TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ - PHẦN 221: VẬT LIỆU TỪ VÀ CÁC THÀNH PHẦN
International Electrotechnical Vocabulary - Part 221: Magnetic materials and components
Lời nói đầu
TCVN 8095-221:2010 thay thế TCVN 3686-81 và TCVN 3676-81;
TCVN 8095-221:2010 hoàn toàn tương đương với IEC 60050-221:1990, sửa đổi 1:1993, sửa đổi 2:1999 và sửa đổi 3:2007;
TCVN 8095-221:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
TCVN 8095-221:2010 là một phần của bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8095.
Bộ tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8095 (IEC 60050) hiện đã có các tiêu chuẩn sau:
1) TCVN 8095-151:2010 (IEC 60050-151:2001), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 151: Thiết bị điện và thiết bị từ
2) TCVN 8095-212:2009 (IEC 60050-212:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 212: Chất rắn, chất lỏng và chất khí cách điện
3) TCVN 8095-221:2010 (IEC 60050-221:1990, amendment 1:1993, amendment 2:1999 và amendment 3:2007), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 221: Vật liệu từ và các thành phần
4) TCVN 8095-300:2010 (IEC 60050-300:2001), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Chương 300: Phép đo và dụng cụ đo điện và điện tử
5) TCVN 8095-411:2010 (IEC 60050-411:1996 and amendment 1:2007). Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 411: Máy điện quay
6) TCVN 8095-436:2009 (IEC 60050-436:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 436: Tụ điện công suất
7) TCVN 8095-446:2010 (IEC 60050-446:1983), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 446: Rơle điện
8) TCVN 8095-461:2009 (IEC 60050-461:2008), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 461: Cáp điện
9) TCVN 8095-466:2009 (IEC 60050-466:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 466: Đường dây trên không
10) TCVN 8095-471:2009 (IEC 60050-471:2007), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 471: Cái cách điện
11) TCVN 8095-521:2009 (IEC 60050-521:2002), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 521: Linh kiện bán dẫn và mạch tích hợp
12) TCVN 8095-602:2010 (IEC 60050-602:1983), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 602: Phát, truyền dẫn và phân phối điện - Phát điện
13) TCVN 8095-811:2010 (IEC 60050-811:1991), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 811: Hệ thống kéo bằng điện
14) TCVN 8095-845:2009 (IEC 60050-845:1987), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế - Phần 845: Chiếu sáng
TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ - PHẦN 221: VẬT LIỆU TỪ VÀ CÁC THÀNH PHẦN
International Electrotechnical Vocabulary - Part 221: Magnetic materials and components
221-01-01
Trường từ
Thành phần của trường điện từ được đặc trưng bởi véc tơ cường độ trường từ và véc tơ mật độ từ thông .
221-01-02
Lưỡng cực từ (1)
Thực thể mà, về mặt trường từ của nó, có thể được thể hiện bằng một mạch vòng vi phân của dòng điện.
221-01-03
Lưỡng cực từ (2)
Thực thể mà, về mặt trường từ của nó tại tất cả các điểm ở khoảng cách đủ lớn so với kích thước của chúng, có thể được thay bằng một mạch vòng trên mặt phẳng của dòng điện.
CHÚ THÍCH: Lưỡng cực từ có thể là mạch vòng dòng điện bất kỳ, các hạt được nạp điện tích theo quỹ đạo hoặc đường tròn, hoặc sự kết hợp bất kỳ giữa chúng, ví dụ như thân được từ hóa.
221-01-04
Từ hóa bão hòa
(ký hiệu: Ms)
Từ hóa lớn nhất đạt được đối với một chất cho trước ở nhiệt độ cho trước.
221-01-05
Phân cực từ bão hòa
(ký hiệu: Js)
Phân cực từ lớn nhất đạt được đối với một chất cho trước ở nhiệt độ cho trước.
221-01-06
Mật độ (khối lượng) của từ hóa bão hòa
Từ hóa bão hòa riêng
(ký hiệu: d)
Từ hóa bão hòa chia cho mật độ khối lượng.
221-01-07
Mômen lưỡng cực từ
(ký hiệu: J)
Đại lượng véctơ cho bởi tích phân theo thể tích của phân cực từ.
CHÚ THÍCH: Mômen lưỡng cực từ liên quan đến mômen diện tích từ m bằng công thức J = mo m trong đó m được định nghĩa trong IEC 60050-121 và mo là hằng số từ.
221-01-08
Tính không đẳng hướng về từ
Hiện tượng trong đó đặc tính từ của một chất khác nhau theo các hướng khác nhau liên quan đến một khung chuẩn cho trước trong chất đó.
