Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10583-2:2014

ISO/IEC 9834-2:1993

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - LIÊN KẾT HỆ THỐNG MỞ - THỦ TỤC ĐIỀU HÀNH CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ OSI - PHẦN 2: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CHO KIỂU TÀI LIỆU OSI

Information technology - Open systems interconnection - Procedures for the operation of OSI registration authorities - Part 2: Registration procedures for OSI document types

Lời nói đầu

TCVN 10583-2:2014 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 9834-2:1993

TCVN 10583-2:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1 Công nghệ thông tin biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Bộ tiêu chuẩn TCVN 10583 (ISO/IEC 9834) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở gồm các tiêu chuẩn sau đây:

1. TCVN 10583-1:2014 (ISO/IEC 9834-1:2012) Công nghệ thông tin - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký định danh đối tượng - Phần 1: Thủ tục chung và các cung trên cùng của cây định danh đối tượng quốc tế

2. TCVN 10583-2:2014 (ISO/IEC 9834-2:1993) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI - Phần 2: Thủ tục đăng ký cho kiểu tài liệu OSI

3. TCVN 10583-3:2014 (ISO/IEC 9834-3:2008) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI - Phần 3: Đăng ký các cung định danh đối tượng bên dưới cung mức trên cùng do ISO và ITU-T quản trị

4. TCVN 10583-4:2014 (ISO/IEC 9834-4:1991) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI-Phần 4: Sổ đăng ký của hồ sơ VTE

5. TCVN 10583-5:2014 (ISO/IEC 9834-5:1991) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI - Phần 5: Sổ đăng ký xác định đối tượng điều khiển VT

6. TCVN 10583-6:2014 (ISO/IEC 9834-6:2005) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI - Phần 6: Đăng ký quá trình ứng dụng và thực thể ứng dụng

7. TCVN 10583-7:2014 (ISO/IEC 9834-7:2008) Công nghệ thông tin-Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI - Phần 7: Việc đăng ký của các tổ chức quốc tế ISO và ITU-T

8. TCVN 10583-8:2014 (ISO/IEC 9834-8:2008) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI - Phần 8: Tạo và đăng ký các định danh đơn nhất (UUIDs) và sử dụng như các thành phần định danh đối tượng ASN.1

9. TCVN 10583-9:2014 (ISO/IEC 9834-9:2008) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Thủ tục điều hành của cơ quan đăng ký OSI - Phần 9: Đăng ký các cung định danh đối tượng cho ứng dụng và dịch vụ sử dụng định danh thẻ

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - LIÊN KẾT HỆ THỐNG MỞ - THỦ TỤC ĐIỀU HÀNH CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ OSI - PHẦN 2: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CHO KIỂU TÀI LIỆU OSI

Information technology - Open systems interconnection - Procedures for the operation of OSI registration authorities - Part 2: Registration procedures for OSI document types

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các nội dung của mục nhập sổ đăng ký trong đó ghi thông tin về các kiểu tài liệu OSI và gán tên của kiểu OBJECT INDENTIFIER ASN.1 cho việc xác định kiểu tài liệu OSI.

1.2. Tiêu chuẩn này quy định các thủ tục Điều hành của Cơ quan đăng ký quốc tế về các kiểu tài liệu OSI.

CHÚ THÍCH

1 Các kiểu tài liệu bổ sung có thể đã được xác định trong các tiêu chuẩn khác.

2 Mọi cơ quan đăng ký trao quyền cấp các định danh đối tượng có thể duy trì sổ đăng ký của các kiểu tài liệu theo các quy tắc có trong ISO/IEC 8824, định danh mỗi kiểu với một định danh đối tượng từ tập mà chúng được trao quyền. Cơ quan đăng ký có thể chấp nhận mọi thủ tục mong muốn duy trì sổ đăng ký với điều kiện mỗi định danh đối tượng chỉ được cấp phát nhiều nhất một định nghĩa kiểu tài liệu, không được cấp phát cho bất kỳ đối tượng thông tin nào khác và không bao giờ được sử dụng lại.

1.3. Các tên gọi của kiểu tài liệu OSI trong đó tài liệu này tham chiếu sử dụng trong các lĩnh vực giao thức truyền thông yêu cầu định danh (xác định một phần hoặc đầy đủ) các ngữ nghĩa, cú pháp và các hoạt động tương ứng đã quy định trong các mục nhập sổ đăng ký.

1.4. Tên đăng ký theo tiêu chuẩn này sử dụng một định danh của các kiểu tài liệu OSI xác định trong mục nhập sổ đăng ký tương ứng. Việc định danh kiểu tài liệu OSI riêng biệt từ một lớp trong số các kiểu tài liệu OSI xác định trong mục nhập sổ đăng ký riêng biệt được cung cấp bởi các thông số kết hợp với mục nhập sổ đăng ký.

1.5. Mục nhập sổ đăng ký trong Sổ đăng ký không liên quan đến việc hỗ trợ các kiểu tài liệu OSI xác định trong việc thực thi tài liệu chuẩn.

CHÚ THÍCH Tuy nhiên, trong một mục nhập sổ đăng ký, các yêu cầu có thể được thể hiện liên quan đến các thực thi yêu cầu hỗ trợ mục nhập.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 9696-1:2013 (ISO/IEC 7498-1:1994) Công nghệ thông tin - Liên kết hệ thống mở - Mô hình tham chiếu cơ sở.

