Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 3820 : 1983

HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ - CÁC GIAI ĐOẠN LẬP

System for design documentation - Stages of designing

Lời nói đầu

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ - CÁC GIAI ĐOẠN LẬP

System for design documentation – Stages of designing

1. Tiêu chuẩn này quy định những giai đoạn lập tài liệu thiết kế sản phẩm trong tất cả các ngành công nghiệp (xem Bảng)

Các giai đoạn lập

Các bước công việc

1. Nhiệm vụ kỹ thuật

Lập nhiệm vụ kỹ thuật;

Lấy ý kiến và xét duyệt nhiệm vụ kỹ thuật.

2. Dự án kỹ thuật

Chọn vật liệu;

Lập dự án kỹ thuật theo kết quả phân tích nhiệm vụ kỹ thuật.Tài liệu kí hiệu bằng chữ “D” ; Thẩm tra và xét duyệt dự án kỹ thuật .

3. Thiết kế sơ bộ

Lập thiết kế sơ bộ và tài liệu được ký hiệu bằng chữ “S”;

Chế tạo và thử mô hình;

Thẩm tra và xét duyệt thiết kế sơ bộ.

4. Thiết kế kỹ thuật

Lập thiết kế kỹ thuật và tài liệu được ký hiệu bằng chữ “K”;

Chế tạo và thử mô hình;

Thẩm tra và xét duyệt thiết kế kỹ thuật.

5. Tài liệu chế tạo

a) Mẫu thử (lỗ thử)

b) Loạt ổn định

c) Sản xuất hang loạt hoặc loạt lớn

Lập tài liệu thiết kế để chế tạo và thử mẫu thử (lỗ thử);

Chế tạo và thử nghiệm của nhà máy đối với mẫu thử (lỗ thử); hiệu chỉnh tài liệu thiết kế theo kết quả chế tạo và thử nghiệm mẫu thử (lỗ thử) của nhà máy. Tài liệu được ký hiệu bằng chữ “T”;

Thử nghiệm của nhà nước, của liên nghành,của nghiệm thu và của các thử nghiệm tương tự khác đối với mẫu thử (lỗ thử);

Hiệu chỉnh tài liệu theo kết quả của các thử nghiệm đối với mẫu thử (lỗ thử) và ký hiệu tài liệu bằng chữ “T1 ”. Các lần chế tạo và thử nghiệm mẫu tiếp theo xong lại hiệu chỉnh tài liệu thiết kế và tài liệu được ký hiệu bằng các chữ “T2 ”,”T3 ”,…. Tương ứng những lần thử nghiệm đó.

Chế tạo và thử nghiệm loạt ổn định ;

Hiệu chỉnh tài liệu theo kết quả ổn chế tạo, thử nghiệm và thiết bị quy trình công nghệ đối với các phần cấu thành chủ yếu của sản phẩm loạt ổn định.

Tài liệu được ký hiệu bằng chữ “A”

Chế tạo và thử nghiệm loạt đầu (loạt kiểm tra); hiệu chỉnh tài liệu theo kết quả chế tạo loạt đầu (loạt kiểm tra) và ký hiệu cho tài liệu chữ “B”;

Cuối cùng sản xuất sản phẩm và kiểm tra sản phẩm theo quy trình công nghệ đã ổn định .

CHÚ THÍCH :

1 Người thiết kế tự quy định việc cần thiết lập tài liệu thiết kế để chế tạo mô hình;

2 Khi chế tạo mô hình, các tài liệu thiết kế để kiểm tra nguyên lý làm việc của sản phẩm hoặc các phần cấu thành của sản phẩm ở giai đoạn thiết kế sơ bộ ;

Kiểm tra việc lựa chọn kết cấu chính của sản phẩm hoặc các phần cấu thành của sản phẩm ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật ;

Kiểm tra sơ bộ tính hợp lý của việc sửa đổi các phần cấu thành riêng biệt của sản phẩm trước khi ghi những sửa đổi này vào các tài liệu thiết kế khác của mẫu thử.

2. Tài liệu thiết kế để sản xuất đơn chiếc là tài liệu dùng để chế tạo một lần, một hoặc một vài sản phẩm. Tài liệu sản xuất đơn chiếc được ký hiệu bằng chữ “DC”.

3. Nhiệm vụ kỹ thuật quy định : Các chức năng cơ bản ;

Các đặc tính kỹ thuật và chiến thuật ;

Các chỉ tiêu chất lượng, yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu kinh tế;

Các giai đoạn cần thiết lập tài liệu thiết kế sản phẩm và các phần cấu thành của nó; Các yêu cầu riêng của sản phẩm.

4. Dự án kỹ thuật là tập hợp tài liệu thiết kế nêu tính hợp lý của việc lập tài liệu sản phẩm với lập luận theo đặc tính kinh tế - kỹ thuật, chiến thuật trên cơ sở phân tích các yêu cầu của khách hàng,các phương án khác nhau của sản phẩm với việc đánh giá, so sánh sản phẩm đang thiết kế với sản phẩm hiện có.

Dự án kỹ thuật sau khi được xét duyệt là cơ sở để lập thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật.

5. Thiết kế sơ bộ là tập hợp các tài liệu với nội dung cần có :giải pháp kết cấu nguyên lý cho sản phẩm ; Khái niệm chung về cấu tạo và nguyên lý làm việc của sản phẩm.

Xác định các chỉ tiêu, thông số cơ bản,kích thước choán chỗ của sản phẩm.

Thiết kế sơ bộ sau khi được xét duyệt là cơ sở cho việc lập thiết kế kỹ thuật hoặc lập tài liệu thiết kế chế tạo.

6. Thiết kế kỹ thuật là tập hợp tài liệu thiết kế với nội dung cần có : Giải pháp kỹ thuật cuối cùng ;

Khái niệm đầy đủ về cấu tạo sản phẩm ;

Các số liệu,tư liệu cho trước để lập tài liệu, chế tạo.

Thiết kế kỹ thuật sau khi thống nhất và xét duyệt dùng để lập tài liệu thiết kế chế tạo .

7. Những tài liệu thiết kế lập từ trước , được sử dụng lại khi thiết kế sản phẩm mới hoặc cải tiến (cải biên) sản phẩm đang được chế tạo, chỉ trong các trường hợp sau:

a) Tài liệu thiết kế (dự án kỹ thuật ,thiết kế sơ bộ ,thiết kế kỹ thuật) và tài liệu chế tạo mẫu thử (lô thử)không phụ thuộc vào chữ ký hiệu của tài liệu đang sử dụng;

b)Tài liệu thiết kế mẫu thử (lô thử) ký hiệu bằng các chữ “T”,”T1 ”,”T2 ”;Tài liệu chế tạo của loạt ổn định ký hiệu bằng chữ “A”; Tài liệu chế tạo của sản xuất loạt hoặc loạt lớn ký hiệu bằng chữ “B” không thay đổi gì so với tài liệu đang sử dụng.

8. Khi không quản lý bản chính tài liệu thiết kế, cơ quan sản xuất chỉ được phép sử dụng bản sao hoặc bản xin.