221-01-09
Tính không đẳng hướng về từ cảm ứng
Tính không đẳng hướng về từ vĩnh viễn hoặc tạm thời được sinh ra do các nguyên nhân bên ngoài.
221-01-10
Chất không đẳng hướng về từ
Chất có tính không đẳng hướng về từ.
221-01-11
Chất đẳng hướng về từ
Chất có tính không đẳng hướng về từ không đáng kể.
221-01-12
Cấu trúc từ
Cách sắp xếp về mặt kết cấu của vật liệu từ đa tinh thể sinh ra tính không đẳng hướng về từ.
221-01-13
Vật liệu hạt định hướng
Vật liệu trong đó cấu trúc từ được thiết lập bằng cách định hướng hoàn toàn hoặc một phần các hạt.
221-01-14
Vật liệu từ cứng
Vật liệu từ có độ kháng từ cao.
CHÚ THÍCH: Khó có thể đưa ra giá trị riêng của độ kháng từ xác định biên giới giữa vật liệu từ cứng và vật liệu từ mềm: nó nằm trong vùng từ 1 kA/m đến 10 kA/m.
221-01-15
Vật liệu từ mềm
Vật liệu từ có độ kháng từ thấp.
CHÚ THÍCH 1: Khó có thể đưa ra giá trị riêng của độ kháng từ xác định biên giới giữa vật liệu từ cứng và vật liệu từ mềm: nó nằm trong vùng từ 1 kA/m đến 10 kA/m.
CHÚ THÍCH 2: Một số hợp kim sắt từ mềm, ví dụ sắt silic, được sử dụng trong các ứng dụng điện thường được gọi là thép kỹ thuật điện.
221-01-16
Thép kỹ thuật điện
Thép từ mềm được thiết kế cho các ứng dụng từ.
221-01-17
Ferit
Vật liệu là oxít chứa iôn ferit là thành phần chính và thể hiện tính sắt từ hoặc tính phản sắt từ.
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này thường được giới hạn ở vật liệu có cấu trúc spinel.
CHÚ THÍCH 2: Trong ngành luyện kim và khai khoáng, thuật ngữ ferit thường có nghĩa khác.
221-01-18
Thép kỹ thuật điện bán gia công
Thép kỹ thuật điện chưa chịu quá trình ủ cuối cùng.
221-01-19
Hiện tượng trễ từ
Trong chất sắt từ, sự thay đổi không thuận nghịch của mật độ từ thông hoặc từ hóa có liên quan đến sự thay đổi cường độ trường từ và không phụ thuộc vào tốc độ thay đổi.
221-01-20
Bohr magneton
(ký hiệu: mB)
Hằng số vật lý được sử dụng để thể hiện mômen từ của electron: giá trị này là eh/4pm » (9,274078 ± 0,000036) x 10-24 Am2 trong đó e là điện tích nguyên tố, h là hằng số Planck, và m là khối lượng còn lại của electron.
CHÚ THÍCH 1: Giá trị bằng số được trích dẫn là giá trị được Hội liên hiệp vật lý học thuần túy và vật lý học ứng dụng quốc tế (IUPAP) chấp nhận.
CHÚ THÍCH 2: Mômen từ của electron tự do do mômen quay của nó sinh ra xấp xỉ bằng 1,001 mB.
Mục 221-02 - Trạng thái từ hóa
221-02-01
Trạng thái trung hòa nhiệt
Trạng thái ban đầu
Trạng thái trung hòa từ đạt được bằng cách giảm thấp nhiệt độ của vật liệu qua điểm Curie, khi không có trường từ bên ngoài.
221-02-02
Trạng thái trung hòa động
Trạng thái trung hòa từ đạt được bằng trường từ xoay chiều bên ngoài hoặc, thông thường hơn, bằng trường từ xoay chiều nghịch đảo có giá trị đỉnh được giảm dần từ giá trị tương ứng với bão hòa đến điểm zero.
221-02-03
Trạng thái khử từ tĩnh
Trạng thái trung hòa tĩnh
Trạng thái từ đạt được bằng trường từ bên ngoài làm mật độ từ thông đạt đến giá trị sao cho khi không đặt trường từ này thì mật độ từ thông trở về gần giá trị zero.
221-02-04
Tình trạng từ chu kỳ
Tình trạng của vật liệu từ trong đó vòng từ trễ không phụ thuộc vào số lần lệch khỏi chu kỳ đồng nhất mà vật liệu phải chịu.
