- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12029:2018 về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định lưu lượng thể tích và vận tốc khí ống khói (trong ống pitot kiểu S)
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11305:2016 về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định hàm ẩm của khí thải ống khói
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11306:2016 về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định lưu huỳnh dioxit
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11307:2016 về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nitơ oxit
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11310:2016 về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định hợp chất hydro halogenua và halogen
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11311:2016 về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định các kim loại
PHÁT THẢI NGUỒN TĨNH - XÁC ĐỊNH HYDRO SULFUA, CACBONYL SULFUA VÀ CACBON DISULFUA
Determination of hydrogen sulfide carbonyl sulfide, and carbon disunfide emissions from stationary souces
Lời nói đầu
TCVN 11308:2016 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EPA Method 15 - Determination of hydrogen sulfide carbonyl sulfide, and carbon disunfide emissions from stationary souces.
TCVN 11308:2016 do Tổng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
PHÁT THẢI NGUỒN TĨNH - XÁC ĐỊNH HYDRO SULFUA, CACBONYL SULFUA VÀ CACBON DISULFUA
Determination of hydrogen sulfide carbonyl sulfide, and carbon disunfide emissions from stationary souces
CHÚ THÍCH - Tiêu chuẩn này bao gồm tất cả các đặc tính kỹ thuật (ví dụ thiết bị và vật liệu) và các quy trình (ví dụ lấy mẫu và phân tích) cần thiết để thực hiện phương pháp. Một số vật liệu liên quan được viện dẫn từ các phương pháp khác nếu trong tiêu chuẩn này được hợp thành bằng cách tham khảo từ các phương pháp khác. Vì vậy, để thu được các kết quả tin cậy, người sử dụng phương pháp này cần phải có kiến thức về kỹ thuật sắc ký khí.
1.1 Chất phân tích
Chất phân tích | Số CAS | Độ nhạy (xem Điều 13.2) |
Cacbon disulfua [CS2] | 75-15-0 | 0,5 ppmv |
Cacbonyl sulfua [COS] | 463-58-1 | 0,5 ppmv |
Hydro sulfua [H2S] | 7783-06-4 | 0,5 ppmv |
1.2 Tính áp dụng
1.2.1 Phương pháp này áp dụng để xác định sự phát thải của hợp chất lưu huỳnh bị khử từ các bộ phận kiểm soát khí đuôi của nhà máy thu hồi lưu huỳnh, H2S trong khí nhiên liệu dùng cho các thiết bị đốt khí nhiên liệu, và khi được quy định trong các văn bản quản lý.
1.2.2 Phương pháp được mô tả dưới đây sử dụng các nguyên lý của tách sắc ký khí (GC) và detector quang kế ngọn lửa (FPD). Có nhiều hệ thống hoặc các tập hợp về điều kiện vận hành có thể sử dụng để xác định sự phát thải lưu huỳnh nên mọi hệ thống áp dụng nguyên lý này chỉ khác về chi tiết thiết bị và vận hành, đều có thể được dùng như phương pháp thay thế, miễn là đáp ứng được độ chính xác hiệu chuẩn và các tiêu chí về thất thoát lấy mẫu.
1.3 Mục tiêu chất lượng dữ liệu. Việc tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của phương pháp này sẽ nâng cao chất lượng của dữ liệu thu được từ các phương pháp lấy mẫu chất gây ô nhiễm không khí.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
EPA Method 16A - Determination of Total Reduced Sulfur Emissions from stationary Sources (Xác định tổng sunphua bị khử trong khí thải từ nguồn tĩnh).
Mẫu khí được tách từ nguồn thải và pha loãng với khí khô sạch (nếu cần). Một lượng nhỏ của mẫu đã pha loãng được phân tích để định lượng C2S, COS và H2S bằng GC/FPD.
4.1 Ngưng tụ ẩm. Ngưng tụ ẩm trong hệ thống phân phối mẫu, trong cột phân tích, hoặc bao bọc đầu đốt của FPD có thể gây ra thất thoát hoặc cản trở. Loại bỏ các nguy cơ này bằng cách làm nóng đầu lấy mẫu, hộp lọc, các lắp nối, và duy trì bộ lọc SO2 trong một bể cách thủy nước đá lạnh. Không cần thiết loại bỏ độ ẩm trong bộ lọc khí SO2 và làm nóng mẫu vượt quá điểm này, nếu nhiệt độ xung quanh lớn hơn 0 °C. Cách khác, có thể loại bỏ độ ẩm bằng cách làm nóng đường mẫu, điều hòa mẫu với khí pha loãng khô để giảm điểm sương của nó dưới nhiệt độ vận hành của hệ thống phân tích GC/FPD trước khi phân tích.
