Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13806 : 2023

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - GIA CỐ BẢO VỆ MÁI DỐC BẰNG THẢM THỰC VẬT

Hydraulic structures - Reinforce and protect slopes with vegetation

Lời nói đầu

TCVN 13806:2023 do Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật Thủy lợi thuộc Cục thủy lợi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố

 

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - GIA CỐ BẢO VỆ MÁI DỐC BẰNG THẢM THỰC VẬT

Hydraulic structures - Reinforce and protect slopes with vegetation

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật gia cố bảo vệ mái dốc bằng đất công trình thủy lợi bằng thảm thực vật.

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các công trình mái dốc bằng đất có góc dốc 60°; tốc độ dòng chảy < 3 m/s; điều kiện ngập nước không quá 5 ngày, tốt nhất trên mực nước cao nhất.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng đối với các công trình khác có điều kiện làm việc và đặc tính kỹ thuật tương tự.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):

TCVN 8478, Công trình Thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế.

KS K ISO 9864, Weight Test Method (g/m2) (Phương pháp thử nghiệm trọng lượng (g/m2)).

KS K 0743 : 2009, Geotextile style Tear strength & Elongation Test Method: Grab Method Note) (Vải địa kỹ thuật Phương pháp kiểm tra Độ bền xé & Độ giãn dài: Phương pháp Grab).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Thảm thực vật (Vegetation Mat)

Thảm thực vật là loại thảm có cấu tạo gồm hạt giống c, hoa và lớp vải không dệt PLA có khả năng phân hủy sinh học để thúc đy sự nảy mầm.

3.2

Vải không dệt PLA (PLA non-woven fabric)

Lớp vải không dệt có độ bền cao, trọng lượng nhẹ, sử dụng phương pháp đâm kim (đục lỗ) với chất liệu Polylactic Acid (PLA) phân hủy sinh học, lớp vải này giúp cố định hạt giống có ở vị trí "gieo". Ngoài ra còn có vai trò chống xói mòn bề mặt, duy trì nhiệt độ, độ m, tạo điều kiện tốt cho sự nảy mầm của hạt giống.

4  Quy định chung

4.1  Các bước thực hiện gia cố bảo vệ mái dốc bằng thảm thực vật

- Bước 1: Khảo sát địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn vị trí công trình;

- Bước 2: Lựa chọn loại thảm gia cố bảo vệ mái dốc;

- Bước 3: Lựa chọn loại hạt giống và ghim thảm;

- Bước 4: Tính toán chiều dài thảm (theo chiều dài từ chân đến đỉnh mái dốc);

- Bước 5: Tính toán chủng loại, số lượng hạt giống và số lượng ghim cần cho thảm;

- Bước 6: Nhn mặt bằng, dọn dẹp và tập kết vật tư, máy móc, thiết bị thi công;

- Bước 7: Tạo và xử lý mái dc;

- Bước 8: Trải thảm, nối và cố định thảm;

- Bước 9: Lấp đất kín rãnh tại đỉnh, chân mái dốc và bề mặt thảm;

- Bước 10: Bảo dưỡng và chăm sóc thảm;

- Bước 11: Kiểm tra nghiệm thu và bàn giao.

4.2  Yêu cầu đối với thảm thực vật

4.2.1  Giảm các tác nhân bào mòn bề mặt như nước, gió, hạn chế tình trạng nước mặt chảy thành dòng, chống xói mòn bề mặt, kiểm soát việc trôi đất, giữ độ ẩm cho đất, tạo điều kiện cho hạt giống phát triển phủ xanh toàn bộ mái dốc.

4.2.2  Yếu tố trọng lượng và kích thước phải được xem xét khỉ sản xuất thảm thực vật để vừa thuận tiện trong thi công vừa đạt được hiệu quả tối đa.

4.2.3  Có độ co giãn cao để thích nghi với bề mặt của mái dốc. Khi thi công không bị hư hại dưới tác động của trọng lượng bn thân. Lực bền kéo, độ giãn kéo dài, trọng lượng, độ dày xác định theo Bảng 6.

4.2.4  Không có phản ứng hóa học và không gây ô nhiễm môi trường đất.

4.3  Yêu cầu đối với ghim cố định thảm

4.3.1  Ghim cố định thảm bằng vật liệu nhựa, kim loại

Ghim cố định thảm vào đất phải có chiều dài đ lớn để giữ ổn định cho lớp thảm thực vật. Độ dài của ghim từ 17 cm đến 30 cm. Tùy thuộc vào từng trường hợp và vị trí mà sử dụng ghim có chiều dài và hình dạng thích hợp, ghim có cấu tạo bằng kim loại hoặc nhựa PLA. Chi tiết xem Hình 1.

Hình 1 - Ghim bằng vật liệu nha, kim loại

a) Ghim số 1:

Làm bằng kim loại, có chiều dài 27 cm, có 2 bản cạnh. Trên 2 bản cạnh có các mấu cách nhau 5 cm hình mũi tên hướng xuống dưới và ở vị trí so le nhau giữa các bản cạnh, các mấu này có tác dụng giúp đóng ghim cố định thảm dễ dàng và neo giữ ghim ổn định không bị xê dịch trong đất.

b) Ghim số 2:

Làm bằng nhựa, có chiều dài 30 cm, tương tự ghim kim loại số 1 có các mấu neo hình mũi tên hướng xuống dưới, ở vị trí so le nhau, có tác dụng giúp đóng ghim cố định thảm dễ dàng và neo giữ ghim ổn định không bị xê dịch trong đất.

c) Ghim số 3:

Làm bằng nhựa, có chiều dài 30 cm. Tương tự ghim số 1, 2, ghim số 3 cũng có các mấu hình mũi tên hướng xuống dưới nhưng dài hơn, các mấu ở vị trí so le nhau, có tác dụng giúp đóng ghim cố định thảm dễ dàng và neo giữ ghim ổn định không bị xê dịch trong đất.

d) Ghim số 4:

Làm bằng nhựa, dài 17 cm, cũng có các mấu neo hình mũi tên hướng xuống dưới, ở vị trí so le nhau, có tác dụng giúp đóng ghim cố định thảm dễ dàng và neo giữ ghim ổn định không bị xê dịch trong đất.

Ghim số 1, 2, 3 dùng để ghim cố định thảm ở bốn góc, còn ghim số 4 để cố định thảm ở khoảng giữa.

4.3.2  Ghim cố định thảm bằng vật liệu có sẵn tại Việt Nam

Có thể dùng ghim tre, ghim gỗ để thay thế ghim nhựa PLA và kim loại vừa đảm bảo chức năng cố định thảm vào mái dốc, vừa thân thiện với môi trường.

