- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12509-3:2018 về Rừng trồng - Rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản - Phần 3: Nhóm loài cây ngập mặn
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12509-1:2018 về Rừng trồng - Rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản - Phần 1: Nhóm loài cây sinh trưởng nhanh
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12509-2:2018 về Rừng trồng - Rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản - Phần 2: Nhóm loài cây sinh trưởng chậm
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12511:2018 về Rừng tự nhiên - Rừng sau khoanh nuôi
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11567-3:2017 về Rừng trồng - Rừng gỗ lớn chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ - Phần 3: Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake)
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11567-1:2016 về Rừng trồng - Rừng gỗ lớn chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ - Phần 1: Keo lai
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11567-2:2016 về Rừng trồng - Rừng gỗ lớn chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ - Phần 2: Keo tai tượng
- 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11366-2:2016 về Rừng trồng - Yêu cầu lập địa - Phần 2: Bạch đàn lai
- 9 Tiêu chuẩn ngành 04TCN 126:2006 về hướng dẫn kỹ thuật trồng cây gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng để cung cấp gỗ lớn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
RỪNG TRỒNG - YÊU CẦU VỀ LẬP ĐỊA - PHẦN 1: KEO TAI TƯỢNG VÀ KEO LAI
Plantation - Site requirements - Part 1: Acacia mangium and acacia hybrid
Lời nói đầu
TCVN 11366-1:2016 do Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
RỪNG TRỒNG - YÊU CẦU VỀ LẬP ĐỊA - PHẦN 1: KEO TAI TƯỢNG VÀ KEO LAI
Plantation - Site requirements - Part 1: Acacia mangium and acacia hybrid
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về lập địa trồng rừng cho loài Keo tai tượng (Acacia mangium) và 20 dòng Keo lai (Acacia hybrid) đã được công nhận, nêu ở phụ lục D.
TCVN 9487:2012, Quy trình điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1 Lập địa (Site)
Nơi sống của cây rừng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh tác động lên chúng.
3.2 Độ dày tầng đất (Soil depth)
Độ dày của tầng phát sinh (theo phát sinh học) là độ dày của lớp vỏ phong hóa gồm độ dày tầng A (tầng mặt) độ dày tầng B (tầng bên dưới), tính từ mặt đất đến ranh giới bên trên của tầng C (tầng mẫu chất).
Độ dày của tầng sản xuất. (theo sinh thái học) là độ dày tính từ mặt đất đến ranh giới bên trên của tầng kết cứng (có kết von, đá ong, đá lẫn chiếm lớn hơn 70% bề mặt phẫu diện), tầng nước ngầm hay chứa muối hạn chế sự phát triển của bộ rễ cây.
3.3 Độ đá lẫn (Stone and gravel content)
Lượng các cục kết cứng có thành phần, kích thước, hình dạng khác nhau lẫn trong đất, được xác định bằng phần trăm khối lượng hay thể tích đá so với tổng khối lượng hay thể tích đất.
3.4
pHKCl của đất (Soil pHKCl)
pHKCl của đất phản ánh mức độ chua (axit) hay kiềm của đất, được xác định bởi nồng độ ion H của dung dịch đất.
3.5 Thành phần cơ giới đất/thành phần cấp hạt (Soil texture / sparticle size class)
Hàm lượng những hạt đất cơ bản có kích thước khác nhau, được tính bằng mm và được biểu thị bằng phần trăm (%) theo khối lượng đất khô kiệt.
Xác định và phân loại đất theo thành phần cơ giới đất thường được gọi tên là đất cát (cát pha, cát rời), đất thịt (thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng), đất sét (sét nhẹ, sét trung bình, sét nặng). Thành phần cơ giới đất được chia làm 5 cấp: thành phần cơ giới rất nhẹ (cát rời), thành phần cơ giới nhẹ (cát pha), thành phần cơ giới trung, bình, (từ thịt nhẹ đến thịt trung bình), thành phần cơ giới hơi nặng (từ thịt nặng đến sét nhẹ và sét trung bình), thành phần cơ giới rất nặng (sét nặng).
4 Điều kiện lập địa trồng rừng
4.1 Điều kiện lập địa trồng rừng Keo tai tượng
4.1.1 Điều kiện khí hậu để trồng rừng Keo tai tượng
Xem bảng 1.
Bảng 1 - Phân chia điều kiện khí hậu để trồng rừng Keo tai tượng
Chỉ tiêu | Rất thích hợp (S1) | Thích hợp (S2) | Ít thích hợp (S3) | Không thích hợp (N) |
Nhiệt độ trung bình hàng năm (°C) | Từ 22 đến nhỏ hơn 26 | Từ 19 đến nhỏ hơn 22 hoặc từ 26 đến nhỏ hơn 28 | Từ 17 đến nhỏ hơn 19 hoặc từ 28 đến 30 | Nhỏ hơn 17 hoặc lớn hơn 30 |
Lượng mưa trung bình hàng năm (mm/năm) | Từ 2000 đến nhỏ hơn 2400 | Từ 1800 đến nhỏ hơn 2000 hoặc từ 2400 đến nhỏ hơn 2600 | Từ 1600 đến nhỏ hơn 1800 hoặc từ 2600 đến 2800 | Nhỏ hơn 1600 hoặc lớn hơn 2800 |
Số tháng có lượng mưa lớn hơn 100 mm (tháng) | 7 đến 8 | 6 hoặc 9 | 5 hoặc 10 | Nhỏ hơn 4 hoặc lớn hơn 10 |
4.1.2 Điều kiện địa hình để trồng rừng Keo tai tượng
Xem bảng 2.
Bảng 2 - Phân chia điều kiện địa hình để trồng rừng Keo tai tượng
Chỉ tiêu | Rất thích hợp (S1) | Thích hợp (S2) | Ít thích hợp (S3) | Không thích hợp (N) |
Độ cao so với mực nước biển (m): |
|
|
|
|
- Ở miền Bắc | Nhỏ hơn 300 | Từ 300 đến nhỏ hơn 500 | Từ 500 đến 700 | Lớn hơn 700 |
- Ở miền Trung | Nhỏ hơn 400 | Từ 400 đến nhỏ hơn 600 | Từ 600 đến 800 | Lớn hơn 800 |
- Ở miền Nam | Nhỏ hơn 500 | Từ 500 đến nhỏ hơn 700 | Từ 700 đến 900 | Lớn hơn 900 |
Độ dốc (°) | Nhỏ hơn 15 | Từ 15 đến nhỏ hơn 25 | Từ 25 đến 35 | Lớn hơn 35 |
4.1.3 Điều kiện đất để trồng rừng Keo tai tượng
Xem bảng 3, trong đó tên nhóm, loại đất theo phụ lục A, thành phần cơ giới theo phụ lục B.
Bảng 3 - Phân chia điều kiện đất để trồng rừng Keo tai tượng
Chỉ tiêu | Rất thích hợp (S1) | Thích hợp (S2) | Ít thích hợp (S3) | Không thích hợp (N) |
Nhóm, loại đất | D, Fe, Fj, Ft, P, X | Fa, Ff, Fk, Fp, Fs, Fv, Fn, S, X | B, C, Fa, Fq, Fp, J, Fu, R, T | E, M, H |
Thành phần cơ giới | Thịt nhẹ đến thịt trung bình | Thịt nặng đến sét nhẹ và sét trung bình | Cát pha | Sét nặng hoặc cát rời |
Độ dày tầng đất (cm) | Lớn hơn 100 | Từ 50 đến 100 | Từ 30 đến nhỏ hơn 50 | Nhỏ hơn 30 |
Độ đá lẫn (%) | Nhỏ hơn 5 | Từ 5 đến nhỏ hơn 20 | Từ 20 đến 50 | Lớn hơn 50 |
Độ pHKCl | Từ 5,0 đến nhỏ hơn 6,0 | Từ 4,5 đến nhỏ hơn 5,0 hoặc từ 6,0 đến nhỏ hơn 6,5 | Từ 3,5 đến nhỏ hơn 4,5 hoặc từ 6,5 đến 7,0 | Nhỏ hơn 3,5 hoặc lớn hơn 7,0 |
4.1.4 Điều kiện thực bì để trồng rừng Keo tai tượng
Xem bảng 4, trong đó phân loại trạng thái thực bì theo phụ lục C.
Bảng 4 - Phân chia trạng thái thực bì để trồng rừng Keo tai tượng
Chỉ tiêu | Rất thích hợp (S1) | Thích hợp (S2) | Ít thích hợp (S3) | Không thích hợp (N) |
Trạng thái thực bì | TXK, DT2 | DT1, DT1P, RTKT | BC1, BC2 | DT1D, DT2D, DT1M |
4.2 Điều kiện lập địa trồng rừng Keo lai
4.2.1 Điều kiện khí hậu để trồng rừng Keo lai
Xem bảng 5.
Bảng 5 - Phân chia điều kiện khí hậu để trồng rừng Keo lai
Chỉ tiêu | Rất thích hợp (S1) | Thích hợp (S2) | Ít thích hợp (S3) | Không thích hợp (N) |
Nhiệt độ trung bình hàng năm (°C) | Từ 23 đến nhỏ hơn 28 | Từ 19 đến nhỏ hơn 23 hoặc từ 28 đến nhỏ hơn 30 | Từ 16 đến nhỏ hơn 19 hoặc từ 30 đến 32 | Nhỏ hơn 16 hoặc lớn hơn 32 |
Lượng mưa trung bình hàng năm (mm/năm) | Từ 1600 đến nhỏ hơn 2100 | Từ 1400 đến nhỏ hơn 1600 hoặc từ 2100 đến nhỏ hơn 2900 | Từ 1200 đến nhỏ hơn 1400 hoặc từ 2900 đến 3000 | Nhỏ hơn 1200 hoặc lớn hơn 3000 |
Số tháng có lượng mưa trên 100 mm (tháng) | 5 đến 6 | 4 hoặc 7 | 3 hoặc 8 | Nhỏ hơn 3 hoặc lớn hơn 9 |
Tốc độ gió | Không có gió xoáy và gió bão cấp 6 trở lên | Không có gió xoáy, ít gió bão cấp 6 đến 7 | Ít gió xoáy và ít có gió bão cấp 7 đến 8 | Thường xuyên có gió xoáy và gió bão trên cấp 8 |
4.2.2 Điều kiện địa hình để trồng rừng Keo lai
Xem bảng 6.
Bảng 6 - Phân chia điều kiện địa hình để trồng rừng Keo lai
Chỉ tiêu | Rất thích hợp (S1) | Thích hợp (S2) | Ít thích hợp (S3) | Không thích hợp (N) |
Độ cao so với mực nước biển (m) |
|
|
|
|
- Ở miền Bắc | Nhỏ hơn 250 | Từ 250 đến nhỏ hơn 350 | Từ 350 đến 500 | Lớn hơn 500 |
- Ở miền Trung | Nhỏ hơn 250 | Từ 250 đến nhỏ hơn 500 | Từ 500 đến 700 | Lớn hơn 700 |
- Ở miền Nam và Tây Nguyên | Nhỏ hơn 350 | Từ 350 đến nhỏ hơn 500 | Từ 500 đến 800 | Lớn hơn 800 |
Độ dốc (°) | Nhỏ hơn 15 | Từ 15 đến nhỏ hơn 20 | 20 đến 30 | Lớn hơn 30 |
4.2.3 Điều kiện đất để trồng rừng Keo lai
Xem bảng 7, trong đó tên nhóm, loại đất theo phụ lục A (quy định), thành phần cơ giới theo phụ lục B.