221-02-05
Trạng thái không trễ
Trạng thái của vật liệu từ đạt được bằng trường từ tĩnh trên đó xếp chồng trường từ xoay chiều có biên độ mà ban đầu đưa vật liệu đến trạng thái bão hòa từ và sau đó giảm về zero.
221-02-06
Đường cong từ hóa ban đầu
Đường cong từ hóa đạt được khi vật liệu, ban đầu ở trạng thái trung hòa từ, được đặt vào trường từ có cường độ tăng đều từ zero.
CHÚ THÍCH: Cách để đạt được trạng thái trung hòa từ là phương pháp từ hoặc phương pháp động; cần nêu phương pháp sử dụng.
221-02-07
Đường cong từ hóa tĩnh
Đường cong từ hóa đạt được ở tốc độ thay đổi cường độ trường từ thấp sao cho đường cong không bị ảnh hưởng bởi tốc độ thay đổi này.
221-02-08
Đường cong từ hóa động
Đường cong từ hóa đạt được khi có tốc độ thay đổi cường độ trường từ đủ cao để ảnh hưởng đến hình dạng của đường cong.
221-02-09
Đường cong B(H)
Đường cong từ hóa thể hiện mật độ từ thông là hàm của cường độ trường từ.
221-02-10
Đường cong J(H)
Đường cong từ hóa thể hiện sự phân cực từ là hàm của cường độ trường từ.
221-02-11
Đường cong M(H)
Đường cong từ hóa thể hiện sự từ hóa là hàm của cường độ trường từ.
221-02-12
Vòng B(H)
Vòng kín thể hiện mật độ trường từ là hàm của cường độ trường từ khi cường độ trường từ có tính chu kỳ.
221-02-13
Vòng J(H)
Vòng kín thể hiện sự phân cực từ là hàm của cường độ trường từ khi cường độ trường từ có tính chu kỳ.
221-02-14
Vòng M(H)
Vòng kín thể hiện sự từ hóa là hàm của cường độ trường từ khi cường độ trường từ có tính chu kỳ.
221-02-15
Vòng B(H) tĩnh
Vòng B(H) đạt được ở tốc độ thay đổi cường độ trường từ thấp sao cho vòng không bị ảnh hưởng bởi tốc độ thay đổi.
221-02-16
Vòng J(H) tĩnh
Vòng J (H) đạt được ở tốc độ thay đổi cường độ trường từ thấp sao cho vòng không bị ảnh hưởng bởi tốc độ thay đổi.
221-02-17
Vòng M(H) tĩnh
Vòng M(H) đạt được ở tốc độ thay đổi cường độ trường từ thấp sao cho vòng không bị ảnh hưởng bởi tốc độ thay đổi.
221-02-18
Vòng B(H) động
Vòng B(H) đạt được ở tốc độ thay đổi cường độ trường từ đủ lớn để ảnh hưởng đến hình dạng của vòng.
221-02-19
Vòng J(H) động
Vòng J(H) đạt được ở tốc độ thay đổi cường độ trường từ đủ lớn để ảnh hưởng đến hình dạng của vòng.
221-02-20
Vòng M(H) động
Vòng M(H) đạt được ở tốc độ thay đổi cường độ trường từ đủ lớn để ảnh hưởng đến hình dạng của vòng.
221-02-21
Vòng từ trễ chuẩn
Vòng từ trễ đối xứng qua gốc tọa độ.
221-02-22
Vòng B(H) chuẩn
Vòng B(H) đối xứng qua gốc tọa độ.
221-02-23
Vòng J(H) chuẩn
Vòng J(H) đối xứng qua gốc tọa độ.
221-02-24
Vòng M(H) chuẩn
Vòng M(H) đối xứng qua gốc tọa độ.
221-02-25
Vòng từ trễ gia tăng
Vòng từ trễ không đối xứng đạt được khi có trường từ tĩnh cộng tuyến với trường từ thay đổi theo thời gian.
221-02-26
Vòng B(H) gia tăng
Vòng B(H) không đối xứng đạt được khi có trường từ tĩnh cộng tuyến với trường từ thay đổi theo thời gian.
221-02-27
Vòng J(H) gia tăng
Vòng J(H) không đối xứng đạt được khi có trường từ tĩnh cộng tuyến với trường từ thay đổi theo thời gian.
221-02-28
Vòng M(H) gia tăng
Vòng M(H) không đối xứng đạt được khi có trường từ tĩnh cộng tuyến với trường từ thay đổi theo thời gian.
