- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4536:2002 (ISO 105-A01: 1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A01: Quy định chung do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-F10:2007 (ISO 105-F10 : 1989) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần F10: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm đa xơ
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4538:2007 (ISO 105-X12: 2001) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần X12: Độ bền màu với ma sát
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5467:2002 (ISO 105-A03 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-X11:2007 (ISO 105-X11 : 1989) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần X11: Độ bền màu với là ép nóng
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5234:2002 (ISO 105-E03:1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E03:Độ bền màu với nước được khử trùng bằng clo (nước bể bơi) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5478:2002 (ISO 105-P01 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần P01: Độ bền màu đối với gia nhiệt khô (trừ là ép) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5232:2002 (ISO 105-D01 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần D01: Độ bền màu với giặt khô do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5823:1994 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu đối với ánh sáng nhân tạo, dùng đèn thuỷ ngân cao áp chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU-
PHẦN F09: YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO
Textiles – Tests for colour fastness –
Part F09: Specification for standard rubbing cloth Cotton
Lời nói đầu
Bộ TCVN 7835-F: 2007 thay thế TCVN 4185-86.
TCVN 7835-F09 : 2007 hoàn toàn tương đương với ISO 105-F09 : 1985
TCVN 7835-F09 : 2007 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 38 Hàng dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 7835 – F : 2007, Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu gồm các phần sau:
- Phần F01: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng len;
- Phần F02: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng bông và visco;
- Phần F03: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng polyamit;
- Phần F04: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng polyeste;
- Phần F05: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng acrylic;
- Phần F06: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng tơ tằm;
- Phần F07: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng axetat hai lần thế;
- Phần F08: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng triaxetat;
- Phần F09: Yêu cầu kỹ thuật cho vải cọ sát chuẩn: Bông;
- Phần F10: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm đa xơ.
VẬT LIỆU – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU –
PHẦN F09: YÊU CẦU KỸ THUẬT CHO VẢI CỌ SÁT CHUẨN: BÔNG
Textiles – Tests for colour fastness –
Part F09: Specification for standard rubbing cloth Cotton
Tiêu chuẩn này quy định cho vải bông không nhuộm được sử dụng để đánh giá sự dây màu trong phép thử độ bền màu với ma sát. Vải bông cọ sát chuẩn có đặc tính dây màu đã được chuẩn hóa.
Để thử đặc tính dây màu chuẩn hóa tiến hành phép thử ma sát với mẫu thử ghép của vải nhuộm chuẩn, vải cọ sát chuẩn và vải cọ sát cần thử. Sự chênh lệch màu giữa hai vải cọ sát không được lớn hơn 4-5 khi dùng thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 4536 : 2002 (ISO 105-A01: 1994), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A01: Quy định chung.
TCVN 5467 : 2002 (ISO 105-A03: 1993), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu.
TCVN 7835 – F02 : 2007 (ISO 105-F02 : 1989), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần F02: Quy định cho vải thử kèm: Bông và visco.
TCVN 4538 : 2007 (ISO 105-X12), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần X12: Độ bền màu với ma sát.
4. Thiết bị, dụng cụ và thuốc thử
4.1. Thiết bị, dụng cụ và thuốc thử, theo quy định trong TCVN 4538 : 2007 (ISO 105-X12)
4.2. Vải bông cọ sát chuẩn (xem 6.3).
4.3. Thuốc nhuộm chuẩn: C.I xanh trực tiếp 1 (thuốc nhuộm C.I Direct Blue 1), sử dụng cho vải thử kèm chuẩn: Bông (xem 6.2).
Chọn vải có các đặc tính kỹ thuật tương ứng với các đặc tính của vải thử kèm chuẩn.
5.1. Lựa chọn vải
Lựa chọn vải có các đặc tính kỹ thuật gần giống với các đặc tính của vải bông cọ sát chuẩn (xem 6.1).
5.2. Yêu cầu cho vải hoàn tất
pH của vải hoàn tất: 7 ± 0,5
Khối lượng trên đơn vị diện tích: 110 ± 5 g/m2
Hàm lượng dầu còn lại: nhỏ hơn 1,0 %
Độ trắng (xác định bởi tọa độ màu trichromatic D65, góc quan trắc 100):
x = 0,317 0± 0,003 0
y = 0,333 0 ± 0,003 0
Y = 90, 5 ± 2,0
Có thể sử dụng vải khác có cùng đặc tính dây màu.
5.3. Đặc tính dây màu
Tiến hành phép thử dưới các điều kiện chuẩn (xem điều 9 của TCVN 4536 : 2002 (ISO 105 – A01) theo TCVN 4538 : 2007 (ISO 105-X12) với mẫu vải nhuộm chuẩn (xem 6.2) sử dụng mười miếng vải cọ sát chuẩn và mười miếng vải cọ sát cần thử. Chênh lệch màu trung bình thu được từ mười mẫu vải cọ sát chuẩn và mười mẫu vải cọ sát cần thử được đánh giá bằng thang màu xám đánh giá sự thay đổi màu. Vải cần thử được chấp nhận đặc tính dây màu khi chênh lệch màu giữa sự dây màu trung bình của mười mẫu vải cọ sát chuẩn và của mười mẫu vải cọ sát cần thử trong phép thử không lớn hơn 4-5.
6.1. Sản xuất vải bông cọ sát chuẩn
6.1.1. Vật liệu cho sợi dọc và sợi ngang
Xơ
a) xơ bông cắt chải kỹ 100 %
b) độ dài từ 10,3 đến 26,8 mm
c) cấp chất lượng trung bình thấp (strict low middling)
6.1.2. Sợi ngang và dọc
15 tex Z 590
Sợi phải không có các chất tăng trắng quang học. Sợi dọc không còn hồ.
6.1.3. Vải mộc
Khổ rộng mắc sợi trên lược của máy dệt: 119 cm
Dệt vân điểm 1/1
Số lượng sợi
Sợi dọc: 32 sợi trên cm
Sợi ngang: 33 sợi trên cm
6.1.4. Hoàn tất
6.1.4.1. Bão hòa enzym
a) Đốt lông hai mặt vải với lửa gas, mở khổ.
b) Xử lý sơ bộ - giữ trong dung dịch ở 70 0C đến 820C trong tối thiểu 2h.
c) Đun sôi trong thiết bị Kier – dưới áp suất, từ 107 0C đến 1100C ở dạng dây vải trong 12 h trong dung dịch kiềm yếu.
6.1.4.2. Gia công liên tục trong một hệ thiết bị J-Box
a) Nấu với chất tẩy rửa ở 95 0C
b) Giặt bằng nước sạch ở 500C
c) Tẩy trắng bằng hydro peoxit
d) Làm chua bằng axit acetic
e) Giặt bằng nước sạch ở 95 0C
6.1.4.3. Sấy
Sấy ở 150 0C trên máy văng sấy. Định hình khổ đến 110 cm.
6.2. Chuẩn bị vải nhuộm chuẩn
Vải nhuộm chuẩn là vải được sử dụng trong TCVN 7835 – F02 (ISO 105 – F02), được nhuộm bằng thuốc nhuộm C.I Xanh trực tiếp 1 (thuốc nhuộm C.I Direct Blue 1).
6.3. Vải bông cọ sát chuẩn
Các loại vải này có thể mua từ
AATCC
P.O.Box 12215
Research Triangle park
North carolina 27709
USA.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7835-X11:2007 (ISO 105-X11 : 1989) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần X11: Độ bền màu với là ép nóng
- 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5234:2002 (ISO 105-E03:1994) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần E03:Độ bền màu với nước được khử trùng bằng clo (nước bể bơi) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5478:2002 (ISO 105-P01 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần P01: Độ bền màu đối với gia nhiệt khô (trừ là ép) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5232:2002 (ISO 105-D01 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần D01: Độ bền màu với giặt khô do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5823:1994 về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu đối với ánh sáng nhân tạo, dùng đèn thuỷ ngân cao áp chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành