Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11617:2016

ISO 11476:2016

GIẤY VÀ CÁC TÔNG - XÁC ĐỊNH ĐỘ TRẮNG CIE, C/2° (ĐIỀU KIỆN CHIẾU SÁNG TRONG NHÀ)

Paper and board - Determination of CIE whiteness, C/2° (indoor illumination conditions)

Lời nói đầu

TCVN 11617:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 11475:2016.

TCVN 11617:2016 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

GIẤY VÀ CÁC TÔNG - XÁC ĐỊNH ĐỘ TRẮNG CIE, C/2° (ĐIỀU KIỆN CHIẾU SÁNG TRONG NHÀ)

Paper and board - Determination of CIE whiteness, C/2° (indoor illumination conditions)

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ trắng CIE của giấy và các tông, để nhận được các giá trị tương đương với ngoại quan nhìn bằng mắt thường của giấy và các tông trắng, có hoặc không có các chất làm trắng huỳnh quang, khi được quan sát dưới ánh sáng trong nhà. Tiêu chuẩn dựa trên dữ liệu phản xạ thu được trên toàn bộ khoảng phổ nhìn thấy (VIS), khác với phép đo độ sáng ISO chỉ được giới hạn ở vùng xanh da trời của VIS. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra quy trình xác định giá trị sắc màu CIE và thành phần huỳnh quang của độ trắng CIE.

Ngoài ra, tiêu chuẩn cũng quy định phương pháp điều chỉnh hàm lượng UV tương đương với nguồn sáng CIE C[10][12], vì kết quả nhận được khi có mặt chất làm trắng huỳnh quang phụ thuộc vào hàm lượng UV của bức xạ tới mẫu thử. Nguồn sáng CIE C được lấy đại diện cho điều kiện nguồn sáng trong nhà vì nó có lượng bức xạ UV phù hợp[7]. Phương pháp này không áp dụng cho giấy màu có chứa chất màu huỳnh quang.Nó quy định cho trường hợp mà trong đó huỳnh quang xuất hiện trong vùng xanh da trời của khoảng phổ nhìn thấy.

Tiêu chuẩn này nên được sử dụng kết hợp cùng với TCVN 10973 (ISO 2469).

CHÚ THÍCH 1  Người ta nhận thấy rằng phương trình độ trắng CIE được xây dựng trong phạm vi của nguồn sáng chuẩn CIE D65[5], nhưng điểm tương tự giữa đường cong phổ tương đối với nguồn sáng C và D65 trong vùng nhìn thấy và sự gần nhau giữa các nhiệt độ màu tương quan của chúng (6770 K và 6500 K) được xem như là một bằng chứng của việc sử dụng phương trình độ trắng tương tự với nguồn sáng CIE C.

CHÚ THÍCH 2  TCVN 11616 (ISO 11475) quy định phương pháp xác định giá trị tương ứng với ngoại quan của giấy được quan sát dưới nguồn sáng chuẩn CIE D65.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 3649 (ISO 186), Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.

TCVN 10973 (ISO 2469), Giấy, các tông và bột giấy - Xác định hệ số bức xạ khuếch tán (hệ số phản xạ khuếch tán).

TCVN 1865-1 (ISO 2470-1), Giấy, các tông và bột giấy - Xác định hệ số phản xạ khuyếch tán xanh (độ trắng ISO) - Phần 1: Điều kiện ánh sáng ban ngày trong nhà.

ISO 4094, Paper, board and pulps - International calibration of testing apparatus - Nomination and acceptance of standardizing and authorized laboratories (Giấy, các tông và bột giấy - Hiệu chuẩn thiết bị thử - Chỉ định và chấp nhận các phòng thử nghiệm tiêu chuẩn và được ủy quyền).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

CHÚ THÍCH  Các ký hiệu được sử dụng ở đây được lựa chọn để duy trì tính nhất quán có thể với Từ vựng chiếu sáng quốc tế CIE (International Lighting Vocabulary, ILV). Các định nghĩa sử dụng ở đây dựa trên CIE ILV và đã được chấp nhận đối với tiêu chuẩn này.

3.1

Hệ số phản xạ (reflectance factor)

R

Tỷ số giữa bức xạ phân xạ bởi một vật thể với bức xạ phản xạ bởi vật khuếch tán phản xạ lý tưởng dưới cùng các điều kiện.

CHÚ THÍCH  Hệ số phản xạ này thường được biểu thị bằng phần trăm

3.2

Hệ số phản xạ đặc trưng (intrinsic reflectance factor)

R¥

Hệ số phản xạ (3.1) của một lớp hoặc tập vật liệu dày đủ để đảm bảo tính mờ đục, nghĩa là khi tăng độ dày của tập bằng cách gấp đôi số lượng tờ thì không thay đổi giá trị hệ số phản xạ được đo.

3.3

Hệ số bức xạ khuếch tán (diffuse radiance factor)

β

Tỷ số giữa bức xạ phản xạ khuếch tán của một vật thể theo hướng nhất định với bức xạ phản xạ khuếch tán của vật khuếch tán phản xạ lý tưởng dưới các điều kiện chiếu sáng quy định.

CHÚ THÍCH 1  Đối với các vật liệu có huỳnh quang (phát quang), các điều kiện chiếu sáng quy định trong tiêu chuẩn này là cho hệ nguồn sáng CIE C và hệ số bức xạ khuếch tán là hệ số bức xạ tổng số, β gồm hai thành phần, hệ số bức xạ phản xạ, βR và hệ số bức xạ phát quang, βL, do đó

β = βR βL

CHÚ THÍCH 2  Đối với vật liệu không có chất huỳnh quang, hệ số bức xạ khuếch tán β chính là hệ số phản xạ R (3.1).

