- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5092:2009 (ASTM D 737 : 2004) về Vật liệu dệt - Vải dệt - Phương pháp xác định độ thoáng khí
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5796:1994 về Vải dệt kim - Phương pháp xác định độ bền nén thủng và độ giãn phồng khi nén bằng quả cầu được chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5800:1994 về Vải và sản phẩm dệt kim - Phương pháp xác định sự xiên lệch hàng vòng và cột vòng được chuyển đổi năm 2008
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5826:1994 về Vải phủ cao su hoặc chất dẻo - Phương pháp xác định độ bền phá nổ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5792:1994 về Vải và sản phẩm dệt kim - Phương pháp xác định kích thước do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5794:1994 về Vải và sản phẩm dệt kim - Phương pháp xác định mật độ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4897:1989 (ISO 3572 : 1976) Vải dệt thoi - Kiểu dệt - Định nghĩa và các thuật ngữ chung và các kiểu dệt cơ bản được chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2106:1977 về Sản phẩm dệt - Ký hiệu sử dụng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI VÒNG SỢI
Knitted fabrics and garments -
Method for determination of yarn length in the loop
Lời nói đầu
TCVN 5799 : 1994 thay thế cho TCVN 2126 : 1977.
TCVN 5799 : 1994 do Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
VẢI VÀ SẢN PHẨM DỆT KIM -
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀI VÒNG SỢI
Knitted fabrics and garments -
Method for determination of yarn length in the loop
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định chiều dài vòng sợi của vải dệt kim (mộc và thành phẩm) và sản phẩm dệt kim được sản xuất từ tất cả các loại sợi, tơ.
Chiều dài vòng sợi của vải và sản phẩm dệt kim là chiều dài trung bình của mắt (vòng) cơ bản được tháo ra từ mẫu vải hoặc sản phẩm dệt kim và đo chúng ở trạng thái kéo duỗi thẳng. Chiều dài vòng sợi của tổ tạo vòng là chiều dài vòng sợi được xác định ở vị trí mẫu vải hoặc sản phẩm dệt kim có tổ tạo vòng đó.
2.1. Tiến hành lấy mẫu ban đầu theo TCVN 5791:1994
2.2. Từ mỗi mẫu ban đầu cắt một mẫu thử theo quy định. Mẫu thử cần lấy cách biên mẫu ban đầu ít nhất 100mm. Đánh dấu vạch dọc giữa hai cột vòng, từ đó đếm số cột vòng để bảm đảo chiều rộng mẫu thử.
2.3. Kích thước mẫu thử
Độ dài mẫu thử thông thường bằng 100mm và rộng bằng 100 cột vòng đối với vải đơn và vải laxtic kép (intơlock) và rộng bằng 50 cột vòng đối với vải kép khác. Đối với vải dệt hoa (Giăcca) độ dài mẫu thử cần lấy sao cho bằng số nguyên rappo. Đối với vải dệt từ máy nhiều tổ tạo vòng, khi cần xác định độ dài vòng sợi từng tổ, mẫu thử cần dài 300mm. Trong trường hợp rappo kiểu dệt lớn hơn 100 vòng thì chiều rộng mẫu thử cần lấy có chứa tất cả số vòng có trong rappo.
2.4. Giữ mẫu trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 : 1991 không ít hơn 24 giờ.
Thước phẳng có vạch chia 1mm;
Kim gẩy sợi.
Để xác định độ dài vòng sợi, tiến hành đo độ dài các sợi hoặc tơ nhận được khi tháo mẫu thử.
Khi đo độ dài sợi, trước hết làm duỗi thẳng nó trên thước thẳng milimét với sức căng nhỏ nhất để khử hình dạng “dích dắc” của sợi. Sợi được làm thẳng bằng cách dùng ngón tay trỏ trái giữ chặt một đầu sợi ở vạch 0 của thước và dùng ngón tay trỏ phải làm duỗi thẳng sợi dọc theo thước.
Khi đo độ dài xơ textua, tơ được tháo ra và gập đôi. Đặt hai đầu tơ ở vạch 0 của thước, thao tác để duỗi thẳng nó và đo độ dài rồi nhân đôi.
Độ dài sợi hoặc tơ đo với độ chính xác đến 1mm. Quá trình tiến hành cụ thể như sau:
4.1. Đối với vải đơn
4.1.1. Ở vải dệt trơn, tháo lần lượt 5 hàng vòng và thực hiện phép đo độ dài từng sợi (hoặc tơ).
4.1.2. Ở vải dệt từ sợi (hoặc tơ) chập, do độ dài từng sợi (hoặc tơ) riêng được tháo tách khỏi sợi (hoặc tơ) chập ở mẫu thử.
4.1.3. Ở vải dệt từ máy nhiều tổ tạo vòng, cần tháo sợi hoặc tơ của từng tổ trên mẫu thử, bảo đảm 5 phép đo cho một tổ. Ghi kết quả các lần đo theo từng tổ.
4.1.4. Ở vải đơn dệt hoa (Giắcca) phải có số phép đo bằng số hàng vòng có trong rappo nhưng không dưới 5.
4.2. Đối với vải kép
4.2.1. Tiến hành số phép đo bằng hai lần số phép đo ở vải đơn.
4.2.2. Đối với vải kép có các cột vòng cách kim trút vòng, phải kể đến số cột vòng trút trên hai mặt vải của mẫu thử khi tính số vòng của hàng vòng.
4.3. Đối với vải dệt hoa (Giắcca) 3, 4 mầu, tiến hành số phép đo bằng số hàng vòng có trong một rappo nhân với số mầu trong một hàng vòng.
5.1. Độ dài trung bình vòng sợi (lv) của vải và sản phẩm từ vải đơn có cấu tạo vòng như nhau được xác định theo công thức:
lv =
Trong đó:
là tổng chiều dài các sợi (tơ) được đo, tính bằng mm;
n là số lần đo ở tất cả các mẫu thử.
5.2. Độ dài trung bình vòng sợi của vải và sản phẩm dệt đơn có cấu tạo vòng không như nhau hoặc vải và sản phẩm dệt ở máy nhiều tổ thì xác định độ dài vòng sợi theo từng hệ thống hoặc tổ rồi tính toán độ dài trung bình vòng sợi của chúng.
5.3. Độ dài trung bình vòng sợi của vải và sản phẩm từ vải kép được xác định theo công thức sau:
5.4. Độ dài trung bình vòng sợi của vải và sản phẩm dệt từ vải kép cách kim trút vòng được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
là tổng các độ dài các sợi (tơ) của tất cả các lần đo;
n là số lần đo ở tất cả các mẫu thử;
x1 là số cột vòng được trút trên mẫu thử mặt vải mà từ đó đếm 50 cột vòng (chiều rộng mẫu thử);
x2 là số cột vòng trút trên mẫu thử ở mặt kia của vải.
5.5. Độ dài trung bình vòng sợi ở vải và sản phẩm dệt đơn có kiểu dệt hoa (Giắcca) được xác định theo công thức:
Trong đó:
z là số mẫu có trong một hàng vòng;
n/z là số hàng vòng được tháo để kiểm tra;
100 (1 ) là số vòng có trong một hàng vòng.
5.6. Độ dài trung bình vòng sợi ở vải và sản phẩm dệt kép có kiểu dệt hoa (Giắcca) được xác định theo công thức:
Trong đó:
50(1 z) là số vòng có trong một hàng vòng.
Trong trường hợp vải không đầy, xác định chiều dài vòng sợi theo công thức:
5.7. Độ dài trung bình vòng sợi ở vải và sản phẩm dệt có rappo kiểu dệt lớn hơn 100 thì xác định như trung bình cộng của tất cả các phép đo độ dài các sợi chia cho số cột vòng có trong chiều rộng các mẫu thử.
5.8. Các phép tính lấy chính xác đến 0,01mm và kết quả làm tròn đến 0,1mm.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5092:2009 (ASTM D 737 : 2004) về Vật liệu dệt - Vải dệt - Phương pháp xác định độ thoáng khí
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5796:1994 về Vải dệt kim - Phương pháp xác định độ bền nén thủng và độ giãn phồng khi nén bằng quả cầu được chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5800:1994 về Vải và sản phẩm dệt kim - Phương pháp xác định sự xiên lệch hàng vòng và cột vòng được chuyển đổi năm 2008
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5826:1994 về Vải phủ cao su hoặc chất dẻo - Phương pháp xác định độ bền phá nổ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5792:1994 về Vải và sản phẩm dệt kim - Phương pháp xác định kích thước do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5794:1994 về Vải và sản phẩm dệt kim - Phương pháp xác định mật độ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4897:1989 (ISO 3572 : 1976) Vải dệt thoi - Kiểu dệt - Định nghĩa và các thuật ngữ chung và các kiểu dệt cơ bản được chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2106:1977 về Sản phẩm dệt - Ký hiệu sử dụng do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành