- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8309-8:2010 (ISO 12625-8 : 2006) về Giấy tissue và sản phẩm tissue - Phần 8: Xác định thời gian hấp thụ nước và khả năng hấp thụ nước theo phương pháp giỏ ngâm
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8309-6:2010 (ISO 12625-6 : 2005) về Giấy tissue và sản phẩm tissue - Phần 6: Xác định định lượng
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3649:2007 (ISO 186 : 2002) về Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6725:2007 (ISO 187 : 1990) về Giấy, cáctông và bột giấy - Môi trường chuẩn để điều hoà và thử nghiệm, quy trình kiểm tra môi trường và điều hoà mẫu
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1865-1:2010 (ISO 2470-1 : 2009) về Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định hệ số phản xạ khuếch tán xanh - Phần 1: Điều kiện ánh sáng ban ngày trong nhà (độ trắng ISO)
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7064 : 2010
GIẤY VỆ SINH
Toilet tissue paper
TCVN 7064:2010 thay thế TCVN 7064:2002.
TCVN 7064:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Toilet tissue paper
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho giấy tissue dùng làm giấy vệ sinh ở dạng cuộn (thường được gọi là “giấy toilet").
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1865-1:2010 (ISO 2470-1:2009), Giấy, cáctông và bột giấy - Xác định hệ số phản xạ khuếch tán xanh - Phần 1: Điều kiện ánh sáng ban ngày trong nhà (độ trắng ISO).
TCVN 3649:2007 (ISO 186:2002), Giấy và cáctông - Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.
TCVN 6725:2007 (ISO 187:1990), Giấy, cáctông và bột giấy - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm, quy trình kiểm tra môi trường và điều hòa mẫu.
TCVN 8309-4:2009 (ISO 12625-4:2005), Giấy tissue và sản phẩm tissue - Phần 4: Xác định độ bền kéo, độ giãn dài khi đứt và năng lượng kéo hấp thụ.
TCVN 8309-6:2009 (ISO 12625-6:2005), Giấy tissue và sản phẩm tissue - Phần 6 - Xác định định lượng.
TCVN 8309-8:2009 (ISO 12625-8:2005), Giấy tissue và sản phẩm tissue - Phần 8: Thời gian hấp thụ nước và khả năng hấp thụ nước theo phương pháp giỏ ngâm.
3. Yêu cầu kỹ thuật
3.1. Nguyên liệu
Giấy vệ sinh được làm từ bột giấy tẩy trắng, gồm bột giấy nguyên thủy, bột giấy tái chế hoặc hỗn hợp của hai loại bột giấy này.
3.2. Kích thước
Giấy vệ sinh được sản xuất theo nhiều kích thước khác nhau phụ thuộc vào thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.
3.3. Chỉ tiêu ngoại quan
Giấy có màu trắng, nhuộm màu hoặc các hình in theo yêu cầu của khách hàng. Giấy trắng phải có độ trắng ISO lớn hơn 70 %.
Bề mặt giấy phải sạch, không có khuyết tật như lỗ thủng, bột giấy vón cục lớn, v.v... gây khó khăn khi sử dụng.
Giấy phải đồng đều, mềm mại và dễ tan trong nước.
Giấy được làm chun hoặc dập nổi.
Giấy vệ sinh không được có mùi khó chịu khi ở trạng thái khô và trạng thái ẩm.
3.4. Chỉ tiêu cơ lý
Chỉ tiêu cơ lý của giấy vệ sinh theo quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Chỉ tiêu cơ lý
Tên chỉ tiêu | Mức |
1. Định lượng, g/m2 không nhỏ hơn | 14,0 |
2. Độ bền kéo, N/m, không nhỏ hơn |
|
- Chiều dọc | 50 |
- Chiều ngang | 22 |
3. Khả năng hấp thụ nước, g/g, không nhỏ hơn | 8,0 |
CHÚ THÍCH: Các quy định trong này chỉ áp dụng cho một lớp giấy của các sản phẩm giấy vệ sinh hai lớp hoặc nhiều lớp. |
3.5. Chỉ tiêu vệ sinh
Các hóa chất, phẩm màu sử dụng để sản xuất giấy vệ sinh phải đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định hiện hành.
4. Phương pháp thử
4.1. Lấy mẫu
Theo TCVN 3649 (ISO 186).
4.2. Điều hòa mẫu
Mẫu thử phải được điều hòa theo TCVN 6725 (ISO 187).
4.3. Chỉ tiêu ngoại quan
Quan sát bằng mắt thường.
Độ trắng thử theo TCVN 1865-1 (ISO 2470-1).
4.4. Định lượng
Thử theo TCVN 8309-6 (ISO 12625-6).
4.5. Độ bền kéo
Thử theo TCVN 8309-4 (ISO 12625-4).
4.6. Khả năng hấp thụ nước
Thử theo TCVN 8309-8 (ISO 12625-8).
5. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản
5.1. Bao gói
Các cuộn giấy vệ sinh được bao gói, hoặc đóng thành kiện với số lượng theo thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất.
5.2. Ghi nhãn
Trên mỗi đơn vị bao gói phải có nhãn, được in rõ ràng bằng mực không phai ở vị trí dễ nhìn, với nội dung như sau:
- Tên sản phẩm;
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất;
- Số lớp của cuộn giấy;
- Chiều rộng và chiều dài cuộn giấy;
- Số lượng cuộn trong mỗi kiện;
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng.
5.3. Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển phải sạch, có mui hoặc bạt che mưa nắng.
Bốc xếp phải nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấy, bảo vệ được bao bì, nhãn hiệu.
5.4. Bảo quản
Kho chứa giấy phải khô ráo, thoáng khí, có mái che và phải được phòng chống mối mọt.
Các kiện giấy phải được sắp xếp để dễ vận chuyển bằng xe cơ giới.
Kho phải có hệ thống phòng chống cháy và thường xuyên được kiểm tra theo quy định hiện hành.