3.4

Hệ số bức xạ khuếch tán đặc trưng (intrinsic radiance factor)

β¥

Hệ số bức xạ khuếch tán (3.3) của một lớp hoặc tấm vật liệu dày đủ để đảm bảo tính mờ đục, nghĩa là khi tăng độ dày của tập bằng cách tăng gấp đôi số lượng tờ thì không thay đổi giá trị hệ số bức xạ khuếch tán được đo.

CHÚ THÍCH 1  Đối với các vật liệu có chất huỳnh quang (phát quang), hệ số bức xạ khuếch tán đặc trưng là tổng của hai thành phần, hệ số bức xạ phản xạ đặc trưng, β¥,R và hệ số bức xạ phát quang đặc trưng, β¥,L, do đó

β¥ = β¥,R β¥,L

CHÚ THÍCH 2  Đối với vật liệu không có chất huỳnh quang, hệ số bức xạ khuếch tán đặc trưng βR chính là hệ số phản xạ đặc trưng R¥ (3.2).

3.5

Độ trắng CIE (CIE whiteness)

W

Giá trị đo độ trắng nhận được từ giá trị tam sắc CIE khi được xác định dưới các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 1  Độ trắng CIE được biểu thị theo đơn vị độ trắng.

3.6

Sắc màu xanh lá (green tint)

Sắc màu đỏ (red tint)

TW

Giá trị đo độ lệch so với độ trắng CIE (3.5) của vật liệu thử về phía vùng xanh lá hoặc vùng đỏ theo các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 1  Độ lệch này được biểu thị bằng đơn vị sắc màu CIE.

CHÚ THÍCH 2  Giá trị dương của Tw thể hiện sắc màu xanh lá nhạt và giá trị âm thể hiện sắc màu đỏ nhạt.

3.7

Thành phần huỳnh quang (fluorescence component)

F

Giá trị đo trong đó độ trắng CIE (3.5) của vật liệu bị ảnh hưởng bởi sự kích thích của chất làm trắng huỳnh quang (FWA) được bổ sung vào dưới các điều kiện quy định trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 1  Không có hệ số trong các thuật ngữ nêu tại 3.5 đến 3.7 được dùng để chỉ giá trị tương ứng với góc quan sát CIE 1931 (2°).

4  Nguyên tắc

Hệ số bức xạ khuếch tán của vật liệu được xác định dưới các điều kiện chuẩn hóa sau khi thiết bị được điều chỉnh sao cho hàm lượng UV tương đối của nguồn sáng chiếu tương đương với giá trị của nguồn sáng CIE C, giá trị độ trắng CIE và giá trị sắc màu được tính toán. Các thành phần huỳnh quang của độ trắng CIE được tính toán từ chênh lệch giữa giá trị độ trắng này với giá trị độ trắng nhận được khi sự phát huỳnh quang từ vật liệu bị chặn, ví dụ bằng cách sử dụng một bộ lọc hấp thụ UV vào trong chùm ánh sáng.

5  Thiết bị, dụng cụ

5.1  Phản xạ kế hoặc quang phổ kế, có đặc tính hình học, quang phổ và đặc tính quang học như nêu trong TCVN 10970(ISO 2469), được hiệu chuẩn theo các điều khoản của TCVN 1865-1 (ISO 2470-1) và có lắp nguồn sáng có hàm lượng UV thích hợp và thiết bị điều chỉnh hàm lượng UV tương đối sao cho giá trị độ sáng ISO đo được phù hợp với giá trị độ sáng ISO được chỉ định cho chuẩn đối chứng huỳnh quang (5.2.2) và tương đương với nguồn CIE C [8][11][12]. Nếu sử dụng bộ lọc (bộ lọc điều chỉnh UV) để thực hiện điều chỉnh này thì bộ lọc phải có giá trị ngưỡng là 395 nm sao cho nó hấp thụ bức xạ UV nhưng cùng lúc đó loại bỏ phổ nhìn thấy bên trong quả cầu.

CHÚ THÍCH  Để đạt được sự phù hợp giữa các điều kiện đo của cả độ sáng ISO và độ trắng CIE (C/2°), nên có điều chỉnh dựa trên chuẩn đối chứng huỳnh quang (5.2.2) có giá trị độ sáng ISO được chỉ định.

Đối với việc xác định các hệ số phản xạ với hiệu ứng huỳnh quang bị chặn, thiết bị phải được lắp thêm bộ lọc UV có độ truyền qua không vượt quá 5,0 % khi ở bước sóng thấp hơn hoặc bằng 410 nm và không quá 50 % ở bước sóng 420 nm. Bộ lọc này phải có đặc tính sao cho giá trị phản xạ tin cậy thu được ở 420 nm. Giá trị hệ số phản xạ thu được ở 420 nm sau đó phải được xem xét đối với mục đích tính toán giá trị mà sẽ áp dụng ở tất cả các bước sóng thấp hơn, tại đó không thể tiến hành bất kỳ phép đo nào.

Đối với phép đo của giấy có chất huỳnh quang, sự tuyến tính trắc quang lên đến giá trị đọc của thang đo ít nhất 200 % là cần thiết trong vùng bước sóng tương ứng với sự phát huỳnh quang.

5.1.1  Trong trường hợp phản xạ kế có bộ lọc, một cặp bộ lọc đưa ra các detector quang điện tử của phản xạ kế đáp ứng tương đương với giá trị tam sắc CIE X, Y, Z của mẫu thử[9], được đánh giá đối với nguồn sáng CIE C[10] và quan sát ở CIE 1931 (2°)[4].

5.1.2  Trong trường hợp quang phổ kế giới hạn, một phương tiện dùng để tính toán giá trị trung bình trọng số theo yêu cầu của nguồn sáng CIE C và quan sát CIE 1931 (2°) sử dụng hàm trọng số được nêu trong Phụ lục A và tài liệu tham khảo[6] trong đó Bảng A.1 và A.2 được sử dụng đối với các thiết bị không có hiệu chỉnh dải phổ và Bảng A.3 và A.4 được sử dụng đối với các thiết bị có hiệu chỉnh dải phổ.

5.2  Các chuẩn đối chứng hiệu chuẩn thiết bị và chuẩn làm việc

5.2.1  Chuẩn đối chứng hiệu chuẩn không có chất huỳnh quang, đáp ứng theo yêu cầu của chuẩn đối chứng quốc tế cấp 3 theo TCVN 1865-1 (ISO 2470-1).

5.2.2  Chuẩn đối chứng có chất huỳnh quang dùng để điều chỉnh hàm lượng UV của bức xạ đến trên mẫu thử, có giá trị độ sáng ISO được chỉ định như quy định trong Phụ lục B và đáp ứng các yêu cầu của chuẩn đối chứng quốc tế cấp 3 như quy định trong TCVN 1865-1 (ISO 2470-1).

Sử dụng các chuẩn đối chứng mới thường xuyên phù hợp để đảm bảo việc hiệu chuẩn và điều chỉnh UV đầy đủ.

5.3  Chuẩn làm việc

5.3.1  Hai tấm kính phẳng mờ đục hoặc vật liệu sứ, được làm sạch theo TCVN 10973 (ISO 2469).

5.3.2  Tấm nhựa hoặc vật liệu bền khác phù hợp có chất làm trắng huỳnh quang.

5.4  Hc đen, có hệ số phản xạ không khác so với giá trị danh định của nó nhiều hơn 0,2 % ở tất cả các bước sóng. Hốc đen phải được đặt úp xuống trong môi trường không có bụi hoặc có nắp bảo vệ.

Trạng thái của hốc đen phải được kiểm tra theo chỉ dẫn của nhà sản xuất thiết bị.

6  Hiệu chuẩn

6.1  Sử dụng giá trị được chỉ định của chuẩn không có huỳnh quang (5.2.1) hiệu chuẩn thiết bị với bộ lọc UV lấy ra khỏi chùm bức xạ. Việc cài đặt bộ lọc điều chỉnh UV không quan trọng tại bước này.

6.2  Sử dụng quy trình phù hợp để đo giá trị bức xạ của chuẩn đối chứng có huỳnh quang (5.2.2): xác định giá trị độ sáng ISO như quy định trong TCVN 1865-1 (ISO 2470-1) và so sánh giá trị thu được với giá trị được chỉ định cho chuẩn đối chứng có huỳnh quang.

Giá trị độ sáng ISO đo được cao hơn giá trị chỉ định thể hiện rằng hàm lượng UV tương đối quá cao và giá trị thấp thể hiện hàm lượng UV tương đối quá thấp.

6.3  Sử dụng bộ lọc điều chỉnh UV hoặc thiết bị điều chỉnh khác để điều chỉnh hàm lượng UV của nguồn chiếu sáng cho đến khi cho được giá trị độ sáng ISO chính xác.

6.4  Lặp lại hiệu chuẩn theo mô tả của 6.1 sử dụng chuẩn không có huỳnh quang (5.2.1) với bộ lọc UV ở tại vị trí đưa ra giá trị độ sáng ISO chính xác đối với chuẩn đối chứng có huỳnh quang. Lặp lại phép đo độ sáng của chuẩn huỳnh quang (5.2.2) như mô tả trong 6.2. Nếu giá trị độ sáng ISO thu được không phù hợp với giá trị được chỉ định, điều chỉnh vị trí của bộ lọc điều chỉnh UV hoặc thiết bị điều chỉnh khác cho đến khi phép đo đưa ra giá trị độ sáng ISO đúng như mô tả trong 6.3.

6.5  Lặp lại quy trình nêu trong 6.4 cho đến khi đạt được giá trị độ sáng ISO chính xác của chuẩn huỳnh quang (5.2.2) với thiết bị được hiệu chuẩn đúng với chuẩn không có huỳnh quang (5.2.1). Hàm lượng UV được điều chỉnh đúng theo độ sáng với một hàm lượng UV tương đối tương ứng với nguồn sáng CIE C. Ghi lại việc cài đặt điều chỉnh UV.

CHÚ THÍCH 1  Việc cài đặt này có nghĩa là nguồn sáng trong thiết bị tương ứng với nguồn sáng CIE C đối với phép đo độ sáng ISO và sẽ đưa ra sự phù hợp chấp nhận được đối với độ trắng CIE (C/2°). Sai khác về giá trị sắc màu xanh lá/đỏ có thể vẫn tăng lên và không thể coi giá trị tam sắc này và các thông số khác cũng sẽ áp dụng được chính xác với nguồn sáng C.

CHÚ THÍCH 2  Trong một số thiết bị, quy trình được nêu trong 6.2 đến 6.5 được thực hiện tự động.