Bảng 7 - Phân chia điều kiện đất để trồng rừng Keo lai
Chỉ tiêu | Rất thích hợp (S1) | Thích hợp (S2) | Ít thích hợp (S3) | Không thích hợp (N) |
Nhóm, loại đất | Fu, Fk, D, Ff | Xp, Fs, Fp | Xs, Fq, C, S, B, R, T | E, M, H, Fh, J |
Thành phần cơ giới | Thịt nhẹ đến trung bình | Thịt nặng đến sét nhẹ | Cát pha, sét trung bình | Sét nặng hoặc cát rời |
Độ dày tầng đất (cm) | Lớn hơn 100 | Từ 50 đến 100 | Từ 30 đến nhỏ hơn 50 | Nhỏ hơn 30 |
Độ đá lẫn (%) | Nhỏ hơn 5 | Từ 5 đến nhỏ hơn 20 | Từ 20 đến 50 | Lớn hơn 50 |
Độ pHKCl | Từ 5,0 đến nhỏ hơn 6,0 | Từ 4,5 đến nhỏ hơn 5,0 hoặc từ 6,0 đến nhỏ hơn 6,5 | Từ 4,0 đến nhỏ hơn 4,5 hoặc từ 6,5 đến 7,0 | Nhỏ hơn 4,0 hoặc lớn hơn 7,0 |
4.2.4 Điều kiện thực bì để trồng rừng Keo lai
Xem bảng 8, trong đó phân loại trạng thái thực bì theo phụ lục C (quy định).
Bảng 8 - Phân chia điều kiện thực bì để trồng rừng Keo lai
Chỉ tiêu | Rất thích hợp (S1) | Thích hợp (S2) | Ít thích hợp (S3) | Không thích hợp (N) |
Trạng thái thực bì | TXK, DT2 | DT1 | BC1, BC2 | DT1D, DT2D, DT1M |
TT | Ký hiệu | Tên nhóm, loại đất |
1 | A | Đất mùn trên núi cao |
2 | B | Đất bạc màu |
3 | C | Đất cát |
4 | D | Đất dốc tụ |
5 | E | Đất xói mòn trơ sỏi đá |
6 | Fa | Đất vàng đỏ trên đá mac ma axit |
7 | Fe | Đất nâu tím trên đá sét màu tím |
8 | Ff | Đất feralit phát triển trên đá phấn sa |
9 | Fj | Đất đỏ vàng trên đá biến chất |
10 | Fk | Đất nâu đỏ trên đá mac ma ba zơ và trung tính |
11 | Fn | Đất nâu vàng trên đá vôi |
12 | Fp | Đất nâu vàng trên phù sa cổ |
13 | Fq | Đất vàng nhạt trên đá cát |
14 | Fs | Đất đỏ vàng trên đá sét |
15 | Ft | Đất nâu tím trên đá mác ma ba zơ |
16 | Fu | Đất nâu vàng trên đá mac ma ba zơ và trung tính |
17 | Fv | Đất đỏ nâu trên đá vôi |
18 | H | Đất mùn vàng đỏ trên núi |
19 | J | Đất lầy |
20 | M | Đất mặn |
21 | p | Đất phù sa |
22 | R | Đất đen |
23 | S | Đất phèn lên líp |
24 | T | Đất than bùn |
25 | X | Đất xám |
Phân chia thành phần cơ giới đất
TT | Tên thành phần cơ giới đất | Hàm lượng sét vật lý | Hàm lượng cát vật lý (% cấp hạt có kích thước ≥ 0,02 mm) |
1 | Cát nhẹ (cát rời) | Từ 0 đến dưới 5 | Từ trên 95 đến 100 |
2 | Cát trung bình | Từ 5 đến dưới 10 | Từ trên 90 đến 95 |
3 | Cát nặng (cát pha) | Từ 10 đến dưới 20 | Từ trên 80 đến 90 |
4 | Thịt nhẹ | Từ 20 đến dưới 30 | Từ trên 70 đến 80 |
5 | Thịt trung bình | Từ 30 đến dưới 40 | Từ trên 60 đến 70 |
6 | Thịt nặng | Từ 40 đến dưới 50 | Từ trên 50 đến 60 |
7 | Sét nhẹ | Từ 50 đến dưới 65 | Từ trên 35 đến 50 |
8 | Sét trung bình | Từ 65 đến dưới 80 | Từ trên 20 đến 35 |
9 | Sét nặng | Từ 80 trở lên | Từ 0 đến 20 |
TT | Trạng thái thực bì | Ký hiệu | Trữ lượng (M) (m3/ha) |
1 | Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt | TXK | 10 < M ≤ 50 |
2 | Đất có cây gỗ tái sinh núi đất | DT2 | < 10 |
3 | Đất có cây gỗ tái sinh núi đá | DT2D | < 10 |
4 | Đất trống núi đất | DT1 | 0 |
5 | Đất trống núi đá | DT1D | 0 |
6 | Đất trống ngập mặn | DT1M | 0 |