4.2 Cacbon monoxit (CO) và cacbon dioxit (CO2). CO và CO2 gây giảm độ nhạy đáng kể đến FPD ngay cả sau khi pha loãng với tỷ lệ 9:1. Các hệ thống được chấp nhận phải chứng minh đã loại bỏ được cản trở này bằng một số quy trình như rửa giải CO và CO2 trước khi mọi hợp chất lưu huỳnh được phân tích. Việc tuân thủ yêu cầu này có thể được chứng minh bằng cách sử dụng phổ sắc ký của các khí hiệu chuẩn có và không có CO2 trong các khí pha loãng. Mức CO2 phải là khoảng 10% đối với trường hợp có mặt CO2. Hai phổ sắc ký phải cho thấy sự phù hợp trong phạm vi các giới hạn độ chính xác của 13.3.
4.3 Lưu huỳnh nguyên tố. Sự ngưng tụ của hơi lưu huỳnh trong hệ thống lấy mẫu có thể dẫn đến tắc nghẽn bộ phận lọc bụi. Có thể giảm thiểu vấn đề này bằng cách quan sát cái lọc xem có bị tích tụ hay không và thay thế nếu cần.
4.4 Lưu huỳnh dioxit (SO2). SO2 không phải là chất gây nhiễu đặc thù nhưng có thể có với khối lượng lớn mà không thể tách ra khỏi các hợp chất khác đang quan tâm một cách hiệu quả. Bộ lọc khí SO2 được mô tả trong 6.1.3 sẽ loại bỏ có hiệu quả SO2 ra khỏi mẫu.
4.5 Hơi/sương mù có tính kiềm. Sương mù/hơi kiềm trong khí thải của một vài thiết bị kiểm soát có thể làm pH của bộ lọc Khí SO2 tăng nhanh, gây ra độ thu hồi mẫu thấp. Thay thế các thành phần của bộ lọc khí SO2 sau mỗi lần vận hành sẽ giảm thiểu khả năng gây nhiễu trong những trường hợp này.
Phương pháp này không đề cập đến các vật liệu nguy hại, quy trình vận hành và thiết bị. Trách nhiệm của người sử dụng phương pháp này phải thiết lập quy định về an toàn lao động và y tế và thực hiện các quy tắc tối thiểu nhằm áp dụng phương pháp này.
6.1 Thu thập mẫu. Xem Hình 1. Các bộ phận thành phần của dãy lấy mẫu được đề cập trong các điều sau:
6.1.1 Đầu lấy mẫu. Đầu lấy mẫu phải được làm từ teflon hoặc thép không gỉ lót teflon và được làm nóng để ngăn ngừa sự ngưng tụ hơi ẩm. Đầu lấy mẫu phải được thiết kế để khí hiệu chuẩn vào đến đầu lấy mẫu đúng tại hoặc gần với lối vào của mẫu. Mọi bộ phận của đầu lấy mẫu tiếp xúc với khi ống khói phải được làm nóng để phòng ngừa ngưng tụ hơi ẩm. Nên dùng đầu lấy mẫu được mô tả trong EPA method 16A có một mũi lấy mẫu định hướng cách xa khỏi các dòng khí cho các nguồn khí thải có bụi hoặc sương mù. Khi nhiệt độ ống khói rất cao thì không được dùng các bộ phận đầu lấy mẫu bằng teflon, có thể dùng các đầu lấy mẫu bằng thủy tinh hoặc lốt thạch anh để thay thế.
6.1.2 Bộ phận bụi. Hộp đựng cái lọc bằng teflon 50 mm và cái lọc kích thước lỗ 1 micron đến 2 micron bằng teflon (có sẵn sản phẩm thương mại). Hộp đựng cái lọc phải được duy trì ở trong một hộp nóng nhiệt độ ít nhất là 120 °C.