6.6  Hiệu chuẩn chuẩn làm việc huỳnh quang (5.3.2) là chuẩn việc làm bằng cách đo và chỉ định một giá trị độ sáng ISO.

Chuẩn làm việc này sẽ chỉ được sử dụng trong thiết bị riêng trong đó nó được hiệu chuẩn và chỉ sử dụng để kiểm tra thay đổi trong đèn và điều kiện môi trường. Nó có thể được hiệu chuẩn lại theo chuẩn đối chứng huỳnh quang cấp 3 (5.2.2) nếu thay đèn.

6.7  Hiệu chuẩn tấm kính mờ đục hoặc tấm sứ (5.3.1) như chuẩn làm việc theo TCVN 10973 (ISO 2469).

6.8  Sau khi điều chỉnh hàm lượng UV theo 6.1 đến 6.5, cài đặt bộ lọc UV và hiệu chuẩn thiết bị tại vị trí này, sử dụng chuẩn không có huỳnh quang (5.2.1) với điều chỉnh UV không thay đổi.

7  Lấy mẫu và điều hòa

Tiêu chuẩn này không quy định việc lấy mẫu. Nếu xác định chất lượng trung bình của một lô, lấy mẫu theo TCVN 3649 (ISO 186). Nếu phép thử được thực hiện cho loại mẫu khác phải đảm bảo mẫu thử được lấy đại diện cho mẫu nhận được.

Nên tiến hành điều hòa như mô tả trong TCVN 6725 (ISO 187) nhưng không bắt buộc, nhưng việc điều hòa trước với nhiệt độ tăng cao không được áp dụng vì nó có thể làm thay đổi tính chất quang học.

8  Chuẩn bị mẫu thử

Tránh vị trí có hình bóng nước, bụi và khuyết tật, cắt các mẫu thử hình chữ nhật kích thước 75 mm x 150 mm. Xếp ít nhất mười miếng mẫu thử thành một tập với mặt trên quay lên trên; số lượng phải đảm bảo khi tăng lên gấp đôi không ảnh hưởng đến hệ số bức xạ. Bảo vệ tập bằng cách đặt thêm một tờ ở phía trên và một tờ bên dưới. Tránh làm bẩn và không để tiếp xúc với ánh sáng hoặc nhiệt.

Đánh dấu ở một góc của tờ trên cùng để nhận biết mẫu và mặt trên của nó.

Nếu mặt trên có thể phân biệt được với mặt lưới thì phải để quay lên trên. Nếu không thể phân biệt được như trường hợp giấy sản xuất trên máy xeo lưới đôi hoặc giấy tráng phủ cả hai mặt thì đảm bảo cùng một mặt của mỗi mẫu thử quay lên trên sao cho độ trắng CIE có thể được xác định riêng với mỗi mặt của giấy hoặc các tông.

CHÚ THÍCH  Tờ bột giấy được chuẩn bị theo TCVN 6729 (ISO 3688) có thể được đo theo cách tương tự, nhưng độ trắng thường không được xem là một tính chất của bột giấy.

9  Cách tiến hành

9.1  Lấy bộ lọc UV hoặc dụng cụ loại bỏ hàm lượng UV ra khỏi chùm ánh sáng. Vận hành phản xạ kế hoặc quang phổ kế như mô tả trong TCVN 10973 (ISO 2469) và TCVN 1865-1 (ISO 2470-1).

9.2  Lấy các tờ bảo vệ ra khỏi tập mẫu thử và đo hệ số bức xạ khuếch tán đặc trưng, β¥ của tờ mẫu thử trên cùng.

9.3  Chuyển tờ mẫu thử đã đo cho xuống dưới cùng. Lặp lại 9.2 cho đến khi ít nhất thực hiện được 10 lần đo. Lặp lại với mặt kia của giấy hoặc các tông.

9.4  Nếu có yêu cầu đánh giá hàm lượng huỳnh quang, đặt bộ lọc UV vào trong chùm sáng hoặc sử dụng dụng cụ khác để loại bỏ hàm lượng UV. Vận hành phản xạ kế hoặc quang phổ kế như mô tả trong TCVN 10973 (ISO 2469) và đo hệ số bức xạ đặc trưng của tờ mẫu thử trên cùng không có kích thích UV, nghĩa là đo hệ số bức xạ phản xạ đặc trưng.

9.5  Chuyển tờ mẫu thử đã đo cho xuống dưới cùng. Lặp lại 9.4 cho đến khi ít nhất thực hiện được 10 lần đo. Lặp lại với mặt kia của giấy hoặc các tông.

CHÚ THÍCH  Thông thường giá trị độ trắng CIE và giá trị sắc màu được tính toán tự động đối với từng mẫu thử tại thời điểm đo. Trong một số thiết bị, có thể sẽ thuận lợi hơn khi đo độ trắng có và không có kích thích huỳnh quang trên từng mẫu thử trước khi tiến hành trên mẫu thử tiếp theo.

10  Tính toán và biểu thị kết quả

 10.1  Tính giá trị độ trắng CIE, W và giá trị tint, Tw của từng mẫu thử theo phương trình sau

W = Y 800 (xn - x) 1700 (yn - y)                         (1)

Tw = 1000 (xn - x) - 650 (yn - y)                               (2)

Trong đó

xn và yn là hệ tọa độ màu của vật khuếch tán phản xạ lý tưởng đối với nguồn sáng và quan sát được quy định (xn = 0,31006, yn = 0,31616 đối với C/2°);

x và y là hệ tọa độ màu của mẫu thử, được tính theo

Trong đó X, YZ là giá trị tam sắc của mẫu thử đối với điều kiện C/2°.

10.2  Giá trị giới hạn của một mẫu được coi là trắng xác định bởi

40 < W < (5Y - 280)                      (3)

- 4 < Tw < 2                                   (4)

CHÚ THÍCH  Như đã nêu trong phạm vi áp dụng, công thức độ trắng CIE được xây dựng ban đầu cho nguồn sáng D65, nhưng việc sử dụng phương trình này và giới hạn của nó có thể được xác nhận vì điểm tương tự của phân bố phổ cường độ phổ của nguồn sáng C và D65 trong vùng nhìn thấy.

10.3  Khi phù hợp, tính độ trắng CIE không có kích thích huỳnh quang, W0, nghĩa là có bộ lọc UV trong chùm sáng hoặc phương pháp khác để loại bỏ hàm lượng UV của nguồn sáng (5.1). Tính thành phần huỳnh quang F, của độ trắng CIE (C/2°) là chênh lệch giữa giá trị độ trắng CIE đo được khi có và không có kích thích huỳnh quang.

F = W - W0                             (5)

Trong đó

W là độ trắng CIE được xác định khi nguồn sáng có hàm lượng UV mong đợi tương đương với nguồn sáng C;

W0 là độ trắng CIE được xác định khi bức xạ kích thích huỳnh quang bị loại bỏ.

CHÚ THÍCH  Bộ lọc có đặc tính như quy định trong 5.1 có độ truyền qua 50 % tại bước sóng 420 nm và không vượt quá 5 % tại các bước sóng nhỏ hơn 410 nm, không loại bỏ được tất cả các ảnh hưởng của huỳnh quang.

10.4  Tính giá trị trung bình và báo cáo giá trị độ trắng CIE trung bình (C/2°) riêng cho từng mặt đến số nguyên gần nhất và giá trị sắc màu đến một chữ số sau dấu phẩy. Nếu W hoặc Tw nằm ngoài giới hạn cho trong 10.2 thì báo cáo mẫu “không trắng theo CIE”. Nếu W0 nằm ngoài giới hạn cho trong 10.2 thì không cần báo cáo. Báo cáo thành phần huỳnh quang là chênh lệch độ trắng CIE đến số nguyên gần nhất.

11  Độ chụm

Các phép thử sơ bộ đã chỉ ra độ chuẩn giữa các phòng thí nghiệm là ± 1 đơn vị độ trắng CIE.

12  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau

a) Viện dẫn tiêu chuẩn này:

b) Thời gian và địa điểm thử;

c) Nhận biết chính xác về mẫu;

d) Mẫu thử có được điều hòa hay không và nếu có thì môi trường điều hòa đã sử dụng;

e) Giá trị độ trắng CIE trung bình, giá trị sắc màu CIE trung bình và nếu có yêu cầu hàm lượng huỳnh quang trung bình của độ trắng CIE, đối với hai mặt riêng biệt;

f) Loại thiết bị sử dụng;

g) Sai khác bất kỳ so với tiêu chuẩn này hoặc các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Phụ lục A

(quy định)

Các tính chất quang của phản xạ kế xác định giá trị tam sắc

A.1  Phản xạ kế có bộ lọc

Các đặc tính yêu cầu của phản xạ kế đạt được nhờ sự kết hợp của các đèn, quả cầu trắc quang hình học và kính quang học, bộ lọc và tế bào quang điện. Bộ lọc phải đảm bảo sao cho cùng với các đặc tính quang của thiết bị sẽ đưa ra các đáp ứng tổng thể tương đương giá trị tam sắc CIE X, Y, Z của hệ thống màu chuẩn CIE 1931 (2°) của mẫu thử được đánh giá đối với chuẩn nguồn sáng CIE C.

A.2  Quang phổ kế giới hạn

Giá trị “tam sắc” mong muốn thu được bằng cách cộng các tích của các hệ số phản xạ và hàm trọng số nêu trong ASTM E308 đối với nguồn sáng C và CIE 1931 (2°).

Các dữ liệu giá trị “tổng kiểm” và “điểm trắng” được đưa ra tại cuối mỗi cột trong Bảng A.1 đến A.4. Giá trị “tổng kiểm” là tổng đại số của các dữ liệu đưa vào. Nó đưa ra giá trị kiểm tra để đảm bảo rằng các bảng này phải được sao chép chính xác nếu cần. Các giá trị “tổng kiểm” này có thể không giống hệt dữ liệu “điểm trắng” ở bên dưới vì đã được làm tròn. Mỗi giá trị trong cột đã được làm tròn đến ba chữ số sau dấu phẩy. Đây là các dữ liệu “điểm trắng” và không có dữ liệu nào khác được sử dụng là Xn, Yn, Zn khi chuyển giá trị tam sắc đã tính toán bằng cách sử dụng tọa độ CIELAB hoặc CIELUV hoặc cho mục đích khác có yêu cầu tỷ số giữa giá trị tam sắc của mẫu thử với giá trị của “điểm trắng”.

Áp dụng hướng dẫn sau đây trong ASTM E 308-08, điều 7.3.2.2 khi các giá trị này không có ở đầu hoặc cuối khoảng:

Khoảng bước sóng bên ngoài khoảng 360 nm đến 780 nm. Khi các dữ liệu đối với R (l) không có ở toàn bộ bước sóng, bổ sung trọng số tại các bước sóng mà dữ liệu không có vào các trọng số tại bước sóng ngắn nhất hoặc dài nhất mà có các dữ liệu phổ, nghĩa là:

a) thêm các trọng số đối với tất cả các bước sóng (360 nm,...,) mà không có dữ liệu đo được vào trọng số lớn hơn tiếp theo mà có các dữ liệu đó;

b) thêm các trọng số đối với tất cả các bước sóng (780 nm) mà không có dữ liệu đo được vào trọng số nhỏ hơn tiếp theo mà có các dữ liệu đó.