ISO 8822:1988 Information processing systems - Open systems interconnection - Connection- oriented presentation service definition (Hệ thống xử lý thông tin - Liên kết hệ thống mở - Định nghĩa dịch vụ thể hiện hướng kết nối)

ISO/IEC 8824:1990 Information processing systems - Open systems interconnection - Specification of abstract syntax notation one (ASN.1) (Hệ thống xử lý thông tin - Liên kết hệ thống mở - Quy định ký pháp cú pháp trừu tượng (ASN.1))

3. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau đây:

3.1. Tài liệu OSI (OSI document)

Thông tin về dạng cấu trúc với các ngữ nghĩa được xác định một phần hoặc đầy đủ.

CHÚ THÍCH

1 Các ngữ nghĩa chỉ được xác định một phần khi một số hoặc tất cả các trường trong cấu trúc đã xác định được mô tả là “chuỗi ký tự với nội dung không quy định”. Các ngữ nghĩa được xác định đầy đủ nếu tất cả các giá trị của tất cả các trường được quy định đầy đủ.

2 Tài liệu OSI có thể tạo ra các nội dung của tất cả hoặc một phần của tệp tin nhưng chỉ thể hiện nội dung thông tin đã tách khỏi các phương diện như: tên tệp tin, quyền truy cập, v.v...

3.2. Kiểu tài liệu OSI (OSI document type)

Lớp các tài liệu OSI, mỗi tài liệu có cùng một dạng xác định và có cùng ngữ nghĩa được xác định đầy đủ hoặc từng phần.

3.3. Tài liệu chuẩn (carrier-standard)

Mọi tiêu chuẩn ISO hoặc Khuyến cáo CCITT thỏa mãn các yêu cầu của Điều 8 và tham chiếu Đăng ký kiểu tài liệu OSI cho việc xác định các trường mang các tài liệu OSI, cho các tên và giá trị thông số của chúng.

CHÚ THÍCH Các ví dụ về tài liệu chuẩn trong đó tham chiếu Đăng ký kiểu tài liệu OSI là ISO 8571 (FTAM) và ISO 8832 (JTM).

3.4. Sự nới lỏng (của kiểu tài liệu) (relaxation (of a document type))

Hoạt động cung cấp một kiểu tài liệu mới liên quan đến việc gỡ hoặc nới lỏng các ràng buộc được áp đặt bởi một hoặc nhiều thông số sử dụng trong việc xác định kiểu tài liệu gốc.

CHÚ THÍCH Lớp các tài liệu OSI trong kiểu tài liệu gốc là tập con của lớp các tài liệu trong các kiểu tài liệu mới.

3.5. Sự thắt chặt (của kiểu tài liệu) (tightening (of a document type))

Hoạt động cung cấp một kiểu tài liệu mới liên quan đến việc thêm vào hoặc thắt chặt các ràng buộc áp đặt bởi một hoặc nhiều thông số sử dụng trong việc xác định kiểu tài liệu gốc.

CHÚ THÍCH Lớp các tài liệu OSI trong kiểu tài liệu mới là tập con của các tài liệu trong kiểu tài liệu gốc.

3.6. Các thuật ngữ sau đây được nêu trong TCVN 9696 (ISO 7498):

Cú pháp truyền

3.7. Các thuật ngữ sau đây được nêu trong ISO 8822:

Cú pháp trừu tượng

Các quy tắc mã hóa

Giá trị dữ liệu trình diễn

3.8. Các thuật ngữ sau đây được nêu trong ISO 8824:

Định danh đối tượng

4. Các từ viết tắt

ASN.1 Ký pháp cú pháp trừu tượng phiên bản 1 (ISO 8824)

5. Thông tin do TCVN 10583-1(ISO/IEC 9834-1) yêu cầu

Điều này bao gồm các thông tin do TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1) yêu cầu và chỉ áp dụng cho việc đăng ký trong Sổ đăng ký (xem Điều 7 của TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1)).

5.1. Nhóm công tác chịu trách nhiệm về việc xác định kiểu đối tượng thông tin này là SC 21 WG5

CHÚ THÍCH Điều 6 của TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1) áp dụng cho tiêu chuẩn này và cung cấp loại tổ chức nhằm đề xuất việc thêm vào việc xác định kiểu tài liệu cho sổ đăng ký.

5.2. Cơ quan đăng ký thực hiện vai trò kỹ thuật trong việc đảm bảo rằng các mục nhập sổ đăng ký phù hợp với tiêu chuẩn này và thực hiện các đặc tả hữu ích và rõ ràng

5.3. Tên của các mục nhập sổ đăng ký phải là định danh đối tượng kiểu ASN.1.

5.4. Các nội dung của mục nhập sổ đăng ký được quy định trong Điều 7 và Phụ lục A.

5.5. Các đề xuất của mục nhập sổ đăng ký phải thuộc mẫu đã quy định ở Phụ lục A.

5.6. Phải áp dụng tất cả các điều của TCVN 10583-1 (ISO/IEC 9834-1).

5.7. Các hoạt động Đăng ký không vượt quá 30 đăng ký mỗi năm.

5.8. Việc bao gồm, việc sửa đổi hoặc việc xóa các mục nhập đăng ký phải yêu cầu sự đồng thuận của các tổ chức quốc gia và phải làm theo các thủ tục tương tự với các thủ tục sử dụng thỏa thuận về tiêu chuẩn, trừ phi không yêu cầu phê duyệt cuối cùng của Hội đồng ISO.

5.9. Các mục nhập đăng ký phải luôn sẵn có.

5.10. Các định danh đối tượng được cấp phát bởi Cơ quan đăng ký đối với các kiểu tài liệu ISO phải có dạng:

{iso registration-authority document-type (2) x}

ở đó x là số của kiểu tài liệu trong Sổ đăng ký.

5.11. Các định danh đối tượng được cấp phát bởi các cơ quan đăng ký có thể là một dạng bất kỳ theo ISO/IEC 8824.

6. Nội dung chung của các mục nhập sổ đăng ký

Mục đích của mục nhập sổ đăng ký là quy định các chi tiết của hoạt động giao thức đặc trưng cho lớp các tài liệu OSI riêng biệt.

Các chi tiết này bao gồm các đặc tả sau đây:

a) Các ngữ nghĩa của tài liệu được xác định một phần hoặc đầy đủ trong mục nhập sổ đăng ký; và

b) Cấu trúc cú pháp trừu tượng của các kiểu tài liệu OSI đã quy định; và

c) Quy định đầy đủ cách truyền các kiểu tài liệu OSI được quy định bởi mục nhập sổ đăng ký, sử dụng mọi tài liệu chuẩn; và

d) Các hoạt động và các yêu cầu hỗ trợ đặc trưng cho các giao thức OSI riêng biệt liên quan đến việc truyền các tài liệu OSI (các tài liệu chuẩn cụ thể)

7. Yêu cầu về các tài liệu chuẩn

Mọi tiêu chuẩn ISO hoặc Khuyến cáo CCITT tham chiếu Đăng ký kiểu tài liệu OSI nhằm mục đích truyền tài liệu OSI phải cung cấp:

a) Một trường trong giao thức của nó có khả năng mang mọi giá trị của định danh đối tượng kiểu ASN.1 (định danh một mục nhập trong sổ đăng ký), cùng với một trường có khả năng mang mọi giá trị của kiểu ASN.1(trình diễn các thông số chỉ rõ mục nhập sổ đăng ký), và cho biết sự vắng mặt của các thông số; đối với các tài liệu chuẩn sử dụng ASN.1 để xác định giao thức của chúng, thì một ví dụ về các trường thích hợp sẽ là:

CHUỖI:

{osi-document-type-register-entry

[0] IMPLICIT OBJECT IDENTIFIER Các thông số của mục nhập

[1] ANY OPTIONAL

-- được hoàn thiện bởi

-- kiểu ASN.1 đã xác định

-- cho “PARAMETERS”

-- trong mục nhập sổ đăng ký --}

Các tài liệu chuẩn khác tham chiếu việc đăng ký kiểu tài liệu OSI phải xác định cách cung mang các giá trị này; và

b) Đối với việc truyền sử dụng dịch vụ trình diễn OSI trong ISO 8822 của chuỗi các giá trị dữ liệu trình diễn mang các ngữ nghĩa của tài liệu, định danh việc phân định chuỗi độc lập với các nội dung của giá trị dữ liệu trình diễn hoặc tên cú pháp trừu tượng kết hợp (xem ISO 8822); và

c) Các phương tiện gọi các hoạt động (đặc trưng cho các tài liệu chuẩn) mà việc xác định chi tiết của nó có trong mục nhập sổ đăng ký.

CHÚ THÍCH

1 Mục nhập sổ đăng ký quy định chuỗi các giá trị dữ liệu trình diễn có thể được truyền, tên của cú pháp trừu tượng kết hợp (hoặc các cú pháp) và một hoặc nhiều cú pháp truyền.

2 Tài liệu chuẩn xác định việc đặt các giá trị dữ liệu trình diễn lên các gốc dịch vụ P và mọi việc sử dụng được tạo từ các điểm đồng bộ hóa để đặt điểm kiểm tra việc truyền.

Trường “ANY” được sử dụng cho “entry-parameters” trong mục a) ở trên, mục nhập sổ đăng ký phải được tham chiếu như các yêu cầu về sự phù hợp cho trường “ANY”.

8. Dạng tài liệu OSI đang truyền

Tất cả các mục nhập sổ đăng ký bao gồm các đặc tả đối với việc truyền các tài liệu OSI như một chuỗi các giá trị dữ liệu trình diễn (xem ISO 8822). Mục nhập sổ đăng ký xác định:

a) Các nội dung của mỗi giá trị dữ liệu trình diễn; và

b) Một hoặc nhiều tên cú pháp trừu tượng cho tập các giá trị dữ liệu trình diễn; và

c) Đối với mỗi tên cú pháp trừu tượng, một hoặc nhiều tên cú pháp truyền kết hợp (một trong số này là “bắt buộc” cho các yêu cầu hỗ trợ kiểu tài liệu OSI) với một định nghĩa về các mã hóa kết hợp, mỗi tên có khả năng truyền các ngữ nghĩa; và

d) Chuỗi các giá trị dữ liệu trình diễn như vậy cần truyền các ngữ nghĩa của tài liệu.

