- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2090:1993 về sơn - phương pháp lấy mẫu, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2091:1993 về sơn - phương pháp xác định độ mịn
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2092:1993 về sơn - phương pháp xác định thời gian chảy (độ nhớt quy ước) bằng phễu chảy
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2096:1993 về sơn - phương pháp xác định độ khô và thời gian khô
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2098:1993 về sơn - phương pháp xác định độ cứng của màng
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2101:1993 về sơn - phương pháp xác định độ bóng của màng
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9274:2012 (ASTM E 2302:2003) về Sơn tín hiệu giao thông – Phương pháp đo hệ số phát sáng dưới ánh sáng khuyếch tán bằng phản xạ kế cầm tay
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8791:2011 về Sơn tín hiệu giao thông – Vật liệu kẻ đường phản quang nhiệt dẻo – Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, thi công và nghiệm thu
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8786:2011 về Sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ nước - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- 4 Tiêu chuẩn ngành 22TCN 285:2002 về yêu cầu kỹ thuật phương pháp thử - sơn tín hiệu giao thông lớp phủ phản quang trên biển báo hiệu
- 5 Tiêu chuẩn ngành 22TCN 282:2002 về yêu cầu kỹ thuật - phương pháp thử sơn tín hiệu giao thông, sơn vạch đường nhiệt dẻo do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6 Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 283:2002 về sơn tín hiệu giao thông sơn vạch đường hệ dung môi - Yêu cầu kỹ thuật - Phương pháp thử
- 7 Tiêu chuẩn ngành 64TCN 92:1995 về sơn tín hiệu giao thông dạng lỏng trên nền bê tông xi măng và bê tông nhựa đường
SƠN TÍN HIỆU GIAO THÔNG DẠNG LỎNG TRÊN NỀN BÊ TÔNG XI MĂNG VÀ BÊ TÔNG NHỰA ĐƯỜNG
1. QUY ĐỊNH CHUNG
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sơn vạch tín hiệu chỉ dẫn giao thông trên cơ sở chất tạo màng Acrylic hoặc perclovinyl - cao su clo hoá cho các bề mặt bê tông xi măng hoặc bê tông nhựa đường. Sơn bằng phương pháp phun, quét hoặc lăn ở nhiệt độ không khí bình thường.
2.1 Lấy mẫu theo TCVN 2090-1993.
2.2 Xác định màu sắc theo TCVN 2101-1993
2.3 Xác định độ nhớt theo TCVN 2092-1993
2.4 Xác định độ mịn theo TCVN 2091-1993
2.5 Xác định thời gian khô theo TCVN 2096-1993
2.6 Xác định độ cứng của màng sơn theo TCVN 2098-1993.
2.7 Xác định độ bám dính trên bê tông:
2.7.1 Dụng cụ:
Chuẩn bị tấm mẫu bê tông
Pha vữa bê tông theo tỷ lệ:
| Xi măng P400 | = | 1 |
| Cát vàng xây dựng | 2 |
Sau khi trộn kỹ vữa đổ theo khuôn của từng tấm mẫu với kích thước khoảng 150mm x 50mm x 5mm. Đánh nhẵn bề mặt các tấm mẫu. Để trong 21 ngày mới sử dụng.
Các dụng cụ khác:
- Dao cắt: dao cắt bằng thép có góc vát 150-200
- Thước kẻ có chia độ đến mm
- Chổi lông mịn
- Kính lúp phóng đại
2.7.2 Tiến hành
Tấm mẫu được quét sơn đạt độ che phủ bề mặt, để khô 72 giờ mới tiến hành phép thử.
Dùng dao khía lên màng sơn các vết cắt với tốc độ không đổi, tất cả các vết cắt phải ăn sấu tới nền tấm mẫu, song song và cách nhau 1mm.
Bằng cách tương tự cát các vết khác vuông góc với vết cắt cũ, có số lượng bằng nhau sao cho một mạng lưới các vết cắt tạo ra. Dùng chổi lông quét nhẹ lên tấm mẫu đã khía vạch, quét ngày sau khi vạch xong kiểm tra kết quả bằng kính lúp. Phân loại độ bám dính theo tỷ lệ các ô bị bong tróc, nếu vết cắt hoàn toàn nhẵn không có các màng bong ra thì độ bám dính là 100%.
2.8 Xác định độ bền kiềm của màng sơn.
2.8.1 Dụng cụ hoá chất
Cốc thuỷ tinh 1000ml
Các tấm mẫu kính
Dung dịch kiềm NaOH PH = 13 - 14
2.8.2 Tiến hành
Các tấm mẫu là tấm kính với kích thước 100mm x 100mm x 2mm. Sơn đều đặn lên các tấm kính để đạt được độ che phủ theo TCVN 2095 - 1993. Phía bên lề của tấm kính không được sơn với khoảng cách từ lề vào là 10mm.
Tấm mẫu đã sơn để khô 72h, các cốc ngâm dung tích 1000ml có chứa 750ml dung dịch kiềm NaOH PH = 13 - 14 để thử.
Các tấm mẫu ngâm trong cốc với chiều cao của dung dịch là 60mm và giữ ở nhiệt độ 25 ± 10C.
Ngâm 48 giờ và lấy tấm mẫu ra quan sát, đối chiếu với một tấm mẫu sơn không ngâm để đánh giá sự thay đổi của màng.
2.9 Xác định độ bền nước của màng sơn.
2.9.1 Dụng cụ hoá chất
Cốc thuỷ tinh 1000ml
Các tấm mẫu kính
Nước cất
2.9.2 Tiến hành
Các tấm mẫu kính có kích thước 100mm x 100mm x 2mm.
Sơn đều đặn lên tấm kính để đạt được độ che phủ theo TCVN 2095 - 1993. Phía bên lề của tấm kính, không được sơn với khoảng cách từ lề vào là 10mm.
Tấm mẫu đã sơn để khô 72h, các cốc ngâm có dung tích 1000ml chứa 750ml nước cất để thử.
Các tấm mẫu ngâm trong cốc với chiều cao của nước là 60mm và giữ ở nhiệt độ 25 ± 10C.
Ngâm mẫu 72h và lấy tấm mẫu ra quan sát, đối chiếu với một tấm mẫu không ngâm để đánh giá sự thay đổi của màng sơn.
2.10 Xác định độ bền acid của màng sơn
2.10.1 Dụng cụ hoá chất
Cốc thuỷ tinh 1000ml
Các tấm mẫu kính
Dung dịch acid HCl PH = 1 - 2
2.10.2 Tiến hành
Các tấm mẫu là tấm kính với kích thước 100mm x 100mm x 2mm. Sơn đều đặn lên tấm kính để đạt độ che phủ theo TCVN 2095 - 93. Phía bên lề tấm kính không được sơn với khoảng cách từ lề vào là 10mm.
Tấm mẫu sau khi sơn để khô 72h, các cốc ngâm dung tích 1000ml có chứa 750ml dung dịch HCl PH = 1 - 2 để thử.
Các tấm mẫu ngâm trong cốc với chiều cao của dung dịch là 60ml giữ ở nhiệt độ 25 ± 10C.
Ngâm 48h và lấy tấm mẫu ra quan sát, đối chiếu với một tấm mẫu sơn không ngâm để đánh giá sự thay đổi của màng.
2.11 Xác định độ bền xăng dầu của màng.
2.11.1 Dụng cụ và hoá chất
Cốc thuỷ tinh 1000ml
Các tấm mẫu kính
Dầu máy biến thế
2.11.2 Cách tiến hành
Các tấm mẫu là tấm kính với kích thước 100mm x 100mm x 2mm. Sơn đều đặn lên tấm kính để đạt độ che phủ theo TCVN 2095 - 93. Phía bên lề tấm kính không được sơn với khoảng cách từ lề vào là 10mm.
Tấm mẫu đã sơn để khô 72 giờ cốc ngâm có dung tích 1000ml chứa 750ml dầu máy biến thế để thử. Các tấm mẫu ngâm trong cốc có chiều cao của dầu biến thế là 60ml và giữ ở nhiệt độ 25 ± 10C.