A.2.1  Quy trình sử dụng các dữ liệu không có hiệu chỉnh dải phổ

Sử dụng Bảng A.1 và A.2 khi các dữ liệu phổ không được hiệu chỉnh dải phổ và khoảng bước sóng chỉ gần tương đương với khoảng đo; Bảng A.1 được sử dụng khi dữ liệu thu được ở khoảng đo 10 nm; Bảng A.2 được sử dụng khi dữ liệu thu được ở khoảng đo 20 nm. Các bảng này áp dụng giá trị hiệu chỉnh đối với khoảng phổ được xây dựng khi tính toán giá trị tam sắc.

A.2.2  Quy trình sử dụng các dữ liệu có hiệu chỉnh di phổ

Sử dụng Bảng A.3 và A.4 khi các dữ liệu phổ được hiệu chỉnh dải phổ (ví dụ bởi nhà sản xuất thiết bị) và đối với khoảng bước sóng gần tương đương với khoảng đo; Bảng A.3 được sử dụng khi dữ liệu thu được ở khoảng đo 10 nm; Bảng A.4 được sử dụng khi dữ liệu thu được ở khoảng đo 20 nm

CHÚ THÍCH 1  Bảng A.3 và A.4 được bổ sung vào tiêu chuẩn này để tính toán khi sử dụng thiết bị không có yêu cầu hiệu chỉnh dải phổ, nghĩa là được thiết lập sẵn trong thiết bị và áp dụng cho dữ liệu thô được báo cáo.

CHÚ THÍCH 2  Dữ liệu phản xạ thô sẽ khác giữa các thiết bị được hiệu chỉnh dải phổ so với thiết bị không được hiệu chỉnh. Tuy nhiên, sau khi sử dụng bảng trọng số phù hợp, giá trị màu sẽ gần như tương đương

Bảng A.1 - Hàm trọng số (C/2°) đối với thiết bị đo không có hiệu chỉnh dải phổ và đo ở khoảng đo 10 nm

Bước sóng
nm

WX

WY

WZ

360

0,000

0,000

0,000

370

0,001

0,000

0,003

380

0,004

0,000

0,017

390

0,015

0,000

0,069

400

0,074

0,002

0,350

410

0,261

0,007

1,241

420

1,170

0,032

5,605

430

3,074

0,118

14,967

440

4,066

0,259

20,346

450

3,951

0,437

20,769

460

3,421

0,684

19,624

470

2,292

1,042

15,153

480

1,066

1,600

9,294

490

0,325

2,332

5,115

500

0,025

3,375

2,788

510

0,052

4,823

1,481

520

0,535

6,468

0,669

530

1,496

7,951

0,381

540

2,766

9,193

0,187

550

4,274

9,889

0,081

560

5,891

9,898

0,036

570

7,353

9,186

0,019

580

8,459

8,008

0,015

590

9,036

6,621

0,010

600

9,005

5,302

0,007

610

8,380

4,168

0,003

620

7,111

3,147

0,001

630

5,300

2,174

0,000

640

3,669

1,427

0,000

650

2,320

0,873

0,000

660

1,333

0,492

0,000

670

0,683

0,250

0,000

680

0,356

0,129

0,000

690

0,162

0,059

0,000

700

0,077

0,028

0,000

710

0,038

0,014

0,000

720

0,018

0,006

0,000

730

0,008

0,003

0,000

740

0,004

0,001

0,000

750

0,002

0,001

0,000

760

0,001

0,000

0,000

770

0,000

0,000

0,000

780

0,000

0,000

0,000

Tổng kiểm

98,074

99,999

118,231

Điểm trắng

98,074

100,000

118,232

CHÚ THÍCH: Nguồn ASTM E 308-08. In lại với sự cho phép, từ ASTM E 308-08 Tiêu chun thc hành tính toán tự động màu của vt thể bng cách sử dụng hệ CIE, bản quyền của ASTM International, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Bản copy của tiêu chuẩn hoàn chỉnh có thể lấy từ website của ASTM. (http://www.astm.org).

 

Bảng A.2 - Hàm trọng số (C/2°) đối với thiết bị đo không có hiệu chnh dải phổ và đo ở khoảng đo 20 nm

Bước sóng nm

WX

WY

WZ

360

0,000

0,000

0,000

380

0,066

0,000

0,311

400

- 0,164

0,001

- 0,777

420

2,373

0,044

11,296

440

8,595

0,491

42,561

460

6,939

1,308

39,899

480

2,045

3,062

18,451

500

- 0,217

6,596

4,728

520

0,881

12,925

1,341

540

5,406

18,650

0,319

560

11,842

20,143

0,059

580

17,169

16,095

0,028

600

18,383

10,537

0,013

620

14,348

6,211

0,002

640

7,148

2,743

0,000

660

2,484

0,911

0,000

680

0,600

0,218

0,000

700

0,136

0,049

0,000

720

0,031

0,011

0,000

740

0,006

0,002

0,000

760

0,002

0,001

0,000

780

0,000

0,000

0,000

Tổng kiểm

98,073

99,998

118,231

Điểm trắng

98,074

100,000

118,232

CHÚ THÍCH: Nguồn ASTM E 308-08. In lại với sự cho phép, từ ASTM E 308-08 Tiêu chun thc hành tính toán tự động màu của vt thể bng cách sử dụng hệ CIE, bản quyền của ASTM International, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Bản copy của tiêu chuẩn hoàn chỉnh có thể lấy từ website của ASTM. (http://www.astm.org).