CHÚ THÍCH

1 Không yêu cầu các mục nhập sổ đăng ký xác định chuỗi các giá trị dữ liệu trình diễn đủ để định danh kiểu tài liệu OSI. Việc định danh như vậy được thực hiện bởi tên kiểu tài liệu OSI và m ọi thông số kết hợp được mang riêng.

2 Không yêu cầu các định nghĩa kiểu tài liệu OSI cung cấp phương tiện công nhận giá trị dữ liệu trình diễn cuối cùng trong tài liệu OSI. Cách kết thúc như vậy do tài liệu chuẩn cung cấp.

9. Nội dung của sổ đăng ký

Các mục nhập sổ đăng ký phải chứa thông tin quy định trong Phụ lục A. Ngoại trừ số mục nhập, tất cả các thông tin trong Sổ đăng ký phải được quy định rõ ràng trong mục nhập đăng ký hoặc bằng cách tham chiếu đến tiêu chuẩn, Khuyến cáo CCITT hoặc Đăng ký quốc tế khác. Số mục nhập phải được quy định rõ ràng.

Phụ lục A chứa số điều và các tiêu đề của mục nhập đăng ký. Phần chính của mỗi điều quy định các nội dung của điều tương ứng trong mục nhập đăng ký.

CHÚ THÍCH ISO 8571 (FTAM), ISO 8832 (JTM) và ISO 9069 (SDIF) chứa các ví dụ về các mục nhập sổ đăng ký.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

Định dạng các mục nhập sổ đăng ký

A.1. Số mục nhập (điều 1 của mục nhập sổ đăng ký)

Một dạng của điều này được xác định bởi cơ quan duy trì sổ đăng ký. Nhằm mục đích giúp con người sử dụng và cung cấp định danh rõ ràng của mục nhập sổ đăng ký trong phạm vi của cơ quan duy trì sổ đăng ký. Các ví dụ là:

FTAM-3 đối với mục nhập 3 của sổ đăng ký duy trì trong tiêu chuẩn FTAM (ISO 8571)

JTM-2               đối với mục nhập 2 của sổ đăng ký duy trì trong tiêu chuẩn JTM (ISO 8832)

OSI-24              đối với sổ đăng ký của các kiểu tài liệu OSI

CHÚ THÍCH Khi các mục nhập sổ đăng ký được nhắc lại trong nhiều sổ đăng ký và có thể là các giá trị mô tả đối tượng ASN.1 thì chúng sẽ chỉ khác nhau về các nội dung của điều này.

A.2. Các đối tượng thông tin (điều 2 của mục nhập sổ đăng ký)

Điều này phải tham chiếu một bảng liệt kê mọi tên hoặc các định nghĩa chính thức của các đối tượng thông tin trong đó được yêu cầu hỗ trợ các điều sau của mục nhập sổ đăng ký, được quy định dưới đây.

A.2.1. Định danh

Bảng quy định giá trị của định danh đối tượng kiểu ASN.1 trong đó định danh tập các kiểu tài liệu xác định bởi mục nhập sổ đăng ký này và được sử dụng trong trường “osi-document-registrer- entry” của các tài liệu chuẩn, quy định trong Điều 8 của tiêu chuẩn này.

Các giá trị của định danh đối tượng kiểu ASN.1 cung cấp định danh rõ ràng của các đối tượng thông tin và không bao giờ được sử dụng lại.

Mục nhập sổ đăng ký được sao chép mà không có thay đổi kỹ thuật nào từ một sổ đăng ký đến một sổ đăng ký khác (ví dụ, từ Tiêu chuẩn FTAM đến Sổ đăng ký) ở đó giá trị của định danh đối tượng đã cấp phải được giữ lại.

A.2.2. Giá trị bộ mô tả

Bảng cũng quy định giá trị của bộ mô tả đối tượng kiểu ASN.1 mà được kết hợp với định danh trong A.2.1. Các mục nhập được sao chép từ một sổ đăng ký đến sổ đăng ký khác ở đó có thể tạo ra các thay đổi, đây là các thay đổi về biên tập chứ không phải là kỹ thuật.

Giá trị bộ mô tả đối tượng cung cấp văn bản mà con người có thể đọc được mô tả tập các kiểu tài liệu bao trùm bởi mục nhập sổ đăng ký. Giá trị bộ mô tả đối tượng nên được chọn để cung cấp khả năng định danh tập các kiểu tài liệu nhưng điều này không bảo đảm.

A.2.3. Tên cú pháp trừu tượng

Bảng phải liệt kê các định danh đối tượng và các bộ mô tả đối tượng tham chiếu trong các điều sau (xem A.9.2)

A.2.4. Tên cú pháp truyền

Bảng phải liệt kê các định danh đối tượng và các bộ mô tả đối tượng tham chiếu trong các điều sau (xem A.10)

A.2.5. Cú pháp thông số

Bảng chứa một định nghĩa kiểu ASN.1 gán một kiểu cho tham chiếu kiểu “PARAMETERS” ASN.1 hoặc phải chứa mệnh đề sau:

Parameters shall not be used.

Định nghĩa kiểu ASN.1 thay thế kiểu ANY trong trường “entry-parameters” của các bộ chuyên chở, đã quy định trong Điều 8, mục a) của tiêu chuẩn này. Nếu xuất hiện câu “Parameters shall not be used” thì trường này không có mặt.

Các bộ chuyên chở cung cấp trường này không ràng buộc thẻ ASN.1 trong đó có thể được gán với kiểu này trong mục nhập sổ đăng ký.