Hình 2 - Ghim bằng vật liệu có sẵn tre, gỗ, nứa...

a) Ghim Loại 5: Chiều dài 29 cm, hình trụ tròn có đường kính khoảng 3 cm, được vuốt nhọn đầu phía dưới khoảng 4 cm, đầu phía trên tạo gờ có đường kính 4 cm, bề dày 2 cm để đóng dễ dàng và giữ cho thảm không bị bật lên khỏi ghim khi đóng xuống. Ghim loại 5 được sử dụng để cố định thảm ở 4 góc.

b) Ghim Loại 6: Chiều dài 18 cm, hình trụ tròn có đường kính khoảng 2 cm, được vuốt nhọn đầu phía dưới khoảng 3 cm, đầu phía trên tạo gờ có đường kính 3 cm, bề dày 2 cm để đóng dễ dàng và giữ cho thảm không bị bật lên khỏi ghim khi đóng xuống. Ghim loại 6 được sử dụng để cố định thảm ở giữa.

4.4  Phân loại thảm theo cấu tạo

Thảm thực vật được phân loại theo cấu tạo các lớp như trong Bảng 1.

Bảng 1 - Phân loại thảm thực vật theo cấu tạo

Loại

Tên loại thảm thực vật

Thành phần cấu tạo

Loại 1

Loại tăng cường độ bền kéo

Lớp gia cố + lớp bề mặt + lớp cách nhiệt, lớp m + lớp hạt giống

Loại 2

Loại cường độ cao

Lớp bề mặt + lớp cách nhiệt, lớp ẩm + lớp hạt giống

Loại 3

Loại bình thường

Lớp cách nhiệt, lớp ẩm + lớp hạt giống

Loại 4

Loại cường độ thấp

Lớp hạt giống

Loại 5

Loại đặc biệt

Cấu tạo bao gồm lớp đặc biệt

4.5. Cấu tạo và công dụng

4.5.1  Lớp gia cố

Lớp ở trên cùng, bao gồm các vật liệu phụ trợ để tăng cường sức căng như lưới và lưới cứng PP/PE. Chi tiết xem tại Hình A.1, phụ lục A.

4.5.2  Lớp bề mặt

Lớp phía trên lớp giữ nhiệt, giữ ẩm nhằm bảo vệ lớp hạt giống khỏi mưa gió và côn trùng, lớp bề mặt được làm từ lưới đay, lưới xơ dừa hoặc màng film... Chi tiết xem tại Hình A.1, Hình A.2, phụ lục A.

4.5.3  Lớp cách nhiệt, giữ m

Lớp nằm phía trên lớp hạt giống để bảo vệ lớp hạt giống khỏi sự tác động của nhiệt độ bên ngoài, có thể được làm từ lưới đay, lưới xơ dừa ... Chi tiết xem tại Hình A.1, Hình A.2, Hình A.3, phụ lục A.

4.5.4  Lớp hạt giống

Lớp chứa các hạt giống, được "gieo cấy" trên lớp vải không dệt PLA để tạo thành lớp hạt hoặc dải hạt. Chi tiết xem tại Hình A.1, Hình A.2, Hình A.3, Hình A.4, phụ lục A.

4.5.5  Lớp đặc biệt

Theo yêu cầu sử dụng và tình trạng th nhưỡng thực vật mà có thể sử dụng lưới thép, tre để bảo vệ các lớp khác. Chi tiết xem tại Hình A.5, phụ lục A.

4.6  Yêu cầu về bảo quản

4.6.1  Trong thời gian lưu kho ngoài công trường, các cuộn thảm phải được bao gói, kê cao từ 15 cm đến 20 cm so với bề mặt nền đất và có biện pháp che đậy phù hợp để ngăn ngừa những tác nhân ảnh hưng đến các tính chất cơ lý của thảm như: bức xạ tia cực tím, hóa chất, lửa hoặc các tác nhân khác.

4.6.2  Thm cần sử dụng trong vòng 60 ngày sau khi sản xuất để không ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống.

5  Yêu cầu kỹ thuật

5.1  Công tác khảo sát

5.1.1  Khảo sát địa hình

5.1.1.1  Tùy từng giai đoạn thiết kế, thành phần, khối lượng khảo sát địa hình áp dụng TCVN 8478.

5.1.1.2  Khảo sát thực vật và môi trường xung quanh: Lựa chọn thực vật hài hòa với môi trường tự nhiên xung quanh.

5.1.1.3  Khảo sát cây cối có sẵn, đất bề mặt:

- Cây cối có sẵn: Khảo sát loại cây, sức sống, tính an toàn.

- Đất bề mặt: Khảo sát, xem xét khả năng sinh trưởng của thực vật.

5.1.1.4  Khảo sát thị trường thực vật: Khảo sát khả năng cung ứng, chủng loại, số lượng hạt giống tại thời điểm thi công.

5.1.1.5  Trường hợp gia cố mái dốc bằng đất công trình đang khai thác, vận hành: cần khảo sát hình thái mái dốc, quy mô, độ cao, hướng, góc dốc, độ lồi lõm bề mặt, vị trí rãnh thoát nước và công trình khác để lựa chọn loại thảm, phương án thi công.

5.1.2  Khảo sát địa chất

Khảo sát thổ nhưỡng: Độ cứng của đt, độ hút nước và độ PH của đất...

5.1.3  Khảo sát khí tượng, thủy văn

Khảo sát khí tượng: Lượng mưa và nhiệt độ, độ ẩm không khí.

5.2  Công tác thiết kế

5.2.1  Yêu cầu kỹ thuật chọn hạt giống

a) Hạt giống được "gieo cấy" trong thảm thực vật thường có tỷ lệ 25g/m2. Tỷ lệ nảy mầm phải lớn hơn 65% và độ thuần của hạt giống phải lớn hơn 95%;

b) Ưu tiên lựa chọn hạt giống của các loại c, hoa bản địa, sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết, đất, nước...). Các loại hạt giống nhập khẩu đều phải thuộc danh mục các hạt giống được phép nhập khẩu vào Việt Nam;

c) Thời gian sử dụng hạt giống tùy thuộc vào hạn sử dụng mà nhà sản xuất hạt giống đưa ra tuy nhiên nên lựa chọn hạt giống thu hoạch trong vòng 1 năm để "gieo cấy" vào thảm;

d) Hạt giống phải có độ bóng và màu sắc đặc trưng.

e) Căn cứ điều kiện, khí hậu, thời tiết và đất đai thổ nhưỡng có thể phân vùng lựa chọn hạt giống có như sau:

- Miền Bắc và miền Trung: lựa chọn các loại c phù hợp như: cỏ gà (Bermudagass), c Lá Gừng, c Ubon Paspalum, c Agostis stolonifera, c Vetiver, c Paspalum vaginaatum, c Arachis pintoi.

- Miền Nam: xem xét lựa chọn trong các loại c sau: cỏ gà (c Bermudagass), c Vetiver, c Lá gừng, cAgostis stolonifera, c Brachiaria decumbens.

- Vùng ngập nước: xem xét lựa chọn trong các loại c sau: c gà (Bermudagass), c Vetier, c Ubon Paspalum.

- Những vùng không ngập nước: các loại c phù hợp là: c gà (Bermudagass), c Arachis pintoi, c Brachiaria decumbens, c Agostis stolonifera.

- Vùng nhiễm mn, lợ: các loại c phù hợp là: c Paspalum vaginaatum, c gà (c Bermudagass).

g) Chọn hạt giống hoa

Hoa được trồng xen để tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Dựa trên đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng chịu hạn, khoảng nhiệt độ thích nghi có một số loại hoa có khả năng áp dụng cho thảm thực vật là: Hoa Chrysanthemum paludosum; Hoa Portulaca grandiflora; Hoa Cosmos bipinnatus; Hoa Zinnia riolaceo/crassina elegans.

5.2.2  Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế gia cố mái dốc bằng thảm thực vật

5.2.2.1  Điều kiện áp dụng

Các loại thảm thực vật bảo vệ mái dốc có điều kiện áp dụng được thể hiện như Bảng 2.

Bảng 2 - Điều kiện áp dụng các loại thảm thực vật

Loại

Điều kiện áp dụng

Loại 1 (Loại tăng cường độ bền kéo)

Mái dốc có góc dốc cao

(góc dốc lớn hơn 35 độ)

Loại 2 (Loại cường độ cao)

Loại 3 (Loại bình thường)

Mái dốc có góc dốc thấp

(góc dốc nhỏ hơn 35 độ)

Loại 4 (Loại cường độ thấp)

Loại 5 (Loại đặc biệt)

Mái dốc có góc dốc thấp và mái dốc có góc dốc cao

5.2.2.2  Mái dốc

a) Mái dốc khi áp dụng thảm thực vật để gia cố phải thỏa mãn yêu cầu:

- Mái dc phải ổn định, không bị xói lở, sạt trượt bề mặt do các yếu tố mưa, sóng, ... và ổn định theo kết cấu truyền thống.

- Góc dốc mái sử dụng thảm thực vật để gia cố, bảo vệ tham khảo Bảng 3, trường hợp góc dốc mái đào lớn hơn 45 độ, góc dốc mái đắp lớn hơn 34 độ, nên cân nhắc sử dụng kết hợp với phương pháp khác để đảm bảo điều kiện ổn định.

- Nơi tập trung nước chảy từ trên xuống hoặc có mạch nước, cần bố trí rãnh tiêu, thoát nước.

Bảng 3 - Góc dốc mái và thảm thực vật sử dụng để gia cố, bảo vệ

Góc dốc

Trạng thái sinh trưng của thực vật

Góc dốc thấp (góc dốc dưới 35 độ)

Mái có góc dốc dưới 35 độ thực vật sinh trưởng dễ dàng, thảm thực vật được hình thành, khả năng xâm thực bề mặt hầu như không xảy ra.

Góc dốc từ 35 độ đến 45 độ

Mái có góc dốc từ 35 độ đến 45 độ phù hợp với thực vật là cây thân thảo.

Góc dốc t45 độ đến 50 độ

Mái có góc dốc từ 45 độ đến 50 độ phù hợp với các loại c.

Góc dốc cao (góc dốc trên 50 độ)

Chỉ trong trường hợp mái dốc ổn đnh, hoặc sử dụng kĩ thuật khác kết hợp để ổn định mái dốc mới có thể sử dụng thảm thực vật. Góc dốc tối đa để có thể sử dụng thảm thực vật cho toàn bộ mái dốc là khoảng 60 độ.

b) Trường hợp chất lượng đất mái dốc không thuận lợi, như bề mặt có nhiều đá, nghèo chất dinh dưỡng, độ PH mang tính axit cao..., có thể bóc bỏ lớp đất cũ thay bằng lớp đất có chất lượng tốt hơn.

c) Độ cứng của đất: tham khảo Bảng 4 để lựa chọn thực vật và phương pháp thi công.

d) Về tính hút nước của đất, nếu khả năng hút nước của đất trên mái dốc có giá trị nhỏ hơn 36 mm/h (0.01 mm/s), cần bổ sung chất cải tạo đất hoặc lớp đất mới có khả năng hút nước để đảm bảo yêu cầu, sau đó lựa chọn thực vật và phương pháp thi công.

e) Về độ PH, nếu nằm ngoài khoảng từ 4 độ đến 8 độ thì cần cân nhắc xử lý trung hòa, thoát nước, chặn nước, bám dính, sau đó mới lựa chọn thực vật và phương pháp thi công.

Bảng 4 - Dự đoán sinh trưởng của thực vật từ độ cứng của đất

Độ cứng của đất

Trạng thái sinh trưởng của thực vật

Dưới 10 mm

Khó nảy mầm vì khô.

Đất tính nhớt từ 10 mm đến 23 mm

Đất tính cát từ 10 mm đến 27 mm

Rễ cây sinh trưởng tốt (trong trường hợp đất màu mỡ).

Thích hợp trồng cây lớn.

Đất tính nhớt từ 23 mm đến 30 mm

Đất tính cát từ 27 mm đến 30 mm

Ngoại trừ một số loại cây thân gỗ, rễ cây khó sinh trưởng

Trên 30 mm

Hầu hết các loại rễ không sinh trưởng được.

Đá mềm, Đá cứng

Trường hợp có khe hở, vết nứt trên đá thì rễ của cây thân gỗ có thể sinh trưởng được.

5.2.2.3  Tính toán chiều dài thảm thực vật

a) Chiều dài của thảm phải lớn hơn chiều dài mái dốc (chiều dài từ đỉnh dốc đến chân dốc) không nhỏ hơn 1,2 m để bố trí ghim cố định thảm.

b) Phần nối tiếp giữa các tấm thảm cần xếp chồng lên nhau tối thiểu 20 cm (xem Hình 3). Tại những vị trí xung yếu cần xếp chồng lên nhau tối thiểu 30 cm và phải được xếp theo hướng thuận chiều dòng chảy (trải thảm từ hạ lưu về thượng lưu).

Hình 3 - Chi tiết xếp chồng thảm tại vị trí nối tiếp

5.2.2.4  Tính toán số lượng ghim cài cố định thảm vào mái dốc

Hình 4 - Ghim cố định thảm

- Ghim cần đóng ngập để cố định được thảm vào mái dốc; đóng ghim tạo thành ô lưới, trên từng hàng các ghim cách nhau không lớn hơn 1 m.

- Tại các vị trí nối tiếp giữa các tấm thảm, tăng mật độ ghim để đảm bảo độ ổn định của thảm, khoảng cách các ghim không lớn hơn 0,5 m (chi tiết xem Hình 4).

5.2.2.5  Tính toán lớp đất phủ bề mặt thảm

Sau khi hoàn thành lấp kín rãnh ở đỉnh và chân mái dốc, thực hiện phủ đất lên bề mặt thảm để bảo vệ thảm và hạt giống bên trong. Đất phủ cần được loại bỏ những viên đất, đá có kích thước lớn hơn 20 mm. Chiều dày lớp đất phủ trong khoảng từ 5 mm đến 10 mm và hạn chế việc lớp phủ bị rửa trôi.

Chi tiết mặt cắt ngang mái dốc gia cố bằng thảm thực vật xem Hình 5

Hình 5 - Cắt ngang mái dốc gia cố, bảo vệ bằng thảm thực vật (đơn vị mm)

6  Công tác thi công

6.1  Công tác chuẩn bị

6.1.1  Chuẩn bị mặt bằng

Trước khi tiến hành thi công, phải có mặt bằng đã được giải phóng đền bù. Biên bản bàn giao mặt bằng tham khảo Phụ lục C.

6.1.2  Chuẩn bị nguyên vật liệu

Phải chuẩn bị đầy đủ, đúng chất lượng và chủng loại thảm thực vật hoặc nguyên vật liệu chế tạo thảm thực vật, đường vận chuyển, vị trí tập kết nguyên vật liệu ở công trình... Biên bản nghiệm thu sản phẩm trước khi thi công tham khảo Phụ lục D.

6.1.3  Chuẩn bị phương tiện máy móc, thiết bị thi công

Trước khi thi công phải chuẩn bị đầy đủ các loại phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu; máy móc, thiết bị thi công xử lý bề mặt mái dốc, đào rãnh để cố định phần khóa đỉnh và khóa chân mái dốc; thiết vị thi công thảm thực vật và thiết vị thi công phụ kiện kèm theo.

6.2  Công tác thi công thảm thực vật

6.2.1  Tạo và xử lý mái dốc

6.2.1.1  Bóc bỏ lớp đất cũ thay bằng lớp đất có chất lượng tốt hơn phù hợp với điều kiện phát triển của lớp thảm thực vật nếu chất lượng đất mái dốc không đảm bảo theo quy định tại điểm b mục 52.2.2.

6.2.1.2  San lấp mái dốc để tạo mặt phẳng, loại bỏ cây, rễ cây,...đắp áp trúc. Mái dốc phải ổn định. Rãnh dọc khóa đỉnh và khóa chân mái dốc phải có độ sâu 30 cm.

6.2.2  Công tác trải thảm

Thi công trải thảm thực vật theo tứ tự từ thấp lên cao; từ hạ lưu về thượng lưu.

6.2.3  Nối thảm và cố định thảm

Nối thảm và cố định thảm, thực hiện theo 5.2.2.3 và 5.2.2.4 tiêu chuẩn này.

6.2.4  Lấp đất kín rãnh ở đỉnh và chân mái dốc

Rãnh cần được lấp đất lại kín và không để nước mặt tập trung tại một điểm, nên tạo các rãnh hoặc ống thoát nước nhỏ để chuyển hướng dòng chảy, tránh xói mòn rửa trôi bề mặt.

6.2.5  Xử lý tiếp giáp

Tại vị trí tiếp giáp với phần mái dốc không được gia cố, xử lý tiếp giáp tương tự quy định tại điểm a mục 5.2.2.3 và 6.2.4; vị trí tiếp giáp với mái được gia cố bằng vật liệu khác, xử lý tương tự quy định tại điểm a mục 5.2.2.3, vật liệu lấp rãnh là vật liệu gia cố mái dốc tiếp giáp.

6.2.6  Lấp đất phủ bề mặt thảm

Lấp đất phủ bề mặt thảm thực vật thực hiện theo 5.2.2.5 tiêu chuẩn này.

6.3  Công tác bảo dưỡng, chăm sóc thảm thực vật

6.3.1  Tưới nước sau khi hoàn thành thi công

Tưới đủ nước trên bề mặt thảm thực vật là phần quan trọng nhất sau khi hoàn thành thi công.

Với bề mặt mái dốc bị khô, cần phun đều nước 1-3 lít/m2 để tạo điều kiện cho hạt giống nảy mầm và giúp rễ cây phát triển tốt, đâm sâu và lan rộng vào thảm và mái dốc. Tưới nước nên được thực hiện liên tục 1 lần/ngày. Tần suất tưới giảm dần sau khi hạt đã nảy mầm.

- Ít nhất 20 ngày thì hạt giống có nảy mầm trong điều kiện nhiệt độ 25°C; Đối với hạt giống hoa thì thời gian nảy mầm phụ thuộc vào từng loại hoa.

- Trong vòng 1 tháng sau khi hoàn thành thi công chưa ny mầm hay nảy mầm không đồng đều trên toàn bộ khu vực, thì phải thi công lại hoặc gieo hạt bổ sung trực tiếp lên khu vực nảy mầm không đều và tiến hành chăm sóc để hạt nảy mầm;

- Duy trì điều kiện sinh trưởng của cỏ, của thảm thực vật để phát huy tối đa hiệu quả bảo vệ mái dốc.

6.3.2  Kiểm tra, ghi chép và theo dõi sự phát triển của hạt giống

6.3.2.1  Công tác kiểm tra

- Kiểm tra độ ẩm của đất, thảm thực vật cũng như thời tiết theo từng ngày vào thời điểm trước khi tưới nước.

- Kiểm tra hiện tượng các loại côn trùng xuất hiện tại khu vực áp dụng thảm thực vật để có biện pháp xử lý phù hợp (nhất là ở giai đoạn hạt giống mới nảy mầm).

- Theo dõi tình hình dự báo thời tiết hàng ngày ở khu vực thi công.

6.3.2.2  Công tác ghi chép và theo dõi sự phát triển của hạt giống

- Ghi chép thời gian gieo hạt (ngày gieo, diện tích gieo, thời tiết lúc gieo...).

- Ghi chép thời gian nảy mầm của từng loại hạt giống (so sánh thực tế và hướng dẫn gieo hạt có sự khác nhau lớn hay không).

- Ghi chép, chụp ảnh theo dõi quá trình phát triển của hạt giống theo tuần, tháng (có hiện tượng gì thay đổi, mỗi ngày có phát triển cao lên được bao nhiêu cm...). Thứ tự chụp ảnh có thể là theo các vị trí đã đánh dấu hoặc theo từng loại c để tiện theo dõi và ghi chép.

7  Kiểm tra nghiệm thu và bàn giao

7.1  Yêu cầu trong kiểm tra

- Kiểm tra quá trình thi công

- Kiểm tra công đoạn thi công

- Kiểm tra công việc

7.2  Nội dung kiểm tra

7.2.1  Kiểm tra, nghiệm thu mặt bằng

Nội dung kiểm tra, nghiệm thu mặt bằng nền mái dốc gồm:

- Cao độ và góc dốc thiết kế;

- Chất lượng nền (độ phẳng cửa bề mặt, dung trọng, hệ số đầm chặt...) sau khi xử lý (nếu có);

7.2.2  Kiểm tra, nghiệm thu ghim cố định thảm

Kiểm tra nghiệm thu ghim cố định thảm đảm bảo theo yêu cầu của thiết kế về:

- Chất liệu;

- Hình dạng, kích thước ghim;

- Số lượng ghim.

7.2.3  Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thảm

7.2.3.1  Phương pháp kiểm tra

a) Hình dáng bên ngoài:

- Không có sai sót nào khi may các lớp thảm;

- Không được để khoảng trống ở cuối mỗi lớp khi may.

b) Kích cỡ và dung sai cho phép

Kích cỡ và dung sai cho phép của các loại thảm được thể hin ở Bảng 5. Sai số chiều rộng trong khoảng ±5%.

Bảng 5 - Kích cỡ và dung sai cho phép

Loại

Bề rộng (mm)

Dày (mm)

Dài (m)

Loại 1: Loại tăng cường độ kéo

2 000

> 10

Thay đổi

Loại 2: Loại cường độ cao

> 8

Loại 3: Loại chung

> 6

Loại 4: Loại cường độ thấp

> 2

Loại 5: Loại đặc biệt

> 6

Chú thích: Chiều rộng và chiều dài có thể được thay đổi tùy theo thiết kế và điều kiện hiện trường.

c) Hiệu suất

Bảng 6 - Chất lượng sản phẩm của thảm thực vật

Chỉ tiêu

Tiêu chuẩn chất lượng

Phương pháp kiểm tra

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

Trọng lượng (g/m2)

> 400

> 400

> 300

> 150

> 300

KS K ISO 9864

Lực bền kéo (kN/m)

Thẳng đứng

> 5

> 3

> 2

> 2

> 2

KS K 0743

Ngang

> 5

> 3

> 2

> 2

> 2

Độ giãn dài kéo (%)

Thẳng đứng

> 7

> 7

> 5

> 5

> 5

Ngang

> 7

> 7

> 5

> 5

> 5

7.2.3.2  Kích cỡ mẫu để thử và kiểm tra

Kích cỡ mẫu nghiệm thu là chiều rộng: hơn 1 m, chiều dài: 20 m, 50 m, 100 m và đơn vị cơ bản là 1 cuộn. Phương pháp lấy mẫu & Kích cỡ mẫu: Kích cỡ mẫu là hơn 1,0 m × 1,0 m và lấy mẫu từ cuộn vật liệu.

7.2.3.3  Hiển thị

Các hạng mục dưới đây cần được hiển thị trên bề mặt đóng gói với phương pháp được in bền, khó bị tẩy, xóa.

- Tên vật phẩm

- Ngày sản xuất

- Tên và địa chỉ của công ty sản xuất

- Điểm liên lạc

7.2.3.4  Ghi chú

- Ghi chú trên phiếu giao hàng

- Các hạng mục dưới đây cần phải được đánh du trên phiếu giao hàng.

+ Ngày sản xuất hay số lô

+ Chủng loại

+ Tên nhà sản xuất

7.3  Kiểm tra chất lượng thảm thực vật sau khi thi công

7.3.1  Công tác kiểm tra chất lượng thảm thực vật sau khi thi công bao gồm: kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị đưa vào công trình, chất lượng công tác thi công và kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình.

Những tài liệu về kết quả các loại kiểm tra nói trên đều phải ghi vào nhật ký công trình hoặc biên bản kiểm tra theo quy định.

7.3.2  Cấu kiện, vật liệu xây dựng, thiết bị công nghệ thảm thực vật đưa về công trường đều phải qua kiểm tra. Khi kiểm tra, phải soát xét đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật, bản thuyết minh và những tài liệu kỹ thuật khác.

7.3.3  Công tác kiểm tra chất lượng phải được tiến hành tại chỗ, sau khi hoàn thành một công việc hay một công đoạn của quá trình thi công để kịp thời phát hiện những hư hỏng, sai lệch so với thiết kế và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, xác định nguyên nhân và áp dụng những biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa những hư hỏng đó.

7.3.4  Tất cả các đơn vị nhận thầu thi công đều phải có bộ phận kiểm tra chất lượng các sản phẩm. Người chỉ huy thi công có trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành. Tham gia vào công tác kiểm tra chất lượng còn có nhà thầu thi công, giám sát thi công và nghiệm thu của chủ đầu tư, giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế áp dụng công nghệ thảm thực vật.

7.3.5  Tất cả những bộ phận của công trình khuất như rãnh ở đỉnh và chân mái đều phải được nghiệm thu, lập biên bản xác nhận trước khi lấp kín hoặc thi công những phần việc tiếp theo. Riêng bản nghiệm thu những bộ phận công trình khuất được lập ngay sau khi hoàn thành công việc và có xác nhận tại chỗ của chủ đầu tư.

7.3.6  Đối với những kết cấu đặc biệt quan trọng, cần phải có tổ chức nghiệm thu trung gian và lập biên bản theo mức độ hoàn thành từng phần trong quá trình thi công. Trong thiết kế phải ghi rõ những công việc đặc biệt quan trọng cần phải nghiệm thu trung gian.

7.3.7  Ngoài những quy định chủ yếu trong tiêu chuẩn này, công tác kiểm tra chất lượng thi công thảm thực vật phải theo đúng quy phạm nghiệm thu công trình và các quy định về kiểm tra chất lượng thi công xây lắp của Nhà nước.

Mu biên bản nghiệm thu thi công thảm thực vật tham khảo Phụ lục E.

7.4  Nghiệm thu và bàn giao

7.4.1  Các giai đoạn nghiệm thu

Công tác nghiệm thu bao gồm:

- Nghiệm thu công việc xây dựng;

- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục, công trình xây dựng để bàn giao đưa vào sử dụng.

7.4.2  Các bộ phận công trình phải tổ chức nghiệm thu

Các phần công trình phải tổ chức nghiệm thu được quy định như sau:

- Xử lý nền mái dốc (kể cả phần đào và phần đắp bù);

- Mặt bằng mái dốc trước khi thi công thảm thực vật (vị trí, cao độ, mặt bằng tuyến);

- Từng đoạn mái dốc đã được thi công thảm thực vật xong;

- Công trình trên mái dốc: Quy mô công trình do chủ đầu tư quyết định.

7.4.3  Nghiệm thu công tác thi công

a) Điều kiện nghiệm thu

- Hạng mục công trình thi công đã hoàn thành;

- Công trình thi công đã hoàn thành;

- Các hạng mục hoặc công trình chưa hoàn thành nhưng cần phải nghiệm thu để bàn giao phục vụ cho nhu cầu sử dụng;

b) Nội dung và trình tự nghiệm thu:

- Kiểm tra tại chỗ hạng mục công trình áp dụng công nghệ Thảm thực vật đã hoàn thành (độ bằng phẳng, mối nối thảm, ghim thảm, đất phủ...);

- Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu: Theo mục 7.4.4;

- Kiểm tra những điều kiện chuẩn bị để bàn giao công trình;

- Kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác xây lắp, thiết bị, máy móc, vật liệu, cấu kiện chế tạo sẵn đã sử dụng vào công trình trên cơ sở đó đánh giá chất lượng xây dựng chung của đối tượng nghiệm thu;

- Kiểm tra sự phù hợp với thực tế, cảnh quan, môi trường;

- An toàn lao động và bảo vệ môi trường:

+ Trước khi thi công phải bố trí biển báo "Công trường", biển báo hạn chế tốc đ và biển báo hướng dẫn giao thông ở hai đầu đoạn thi công.

+ Phải bố trí rào chắn khu vực thi công, đảm bảo mặt bằng thi công đồng thi đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại. Ban đêm phải bố trí đèn thắp đủ sáng khu vực thi công hoặc đèn nháy báo hiệu chú ý đi chậm lại.

+ Toàn bộ đất đá và vật liệu phế thải phát sinh trong quá trình thi công phải được di di ra khi phạm vi công trường và tích chứa có điều kiện tại các khu vực quy định đã được quy hoạch và thỏa thuận với các cấp, các ngành có liên quan.

+ Phải có biện pháp chống bụi trong quá trình thi công.

+ Công nhân phục vụ xúc vật liệu phải có ủng, găng tay, khẩu trang và quần áo lao động phù hợp với công việc được giao.

+ Khi kết thúc thi công phải thu dọn hiện trường sạch sẽ, trả lại vẻ đẹp tự nhiên và giữ gìn môi trường khu vực đã thi công sạch đẹp.

C) Đánh giá chất lượng đưa ra kết luận:

Sau khi thực hiện công tác kiểm tra tại chỗ, trên cơ sở đánh giá chất lượng thi công bn nghiệm thu đưa ra kết luận:

- Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập biên bản.

- Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng thi công chưa xong, thi công sai hoặc có nhiều chỗ sai với thiết kế được duyệt, hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan.

7.4.4  Hồ sơ nghiệm thu

Công tác nghiệm thu công nghệ thảm thực vật được tiến hành tại hiện trường và phải có đầy đủ các hồ sơ như sau:

- Biên bản bàn giao mặt bằng trước khi thi công;

- Các biên bản nghiệm thu từng bộ phận, kết cấu, hạng mục công trình;

- Các văn bản xác định chất lượng, nguồn gốc xuất xứ vật liệu sử dụng trong thi công;

- Kích thước, hình dáng, vị trí của các vật liệu công nghệ thảm thực vật so với thiết kế;

- Bản vẽ hoàn công của từng đoạn kết cấu trên toàn tuyến của mái dốc;

- Phiếu thí nghiệm các mẫu thử và các kết quả kiểm tra chất lượng các vật liệu khác nếu có trong quá trình thi công bê tông trên mái dốc (nếu có);

- Các biên bản nghiệm thu trung gian của các bộ phận kết cấu (nếu có);

- Sổ nhật ký thi công;

- Hồ sơ chứng minh năng lực của cá nhân, tổ chức tham gia việc thi công, các việc có yêu cầu đặc biệt, các công việc đo đạc, kiểm tra;

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành và bàn giao công trình sau khi thi công;

Biên bản nghiệm thu phải làm rõ được các nội dung sau:

+ Đối tượng nghiệm thu;

+ Địa điểm nghiệm thu;

+ Thành phần tham gia nghiệm thu;

+ Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

+ Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu;

+ Đánh giá chất lượng của công tác thi công thảm thực vật;

+ Kết luận nghiệm thu (Có các tình huống: Chấp nhận hay không chấp nhận cho nghiệm thu chất lượng thi công thảm thực vật để thực hiện tiếp các giai đoạn tiếp theo hoặc đưa vào sử dụng, yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện, bổ sung, thời hạn phải thực hiện xong việc sửa chữa, bổ sung, thời hạn nghiệm thu lại, nếu có yêu cầu).

Mẫu biên bản nghiệm thu hạng mục hoặc nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng tham khảo Phụ lục F.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Cấu trúc của các loại thảm thực vật

A.1  Loại 1 (loại tăng cường độ bền kéo)

Hình A.1- Cấu trúc chung của thảm thực vật loại 1 (loại tăng cường độ kéo)

A.2  Loại 2 (loại cường độ cao)

Hình A.2 - Cấu tạo chung của thảm thực vật loại 2 (Loại cường độ cao)

A.3  Loại 3 (loại bình thường)

Hình A.3 - Cấu tạo chung của thảm thực vật loại 3 (Loại bình thường)

A.4  Loại 4 (loại cường độ thấp)

Hình A.4 - Cấu tạo chung của thảm thực vật loại 4 (loại cường độ thấp)

A.5  Loại 5 (loại đặc biệt)

Hình A.5 - Cấu tạo chung của thảm thực vật loại 5 (loại đặc biệt)

Loại đặc biệt theo thứ tự từ trên xuống bao gồm các lớp sau:

- Lớp gia cố;

- Lớp bề mặt;

- Lớp cách nhiệt, lớp m;

- Lớp hạt giống;

- Lớp lưới thép hoặc tre.

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Thời điểm thi công thảm thực vật

Cần chọn thời điểm thi công thuận lợi nhất cho sự phát triển của hạt giống. Không nên thi công vào mùa đông hoặc mùa hè ở min Bắc, miền Trung. Cần lựa chọn thời điểm có lượng mưa và nhiệt độ phù hợp.

- Lượng mưa: khi lượng mưa trong năm nhỏ hơn 1000 mm, cần có biện pháp tưới bổ sung. Tuy nhiên, tốt nhất cần xem xét cách khắc phục khi lượng mưa trong năm dưới 1200 mm.

- Nhiệt độ: tránh thi công khi nhiệt độ cao trên 30°C và dưới 10°C. Thời gian thi công liên tục trong 2 tháng.

Thời gian thi công thích hợp cho từng vùng miền có sự khác nhau. Cụ thể:

- Miền Bắc và miền Trung: Việc thi công thảm thực vật đối với khu vực này thì tránh vào các tháng mùa đông do nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt giống. Tốt nhất thi công vào đầu mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 6 và các tháng mùa thu tháng 9 đến tháng 10 khí hậu mát mẻ. Đây là thời điểm có nhiệt độ, độ ẩm và lưng mưa thích hợp cho thi công và sự phát triển của hạt giống.

- Miền Nam với khí hậu chỉ có hai mùa: Sự khác nhau giữa hai mùa nằm ở lượng mưa. Mùa mưa ở min Nam thường bắt đầu từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kéo dài đến tháng 11. Lượng mưa trung bình về mùa mưa là 1851mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa khô có lượng mưa trung bình là 128mm. Do vậy miền Nam nên tiến hành thi công vào các tháng đầu mùa mưa là tháng 4 đến tháng 5 hoặc gần cuối mùa mưa là tháng 9 đến tháng 10. Đây là thời điểm có lượng mưa vừa phải để đảm bảo cho hạt giống nảy mầm và phát triển tốt nhất.

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Địa điểm, ngày ........ tháng ........ năm ...........

BIÊN BẢN SỐ .....................

BIÊN BẢN BÀN GIAO MẶT BẰNG THI CÔNG

Công trình .................................... (ghi tên công trình áp dụng công nghệ thảm thực vật) ........

Hạng mục: ..................(ghi tên hạng mục thi công) ..................

Địa điểm xây dựng: ....(ghi rõ địa điểm thi công thảm thực vật) ..................

1. Thành phần tham gia: (Ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá nhân)

a) Phía chủ đầu tư:

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công thảm thực vật của chủ đầu tư;

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công thảm thực vật của nhà thầu tư vấn giám sát (nếu thuê tư vấn giám sát).

a) Phía nhà thầu thi công thảm thực vật:

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công thảm thực vật;

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công thảm thực vật của tổng thầu (đối với hình thức hợp đồng tổng thầu)

C) Và các thành phần phối hợp khác

3. Thời gian và địa điểm bàn giao:

Bắt đầu: .................. ngày ........ tháng ........ năm ...........

Kết thúc: .................. ngày ........ tháng ........ năm ...........

Tại: ....................................

4. Nội dung bàn giao:

a) Về tài liệu làm căn cứ bàn giao mặt bằng thi công:

- Các văn bản, quyết định về việc cho phép thi công thảm thực vật tại công trình;

- Hồ sơ thầu và hợp đồng thực hiện công tác thi công thảm thực vật;

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận

b) Nội dung bàn giao:

Sau khi kiểm tra hiện trường, đối chiếu với hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán công trình .................., các bên cùng nhau bàn giao các nội dung sau:

STT

Nội dung bàn giao

Kiểm tra sơ bộ

Ghi chú

Theo thiết kế

Theo thực tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Các ý kiến khác nếu có:

5. Kết luận: (ghi rõ theo các nội dung sau)

- Biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng này đã được sự đồng ý và thống nhất của các bên có mặt tại hiện trường bàn giao;

- Biên bản bàn giao này được lập thành ...........bản có nội dung như nhau, có giá trị tương đương nhau; mỗi bên giữ 01 (một) bản./.

6. Các thành phn trực tiếp tham gia: (Ký, ghi rõ họ tên và chức vụ từng người tham gia)

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Mẫu biên bản nghiệm thu chất lượng sản phẩm thảm thực vật trước khi thi công

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Địa điểm, ngày ........ tháng ........ năm ...........

BIÊN BẢN SỐ ...............................

NGHIỆM THU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM THẢM THỰC VẬT TRƯỚC KHI THI CÔNG

Công trình .................. (ghi tên công trình áp dụng công nghệ Thảm thực vật)...................

Hạng mục: ..................(ghi tên hạng mục thi công) .............................................................

Địa điểm xây dựng: ...(ghi rõ địa điểm thi công thảm thực vật) ...........................................

1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn cần nghiệm thu)

2. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá nhân)

- Người giám sát thi công thảm thực vật của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công thảm thực vật của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;

- Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công thảm thực vật.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công thảm thực vật của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ.

3. Thời gian nghiệm thu:

Bắt đầu: .................. ngày ........ tháng ........ năm ...........

Kết thúc: .................. ngày ........ tháng ........ năm ...........

Tại: ......................................................

4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:

b) Về tài liệu làm căn cứ nghiệm thu

- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công thảm thực vật;

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận: (Ghi rõ tên các bản vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

- Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, quy phạm, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

- Hồ sơ thầu và hợp đồng thực hiện công tác thi công thảm thực vật;

- Hồ sơ xuất xứ, Chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm chất lượng của công nghệ Thảm thực vật;

- Danh mục tính năng kỹ thuật của công nghệ Thảm thực vật;

- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

- Biên bản nghiệm thu nội b đối tượng nghiệm thu;

b) Về chất lượng vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn: (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu):

- Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra khi nghiệm thu để có cơ sở đánh giá chất lượng đối tượng nghim thu;

- Thực hiện công tác nghiệm thu như quy định ở điều 7.2.3 tiêu chuẩn này;

- Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu

c) Các ý kiến khác nếu có.

5. Kết luận: (ghi rõ theo các nội dung sau)

- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý hay không đồng ý đưa vào sử dụng cho công trình đối tượng nghiệm thu. Nếu không chấp nhận nghiệm thu phải ghi rõ lý do,

- Ghi rõ tên và số lượng các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu. Thời gian nhà thầu xây lắp phải đưa các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu ra khỏi công trường.

6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (Ký, ghi rõ họ tên và chức vụ từng người tham gia)

Hồ sơ nghiệm thu bao gồm:

- Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng và các phụ lục kèm theo nếu có;

- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

Mẫu biên bản nghiệm thu thi công thảm thực vật

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Địa điểm, ngày ........ tháng ........ năm ...........

BIÊN BẢN SỐ ...

NGHIỆM THU CÔNG VIỆC XÂY DỰNG

Công trình ..................(ghi tên công trình áp dụng công nghệ thm thực vật)..................

Hạng mục: .................. (ghi tên hạng mục thi công)......................................................

Địa điểm xây dựng: .... (ghi rõ địa điểm thi công thm thực vật)...................

1. Đối tượng nghiệm thu: (ghi rõ tên công việc đã hoàn thành cần nghiệm thu và vị trí nằm trong hạng mục hoặc công trình).

2. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá nhân)

- Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;

- Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà thầu phụ.

3. Thời gian nghiệm thu:

Bắt đầu: ..................ngày ........ tháng ........ năm ...........

Kết thúc: ..................ngày ........ tháng ........ năm ...........

Tại: ........................................................................

4. Đánh giá công việc xây dựng đã thực hiện:

a) Tài liệu làm căn cứ nghiệm thu:

- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công thảm thực vật;

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận: (Ghi rõ tên các bản vẽ thiết kế có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

- Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, quy phạm, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

- Hồ sơ thầu và hợp đồng thực hiện công tác thi công thảm thực vật;

- Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;

- Bản vẽ hoàn công;

- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

- Biên bản nghiệm thu nội bộ đối tượng nghiệm thu;

b) Về chất lượng công việc xây dựng: (đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công trình xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu):

- Đưa ra các nội dung kỹ thuật cần kiểm tra để có cơ sở đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu;

- Thực hiện công tác nghiệm thu như quy định ở điều 7.4.3 tiêu chuẩn này;

- Đánh giá chất lượng đối tượng nghiệm thu

c) Các ý kiến khác, nếu có.

5. Kết luận:

- Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý hay không đồng ý triển khai các công việc thi công xây dựng tiếp theo. Nếu không chấp nhận nghiệm thu thì ghi rõ lý do.

- Các sai sót còn tồn tại và các khiếm khuyết cần sửa chữa. Thời gian nhà thầu phải hoàn thành công tác sửa chữa.

6. Các thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu (Ký, ghi rõ họ tên và chức vụ từng người tham gia)

Hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng gồm:

- Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng và các phụ lục khác kèm theo nếu có;

- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

 

Phụ lục F

(Tham khảo)

Mẫu biên bản nghiệm thu hạng mục hoặc nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng

Tên Chủ đầu tư

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Địa điểm, ngày ........ tháng ........ năm ...........

 

BIÊN BẢN

NGHIỆM THU HOÀN THÀNH HẠNG MỤC HOẶC NGHIỆM THU HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG

1, Công trình/hạng mục công trình: .....................................................................................

2, Địa điểm xây dựng: ............................................................................................................

3, Thành phần tham gia nghiệm thu: (Ghi rõ tổ chức, họ tên và chức vụ cá nhân)

b) Phía chủ đầu tư:

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công thảm thực vật của chủ đầu tư;

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công thảm thực vật của nhà thầu tư vấn giám sát (nếu thuê tư vấn giám sát).

a) Phía nhà thầu thi công thảm thực vật:

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công thảm thực vật;

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công thảm thực vật của tổng thầu (đối với hình thức hợp đồng tổng thầu)

c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình:

- Người đại diện theo pháp luật;

- Chủ nhiệm thiết kế.

d) Đối với những công trình có yêu cầu phòng cháy cao hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường thì nhất thiết phải có đại diện của cơ quan phòng cháy chữa cháy và cơ quan tài nguyên môi trường cấp tương đương trực tiếp tham gia nghiệm thu;

e) Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài thì cần có đại diện chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư quyết định.

f) Và các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của chủ đầu tư)

4, Thời gian tiến hành nghiệm thu:

Bắt đầu: ..........ngày ........ tháng ........ năm ...........