Ngâm mẫu 72h và lấy tấm mẫu ra quan sát, đối chiếu với tấm mẫu không ngâm để đánh giá sự thay đổi của màng sơn.
2.12 Xác định độ bền uốn của màng sơn theo TCVN 2099 - 93.
2.13 Xác định độ bền va đập của màng sơn theo TCVN 2098 - 93.
2.14 Xác định độ bền mài mòn.
Độ bền mài mòn của sơn căn cứ vào lượng sơn tiêu hao trong quá trình tiếp xúc với mẫu thử quay quanh trục thẳng đứng với 2 bánh xe mài quay tròn.
Máy kiểm tra được sử dụng là máy mài Taber 5130 hoặc tương đương (Theo hình 1)
Độ bền mài mòn phải được thực hiện ít nhất trên 3 tấm mẫu, giá trị trung bình của 3 kết quả là được công nhận.
2.14.1 Chuẩn bị mẫu thử.
Sơn được sơn lên bề mặt của tấm mẫu kim loại có kích thước khoảng 116mm x 116mm x 1mm, có 1 lỗ hổng ở tâm điểm với đường kính 0,50mm, bề dày màng sơn là 200 ± 40 mm. (Hình 2)
Phép thử được thực hiện sau khi tạo mẫu 7 ngày và 24h để mẫu trong môi trường thử (nhiệt độ 200C - 250C, hàm ẩm 45 - 50%)
2.14.2 Quá trình thử.
Lắp dánh xe mài loại CS - 10 vào trục của máy, dùng vít bắt chặt lại và lắp quả tải trọng 500g lên 2 cánh tay đòn (Hình 3 - 4).
Lau mẫu bằng một tấm vải sạch và cân trọng lượng tấm mẫu, khối lượng m1
Sau khi đã lắp vuông góc tấm mẫu bàn quay của máy, bề mặt màng sơn quay lên trên, từ từ đưa trục quay có bánh xe mài lên tấm mẫu.
Nối máy mài với mô tơ quay của thiết bị hút chân không bụi mài bằng một ống mềm, đặt đầu hút lên phía trên tấm mẫu với khoảng cách 1 - 2mm.
Bật máy và động cơ của thiết bị hút bụi mài, bàn quay sẽ quay và dừng lại sau 500 vòng (Hình 5 - 6).
Lau tấm mẫu bằng vải sạch và cân lại tấm mẫu, khối lượng m2
Lượng tiêu hao do mài mòn ở 500 vòng là: A = m1 - m2
Tính toán độ mài mòn theo công thức:
B = | A x 1000v |
|
500v thu |
A: lượng tiêu hao do mài mòn ở 500 vòng; tính bằng g.
B: lượng tiêu hao do mài mòn ở 1000 vòng; tính bằng g.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9274:2012 (ASTM E 2302:2003) về Sơn tín hiệu giao thông – Phương pháp đo hệ số phát sáng dưới ánh sáng khuyếch tán bằng phản xạ kế cầm tay
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8791:2011 về Sơn tín hiệu giao thông – Vật liệu kẻ đường phản quang nhiệt dẻo – Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, thi công và nghiệm thu
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8786:2011 về Sơn tín hiệu giao thông - Sơn vạch đường hệ nước - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
- 4 Tiêu chuẩn ngành 22TCN 285:2002 về yêu cầu kỹ thuật phương pháp thử - sơn tín hiệu giao thông lớp phủ phản quang trên biển báo hiệu
- 5 Tiêu chuẩn ngành 22TCN 282:2002 về yêu cầu kỹ thuật - phương pháp thử sơn tín hiệu giao thông, sơn vạch đường nhiệt dẻo do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6 Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 283:2002 về sơn tín hiệu giao thông sơn vạch đường hệ dung môi - Yêu cầu kỹ thuật - Phương pháp thử
- 7 Tiêu chuẩn ngành 64TCN 92:1995 về sơn tín hiệu giao thông dạng lỏng trên nền bê tông xi măng và bê tông nhựa đường