Kiểu “PARAMETERS” ASN.1 phải có khả năng mang mọi thông tin bổ sung cần thiết để định danh một kiểu tài liệu OSI cụ thể từ tập các kiểu tài liệu bao trùm bởi mục nhập sổ đăng ký. Cách thức mà các giá trị thông số thực hiện chức năng này phải được quy định trong Điều 7 (các ngữ nghĩa của tài liệu) của mục nhập sổ đăng ký.

A.2.6. Thông tin khác

Bảng phải chứa định nghĩa ASN.1 của mọi kiểu ASN.1 sử dụng trong các điều A.7 hoặc A.8 dưới đây và mọi định danh đối tượng tham chiếu. Có thể chứa thông tin quy định ASE.

A.3. Phạm vi và trường ứng dụng (Điều 3 của mục nhập sổ đăng ký)

Điều này phải quy định phạm vi sử dụng của định nghĩa kiểu tài liệu. Nó có thể được thực hiện bằng cách tham chiếu đến các tính năng của bộ chuyên chở cụ thể như là “truyền theo ISO 8832” “lưu trữ, truyền và truy cập theo ISO 8571”. Tất cả các tham chiếu tới các tiêu chuẩn ISO và các Khuyến cáo CCITT phải là một dạng trong các Hướng dẫn ISO (xem điều A.4).

A.4. Các tham chiếu (điều 4 của mục nhập sổ đăng ký)

Điều này phải chứa một danh sách tất cả các tài liệu khác tham chiếu trong mục nhập sổ đăng ký này theo dạng được yêu cầu bởi các Hướng dẫn ISO. Các Hướng dẫn này nên là các Tiêu chuẩn ISO hoặc các Khuyến cáo CCITT. Việc tham chiếu tới tài liệu khác được bao trùm bởi các Hướng dẫn ISO. Các tài liệu tham chiếu trong Điều 3 của tiêu chuẩn này không được liệt kê trong điều này, nhưng có thể được tham chiếu trong các điều khác của mục nhập sổ đăng ký kiểu tài liệu.

A.5. Các định nghĩa (điều 5 của mục nhập sổ đăng ký)

Điều này phải chứa định nghĩa của mọi thuật ngữ kỹ thuật sử dụng trong mục nhập sổ đăng ký theo dạng các định nghĩa của một Tiêu chuẩn.

A.6. Các từ viết tắt (điều 6 của mục nhập sổ đăng ký)

Điều này quy định nghĩa của các từ viết tắt sử dụng trong mục nhập sổ đăng ký.

Các từ viết tắt mà được xác định trong Điều 5 không được liệt kê trong điều này nhưng có thể được sử dụng trong các điều khác của mục nhập sổ đăng ký kiểu tài liệu.

A.7. Các ngữ nghĩa của tài liệu (điều 6 của mục nhập sổ đăng ký)

Điều này

a) Quy định loại giá trị của kiểu dữ liệu thông số cho phép;

b) Quy định nội dung thông tin của các kiểu tài liệu OSI tương ứng với mục nhập sổ đăng ký này, đối với mỗi giá trị của kiểu dữ liệu thông số cho phép.

Tất cả các hoạt động tiếp theo quy định trong kiểu tài liệu như là ánh xạ vào cấu trúc cú pháp trừu tượng, sự móc nối hoặc sự đơn giản hóa (xem điều A.11 nên được quy định dưới dạng các ngữ nghĩa xác định trong điều này).

A.8. Cấu trúc cú pháp trừu tượng (điều 8 của mục nhập sổ đăng ký)

Điều này định danh cấu trúc cú pháp trừu tượng có khả năng nắm giữ các ngữ nghĩa tài liệu bằng cách sử dụng định nghĩa ASN.1 liệt kê trong các đối tượng thông tin trong bảng. Cấu trúc phải có khả năng mang đầy đủ ngữ nghĩa cho tất cả các giá trị hợp pháp của kiểu dữ liệu thông số bao gồm các ngữ nghĩa kết hợp với việc bỏ qua các thông số. Cấu trúc chính thức này có thể được sử dụng không chỉ cho việc quy định chuỗi các giá trị dữ liệu trình diễn được sử dụng để truyền mà còn cho việc định danh các phần của tài liệu sử dụng để thực hiện các hoạt động nhất định.

A.9. Xác định việc truyền (điều 9 của mục nhập sổ đăng ký)

Điều này cung cấp việc quy định đầy đủ cách các ngữ nghĩa của tài liệu có thể được mang như chuỗi các giá trị dữ liệu trình diễn. Điều này yêu cầu một quy định ở đó sử dụng ASN.1 (chi tiết trong các điều nhỏ sau đây):

a) Ánh xạ các ngữ nghĩa tài liệu vào trong một hoặc nhiều kiểu dữ liệu ASN.1 liệt kê trong bảng; và

b) Ánh xạ các giá trị của các kiểu dữ liệu ASN.1 vào trong các giá trị dữ liệu trình diễn; và

c) (Các) tên cú pháp trừu tượng được sử dụng trong việc truyền một trong số các giá trị dữ liệu trình diễn này; và

d) Chuỗi mà ở đó các giá trị dữ liệu trình diễn được truyền.