 

Bảng A.3 - Hàm trọng số (C/2°) đối với thiết bị đo có hiệu chỉnh dải phvà đo ở khoảng đo 10 nm

Bước sóng nm

WX

WY

WZ

360

0,000

0,000

0,000

370

0,001

0,000

0,004 0

380

0,004

0,000

0,017

390

0,018

0,001

0,084

400

0,076

0,002

0,358

410

0,325

0,009

1,547

420

1,292

0,038

6,207

430

2,968

0,123

14,496

440

3,959

0,261

19,860

450

3,931

0,443

20,728

460

3,360

0,692

19,286

470

2,283

1,061

15,022

480

1,116

1,612

9,479

490

0,363

2,358

5,286

500

0,048

3,414

2,868

510

0,092

4,842

1,512

520

0,578

6,449

0,720

530

1,519

7,936

0,381

540

2,786

9,145

0,195

550

4,285

9,831

0,086

560

5,877

9,834

0,038

570

7,323

9,148

0,020

580

8,414

7,990

0,015

590

8,985

6,629

0,010

600

8,958

5,321

0,007

610

8,324

4,177

0,003

620

7,055

3,146

0,001

630

5,327

2,196

0,000

640

3,692

1,442

0,000

650

2,352

0,887

0,000

660

1,360

0,503

0,000

670

0,713

0,261

0,000

680

0,364

0,132

0,000

690

0,172

0,062

0,000

700

0,080

0,029

0,000

710

0,039

0,014

0,000

720

0,019

0,007

0,000

730

0,009

0,003

0,000

740

0,004

0,001

0,000

750

0,002

0,001

0,000

760

0,001

0,000

0,000

770

0,000

0,000

0,000

780

0,000

0,000

0,000

Tổng kiểm

98,074

100,000 0

118,230

Điểm trắng

98,074

100,000

118,232

CHÚ THÍCH: Nguồn ASTM E 308-08. In lại với sự cho phép, từ ASTM E 308-08 Tiêu chun thc hành tính toán tự động màu của vt thể bng cách sử dụng hệ CIE, bản quyền của ASTM International, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Bản copy của tiêu chuẩn hoàn chỉnh có thể lấy từ website của ASTM. (http://www.astm.org).

 

Bảng A.4 - Hàm trọng số (C/2°) đối với thiết bị đo có hiệu chnh dải phổ và đo khoảng đo 20 nm

Bước sóng nm

WX

WY

WZ

360

- 0,001

0,000

- 0,006

380

- 0,011

0,000

- 0,054

400

0,089

- 0,001

0,393

420

2,919

0,085

14,033

440

7,649

0,511

38,518

460

6,641

1,382

38,120

480

2,364

3,206

19,564

500

0,069

6,910

5,752

520

1,198

12,876

1,442

540

5,591

18,258

0,357

560

11,750

19,588

0,073

580

16,794

15,991

0,026

600

17,896

10,696

0,013

620

14,018

6,261

0,003

640

7,457

2,902

0,000

660

2,746

1,008

0,000

680

0,712

0,257

0,000

700

0,153

0,055

0,000

720

0,034

0,012

0,000

740

0,007

0,003

0,000

760

0,002

0,001

0,000

780

0,000

0,000

0,000

Tổng kiểm

98,077

100,001

118,234

Điểm trắng

98,074

100,000

118,232

CHÚ THÍCH: Nguồn ASTM E 308-08. In lại với sự cho phép, từ ASTM E 308-08 Tiêu chun thc hành tính toán tự động màu của vt thể bng cách sử dụng hệ CIE, bản quyền của ASTM International, 100 Barr Harbor Drive, West Conshohocken, PA 19428, USA. Bản copy của tiêu chuẩn hoàn chỉnh có thể lấy từ website của ASTM. (http://www.astm.org).

 

Phụ lục B

(quy định)

Dịch vụ hiệu chuẩn UV

B.1  Quy định chung

Trong tiêu chuẩn này, chuẩn đối chứng được làm thành các chuẩn đối chứng đặc biệt, yêu cầu phải có hàm lượng UV tương đối trong nguồn sáng đến mẫu thử được điều chỉnh để phù hợp với nguồn sáng C.

Để thực hiện được điều này, quy trình sau đây đã được thiết lập.

B.2  Phòng thí nghiệm tiêu chuẩn

Một phòng thí nghiệm (hoặc nhiều phòng thí nghiệm) thực hiện phép đo ảnh phổ cơ bản sử dụng phương pháp hai đơn sắc được chỉ định là “các phòng thí nghiệm tiêu chuẩn” phù hợp với các điều khoản của ISO 4094. Phòng thí nghiệm này cung cấp “các chuẩn đối chứng quốc tế cấp 2” (IR2) cho các phòng thí nghiệm được ủy quyền. Các chuẩn đối chứng này phải được chỉ định dữ liệu hệ số quang phổ bức xạ tổng đối với nguồn sáng C. Các phòng thí nghiệm tiêu chuẩn phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và năng lực của các kết quả hiệu chuẩn IR2 của họ theo các điều khoản của ISO 4094.

B.3  Phòng thí nghiệm được ủy quyền

B.3.1  Các phòng thí nghiệm có năng lực kỹ thuật cần thiết và duy trì các thiết bị đối chứng có đặc tính kỹ thuật quy định trong TCVN 10973 (ISO 2469) được chỉ định là “các phòng thí nghiệm được ủy quyền” phù hợp với các điều khoản của ISO 4094.

CHÚ THÍCH  Cần xác định trước rằng các phòng thí nghiệm được ủy quyền này sẽ giống như các phòng được ủy quyền theo các yêu cầu của TCVN 10973 (ISO 2469), nhưng các phòng thí nghiệm tiêu chuẩn này không cần thiết phải giống như các phòng được chỉ định theo TCVN 10973 (ISO 2469) vì yêu cầu các thiết bị khác nhau.

B.3.2  Phòng thí nghiệm được ủy quyền sẽ thực hiện bất kỳ điều chỉnh cần thiết nào để điều chỉnh các sai khác về cấp trắc quang cơ bản giữa thiết bị tại phòng thí nghiệm tiêu chuẩn và cấp trắc quang được thiết lập tại phòng thí nghiệm được ủy quyền theo phương pháp được mô tả trong TCVN 10973 (ISO 2469), trước khi tính toán giá trị độ sáng ISO của IR2 và sử dụng giá trị này để chỉnh hàm lượng UV của thiết bị đối chứng. Các tính toán này phải được thực hiện sử dụng dữ liệu 10 nm và hàm số trọng số được cho trong Phụ lục A, được lấy từ ASTM E308-08.

B.3.3  Phòng thí nghiệm được ủy quyền phải thực hiện các bước để đảm bảo rằng các tác động định hướng trong IR2 có thể tác động đến các phép đo tại phòng thí nghiệm tiêu chuẩn được nhận ra và được tính đến khi xác định giá trị sẽ được sử dụng khi chuyển hiệu chuẩn này đến thiết bị chiếu sáng khuếch tán.

B.3.4  Các phòng thí nghiệm được ủy quyền phải thực hiện các so sánh liên phòng ít nhất hai năm một lần. Chấp nhận trong khoảng ± 0,5 đơn vị độ sáng ISO phải đạt được.

CHÚ THÍCH  Danh sách các phòng thí nghiệm tiêu chuẩn và phòng thí nghiệm được ủy quyền có thể có từ Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc tế ISO/TC6.

B.4  Các chuẩn đối chứng huỳnh quang

B.4.1  Các chuẩn đối chứng huỳnh quang phải gồm giấy trắng có hệ số bức xạ đồng nhất và được lão hóa đủ thời gian để cho giấy có độ ổn định quang học trong thời gian từ bốn tháng đến sáu tháng mà không có bất kỳ hư hỏng nào dẫn đến thay đổi giá trị độ sáng ISO nhiều hơn 0,2 đơn vị.

B.4.2  Các chuẩn này phải được chuẩn bị dưới dạng các tập mờ đục và có bề mặt nhẵn, không bóng. Tập này phải được cho phủ bằng một lớp bảo vệ thích hợp.

CHÚ THÍCH  Các tấm huỳnh quang và miếng huỳnh quang phù hợp làm các chuẩn làm việc tại chỗ nhưng được cho là không phù hợp để sử dụng làm chuẩn truyền đối với quy trình này, cụ thể là đối với giấy trắng.

B.4.3  Vì ảnh hưởng tương hỗ của sự phát huỳnh quang vào trong quả cầu trắc quang gây ra sự không tuyến tính không đáng kể trong thang độ trắng CIE, chuẩn IR2 và IR3 phải có giá trị độ sáng ISO ít nhất bằng 95 % và thành phần huỳnh quang tối thiểu của độ sáng này ít nhất bằng 10 điểm phần trăm.

B.5  Bình luận

Quy trình này quy định cho giấy trắng có thể chứa chất làm trắng huỳnh quang mà huỳnh quang ở trong phần xanh da trời của phổ nhìn thấy (400 nm đến 500 nm). Quy trình này không đưa ra điều chỉnh đối với huỳnh quang trong các vùng phổ khác.

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 6725 (ISO 187), Giấy, các tông và bột giấy - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm, quy trình kiểm tra môi trường và điều hòa mẫu.

[2] TCVN 6729 (ISO 3688), Bột giấy - Xeo tờ mẫu trong phòng thí nghiệm để xác định hệ số phản xạ khuếch tán xanh (độ trắng ISO).

[3] TCVN 11616, Giấy và các tông - Xác định độ trắng CIE, D65/10° (ánh sáng ban ngày ngoài trời).

[4] ISO 11664-1:2007 (CIE S 014-2/E:2006), Colorimetry - Part 1: CIE Standard colorimetric observers.

[5] ISO 11664-2:2007 (CIE S 014-2/E:2006), Colorimetry - Part 2: CIE Standard illuminants.

[6] ASTM E 308-081), Standard Practice for computing the colors of objects by using the CIE system.

[7] BRISTOW, J.A., and KARIPIDIS, C., Tappi J.82 (1999) 1, pp.183-193.

[8] BRISTOW, J.A Color Res. App.19 (1994) 6, pp. 475-483.

[9] CIE S 017/E:2011 ILV: International Lighting Vocabulary.

[10] CIE 15:2004, Colorimetry, 3rd edition, CIE Central Bureau, Vienna, Austria.

[11] GARTNER, F. and GREISSER, R. Die Farbe 24 (1975), pp.199 to 207

[12] JORDAN, B., and O'NEILL, M.A., Tappi J.74 (1991) 5, pp.93-101.

 



1) Đã hủy và được thay thế bằng ASTM E308-15.