồ sơ gồm:
a- Tên nhà máy hoặc nơi sản xuất, nhãn hàng hoá.
b- Tên sản phẩm
c- Số hiệu lô hàng
d- Khối lượng lô hàng
e- Các kết quả phân tích
3.3 Quặng có thể bảo quản rời trong kho có mái che.
- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2726:1987 về Quặng tinh cromit - Yêu cầu kỹ thuật
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2727:1987 về Quặng tinh cromit - Quy định chung cho các phương pháp phân tích hóa học
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2621:1987 về Quặng và quặng tinh kim loại màu - Quy định chung cho các phương pháp phân tích hóa học do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1664:1986 về Quặng sắt - Phương pháp chuẩn bị mẫu trong phòng thí nghiệm để phân tích hóa học
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1665:1986 về Quặng sắt - Phương pháp xác định độ hao khi nung
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1666:1986 về Quặng sắt - Phương pháp xác định độ ẩm
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1667:1986 về Quặng sắt - Phương pháp xác định độ ẩm hàng hóa
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1668:1986 về Quặng sắt - Phương pháp xác định hàm lượng nước liên kết
- 9 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1669:1986 về Quặng sắt - Phương pháp xác định hàm lượng titan đioxit