Việc quy định các ánh xạ mà tên cú pháp trừu tượng và các chuỗi cung cấp các tùy chọn cho người gửi, điều đó cho biết liệu người nhận có được yêu cầu hỗ trợ tất cả các tùy chọn hay không.

Khuyến cáo rằng, một kiểu tài liệu có các khía cạnh liên quan đến kích cỡ mà việc hỗ trợ tối thiểu nên được quy định cho người gửi và người nhận.

A.9.1. Xác định kiểu dữ liệu

Điều này định danh tất cả các kiểu tài liệu được sử dụng trong việc truyền các ngữ nghĩa của tài liệu OSI. Các ngữ nghĩa sẽ tham chiếu đến các kiểu ASN.1 ở đó sử dụng ASN.1 trong bảng:

Nên quy định tầm quan trọng về ngữ nghĩa của các ranh giới kiểu dữ liệu.

A.9.2. Cú pháp trừu tượng

Điều này tham chiếu bảng các đối tượng thông tin để gán các giá trị định danh đối tượng cho các định danh giá trị ASN.1

asname1, asname2, asname3…

Nhiều tên cú pháp trừu tượng sẽ được yêu cầu cho việc truyền các giá trị dữ liệu trình diễn cho tài liệu. Các giá trị của bộ mô tả đối tượng cũng phải được quy định trong bảng.

Điều này cũng quy định dạng của mỗi giá trị dữ liệu trình diễn được truyền và tên cú pháp trừu tượng (asname1, asname2, asname3,v.v..) được sử dụng cho nó.

Mỗi giá trị dữ liệu trình diễn có thể chứa các giá trị 0, một hoặc nhiều kiểu dữ liệu ASN.1 ở đó sử dụng ASN.1.

CHÚ THÍCH Giá trị dữ liệu trình diễn liên quan đến tên cú pháp trừu tượng đơn trừ khi các kiểu dữ liệu ASN.1 liên quan sử dụng kiểu EXTERNAL ASN.1. Trong trường vừa nhắc tới thì các giá trị dữ liệu trình diễn và tên cú pháp trừu tượng kết hợp cho các nội dung của EXTERNAL phải được quy định.

Nên quy định tầm quan trọng về ngữ nghĩa của các ranh giới kiểu dữ liệu.

A.9.3. Chuỗi các giá trị dữ liệu trình diễn

Các chuỗi yêu cầu của các giá trị dữ liệu trình diễn phải được quy định. Việc tham chiếu được được tạo cho các gốc dịch vụ P để mang các giá trị dữ liệu trình diễn này.

CHÚ THÍCH

1 Việc lựa chọn gốc dịch vụ trình diễn cho việc m ang các dữ liệu dữ liệu trình diễn này là một vấn đề về đối với bộ chuyên chở và không bị ràng buộc bởi mục nhập sổ đăng ký.

2 Sự linh hoạt được cung cấp nhằm kích hoạt bộ chuyên chở ra các quyết định thích hợp khi đưa ra các điểm kiểm tra, chú ý rằng các điểm kiểm tra chỉ có thể được đưa ra tại các ranh giới giữa các giá trị dữ liệu trình diễn. Định nghĩa kiểu tài liệu OSI được ghi lại theo cách mà nó yêu cầu việc truyền các giá trị dữ liệu trình diễn lớn, bởi vì các điểm kiểm tra không thể được chèn trong các giá trị dữ liệu trình diễn. Sự linh hoạt là cần thiết đối với người gửi.

A.10. Cú pháp truyền (điều 10 của mục nhập sổ đăng ký)

Điều này cung cấp một quy định về tất cả các mã hóa và các tên cú pháp truyền kết hợp cần thiết cho mỗi giá trị dữ liệu trình diễn.

CHÚ THÍCH

1 Khuyến cáo rằng: Cú pháp trừu tượng được quy định sử dụng ASN.1 ở đó cú pháp truyền được quy định bằng cách sử dụng giá trị định danh đối tượng.

{joint-iso-ccitt asn(1) basic-encoding (1)}

Gán trong ISO/IEC 8825.

2 Khuyến cáo rằng: việc hỗ trợ một cú pháp truyền riêng biệt là bắt buộc.

Khi định danh đối tượng quy định trong ISO/IEC 8825 không được sử dụng thì điều này phải một quy định đầy đủ tại ít nhất một mã hóa cho mỗi giá trị dữ liệu trình diễn.

Điều này tham chiếu bảng các đối tượng thông tin trong đó gán các giá trị định danh đối tượng cho các định danh giá trị ASN.1

tsname1, tsname2, tsname3,…

Các giá trị của bộ mô tả đối tượng cũng phải được quy định.

Điều này quy định một cú pháp truyền cho mỗi giá trị dữ liệu trình diễn kết hợp với tên cú pháp trừu tượng đối với mỗi tên cú pháp trừu tượng liệt kê trong điều A.9.2 và gán một trong các tên ở trên cho cú pháp truyền này.

Nhiều cú pháp truyền có thể được xác định cho mỗi cú pháp trừu tượng.

Sự phù hợp, các yêu cầu, nếu có, phải được phát biểu.

A.11. Quy định riêng cho ASE (điều 11 của mục nhập sổ đăng ký)

A.11.1. <Định danh ASE>

Tiêu đề là, ví dụ:

11.1. ISO 8571 (FTAM)

Điều này quy định các hoạt động có thể thực hiện bởi ASE và các yêu cầu về sự phù hợp riêng.

