
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8534:2010 (ISO 4393:1978) về Hệ thống và bộ phận thủy lực/khí nén - Xy lanh - Dãy số cơ bản của hành trình pit tông
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8535:2010 (ISO 4395:2009) về Hệ thống và bộ phận thủy lực/khí nén - Kiểu và kích thước đầu cần pit tông trong xy lanh
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5634:1991 (ST SEV 4352-83)
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4946:1989 (ST SEV 3396:1981) về Hệ khí nén dùng cho ngành chế tạo máy - Dẫn động khí nén - Phương pháp thử chung
DẪN ĐỘNG THỦY LỰC - PHƯƠNG PHÁP THỬ CHUNG
Hydraulic drives - General testing methods
Lời nói đầu
TCVN 4944:1989 phù hợp hoàn toàn với ST SEV 1703:1979;
TCVN 4944:1989 do Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
DẪN ĐỘNG THỦY LỰC - PHƯƠNG PHÁP THỬ CHUNG
Hydraulic drives - General testing methods
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị dẫn động thủy lực và các cơ cấu của các thiết bị này.
1.1. Loại thử
Thử nghiệm các cơ cấu thủy lực được tiến hành phù hợp với các quy định trong Bảng 1
Bảng 1
Loại thử | Đối tượng thử | Thời gian thử | Mục đích thử |
Thử điển hình | Mẫu sản phẩm chức năng, hoặc mẫu sản phẩm chế thử (loạt 0). | Trước khi triển khai sản xuất hàng loạt hay khi có sự thay đổi về kết cấu, vật liệu, phương pháp công nghệ có thể ảnh hưởng tới chỉ tiêu kỹ thuật | Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị dựa vào các chỉ tiêu đã quy định trong tiêu chuẩn ở Bảng 2 |
Thử định kỳ | Sản phẩm sản xuất hàng loạt | Tiến hành theo chu kỳ đã quy định trong tiêu chuẩn hoặc trong các yêu cầu kỹ thuật | Kiểm tra số chỉ tiêu chính dựa vào tiêu chuẩn và theo Bảng 2 |
Thử nghiệm thu | Sản phẩm sản xuất hàng loạt | Khi kết thúc quá trình sản xuất | Kiểm tra số chỉ tiêu chính dựa vào tiêu chuẩn và theo Bảng 2 |
1.2. Khối lượng thử
Các chỉ tiêu kiểm tra bằng các loại thử khác nhau được quy định trong Bảng 2.
Các chỉ tiêu phụ được quy định trong tiêu chuẩn hiện hành và phương pháp thử nghiệm những cơ cấu thủy lực cụ thể.
Bảng 2
Thông số chỉ tiêu | Thử đặc tính | Thử định kỳ | Nghiệm thu |
Kích thước choán chỗ và kích thước lắp ghép | + | + | +2 |
Lớp bảo vệ chống ăn mòn | + | + | + |
Hình dáng bên ngoài | + | + | + |
Bao gói | − | − | − |
Bảo vệ chống sự hủy của khí hậu | + | − | − |
Vật liệu cho các chi tiết | + | + | +2 |
Khối lượng | + | + | − |
Độ bền chịu áp lực | + | + | − |
Độ kín | + | + | + |
Độ ồn | + | +1 | − |
Chạy thử | + | + | + |
Các chỉ tiêu kỹ thuật | + | + | +1 |
Đường đặc tính | + | + | − |
Độ bền chịu rung | + | +1 | − |
Độ tin cậy | + | +1 | − |
An toàn lao động | + | +1 | − |
Ghi nhãn | + | + | + |
CHÚ THÍCH:
1 Dấu (+): Cần tiến hành thử.
2 Dấu (-): Khối lượng và chi tiết thử được quy định trong tiêu chuẩn hiện hành và phương pháp thử các cơ cấu thủy lực.
3 Dấu (+2): Có thể tiến hành thử ngay trong quá trình sản xuất.
1.3. Mỗi sản phẩm sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất hàng khối đều cần phải được thử nghiệm thu. Cho phép kiểm tra chọn lọc, nếu có quy định trong tiêu chuẩn hiện hành. Số lượng sản phẩm cần qua thử điển hình và thử định kỳ, được xác định theo tiêu chuẩn về phương pháp thử cơ cấu thủy lực cụ thể.
2.1. Trước khi thử điển hình và định kỳ, phải xem xét đối tượng thử, đo các kích thước và kiểm tra sự phù hợp của tài liệu quy định trong tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật đối với các loại cơ cấu thủy lực.
Trước khi chạy kiểm tra các thông số kỹ thuật, đặc tính và độ kín, phải tiến hành:
- Các cơ cấu thủy lực có trục quay (máy bơm động cơ thủy lực,...) cần quay ít nhất ba vòng quay.
- Các cơ cấu thủy lực có bộ phận chuyển động thẳng hoặc chuyển động tịnh tiến (xilanh thủy lực, van thủy lực,...) cần phải thực hiện ít nhất ba chu trình kép cho đến khi các bộ phận đó dừng lại ở vị trí cuối cùng theo thiết kế.
2.2. Trước mỗi lần thử nghiệm, cần xả hết khí từ hệ thống thủy lực các giá thử và cơ cấu thủy lực cần thử.
2.3. Để đảm bảo chính xác các kết quả thử nghiệm, cơ cấu thủy lực làm việc trong dầu hoặc trong các chất lỏng khác có các tính chất tương tự phải quy định nhiệt độ chất lỏng công tác từ 313oK đến 323oK (từ 40oC ÷ 50oC) và độ nhớt động học là (25 ± 5).10-3 m2.
2.4. Phải thử nghiệm các cơ cấu thủy lực ở vị trí lắp ráp.
2.5. Các thiết bị đo lường và thiết bị phục vụ cho thử nghiệm phải có độ chính xác cho phép.
Sai số đo cho phép, sơ đồ lắp ráp và các chỉ tiêu của các thiết bị này phải phù hợp với tiêu chuẩn cho từng loại cụ thể.
Các thiết bị đo cần có chứng nhận về cấp chính xác của nó.
3.1. Kích thước choán chỗ và kích thước lắp nối
Kiểm tra bằng những dụng cụ đo, phù hợp với điều 2.5.
3.2. Chống ăn mòn và phá hủy do khí hậu
Kiểm tra dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn về phương pháp thử chống ăn mòn và phá hủy do khí hậu.
3.3. Hình dạng bên ngoài
Kiểm tra hình dạng bên ngoài theo các tiêu chuẩn hiện hành. Nếu có mẫu thì cần so với mẫu.
3.4. Bao gói
Kiểm tra bao gói dựa trên cơ sở tiêu chuẩn cho các loại cơ cấu thủy lực cụ thể.
3.5. Vật liệu của chi tiết
Kiểm tra vật liệu dựa vào giấy chứng chỉ chất lượng. Trong trường hợp cần thiết, có thể làm phân tích hóa học, phân tích kim tương.
3.6. Khối lượng
Xác định khối lượng bằng phương pháp cân (không có chất lỏng công tác, vỏ bao bọc, các nút an toàn...).
Cần kiểm tra dựa vào các tiêu chuẩn về phương pháp thử cơ cấu thủy lực cụ thể.
3.8. Ghi nhãn
Kiểm tra việc ghi nhãn dựa vào các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật cho các loại cơ cấu thủy lực.
Đơn vị sản xuất phải có kết luận về các kết quả thử nghiệm và ghi vào biên bản thử nghiệm. Trong biên bản thử điển hình và thử định kỳ cần có những mục sau:
a) Tên đơn vị, nhà máy sản xuất;
b) Thời gian tiến hành thử nghiệm;
c) Kiểu cơ cấu thủy lực;
d) Năm tháng sản xuất;
e) Những chỉ tiêu và đặc tính về chất lỏng thủy lực;
g) Điều kiện thử nghiệm;
h) Cấp chính xác của phương tiện đo.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8534:2010 (ISO 4393:1978) về Hệ thống và bộ phận thủy lực/khí nén - Xy lanh - Dãy số cơ bản của hành trình pit tông
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8535:2010 (ISO 4395:2009) về Hệ thống và bộ phận thủy lực/khí nén - Kiểu và kích thước đầu cần pit tông trong xy lanh
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5634:1991 (ST SEV 4352-83)
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4946:1989 (ST SEV 3396:1981) về Hệ khí nén dùng cho ngành chế tạo máy - Dẫn động khí nén - Phương pháp thử chung