Hình 1 - Thiết bị lấy mẫu và pha loãng
6.1.3 Bộ lọc khí SO2. Ba bình hấp thụ có bộ phận bằng teflon, dung tích 300 ml, được kết nối thành một dãy với ống nối teflon mềm và thành ống dày. Hai bình hấp phụ đầu tiên chứa 100 ml dung dịch đệm xitrat, bình hấp phụ thứ ba được để khô từ đầu. Đầu mút của ống lồng vào dung dịch cần phải được thắt lại để có đường kính trong nhỏ hơn 3 mm và cần phải được nhúng ngập sâu ít nhất 50 cm. Nhúng các bình hấp phụ vào một bình cách thủy đá lạnh và duy trì ở nhiệt độ gần 0 °C. Dung dịch của bộ lọc khí thông thường sẽ kéo dài tác dụng trong 3 h vận hành trước khi cần được thay thế. Điều này tùy thuộc vào ảnh hưởng của độ ẩm và bụi đến cường độ dung dịch và pH. Các kết nối giữa đầu lấy mẫu, cái lọc bụi, và bộ lọc khí SO2 cần phải được làm từ teflon và càng ngắn càng tốt. Cần phải duy trì tất cả các phần của đầu lấy mẫu, cái lọc bụi và các bộ nối trước bộ lọc khí SO2 (hoặc điểm xen kẽ của bộ phận loại độ ẩm) ở nhiệt độ ít nhất là 120 °C.
6.1.4 Đường dẫn mẫu. Ống teflon đường kính trong không lớn hơn 13 mm. Các vật liệu thay thế, như nylon nguyên gốc có thể được sử dụng nếu phép thử độ kín được chấp nhận.
6.1.5 Bơm mẫu. Phải là loại bơm màng ngăn kín được tráng teflon hoặc tương đương.
6.2 Phân tích. Các thành phần sau đây là cần thiết để phân tích mẫu
6.2.1 Hệ thống pha loãng. Hệ thống pha loãng phải được kết cấu sao cho tất cả các bộ phận tiếp xúc với mẫu đều được làm bằng teflon, thủy tinh hoặc thép không gỉ. Hệ thống phải có khả năng pha loãng mẫu tỷ lệ 9:1.
6.2.2 Sắc ký khí (xem Hình 2). Sắc ký khí tối thiểu phải có các thành phần sau đây:
6.2.2.1 Lò. Có khả năng duy trì cột tách ở nhiệt độ vận hành đúng ± 1 °C.
6.2.2.2 Nhiệt kế. Để giám sát nhiệt độ lò cột, nhiệt độ detector và khí thải ± 1 °C.
6.2.2.3 Hệ thống đo dòng. Hệ thống đo lường khí để đo lưu lượng mẫu, nhiên liệu, khí đốt và khí mang.
Hình 2. Máy phân tích sắc ký khí quang kế ngọn lửa
6.2.2.4 Quang kế ngọn lửa.
6.2.2.4.1 Đồng hồ đo điện áp. Có khả năng khuyếch đại toàn thang của dải tuyến tính toàn thang 10-9 đến 10-4 ampe.
6.2.2.4.2 Cấp điện. Có khả năng cung cấp điện lên đến 750 von.
6.2.2.5 Bộ ghi. Tương thích với dải điện thế ra của đồng hồ đo điện áp.
6.2.2.6 Van khí xoay. Các van nhiều cửa tráng teflon được lắp vòng mẫu. Phải lựa chọn thể tích vòng mẫu để tạo ra phạm vi phân tích theo yêu cầu. Phải sử dụng ống teflon và các phụ kiện xuyên suốt để chứng tỏ bề mặt trơ đối với khí mẫu. Cần hiệu chuẩn GC với vòng mẫu được dùng để phân tích mẫu.
6.2.2.7 Cột sắc ký khí. Hệ thống cột phải chứng tỏ có khả năng phân tích ba thành phần lưu huỳnh khử là H2S, CO2 và CS2. Để chứng tỏ rằng đã đạt được độ phân giải phù hợp, phải tuân thủ sắc ký đồ của một khí hiệu chuẩn có chứa tất cả ba hợp chất lưu huỳnh khử trong phạm vi nồng độ của dung dịch tiêu chuẩn được áp dụng. Độ phân giải thích hợp sẽ được xác định như là phân tách đường nền của các pic liền kề khi sự suy giảm khuếch đại được xác lập sao cho pic nhỏ hơn tách đường nền là ít nhất 50% của toàn thang. Phân tách đường nền như là sự trở về điểm “không" (zero) (± 5%) trong khoảng giữa các pic. Các hệ thống không đáp ứng các tiêu chí này có thể được coi là phương pháp thay thế tùy theo sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
6.3 Hệ thống hiệu chuẩn (xem Hình 3). Hệ thống hiệu chuẩn phải có các thành phần sau đây:
Hình 3 - Thiết bị để hiệu chuẩn tại hiện trường
6.3.1 Hệ thống dòng. Để đo lưu lượng qua các ống thấm trong khoảng 2%. Cần hiệu chuẩn từng lưu lượng sau từng loạt phép thử hoàn thành với một đồng hồ đo phép thử ướt. Nếu dụng cụ đo lưu lượng sai khác hơn 5% với đồng hồ đo phép thử ướt, thì phép thử đã thực hiện cần phải được loại bỏ. Cách khác, sử dụng số liệu lưu lượng mà sẽ cho kết quả phép đo lưu lượng thấp nhất. Hiệu chuẩn với một đồng hồ đo phép thử ướt trước một phép thử là tùy chọn. Cũng có thể xác định dòng qua dụng cụ thấm bằng lưu lượng kế bong bóng xà phòng.