A.11.1.1. Hoạt động

Tiêu đề là, ví dụ:

11.1.1. Đơn giản hóa FTAM

Các tiêu đề nhỏ là dành riêng cho FTAM. Mỗi tiêu đề định danh một hoạt động bằng tên được sử dụng trong tài liệu chuẩn. Tài liệu chuẩn quy định các chi tiết mà mục nhập sổ đăng ký kiểu tài liệu OSI cần cung cấp.

Trong các thuật ngữ chung, mỗi hoạt động sẽ áp dụng cho một phần hoặc tất cả của một kiểu tài liệu OSI xác định trong sổ đăng ký, sử dụng dữ liệu là một phần hoặc tất cả trong số một vài kiểu tài liệu OSI khác. Kết quả là kiểu tài liệu OSI thứ ba được xác định trong mục nhập sổ đăng ký này hoặc trong một số mục nhập sổ đăng ký khác.

Tính rõ ràng có được bằng cách diễn giải việc xác định các hoạt động dưới dạng các giá trị dữ liệu trình diễn hoặc các dạng cú pháp riêng biệt, nó được khuyến cáo chung để xác định các hoạt động dưới dạng các ngữ nghĩa tài liệu cơ bản.

Cụ thể, một hoạt động gọi là ‘’móc nối với nhau’’ được xác định dưới dạng kết hợp các ngữ nghĩa tài liệu. Chuỗi các giá trị dữ liệu trình diễn bao gồm việc sử dụng các đoạn đầu và đoạn cuối ở đó sự móc nối với nhau như vậy không giống với việc móc nối hai chuỗi các giá trị dữ liệu trình diễn.

Các hoạt động chung sau đây được đăng ký cho một số kiểu tài liệu:

a) Đơn giản hóa: hoạt động này làm mất thông tin trong tài liệu bằng cách kết hợp các đơn vị nhỏ của cấu trúc để tạo ra kiểu tài liệu ‘’đơn giản hơn’’ ; hoạt động không bị đảo ngược trong trường hợp chung.

b) Sự nới lỏng: hoạt động này liên quan đến trường hợp ở đó tập các tài liệu OSI được cho phép bởi kiểu tài liệu OSI A là một tập con của chúng được cho phép bởi kiểu tài liệu OSI B, tập con được định danh bởi việc biểu diễn bằng thông số khác nhau ; hoạt động này dẫn đến sự mất mát thông tin trong các thông số (ví dụ : độ dài của dòng, bộ ký tự) có thể được khôi phục bằng cách xử lý tài liệu (xem mục g) dưới đây) ;

c) Lựa chọn các phần để đọc : hoạt động này tạo ra một kiểu tài liệu OSI mới bằng cách lựa chọn các phần nhất định của kiểu tài liệu có cấu trúc.

d) Thay thế các phần: hoạt động này thực thi kiểu tài liệu OSI và thay thế một phần (thường phức tạp hơn) của kiểu tài liệu OSI với nó, điều này trái ngược với mục c) ;

e) Sự mở rộng các phần: hoạt động này thực thi một kiểu tài liệu OSI (thường đơn giản hơn) và sử dụng nó để mở rộng một phần của kiểu tài liệu OSI hiện có (thường phức tạp hơn) ; tương đương với việc lựa chọn một phần, móc nối tài liệu với nó (xem bên dưới) và sử dụng kết quả của việc thay thế một phần;

f) Sự móc nối với nhau: hoạt động này kết hợp theo một cách xác định mà không mất mát thông tin ngoại trừ việc phân chia đầu tiên, hai tài liệu của cùng kiểu tài liệu OSI hoặc các kiểu tài liệu OSI khác nhau;

g) Sự thắt chặt: hoạt động này ngược lại với hoạt động nới lỏng; mọi kiểu tài liệu OSI ‘’mục tiêu’’ (ví dụ: một kiểu với các dòng có độ dài ít hơn 80 ký tự); sự thắt chặt một tài liệu đối với mục tiêu này có thể thành công hoặc thất bại; thành công nếu tài liệu được tạo ra bởi việc nới lỏng mục tiêu hoặc nới lỏng một kiểu tài liệu thắt chặt hơn.

A.11.1.2. Sự phù hợp riêng cho

Tiêu đề là, ví dụ

11.1.2. Sự phù hợp riêng cho JTM

Điều này có thể quy định các vấn đề như hỗ trợ bắt buộc các giá trị thông số nhất định (hoặc bỏ qua các giá trị), sự hỗ trợ bắt buộc các kích cỡ nhất định và các kiểu tài liệu. Từ “bắt buộc” luôn được nhắc lại trong phạm vi của

“hỗ trợ cho mục nhập sổ đăng ký yêu cầu…’’

Trong đó luôn là tùy chọn, là bắt buộc trừ khi được tạo bởi bộ chuyên chở riêng biệt.

Các yêu cầu về sự phù hợp là riêng cho bộ chuyên chở, định nghĩa “sự hỗ trợ” được cung cấp trong tài liệu chuẩn nếu điều này cung cấp đầy đủ.

A.12. Tên của Cơ quan bảo trợ (điều 12 của mục nhập sổ đăng ký)

Điều này phải chứa tên của Cơ quan bảo trợ (xác định trong TCVN 10583-1(ISO/IEC 9834-1)) là cơ quan đề xuất mục nhập sổ đăng ký.

