Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13557-2:2022

VẬT LIỆU DÁN TƯỜNG DẠNG CUỘN - VẬT LIỆU DÁN TƯỜNG ĐỘ BỀN CAO - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN VA ĐẬP

Wallcoverings in roll form - Heavy duty wallcoverings - Part 2: Determination of impact resistance

Lời nói đầu

TCVN 13557-2:2022 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chun EN 259-2:2001, Wallcoverings in roll form - Heavy duty wallcoverings - Part 2: Determination of impact resistance.

TCVN 13557-2:2022 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 13557:2022, Vật liệu dán tường dạng cuộn - Vật liệu dán tường độ bền cao, bao gồm các phần sau:

TCVN 13557-1:2022, Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 13557-2:2022, Phần 2: Xác định độ bền va đập

Lời giới thiệu

Vt liệu dán tường độ bền cao là loại vật liệu dán tường được sử dụng trong những khu vực có mật độ lưu thông cao hoặc các trung tâm thương mại.

Có nhiều loại vật liệu dán tường, được sản xuất bằng các công nghệ khác nhau. Để đảm bảo tính năng phù hp, người sử dụng phải thực hiện việc dán theo hướng dẫn được khuyến cáo bởi nhà sản xuất cho mỗi sản phẩm cụ thể.

 

VẬT LIỆU DÁN TƯỜNG DẠNG CUỘN - VẬT LIỆU DÁN TƯỜNG ĐỘ BỀN CAO - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN VA ĐẬP

Wallcoverings in roll form - Heavy duty wallcoverings - Part 2: Determination of impact resistance

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền va đập của vật liệu dán tường độ bền cao.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 11895:2017 (EN 235:2002), Vật liệu dán tường dạng cuộn - Thuật ngữ và ký hiệu.

TCVN 11897 (EN 12956), Vật liệu dán tường dạng cuộn - Xác định kích thước, độ thẳng, khả năng lau sạch và khả năng rửa.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 11895:2017 (EN 235:2002).

4  Nguyên tắc

Cắt mẫu thử từ vật liệu dán tường độ bền cao và gắn lên tắm phẳng (từ vật liệu vữa hoặc thạch cao) dày 12,5 mm, rồi tác động lên đó một lực tương ứng với năng lượng 1 J. Sau khi va đập, đánh giá trạng thái bề mặt của mẫu thử.

5  Vật liệu

Tấm phẳng phải có độ cứng cao, dày (12,5 ± 0,4) mm và có khối lượng trên đơn vị diện tích là (10,25 ± 1,75) kg/m2.

Trước khi thử mẫu phải kiểm tra độ bền của tấm phẳng xem có phù hợp với mục đích sử dụng hay không, bằng cách thử nghiệm va đập của tấm phng đại diện khi không gắn vật liệu dán tường ở cùng điều kiện thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn.

Tấm phẳng được xem là phù hợp đ thử nghiệm độ bền va đập của vật liệu dán tường, nếu trong năm lần thử va đập có ít nhất bốn lần không gây ra các vết lõm đáng kể.

6  Thiết bị, dụng cụ

Thiết bị kiểu “tải trọng rơi” và ví dụ điển hình được thể hiện ở Hình 1.

Gồm các chi tiết sau:

- Khung cứng bằng thép có các vít cân bằng để cố định ống dẫn hướng theo chiều thẳng đứng, ở góc (90 ± 0,1)° so với phương ngang theo tất cả các hướng.

- Giá đỡ mẫu thử bằng tấm thép cacbon dày 5 mm, có chiều rộng không nhỏ hơn 75 mm và chiều dài không nhỏ hơn 145 mm, được lắp cố định vào đế thiết bị ở góc (30 ± 0,1)° so với phương ngang. Mu thử được gắn cố định vào giá đỡ bằng kẹp.

- Giá đ ống dẫn hướng chứa cơ cấu thả thanh tải trọng, có chiều dài (440 ± 2) mm, đường kính (39 ± 0,5) mm.

- Thanh tải trọng có khối lượng (300 ± 3) g, dài (100 ± 2) mm và đường kính (36 ± 0,5) mm, có đầu va đập làm bằng thép cứng đường kính mặt đáy (20 ± 0,1) mm và mép được bo tròn theo bán kính (2 ± 0,08) mm;

Kiểm tra sự thẳng đứng của ống dẫn hướng bằng dây dọi hoặc hệ thống khác.

CHÚ THÍCH: Độ sai lệch kích thước được quy định trong Điều 6

CHÚ DN:

1  Thanh tải trọng

2  Ống dẫn hướng

3  Đầu va đập

4  Giá đỡ mẫu bằng thép

5  Mu thử

6  Mặt đứng của thanh ti trọng

7  Mặt đứng của giá đ mẫu thư

8  Khung cứng bằng thép

Hình 1 - Thiết bị thử nghiệm độ bền va đập

7  Chuẩn bị và ổn định mẫu thử nghiệm

Lấy mẫu vật liệu dán tường dùng để thử nghiệm, dán vào mặt trang trí của tấm phẳng như mô tả trong Điều 5, sử dụng keo theo khuyến cáo và hướng dẫn của nhà sản xuất. Đặt mẫu th nghiệm lên tấm phẳng như trên Hình 2.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN:

1  Hướng của mẫu thử nghiệm

Hình 2 - Chuẩn bị mẫu thử nghiệm

Sau khi dán, đặt mẫu thử nghiệm nằm ngang và để khô ít nhất 72 h ở điều kiện môi trường phòng thí nghiệm.

Sau khi khô, n định mẫu thử nghiệm 24 h ở nhiệt độ (23 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (50 ± 5) %.

8  Cách tiến hành

Nên thận trọng khi thực hiện phép thử này do những sai khác nhỏ ở nền hoặc các kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến độ tái lập của phép thử.

Tiến hành thử ở nhiệt độ (23 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (50 ± 5) %.

Kẹp mẫu thử đã được chuẩn bị và ổn định như mô tả trong Điều 7 vào giá đỡ mẫu một cách chắc chắn và điều chỉnh ống dẫn hướng để đáy dưới của nó tiếp xúc với bề mặt mẫu thử.

Lắp thanh ti trọng đã được làm sạch vào phần trên của ống dẫn hướng sao cho bề mặt dưới của tải trọng cách đáy của ống dẫn hướng một khoảng (340 ± 2) mm (xem Hình 1) và thả tự do.

Tháo mẫu thử ra khỏi thiết bị rồi kiểm tra trong buồng quan sát như mô tả nêu trong TCVN 11897 (EN 12956).

Dịch chuyển mẫu thử ít nhất 50 mm trên giá đỡ thép và kẹp lại cho lần thử va đập tiếp theo. Lặp lại quy trình thử này năm lần với khoảng cách dịch chuyn giữa các lần thử ít nhất là 50 mm.

9  Đánh giá và biểu thị kết quả

Sau mỗi lần thử va đập để mẫu thử hồi phục trong khoảng (1 ± 0,1) h, sau đó đưa vào buồng quan sát để kiểm tra bằng mắt thường. Kiểm tra xem bề mặt mẫu thử có còn nguyên vẹn hay đã bị hư hỏng không thể hồi phục; điều này thường được gây ra do sự xé rách hoặc nứt lớp bề mặt có thể lan xuống tấm phng dán vật liệu dán tường.

Không đưa vào báo cáo thử nghiệm những phá hủy bề mặt tấm phẳng do khuyết tật (lỗ rỗng hoặc khuyết tật khác) và phải tiến hành thêm cho đủ năm lần va đập hợp lệ để đánh giá kết quả.

CHÚ THÍCH: Nói chung, sự phá hủy cơ học đơn thuần ở mức độ nhỏ đều có thể phục hồi theo thời gian. Trong trường hợp có nghi ngờ, phải kim tra lại mẫu thử sau 24 h. Nếu vết va đập bị mờ đi hoặc phần lớn đã mờ đi, điều này xác nhận đặc tính hồi phục sự thay đổi.

Kết quả va đập được báo cáo là tốt nếu phá hủy có khả năng hồi phục. Nếu ít nhất bốn trong năm lần thử va đập là tốt thì biểu thị kết quả là “bền va đập”. Ngược lại, biểu thị kết quả là “không bền va đập”.

10  Báo cáo thử nghiệm

Khi vật liệu dán tường chỉ sử dụng để thử độ bền va đập, báo cáo thử nghiệm phải có ít nhất các thông tin sau:

a) Nhận dạng (nguồn gốc và tiêu chuẩn viện dẫn) của vật liệu dán tường;

b) Ngày tháng thử nghiệm;

c) Kết quả thnghiệm:

“đạt yêu cầu độ bền va đập theo TCVN 13557-2:2022” hoặc

“không đạt yêu cầu độ bền va đập theo TCVN 13557-2:2022”;

d) Các sai khác so với phương pháp thử quy định.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Nguyên tắc

5  Vật liệu

6  Thiết bị, dụng cụ

7  Chuẩn bị mẫu và điều kiện thử nghiệm

8  Cách tiến hành

9  Đánh giá và biểu thị kết quả

10  Báo cáo thử nghiệm