6.3.2 Bình cách thủy nhiệt độ ổn định không đổi. Dụng cụ có khả năng duy trì các ống thấm ở nhiệt độ hiệu chuẩn trong khoảng 0,1 °C.
6.3.3 Cảm biến nhiệt độ. Nhiệt kế hoặc dụng cụ tương tự để giám sát nhiệt độ bình cách thủy trong khoảng 0,1 °C.
7 Thuốc thử và dung dịch tiêu chuẩn
7.1 Nhiên liệu. Khí hydro, (H2). Cấp chất lượng được tinh chế trước hoặc tốt hơn.
7.2 Khí cháy. Khí oxy (O2) hoặc không khí, độ tinh khiết dùng trong nghiên cứu hoặc tốt hơn.
7.3 Khí mang. Cấp chất lượng được tinh chế trước hoặc tốt hơn.
7.4 Chất pha loãng. Không khí có chứa ít hơn 0,5 ppmv tổng các hợp chất lưu huỳnh và ít hơn 10 ppmv hơi ẩm và tổng các hydro cacbon,
7.5 Khí hiệu chuẩn
7.5.1 Các dụng cụ thấm. Từng hợp chất H2S, COS, CS2 được hiệu chuẩn đo tỷ trọng và chứng nhận ở một số nhiệt độ vận hành thích hợp. Các ống này gồm ống nhựa teflon được bịt kín trong đó giữ chất khí hóa lỏng. Khí được đóng kín đó thấm qua thành ống ở tốc độ không đổi. Khi nhiệt độ không đổi, các khí hiệu chuẩn bao gồm những nồng độ đã biết có thể được sinh ra do thay đổi và đo chính xác tốc độ dòng của các khí pha loãng đi qua ống. Dùng các khí hiệu chuẩn này để hiệu chuẩn hệ thống GC/FPD và hệ thống pha loãng.
7.5.2 Khí đóng chai. Khí đóng chai có thể được dùng làm sự lựa chọn cho các dụng cụ thấm. Khí này phải truy nguyên theo một tiêu chuẩn gốc (như các ống thấm) và không được dùng khi đã quá hạn chứng nhận.
7.6 Dung dịch đệm xitrat, hòa 300 g kali xitrat và 41 g axit xitric khan trong 1 L nước. Cách khác, có thể thay thế cho kali xitrat bằng 284 g natri xitrat. Điều chỉnh pH đến giữa 5,4 và 5,6 với kali xitrat hoặc axit citric, nếu cần.
8 Thu thập, bảo quản, vận chuyển và lưu giữ mẫu
8.1 Quy trình trước khi tiến hành phép đo
Sau khi thiết lập được hệ thống đo hoàn chỉnh tại địa điểm đo và được cho là sẵn sàng vận hành thì phải hoàn thiện các quy trình sau đây trước khi quá trình lấy mẫu được khởi động. Các quy trình này không phải là yêu cầu bắt buộc nhưng sẽ giúp trong việc phòng ngừa mọi vấn đề có thể xảy ra sau này dẫn đến làm mất hiệu lực của toàn bộ phép thử.