7 | Đất trống ngập nước phèn | DT1P | 0 |
8 | Bãi cát | BC1 | 0 |
9 | Bãi cát có cây rải rác | BC2 | 0 |
10 | Đất rừng trồng sau khai thác | RTKT | 0 |
Danh mục các giống Keo lai đã được công nhận
TT | Giống | Địa điểm khảo nghiệm | Địa điểm áp dụng |
1 | BV10 | Ba Vì - Hà Nội; Yên Thành - Nghệ An | Ba Vì - Hà Nội; Yên Thành - Nghệ An và nơi có điều kiện tương tự |
2 | BV16 | Ba Vì - Hà Nội; Yên Thành - Nghệ An | Ba Vì - Hà Nội; Yên Thành - Nghệ An và nơi có điều kiện tương tự |
3 | BV32 | Ba Vì - Hà Nội; Yên Thành - Nghệ An | Ba Vì - Hà Nội; Yên Thành - Nghệ An và nơi có điều kiện tương tự |
4 | BV33 | Ba Vì - Hà Nội; Yên Thành - Nghệ An | Ba Vì - Hà Nội; Yên Thành - Nghệ An và nơi có điều kiện tương tự |
5 | BV71 | Ba Vì - Hà Nội; Yên Thành - Nghệ An | Ba Vì - Hà Nội; Yên Thành - Nghệ An và nơi có điều kiện tương tự |
6 | BV73 | Ba Vì - Hà Nội; Yên Thành - Nghệ An | Ba Vì - Hà Nội; Yên Thành - Nghệ An và nơi có điều kiện tương tự |
7 | BV75 | Ba Vì - Hà Nội; Yên Thành - Nghệ An | Ba Vì - Hà Nội; Yên Thành - Nghệ An và nơi có điều kiện tương tự |
8 | TB03 | Bầu Bàng - Bình Dương; Sông Mây - Đồng Nai | Bầu Bàng - Bình Dương; Sông Mây - Đồng Nai và nơi có điều kiện tương tự |
9 | TB05 | Bầu Bàng - Bình Dương; Sông Mây - Đồng Nai | Bầu Bàng - Bình Dương; Sông Mây - Đồng Nai và nơi có điều kiện tương tự |
10 | TB06 | Bầu Bàng - Bình Dương; Sông Mây - Đồng Nai | Bầu Bàng - Bình Dương; Sông Mây - Đồng Nai và nơi có điều kiện tương tự |
11 | TB12 | Bầu Bàng - Bình Dương; Sông Mây - Đồng Nai | Bầu Bàng - Bình Dương; Sông Mây - Đồng Nai và nơi có điều kiện tương tự |
12 | TB1 | Bầu Bàng - Bình Dương; Sông Mây - Đồng Nai | Bầu Bàng - Bình Dương; Sông Mây - Đồng Nai và nơi có điều kiện tương tự |
13 | TB7 | Bầu Bàng - Bình Dương; Sông Mây - Đồng Nai | Bầu Bàng - Bình Dương; Sông Mây - Đồng Nai và nơi có điều kiện tương tự |
14 | TB11 | Bầu Bàng - Bình Dương; Sông Mây - Đồng Nai | Bầu Bàng - Bình Dương; Sông Mây - Đồng Nai và nơi có điều kiện tương tự |
15 | KL2 | Đồng Nai | Đồng Nai và nơi có điều kiện tương tự |
16 | KLTA3 | Đông Nam Bộ | Đông Nam Bộ và nơi có điều kiện tương tự |
17 | KL20 | Đông Nam Bộ | Đông Nam Bộ và nơi có điều kiện tương tự |
18 | AH1 | Đông Nam Bộ | Đông Nam Bộ và nơi có điều kiện tương tự |
19 | AH7 | Đông Nam Bộ | Đông Nam Bộ và nơi có điều kiện tương tự |
20 | (MA)M8 | Tam Thanh - Phú Thọ; Bình Điền - Thừa Thiên Huế | Bắc Trung Bộ và Vùng Trung tâm |
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Văn Con, 2011. Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế xã hội trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh trên đất trống còn tinh chất đất rừng và đất rừng nghèo kiệt. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
[2]. Lê Đình Khả, Đoàn Ngọc Dao, 2004. Kết quả mới về khảo nghiệm giống Keo lai trên một số vùng sinh thái của nước ta. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 3/2004, trang 392-394.
[3]. Hà Quang Khải, Đỗ Đình Sâm, Đỗ Thanh Hoa, 2002. Đất Lâm nghiệp. Trường Đại học Lâm nghiệp.
[4]. Đoàn Hoài Nam, 2006. Nghiên cứu một số cơ sở khoa học để trồng rừng Keo lai có hiệu quả cao tại một số vùng trọng điểm. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Lâm nghiệp.
[5]. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, 2004. Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam. Viện Khí tượng Thủy văn. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
[6]. Ngô Đình Quế, Đinh Thanh Giang, Nguyễn Văn Thắng, 2010. Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
[7]. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, 2005. Cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
[8]. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương, 2005. Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
[9]. Đặng Văn thuyết, 2010. Nghiên cứu hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo, Bạch đàn và Thông caribê cung cấp gỗ lớn. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
[10]. Bộ Lâm nghiệp, 1987. Quyết định số 490/QĐ ngày 23/6/1987 về việc ban hành Quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh các loài Thông, Bạch đàn, Bồ đề, Keo lá to cung cấp cây nguyên liệu giấy.
[11]. Bộ Lâm nghiệp, 1989. Quyết định số 456/LS-CNR ngày 04/9/1989 của Bộ Lâm nghiệp ban hành QPN 9 - 89. Quy phạm kỹ thuật trồng Keo lá to (Acacia mangium) cho 4 tỉnh trồng rừng theo dự án PAM - 3352 và những tỉnh có điều kiện lập địa tương tự.
[12]. Bộ Lâm nghiệp, 1993. Thuật ngữ Lâm nghiệp. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
[13]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006. Tiêu chuẩn 04TCN-2006: Quy trình kỹ thuật trồng rừng Keo tai tượng.
[14]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2013. Giới thiệu một số giống cây trồng lâm nghiệp được công nhận là giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật.
[15]. Hội Khoa học Đất Việt Nam, 1996. Đất Việt Nam - Bản chú giải bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000.
[16]. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2010. Kỹ thuật trồng một số loài cây lấy gỗ. Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
[17]. Srivastava, P.B.L., 1993. Silvicultural practices. In: Awang, K. and Taylor, D. (eds) Acacia mangium growing and utilization. Winrock International and FAO, Bangkok, Thailand, p. 113- 147.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12509-3:2018 về Rừng trồng - Rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản - Phần 3: Nhóm loài cây ngập mặn
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12509-1:2018 về Rừng trồng - Rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản - Phần 1: Nhóm loài cây sinh trưởng nhanh
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12509-2:2018 về Rừng trồng - Rừng sau thời gian kiến thiết cơ bản - Phần 2: Nhóm loài cây sinh trưởng chậm
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12511:2018 về Rừng tự nhiên - Rừng sau khoanh nuôi
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11567-3:2017 về Rừng trồng - Rừng gỗ lớn chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ - Phần 3: Bạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla S.T.Blake)
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11567-1:2016 về Rừng trồng - Rừng gỗ lớn chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ - Phần 1: Keo lai
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11567-2:2016 về Rừng trồng - Rừng gỗ lớn chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ - Phần 2: Keo tai tượng
- 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11366-2:2016 về Rừng trồng - Yêu cầu lập địa - Phần 2: Bạch đàn lai
- 9 Tiêu chuẩn ngành 04TCN 126:2006 về hướng dẫn kỹ thuật trồng cây gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng để cung cấp gỗ lớn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành