Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TCVN 3759:1983

MÁY ÉP DẬP TẤM - VỊ TRÍ RÃNH CHỮ T, LỖ ĐỂ KẸP KHUÔN VÀ LỖ LẮP CHỐT ĐẨY VÀ BỘ ĐẨY PHÔI

 

Lời nói đầu

TCVN 3759:1981 do Viện Máy công cụ và dụng cụ - Bộ cơ khí và luyện kim biên soạn,Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ khoa học và công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

MÁY ÉP DẬP TẤM - VỊ TRÍ RÃNH CHỮ T, LỖ ĐỂ KẸP KHUÔN VÀ LỖ LẮP CHỐT ĐẨY VÀ BỘ ĐẨY PHÔI

Tiêu chuẩn này quy định vị trí rãnh chữ T và lỗ lắp chốt đẩy trên bàn máy, vị trí rãnh chữ T, lỗ để kẹp khuôn và lỗ lắp bộ đẩy phôi trên đầu trượt của máy ép trục khuỷu và máy ép thủy lực dập tấm.

1. Đối với những máy ép một khuỷu thân hở một tác động, một khuỷu thân hở hai tác động lực ép từ 40 KN đến 4000 KN vị trí rãnh chữ T trên bàn máy phải theo chỉ dẫn trên Hình 1.

Hình 1

2. Đối với những máy ép một khuỷu thân kín một tác động, một khuỷu thân kín hai tác động, hai khuỷu thân hở một tác động, hai khuỷu thân kín một tác động, hai khuỷu thân kín hai tác động, bốn khuỷu thân kín một tác động, bốn khuỷu thân kín hai tác động, máy ép thủy lực thân dạng khung một tác động và hai tác động, vị trí rãnh chữ T và lỗ lắp chốt đẩy trên bàn máy phải theo chỉ dẫn trên Hình 2.

Hình 2

2.1. Cho phép chế tạo tấm kẹp khuôn không có rãnh chữ T ở giữa.

3. Đối với những máy ép một khuỷu thân hở một tác động có lực ép từ 40 KN đến 400 KN, vị trí lỗ để kẹp khuôn trên đầu trượt phải theo chỉ dẫn trên Hình 3 và Bảng 1.

Hình 3

Bảng 1

Kích thước tính bằng milimét

Lực ép danh nghĩa của máy, KN

a

a1

a2

d

d1

40

35

-

13

-

63

70

13

100

70

80

18

160

90

250

90

120

110

22

400

150

130

22

3.1. Cho phép thay các lỗ d bằng lỗ ren có đường kính theo chỉ dẫn trong Bảng 2.

Bảng 2

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính lỗ d

13

18

22

Đường kính lỗ ren

M12

M16

M20

3.2. Cho phép chế tạo đầu trượt như Hình 1 (kiểu 1) đối với máy có lực ép 250 KN có D = 180 mm và đối với máy có lực 400 KN có D = 220 mm, hoặc có rãnh chữ T thông suốt.

4. Đối với những máy ép một khuỷu thân hở một tác động có lực ép lớn hơn 630 KN đến 4000 KN, vị trí rãnh chữ T phải theo chỉ dẫn trên Hình 4 và Bảng 3.

Hình 4

Bảng 3

Kích thước tính bằng milimét

Lực ép danh nghĩa của máy, KN

D

a

630

220

120

1000

250

1600

150

2500

280

200

4000

320

4.1. Cho phép chế tạo đầu trượt như Hình 4 (kiểu 1) có rãnh chữ T thông suốt.

4..2 Cho phép chế tạo đầu trượt như Hình 3 (kiểu 1) có kích thước (a) bằng 110 mm và đường kính lỗ d = 22 mm, đối với máy có lực ép 630 KN và 1000 KN.

5. Đối với những máy ép một khuỷu thân kín một tác động, hai khuỷu thân hở một tác động, hai khuỷu thân kín một tác động, bốn khuỷu thân kín một tác động và những máy ép thủy lực dập tấm, thân dạng khung một tác động, vị trí rãnh chữ T trên đầu trượt phải theo chỉ dẫn trên Hình 5.

Hình 5

CHÚ THÍCH: Lỗ bắt cuống khuôn chỉ áp dụng đối với máy ép một khuỷu thân kín.

5.1. Cho phép chế tạo đầu trượt không có rãnh chữ T ở giữa, một tác động lực ép đến 1000 KN, có vị trí rãnh chữ T như Hình 4 (kiểu 1), lực ép từ 1600 KN đến 2500 KN có vị trí rãnh chữ T như Hình 4 (kiểu 2) với kích thước (a) bằng 200 mm, có lỗ lắp bộ đẩy phôi.

6. Đối với những máy ép một khuỷu thân kín hai tác động có lực ép lớn hơn 400 KN đến 1000 KN, vị trí rãnh và lỗ kẹp khuôn phải theo chỉ dẫn trên Hình 6.

Hình 6

7. Đối với những máy ép một khuỷu thân kín hai tác động, hai khuỷu thân kín hai tác động và bốn khuỷu thân kín hai tác động lực ép lớn hơn 1000 KN, vị trí rãnh và lỗ kẹp khuôn phải theo chỉ dẫn trên Hình 7 và Bảng 4.

Hình 7

Bảng 4

Kích thước tính bằng milimét

Lực ép danh nghĩa của đầu trượt trong, KN

d

b

Đến 2500

22

30

Lớn hơn 2500 đến 8000

32

50

Lớn hơn 8000

40

60

7.1. Đối với những máy có lực ép 10.000 KN và lớn hơn, cho phép chế tạo các rãnh với khoảng cách giữa các đường tâm rãnh là 200 mm.

7.2. Số lượng lỗ d và vị trí của chúng trên đầu trượt ngoài phải xác định theo kích thước của đầu trượt máy ép và số rãnh chữ T trên đầu trượt trong.

7.3. Cho phép chế tạo rãnh chữ T thay cho lỗ trên đầu trượt ngoài. Kích thước và vị trí của những rãnh này phải theo kích thước và vị trí của rãnh trên đầu trượt trong.

8. Số lượng rãnh chữ T để kẹp khuôn vào bàn máy (Hình 1) kiểu 2 vả 3, (Hình 2) và vào đầu trượt (Hình 5 và Hình 7) phải xác định theo kích thước của tấm kẹp khuôn vào đầu trượt.

9. Lỗ để đưa bu lông vào rãnh chữ T trên tấm kẹp khuôn và đầu trượt của máy ép một tác động chỉ làm khi cần thiết.

10. Số lượng lỗ và dãy lỗ lắp chốt đẩy trên tấm kẹp khuôn (Hình 2) phải được xác định theo kích thước bàn máy và số lỗ trên bàn lắp chốt đẩy.

11. Số lượng lỗ và dãy lỗ trên đầu trượt để lắp bộ đẩy phôi phải xác định theo kích thước của đầu trượt.

12. Những lỗ trên đầu trượt để lắp bộ đẩy phôi được lấy với bước bằng 150 mm. Cho phép làm các lỗ có bước bằng 200 mm.

13. Cho phép tăng trị số bước với bội số của 150 mm.

Giữa các rãnh chữ T của tấm kẹp khuôn (Hình 1 và Hình 2).

Giữa các lỗ lắp chốt đẩy trong tấm kẹp khuôn (Hình 2).

Giữa các rãnh chữ T của đầu trượt (Hình 5, Hình 7).

Giữa các lỗ lắp bộ đẩy phôi trên đầu trượt.

Giữa các lỗ trên đầu trượt ngoài của máy ép hai tác động (Hình 7).

14. Cho phép giảm bước giữa các lỗ để lắp chốt đẩy trên tấm kẹp khuôn đến 75 mm (Hình 2).

15. Sai lệch giới hạn của trị số khoảng cách từ giữa tấm kẹp khuôn hoặc đầu trượt máy ép đến đường tâm rãnh chữ T và lỗ để kẹp khuôn và lỗ lắp chốt đẩy không được quá ± 1,6 mm.

16. Vị trí bắt tấm kẹp khuôn vào bàn máy không được trùng với rãnh chữ T.