Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TCVN 3818:1983

TÀI LIỆU THIẾT KẾ DẠNG SẢN PHẨM

System for design documentation types of products

 

Lời nói đầu

TCVN 3818:1983 thay thế cho TCVN 219:1965.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

TÀI LIỆU THIẾT KẾ DẠNG SẢN PHẨM

System for design documentation types of products

1. Tiêu chuẩn này quy định các dạng của sản phẩm để lập tài liệu thiết kế, trong tất cả các ngành công nghiệp.

2. Sản phẩm là một đối tượng bất kỳ hoặc là một tập hợp các đối tượng của sản xuất, được chế tạo ở xí nghiệp.

3. Dựa vào công đoạn sản phẩn được chia thành sản phẩm sản xuất chính và sản phẩm sản xuất phụ.

Sản phẩm sản xuất chính là sản phẩm dùng để cung cấp (bán)

Sản phẩm sản xuất phụ là sản phẩm dùng riêng ở xí nghiệp chế tạo chúng.

Các sản phẩm dùng để cung cấp và đồng thời cũng được dùng ở xí nghiệp chế tạo chúng thì coi là sản phẩm sản xuất chính, ví dụ: máy tiện, máy phay … được sử dụng ngay tại nhà máy chỗ máy cắt kim loại.

4. Quy định sản phẩm có những dạng

a) Chi tiết

b) Đơn vị lắp

c) Tổ hợp

d) Bộ

5. Phụ thuộc vào sản phẩm có hay không có các phần cấu thành, chúng được chia ra:

a) Sản phẩm không có bảng kê (chi tiết) là sản phẩm không có các cấu thành;

b) Sản phẩm có bảng kê (đơn vị lắp, tổ hợp, bộ) là sản phẩm gồm từ hai cấu thành trở lên;

CHÚ THÍCH:

1) Khái niệm phần cấu thành chỉ nên dùng đối với từng thành phần cụ thể mà trong thành phần của nó có phần cấu thành đó.

2) Phần cấu thành là những sản phẩm bất kỳ (có thể là chi tiết, đơn vị lắp, tổ hợp, bộ)

6. Định nghĩa các dạng sản phẩm được trình bày ở Bảng sau:

Dạng sản phẩm

Định nghĩa

Chi tiết

Sản phẩm được chế tạo từ một loại vật liệu (có cùng tên gọi và mác), không sử dụng các nguyên công lắp, ví dụ: trục chế tạo từ một thỏi kim loại, thân máy chế tạo bằng phương pháp khác, tấm làm bằng miếng lưỡng kim, bản in (nhãn máy …), tay lái làm bằng nhựa (không có cốt), một đoạn cáp hoặc dây dẫn có độ dài cho trước.

Trong các trường hợp sau đây cũng có thể coi là chi tiết:

a) Những sản phẩm theo định nghĩa trên, nhưng được phủ một lớp (dùng để bảo vệ hay trang trí ) mà dạng, chiều dày và công dụng của lớp phủ không phụ thuộc vào chức năng của chúng, ví dụ: vít mạ crôm…

b) Những sản phẩm chế tạo từ một phôi nhưng có sử dụng đến các nguyên công hàn, dán, khâu… có tính cục bộ, ví dụ: ống được chế tạo từ một tấm vật liệu, hộp được dán từ một miếng bìa các tông.

Đơn vị lắp

Sản phẩm chế tạo bằng cách liên kết các phần cấu thành với nhau bởi các nguyên công lắp ở nhà máy chế tạo (ghép ren, ghép khớp bản lề, ghép đinh tán, ghép bằng hàn, hàn thiếc, ép, dán, khâu, xếp đặt …), ví dụ: ôtô, máy cắt kim loại, máy điện thoại, vi khối, hộp giảm tốc, thân máy chế tạo bằng phương pháp hàn, tay lái làm bằng nhựa có cốt kim loại.

Trong các trường hợp sau đây khi cần thiết cũng có thể được coi là đơn vị lắp:

a) Những sản phẩm dự kiến xí nghiệp chế tạo phải cung cấp ở dạng phần cấu thành để thuận tiện cho bao gói, vận chuyển.

b) Tập hợp các đơn vị lắp (hoặc) các chi tiết có công dụng chức năng chung, được lắp cùng với đơn vị lắp khác tại xí nghiệp chế tạo, ví dụ: trang bị điện của máy, ôtô, máy bay; bộ khóa ngầm gồm ổ khóa, thanh giằng và chìa khóa; …

c) Tập hợp các đơn vị lắp và (hoặc) các chi tiết có công dụng chức năng chung, được đặt đồng thời ở nơi chế tạo trong phương tiện bao gói (bao hộp …) ví dụ: hộp dụng cụ vẽ kỹ thuật, bộ căn mẫu đo độ dài …

Tổ hợp

Hai hay nhiều sản phẩm có bảng kê không liên kết với nhau ở xí nghiệp chế tạo bằng các nguyên công lắp, nhưng dùng để thực hiện các chức năng sử dụng có liên quan với nhau, ví dụ: dây chuyền tự động của máy, trạm điện thoại tự động, dàn khoan; sản phẩm gồm có tên lửa khí tượng, bệ phóng và thiết bị điều khiển;

Mỗi sản phẩm có bảng kê trong tổ hợp dùng để thực hiện một hoặc vài chức năng chính của tổ hợp.

Trong tổ hợp ngoài các sản phẩm thực hiện các chức năng chính, có thể gồm các chi tiết, đơn vị lắp và các bộ phận dùng để thực hiện các chức năng phụ, ví dụ: những chi tiết và đơn vị lắp dùng để lắp đặt tổ hợp ở nơi làm việc của nó; bộ các phần dự phòng bộ các phương pháp tiện bao gói, đóng hòm…

Bộ

Hai hoặc nhiều sản phẩm không liên kết với nhau tại xí nghiệp chế tạo bằng nguyên công lắp, nhưng chúng có giá trị trong sử dụng là thực hiện những chức năng phụ ví dụ: bộ các phần dự phòng, bộ dụng cụ và phụ tùng, bộ thiết bị đo…

Trong bộ cũng gồm cả đơn vị lắp và (hoặc) chi tiết, được cung cấp cùng với tập hợp các đơn vị lắp và (hoặc) các chi tiết khác, dùng để thực hiện chức năng phụ khi sử dụng đơn vị lắp hoặc chi tiết ví dụ: máy hiện sóng đồng bộ bao gói, các sản phẩm dự trữ dụng cụ lắp đặt, các phần thay thế.

7. Sơ đồ các dạng sản phẩm và cấu trúc của chúng như sau:

8. Sản phẩm mua là những những sản phẩm không chế tạo ở xí nghiệp mà nhận được ở dạng thành phẩm, trừ những sản phẩm nhận được trong quá trình hợp tác sản xuất.