A.13. Ngày tháng (điều 13 của mục nhập sổ đăng ký)

Điều này phải chứa ngày tháng của một đề xuất được đệ trình đầu tiên tới nhóm công tác và ngày tháng đề xuất của mục nhập sổ đăng ký.

 

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

Các tài liệu OSI và các kiểu tài liệu OSI

Tài liệu OSI là một mẩu thông tin cụ thể tương ứng với một trong nhiều định nghĩa của sổ đăng ký.

Kiểu tài liệu OSI được xem là việc xác định bộ chứa trong đó bản chất của nó là cung cấp các ràng buộc về dạng tài liệu OSI có thể được mang. Nhìn chung, ví dụ cụ thể của tài liệu OSI sẽ không “làm đầy“ bộ chứa sử dụng để mang nó, hoặc có thể chỉ “làm đầy“ bộ chứa liên quan đến tập con các ràng buộc trình bày trong việc xác định kiểu tài liệu tương ứng. (một quan điểm khác sử dụng các khái niệm “trường hợp của kiểu“.)

Ví dụ, một tài liệu có dòng dài nhất là 72 ký tự, và kho ký tự của nó chỉ là các chữ cái viết hoa và khoảng trống có thể là trường hợp cụ thể của một kiểu tài liệu xác định như sau:

“80 dòng ký tự“

“Bộ ký tự ISO 646“

Và có thể được mang dưới tên kiểu tài liệu tương ứng. Trong trường hợp này, tài liệu không “làm đầy“ bộ chứa ở một trong hai kích cỡ này.

Trừ phi tài liệu chuẩn cụ thể phát biểu rõ, nếu không thì việc kết hợp tên kiểu tài liệu (kết hợp của định danh đối tượng ASN.1 tham chiếu một mục nhập sổ đăng ký và tập các giá trị thông số) với tài liệu đang truyền xác định:

a) Các ràng buộc về tính tổng quát tối đa của tài liệu OSI (kích cỡ của bộ chứa); và

b) Dạng chính xác của các giá trị dữ liệu trình diễn được sử dụng để truyền tải tài liệu.

Một số kiểu tài liệu OSI là các tập con của các kiểu khác (ví dụ, các kiểu tương ứng chỉ khác với giá trị của thông số độ dài của dòng). Chúng ta nói về một kiểu tài liệu A là một sự nới lỏng của kiểu tài liệu khác B nếu tất cả các tài liệu OSI có khả năng được mô tả như kiểu B có thể cũng được mô tả là kiểu A. Sự nghịch đảo để mô tả kiểu tài liệu B là sự thắt chặt của kiểu tài liệu OSI A.

CHÚ THÍCH Nhìn chung, các kiểu tài liệu không được thuật lại theo cách này, bởi vì một số giá trị thông số là thắt chặt và số khác là nới lỏng hoặc các cấu trúc chung là khác nhau hoàn toàn.

Các mục nhập sổ đăng ký xác định các mối quan hệ này cho kiểu tài liệu riêng biệt. Chúng chỉ có thể được sử dụng nếu được quy định trong mục nhập sổ đăng ký.

Mọi tài liệu OSI được mang như kiểu tài liệu OSI A (là một kiểu thắt chặt của kiểu tài liệu OSI B) có khả năng được mang như kiểu tài liệu OSI B (là một kiểu nới lỏng của kiểu tài liệu OSI A). Tương tự, một số nhưng không phải tất cả kiểu tài liệu mang (hoặc lưu trữ) như kiểu tài liệu OSI B sẽ có khả năng được công nhận (bằng cách quét tài liệu) là có khả năng được mang (hoặc lưu trữ) như kiểu tài liệu OSI A.

Đó là một vấn đề đối với các tài liệu chuẩn riêng lẻ nhằm quy định các trường hợp khi việc nới lỏng và thắt chặt được cho phép. Ví dụ, một giao thức có thể mang một định danh “kiểu tài liệu OSI A“ để yêu cầu một tài liệu của kiểu riêng biệt. Có thể cho phép các tài liệu được cung ứng phù hợp với kiểu tài liệu chặt hơn với tài liệu trả về mô tả “kiểu tài liệu OSI A“ hoặc kiểu tài liệu chặt hơn theo quyết định của tài liệu chuẩn.

Tài liệu chuẩn quy định rằng lớp các kiểu tài liệu có thông số liên tiếp (như là độ dài của dòng) ở đó thông số tương ứng nên được bỏ qua hoặc có giá trị chặt nhất nhất quán với tài liệu được mang thực tế. Quy tắc như vậy yêu cầu người gửi xử lý các tài liệu trước khi truyền, như vậy có thể gây phiền phức. Tuy nhiên việc quyết định là một vấn đề đặt ra đối với tài liệu chuẩn.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Định nghĩa

4. Các từ viết tắt

5. Thông tin do TCVN 10583-1(ISO/IEC 9834-1) yêu cầu

6. Nội dung chung của các mục nhập sổ đăng ký

7. Yêu cầu về các tài liệu chuẩn

8. Dạng tài liệu OSI đang truyền

9. Nội dung của sổ đăng ký

Phụ lục A (Quy định) Định dạng các mục nhập sổ đăng ký

Phụ lục B (Tham khảo) Các tài liệu OSI và các kiểu tài liệu OSI