8.1.1 Kiểm tra rò rỉ. Quy trình kiểm tra rò rỉ thích hợp được sử dụng để xác minh tính toàn vẹn của tất cả các bộ phận, các đường ống lấy mẫu và các mối nối. Quy trình sau đây được đề xuất: Đối với các thành phần trong dãy lấy mẫu ở phía trước bơm mẫu, lấp đầu lấy mẫu của dãy lấy mẫu vào một đồng hồ đo áp suất hoặc đo chân không, khởi động bơm và hút chân không lớn hơn 50 mm thủy ngân (Hg), khóa đầu ra của bơm, sau đó tắt bơm và chắc chắn rằng không có rò rỉ trong 1 min. Đối với các thành phần ở sau bơm lấy mẫu, dùng một áp suất dương nhẹ và kiểm tra rò rỉ bằng sử dụng một chất lỏng (ví dụ, nước xà phòng, chất tẩy rửa) tại mỗi điểm nối. Xuất hiện bong bóng là dấu hiệu cho biết có sự rò rỉ. Thử sự thất thoát ở đường lấy mẫu mô tả trong 8.3.1 cũng có thể được áp dụng để kiểm tra tính toàn vẹn của các thành phần.
8.1.2 Tính năng của hệ thống. Vì hệ thống hoàn chỉnh được hiệu chuẩn vào lúc bắt đầu và kết thúc của từng ngày thử nghiệm, nên việc hiệu chuẩn chính xác từng thành phần trong hệ thống là không quá quan trọng. Tuy nhiên, cần phải kiểm tra những thành phần này để vận hành hoàn hảo. Có thể thực hiện kiểm tra bằng cách quan sát đáp ứng của các lưu lượng kế hoặc đầu ra của GC theo các thay đổi trong tốc độ dòng hoặc nồng độ khí hiệu chuẩn, tương ứng, và đảm bảo chắc chắn rằng sự đáp ứng trong phạm vi các giới hạn như dự kiến. Nếu bất kỳ thành phần nào hoặc hệ thống không đáp ứng theo cách thức bình thường như dự kiến trước thì cần phải tìm ra nguồn gốc của sự sai khác đó và chỉnh sửa trước khi tiến hành.
8.2 Thu thập mẫu và phân tích
8.2.1 Sau khi thực hiện các quy trình hiệu chuẩn được nêu trong Điều 10, đưa đầu lấy mẫu vào trong cửa (lỗ) lấy mẫu và đảm bảo là không có khí làm loãng đi vào ống khói qua cửa lấy mẫu. Sử dụng hệ thống pha loãng bắt đầu quá trình lấy mẫu và làm loãng mẫu tỷ lệ khoảng 9:1. Lưu ý rằng hệ số pha loãng chính xác là một hệ số được xác định trong 10.4. Ổn định toàn bộ hệ thống với mẫu trong ít nhất 15 min trước khi bắt đầu phân tích. Bơm các lượng nhỏ mẫu vào máy phân tích GC/FPD để phân tích. Xác định nồng độ của từng hợp chất lưu huỳnh khử trực tiếp từ đường hiệu chuẩn hoặc từ phương trình dùng cho đường bình phương tối thiểu.
8.2.2 Nếu quan sát thấy nồng độ mẫu giảm trong quá trình phân tích một mẫu mà không thể giải thích được bằng các điều kiện của quá trình, phải dừng việc lấy mẫu để xác định xem có phải đầu lấy mẫu hoặc cái lọc bị tắc nghẽn do bụi hay không. Nếu đầu lấy mẫu hoặc cái lọc được phát hiện bị tắc, phép đo phải dừng lại và loại bỏ các kết quả thu được. Có thể bắt đầu lại phép đo sau khi làm sạch hoặc thay thế đầu lấy mẫu và cái lọc. Sau mỗi phân tích, cần xem xét và thay thế đầu lấy mẫu và cái lọc nếu cần.
8.2.3 Một phân tích mẫu bao gồm 16 phép phân tích (bơm) riêng rẽ được thực hiện qua một giai đoạn không ít hơn 3 h hoặc không lớn hơn 6 h.
8.3 Quy trình sau khi đo
8.3.1 Thất thoát của hệ thống lấy mẫu. Với lượng H2S có nồng độ đã biết đủ bằng mức ± 20% của tiêu chuẩn được áp dụng, phải được đưa vào trong hệ thống lấy mẫu tại khe của đầu lấy mẫu để đảm bảo có một lượng dư mẫu được xả ra khí quyển. Phải vận chuyển mẫu qua toàn bộ hệ thống lấy mẫu đến hệ thống đo theo cùng cách thức như các mẫu khí thải. So sánh nồng độ đo được với giá trị đã biết để xác định sự thất thoát của hệ thống lấy mẫu. Thất thoát lấy mẫu lớn hơn 20% thì kết quả phân tích mẫu trước đó là không có giá trị. Thất thoát mẫu từ 0% đến 20% phải được hiệu chỉnh bằng chia nồng độ mẫu thu được cho phần thu hồi. Mẫu khí đã biết có thể là khí hiệu chuẩn như mô tả tại 7.5. Cách khác, có thể dùng khí bình chứa có chứa H2S được trộn vào nitơ và được kiểm tra theo 7.1.4 của EPA method 16A. Quy trình thử trước tùy chọn cung cấp hướng dẫn cho việc xác định xem có sự rò rỉ trong hệ thống lấy mẫu hay không.
8.3.2 Xác định độ trôi hiệu chuẩn. Sau từng phân tích, hoặc sau một loạt các phép phân tích được thực hiện trong vòng quãng thời gian 24 h, thực hiện một phép hiệu chuẩn từng phần bằng sử dụng các quy trình nêu tại Điều 10. Chỉ cần dùng H2S (hoặc chất thấm khác) để tái hiệu chuẩn hệ thống phân tích GC/FPD và hệ thống pha loãng. So sánh các đường hiệu chuẩn thu được sau các phép hiệu chuẩn với đường hiệu chuẩn thu được theo 10.3. Độ trôi hiệu chuẩn phải không được vượt quá các giới hạn được lập trong 13.4. Nếu độ trôi hiệu chuẩn vượt quá giới hạn này, thì hiệu hoặc các phép hiệu chuẩn xen vào được coi là không có giá trị. Bộ số liệu hiệu chuẩn cho các giá trị cao nhất của mẫu do người thử nghiệm lựa chọn.
Điều | Biện pháp kiểm soát chất lượng | Hiệu quả |
8.3.1 | Kiểm tra thất thoát của hệ thống lấy mẫu | Đảm bảo rằng sai số âm không được hiệu chỉnh sinh ra do thất thoát mẫu là không lớn hơn 20%, tạo ra phép hiệu chỉnh sai số bằng hoặc nhỏ hơn 20%. |
8.3.2 | Thử độ trôi hiệu chuẩn | Đảm bảo rằng sai số sinh ra sai lệch trong đầu ra của hệ thống đo trong quá trình phân tích là không lớn hơn 5%. |
10.0 | Hiệu chuẩn phân tích | Đảm bảo độ đúng của các kết quả phân tích trong khoảng 5%. |
10 Hiệu chuẩn và tiêu chuẩn hóa
Trước các lần lấy mẫu, hiệu chuẩn hệ thống bằng cách sử dụng các quy trình sau. (Nếu lấy mẫu được thực hiện nhiều hơn một lần trong quãng thời gian 24 h, thì không cần thực hiện hiệu chuẩn trước khi lấy mẫu lần thứ 2 và các lần lấy mẫu sau đó. Tuy nhiên, sai lệch hiệu chuẩn phải được xác định như mô tả tại 8.3.2 sau khi lần lấy mẫu cuối cùng thực hiện trong quãng thời gian 24 h).
CHÚ THÍCH Điều này đưa ra các bước cần thực hiện khi sử dụng hệ thống GC/FPD và hệ thống pha loãng. Quy trình hiệu chuẩn này không bao gồm các hướng dẫn chi tiết vì hoạt động của các hệ thống này là phức tạp, yêu cầu kiến thức về từng hệ thống được dùng. Từng hệ thống cần được kèm theo một sổ tay hướng dẫn vận hành mô tả chi tiết các quy trình vận hành đi kèm với từng bộ phận trong hệ thống đo. Thêm vào đó, người vận hành cần phải quen thuộc với các nguyên lý hoạt động của các bộ phận, đặc biệt là GC/FPD. Vì lý do này, khuyến cáo nên xem lại các tài liệu tham khảo trong Thư mục tài liệu tham khảo.
10.1 Chuẩn bị ống thấm khí hiệu chuẩn
10.1.1 Lồng ống thấm vào trong ngăn chứa ống. Kiểm tra nhiệt độ bình cách thủy để đảm bảo phù hợp với nhiệt độ hiệu chuẩn của ống trong khoảng 0,1 °C. Để yên 24 h cho ống cân bằng nhiệt độ. Cách khác, sự cân bằng có thể được kiểm tra bằng cách bơm mẫu của khí hiệu chuẩn tại các quãng thời gian 1 h. Các ống thấm có thể được coi là đã đạt đến cân bằng nhiệt độ khi các mẫu liên tiếp từng giờ phù hợp với phạm vi trung bình 5% của nó.
10.1.2 Làm thay đổi lượng không khí chảy qua các ống để tạo ra các nồng độ mong muốn để hiệu chuẩn các hệ thống phân tích và pha loãng. Lưu lượng khí cắt ngang qua ống tại mọi thời điểm phải lớn hơn yêu cầu lưu lượng của các hệ thống phân tích. Nồng độ tính theo ppmv được tạo ra bởi một ống có chứa chất thấm cụ thể và được tính bằng công thức (1) trong 12.2.
10.2 Hiệu chuẩn hệ thống phân tích Tạo ra một dãy gồm ba hoặc nhiều hơn các nồng độ đã biết chứa phạm vi tuyến tính của FPD (khoảng 0,5 ppmv đến 10 ppmv) cho một mẫu 1 ml từng hợp chất của 3 hợp chất lưu huỳnh chính. Vòng qua hệ thống pha loãng, bơm các nồng độ tiêu chuẩn này vào GC/FPD và theo dõi các đáp ứng đến khi ba lần bơm liên tiếp cho từng nồng độ đạt được khoảng trung bình 5% của chúng. Nếu không đạt được độ chính xác này chứng tỏ có vấn đề trong hệ thống phân tích và hiệu chuẩn. Phải tìm ra các vấn đề như vậy và chỉnh sửa trước khi tiếp tục tiến hành.
10.3 Đường cong hiệu chuẩn Lập biểu đồ đáp ứng của GC/FPD theo dòng điện (ampe) ứng với nồng độ tạo ra của chúng theo ppmv trên giấy vẽ đồ thị cho từng hợp chất lưu huỳnh. Cách khác, Phương trình bình phương tối thiểu có thể được tạo ra từ các số liệu hiệu chuẩn sử dụng các nồng độ ứng với các đơn vị đáp ứng tương ứng của phương tiện,
10.4 Hiệu chuẩn hệ thống pha loãng Sử dụng hệ thống ống thấm tạo ra một nồng độ đã biết của H2S. Điều chỉnh tốc độ dòng của khí pha loãng sao cho giai đoạn pha loãng đầu tiên đạt mức pha loãng xấp xỉ mong muốn. Bơm khí hiệu chuẩn được pha loãng vào hệ thống GC/FPD đến khi các kết quả của ba lần bơm liên tiếp cho từng giai đoạn pha loãng đạt được khoảng trung bình 5% của chúng. Nếu bước này không đạt được độ chính xác chứng tỏ có vấn đề trong hệ thống pha loãng. Phải tìm ra các vấn đề như vậy và chỉnh sửa trước khi tiếp tục tiến hành, sử dụng số liệu hiệu chuẩn cho H2S (được xây dựng trong 10.3), xác định nồng độ khí hiệu chuẩn được pha loãng theo ppmv. Sau đó tính toán hệ số pha loãng như tỷ lệ của nồng độ khí hiệu chuẩn trước khi pha loãng so với nồng độ khí hiệu chuẩn được pha loãng được xác định theo điều này. Lặp lại quy trình này cho từng giai đoạn cần pha loãng. Cách khác, hệ thống GC/FPD có thể được hiệu chuẩn bằng cách tạo ra một loạt gồm 3 hoặc nhiều hơn các nồng độ của từng hợp chất lưu huỳnh và pha loãng những mẫu này trước khi bơm chúng vào hệ thống GC/FPD. Những số liệu này sau đó sẽ được dùng như số liệu hiệu chuẩn cho mẫu chưa biết, và phép xác định riêng rẽ hệ số pha loãng sẽ không cần thiết. Tuy nhiên, các yêu cầu về độ chính xác vẫn được áp dụng.
11 Quy trình phân tích. Thu thập và phân tích mẫu là xảy ra đồng thời đối với phương pháp này (xem Điều 8).
12 Phân tích số liệu và tính toán
12.1 Ký hiệu
C - Nồng độ của chất thấm được tạo ra, ppmv;
COS - Nồng độ cacbonyl sulfua, ppmv;
CS2 - Nồng độ cacbon disulfua, ppmv;
d - Hệ số pha loãng, không thứ nguyên;
H2S - Nồng độ hydro sulfua, ppmv;
K - 24,04 l/g mol. (hằng số chất khí ở 20 °C và 760 mm thủy ngân)
L - Tốc độ dòng, l/min, của không khí qua chất thấm 20 °C và 760 mm thủy ngân;
M - Khối lượng phân tử của chất thấm, g/g-mol;
N - Số các phép phân tích được thực hiện;
Pr - Tốc độ thấm của ống thấm, μg/min;
12.2 Nồng độ chất thấm. Tính toán nồng độ được sinh ra do một ống chứa một chất thấm cụ thể (xem 10.1) sử dụng Công thức sau:
(1) |
12.3 Tính toán đương lượng SO2. Đương lượng SO2 sẽ được xác định cho từng phép phân tích bằng cách cộng các nồng độ của từng hợp chất lưu huỳnh khử phân tích trong các phép phân tích đã biết. Đương lượng SO2 được tính như SO2, theo ppmv.
(2) |
12.4 Đương lượng SO2 trung bình. Được xác định bằng sử dụng Công thức sau. Các hệ thống không loại bỏ độ ẩm của mẫu nhưng ổn định khí để ngăn ngừa ngưng tụ thì phải hiệu chỉnh đương lượng SO2 trung bình cho phần hơi nước có mặt. Hiệu chỉnh này không thực hiện khi tiêu chuẩn khí thải không quy định theo khí khô.
Đương lượng SO2 trung bìnhđương lượng SO2/N | (3) |
Trong đó:
Đương lượng SO2 trung bình = Đương lượng SO2 trung bình tính bằng ppmv, khí khô;
Đương lượng SO2 trung bình i = SO2 tính theo ppmv như được xác định theo Công thức (2)
13.1 Dải phân tích. Cặp đối với hệ thống GC sử dụng cỡ mẫu 1 ml, giới hạn tối đa của FPD cho từng hợp chất lưu huỳnh là khoảng 10 ppmv. Có thể cần pha loãng các mẫu từ các nhà máy thu hồi lưu huỳnh gấp trăm lần (99:1), tạo ra giới hạn trên vào khoảng 1000 ppmv cho từng hợp chất.
13.2 Độ nhạy. Nồng độ phát hiện tối thiểu của FPD cũng tùy thuộc vào cỡ mẫu và khoảng 0,5 ppmv cho cỡ mẫu 1 ml.
13.3 Độ đúng hiệu chuẩn. Một loạt ba lần bơm liên tiếp của cùng khí hiệu chuẩn, với các độ pha loãng, sẽ tạo ra các kết quả mà không sai khác lớn hơn 5% so với trung bình của ba lần bơm.
13.4 Độ trôi hiệu chuẩn. Độ trôi hiệu chuẩn được xác định từ trung bình của ba lần bơm thực hiện vào lúc bắt đầu và kết thúc mọi phân tích, hoặc một loạt vận hành phân tích trong quãng thời gian 24 h không được vượt quá 5%.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] O'Keeffe, A.E., and G.C. Ortman. "Primary Standards for Trace Gas Analysis," Anal. Chem. 38,760. 1966.
[2] Stevens, R.K., A.E. O'Keeffe, and G.C. Ortman. "Absolute Calibration of a Flame Photometric Detector to Volatile Sulfur Compounds at Sub-Part-Per-Million Levels," Environmental Science and Technology 3:7. July 1969.
[3] Mulik, J.D., R.K. Stevens, and R. Baumgardner. "An Analytical System Designed to Measure Multiple Malodorous Compounds Related to Kraft Mill Activities." Presented at the 12th Conference on Methods in Air Pollution and Industrial Hygiene Studies, University of Southern California, Los Angeles, CA, April 6-8, 1971.
[4] Devonald, R.H., R.S. Serenius, and A.D. McIntyre. "Evaluation of the Flame Photometric Detector for Analysis of Sulfur Compounds." Pulp and Paper Magazine of Canada, 73,3; March 1972.
[5] Grimley, K.W., W.S. Smith, and R.M. Martin. "The Use of a Dynamic Dilution System in the Conditioning of Stack Gases for Automated Analysis by a Mobile Sampling Van." Presented at the 63rd Annual APCA Meeting in St. Louis, MO. June 14-19, 1970.
[6] General Reference. Standard Methods of Chemical Analysis Volume III-A and III-B: Instrumental Analysis. Sixth Edition. Van Nostrand Relnhold Co. 17.0 Tables, Diagrams, Flowcharts, and Validation Data.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12029:2018 về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định lưu lượng thể tích và vận tốc khí ống khói (trong ống pitot kiểu S)
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11305:2016 về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định hàm ẩm của khí thải ống khói
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11306:2016 về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định lưu huỳnh dioxit
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11307:2016 về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nitơ oxit
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11310:2016 về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định hợp chất hydro halogenua và halogen
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11311:2016 về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định các kim loại