Kết thúc: .........ngày ........ tháng ........ năm ...........

Tại: ....................................

5, Đánh giá hạng mục hoặc công trình áp dụng công ngh thm thực vật:

a) Tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu;

- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công thảm thực vật;

- Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng: (Ghi rõ tên tiêu chuẩn, quy phạm, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến đối tượng nghiệm thu)

- H sơ hoàn thành xây dựng công trình theo danh mục tại phụ lục H của tiêu chuẩn này;

- Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định (đối với công trình có yêu cầu).

- Biên bản kiểm tra hồ sơ tài liệu hoàn thành xây dựng hạng mục, công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp;

- Biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công xây dựng;

- Những điều kiện chuẩn bị để đưa hạng mục, công trình vào sử dụng.

b) Về tiến độ xây dựng hạng mục, công trình:

- Ngày khởi công:

- Ngày hoàn thành:

c) Về công suất đưa vào vận hành của hạng mục, công trình:

- Theo thiết kế được duyệt:

- Theo thực tế đạt được:

d) Về đặc điểm biện pháp để bảo vệ an toàn lao động, an toàn phòng nổ, phòng cháy, chống ô nhiễm môi trường và an toàn sử dụng.

- Theo thiết kế được duyệt:

- Theo thực tế đạt được:

e) Khối lượng:

- Theo thiết kế (hoặc theo hồ sơ dự thầu)

- Theo thực tế đạt được:

f) Về chất lượng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng (Tiến hành nghiệm thu như quy định tại điều 6.4, đối chiếu với thiết kế, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật chuyên môn và yêu cầu kỹ thuật của công trình để đánh giá chất lượng)

g) Những sửa đổi trong quá trình thi công so với thiết kế được duyệt:

h) Các ý kiến khác nếu .

6, Kết luận:

- Chấp nhận hay không nghiệm thu hoàn thành hạng mục hoặc công trình áp dụng công nghệ Thảm thực vật để bàn giao đưa vào sử dụng. Nếu không chấp nhận nghiệm thu thì phải ghi rõ lý do;

- Các tồn tại về chất lượng cần phải sửa chữa khắc phục. Thời gian nhà thầu phải hoàn thành công tác sửa chữa, khắc phục;

- Các yêu cầu khác nếu có

7, Các bên tham gia nghiệm thu: (ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

NHÀ THU GIÁM SÁT THI CÔNG
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

CHỦ ĐU TƯ
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

NHÀ THẦU THIẾT KẾ
(Ký tên, ghi họ tên, chức vụ và đóng dấu);

 

NHÀ THẦU THI CÔNG
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

 

Ghi chú: Tất cả các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của chủ đầu tư) ký, ghi rõ họ tên và chức vụ vào biên bản này.

Hồ sơ nghiệm thu gồm:

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục, công trình áp dụng công nghệ Thảm thực vật và các phụ lục kèm theo biên bản này, nếu có;

- Các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu.

 

Tài liu tham khảo

[1] Vegetation Mat SPS-KVM F 01-2017-7219, Korea Vegetation Mat Industry Cooperative Collective Standard.

[2] Vegetation Mat Specification (HJC-001, 002, 009) Hyojin ().

[3] KS A 0006, Standard atmospheric conditions for testing.

[4] KS K ISO-9862, Geosynthetics - Sampling and preparation of test specimens.

[5] KS K 9863-1, Geosyntheties - Determination of thickness at specified pressures - Part 1: Single layers.

[6] KS K ISO 10319, Geosynthetics - Wide-width tensile test.

[7] KS Q 1003, Random-sampling methods.

KS K 0743 : 2009, Geotextile style Tear Strength & Elongation Test Method: Grab Method Note) N times 0.10197FH );

[8] KS K ISO 9864, Weight Test Method (g/m2).

[9] KS K ISO 10319, Wide - Width Strip Method (kN/m: Tensile Strength Test Method) (Phương pháp kéo dải rộng (kN/m: Phương pháp thử nghiệm lực bền kéo);

[10] KS K ISO 10319, Wide - Width Strip Method (%: Tensile Elongation Test Method) (Phương pháp kéo dải rộng (%: Phương pháp thử nghiệm độ giãn dài bền kéo);

[11] KS K ISO 9863, 9863-1, Thickness Test Method (mm) (Phương pháp thử nghiệm độ dày (mm));

[12] KS K ISO 9864, Weight Test Method (g/m2) (Phương pháp thử nghiệm trọng lượng (g/m2)).

[13] TCVN 9902, Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế đê sông;

[14] TCVN 8419, Công trình bảo vệ đê, bờ sông - Yêu cầu thiết kế

[15] TCVN 9600, Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên và quy trình ngẫu nhiên hóa;

[16] TCVN 8871-1, Vi địa kỹ thuật - Phương pháp thử - Xác định lực kéo giật và độ giãn dài kéo giật;

[17] TCVN 8871-2, Vải địa kỹ thuật - Phương pháp thử - Xác định lực xé rách hình thang;

[18] TCVN 8871-3, Vải địa kỹ thuật - Phương pháp thử - Xác định lực xuyên thủng CBR;

[19] TCVN 8871-4, Vi địa kỹ thuật - Phương pháp thử - Xác định lực kháng xuyên thủng thanh;

[20] TCVN 8871-5, Vải địa kỹ thuật - Phương pháp thử - Xác định áp lực kháng bục;

[21] TCXDVN 371, Nghiệm thu cht lượng thi công công trình xây dựng;

[22] TCVN 9844, Yêu cầu thiết kế, thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu;

[23] TCVN 11652, Công trình thủy lợi - Thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt thép trên mái dốc;

 

MỤC LỤC

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Quy định chung

4.1  Các bước thực hiện gia cố bảo vệ mái dốc bằng thảm thực vật

4.2  Yêu cầu đối với thảm thực vật

4.3  Yêu cầu đối với ghim cố định thảm

4.4  Phân loại theo cấu tạo

4.5. Cấu tạo và công dụng

5  Yêu cầu kỹ thuật

5.1  Công tác khảo sát

5.2  Công tác thiết kế

6  Công tác thi công

6.1  Công tác chuẩn bị

6.2  Công tác thi công thảm thực vật

6.3  Công tác bảo dưỡng, chăm sóc thảm thực vật

7  Kiểm tra nghiệm thu và bàn giao

7.1  Yêu cầu trong kiểm tra

7.2  Nội dung kiểm tra

7.3  Kiểm tra chất lượng thảm thực vật sau khi thi công

7.4  Nghiệm thu và bàn giao

Phụ lục A (Quy định): Cấu trúc của các loại thảm thực vật

Phụ lục B (Tham khảo): Thời điểm thi công thảm thực vật

Phụ lục C (Tham khảo): Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công

Phụ lục D (Tham khảo): Mẫu biên bản nghiệm thu chất lượng sản phẩm-thảm thực vật trước khi thi công

Phụ lục E (Tham khảo): Mẫu biên bản nghiệm thu thi công thảm thực vật

Phụ lục F (Tham khảo): Mẫu biên bản nghiệm thu hạng mục hoặc nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng

Tài liệu tham khảo