221-02-29
Đường cong đảo mạch
Đường cong từ hóa chuẩn
Quỹ tích của các đầu vòng từ trễ chuẩn, khi giá trị đỉnh của trường từ chu kỳ thay đổi.
221-02-30
Đường cong không trễ
Đường cong từ hóa mà mọi điểm của chúng thể hiện trạng thái không trễ.
221-02-31
Vòng từ trễ bão hòa
Vòng từ trễ chuẩn mà đối với vòng này giá trị lớn nhất của cường độ trường từ sẽ mang vật liệu đến trạng thái bão hòa từ.
221-02-32
Vòng B(H) bão hòa
Vòng B(H) chuẩn mà đối với vòng này giá trị lớn nhất của cường độ trường từ sẽ mang vật liệu đến trạng thái bão hòa từ.
221-02-33
Vòng J(H) bão hòa
Vòng J(H) chuẩn mà đối với vòng này giá trị lớn nhất của cường độ trường từ sẽ mang vật liệu đến trạng thái bão hòa từ.
221-02-34
Vòng M(H) bão hòa
Vòng M(H) chuẩn mà đối với vòng này giá trị lớn nhất của cường độ trường từ sẽ mang vật liệu đến trạng thái bão hòa từ.
221-02-35
Cường độ trường kháng
Cường độ trường từ đặt vào cần thiết để đưa mật độ từ thông, phân cực từ hoặc từ hóa của vật liệu từ về không.
CHÚ THÍCH 1: Trong thể hiện bằng đồ họa, cường độ trường kháng là giá trị tương ứng với điểm giao nhau với trục H của đường cong từ hóa (đối với mật độ từ thông, phân cực từ hoặc từ hóa).
CHÚ THÍCH 2: Cường độ trường kháng có thể đề cập đến từ hóa tĩnh hoặc từ hóa động. Khi không đánh giá được, giả thiết đây là từ hóa tĩnh.
221-02-36
Độ kháng từ
Giá trị cường độ trường kháng trong vật liệu khi mật độ từ thông, phân cực từ hoặc từ hóa được tạo ra từ trạng thái bão hòa bằng cách thay đổi đều trường từ.
CHÚ THÍCH: Cần nêu các tham số bị thay đổi, và ký hiệu thích hợp được sử dụng như sau: HcR dùng cho độ kháng từ liên quan đến mật độ từ thông, dùng cho độ kháng từ liên quan đến phân cực, dùng cho độ kháng từ liên quan đến từ hóa. Hai ký hiệu đầu thay cho các ký hiệu BHC và jHc.
221-02-37
Độ kháng từ chu kỳ
Giá trị của cường độ trường kháng trong vật liệu khi mật độ từ thông, phân cực từ và từ hóa đổi chiều ở độ lớn tương ứng với vòng từ trễ bão hòa.
CHÚ THÍCH: Cần nêu tham số liên quan, và ký hiệu thích hợp được sử dụng như sau: HlcB dùng cho độ kháng từ chu kỳ liên quan đến mật độ từ thông, HlcJ dùng cho độ kháng từ liên quan đến phân cực, HlcM dùng cho độ kháng từ liên quan đến từ hóa. Hai ký hiệu đầu thay cho các ký hiệu BHlc và JHlc.
221-02-38
Mật độ từ thông dư
Giá trị của mật độ từ thông còn lại trong vật bị từ hóa khi không có mặt trường tự khử từ, cường độ trường từ đặt vào được đưa về giá trị zero.
CHÚ THÍCH: Khi trạng thái ban đầu là trạng thái bão hòa từ thì mật độ từ thông dư được định nghĩa là “độ từ dư” (xem IEV Phần 121).
221-02-39
Phân cực từ dư
Giá trị của phân cực từ còn lại trong vật bị từ hóa khi không có mặt trường tự khử từ, cường độ trường từ đặt vào được đưa về giá trị zero.
221-02-40
Từ hóa dư
Giá trị của từ hóa còn lại trong vật bị từ hóa khi không có mặt trường tự khử từ, cường độ trường từ đạt vào được đưa về giá trị zero.
221-02-41
Từ hóa tự phát
Từ hóa gây ra do sự sắp thẳng hàng các mômen từ nguyên tử khi không đặt trường từ bên ngoài.
221-02-42
Ủ từ
Xử lý nhiệt của vật liệu từ khi có trường từ đặt vào để đạt được cấu trúc từ mong muốn.
221-02-43
Ổn định từ
Xử lý vật liệu từ hoặc lõi từ để xóa từ tính trước đó của nó và đưa nó về trạng thái từ có thể tái lập.
221-02-44
Vách đomen
Vùng ranh giới, có nhiều phần tử mắt cáo tạo thành độ dày giữa các đomen Weiss liền kề, trong đó hướng của mômen từ thay đổi dần dần từ hướng của đomen này sang hướng của đomen kế tiếp.
221-02-45
Vách Bloch
Vách đomen trong đó thành phần mômen từ vuông góc với mặt phẳng của vách về cơ bản là không đổi trong vách và trên cả hai mặt của vách.
CHÚ THÍCH: Xem chú thích cho thuật ngữ “Vách Néel”.
221-02-46
Vách Néel
Vách đomen trong đó hướng của mômen từ thay đổi khi đi qua vách và duy trì trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng của vách.
CHÚ THÍCH: Vách Néel thường được hình thành chỉ trong các màng từ mỏng hơn chiều dày tới hạn; trong các màng dày hơn và trong các vật liệu khối lượng lớn, sự hình thành vách Bloch được ưu tiên hơn.
221-02-47
Hiệu ứng Barkhausen
Bước nhảy Barkhausen
Sự thay đổi không liên tục của mật độ từ thông trong vật liệu từ khi cường độ trường đặt vào thay đổi liên tục.
CHÚ THÍCH: Trong mạch điện, hiệu ứng Barkhausen sẽ sinh ra tạp được gọi là “tạp Barkhausen”.
221-02-48
Khả năng thay đổi (từ)
Sự thay đổi trong tính chất từ hoặc mạch từ theo thời gian hoặc điều kiện làm việc.
221-02-63
Hệ số nhiệt độ của từ hóa bão hòa
(ký hiệu: aMs)
Tỷ số giữa sự thay đổi tương đối của từ hóa bão hòa do thay đổi nhiệt độ và sự thay đổi nhiệt độ đó.
aMs =
trong đó MsQ và Msref là từ hóa bão hòa ở nhiệt độ Q và Qref tương ứng.
221-02-64
Hệ số nhiệt độ của phân cực từ bão hòa
(ký hiệu: aJs)
Tỷ số giữa sự thay đổi tương đối của phân cực từ bão hòa do thay đổi nhiệt độ và sự thay đổi nhiệt độ đó.
trong đó JsQ và Jsref là phân cực từ bão hòa ở nhiệt độ Q và Qref tương ứng.
221-02-49
Yếu tố nhiệt độ của độ từ thẩm
Tỷ số giữa hệ số nhiệt độ của độ từ thẩm và độ từ thẩm ở nhiệt độ q.
hoặc
trong đó mq và mref khác nhau không đáng kể.
CHÚ THÍCH: Yếu tố nhiệt độ của độ từ thẩm là tính chất của vật liệu cho phép tính hệ số nhiệt độ của độ từ thẩm hiệu quả ame bằng cách nhân mF với me:
ame = aF . me
221-02-50
Hệ số nhiệt độ của độ từ thẩm
(ký hiệu: am)
Sự thay đổi một phần của độ từ thẩm do thay đổi nhiệt độ chia cho sự thay đổi nhiệt độ đó:
trong đó mo và mref là các độ từ thẩm ở nhiệt độ q và qref tương ứng.
221-02-51
Hệ số nhiệt độ của độ từ thẩm hiệu quả
(ký hiệu: ame)
Sự thay đổi độ từ thẩm hiệu quả do thay đổi nhiệt độ chia cho sự thay đổi nhiệt độ đó:
trong đó (me)q và (me)ref là các độ từ thẩm hiệu quả ở nhiệt độ q và qref tương ứng.
221-02-52
Hệ số nhiệt độ của độ tự cảm
(ký hiệu: aL)
Sự thay đổi độ tự cảm do thay đổi nhiệt độ chia cho sự thay đổi nhiệt độ đó:
trong đó Lq và Lref là các độ tự cảm ở nhiệt độ q và qref tương ứng.
221-02-53
Lão hóa từ
Sự thay đổi các tính chất từ một cách liên tục theo thời gian của vật liệu, sự thay đổi này xuất phát từ việc thay đổi cấu trúc vật liệu.
CHÚ THÍCH: Xử lý nhiệt thích hợp có thể làm tăng tốc độ thay đổi hoặc phục hồi trạng thái ban đầu.
221-02-54
Sự không thích nghi (của độ từ thẩm)
(ký hiệu: D)
Sự giảm một phần độ từ thẩm của vật liệu từ đo được ở nhiệt độ không đổi vào thời điểm bắt đầu và kết thúc một khoảng thời gian cho trước:
trong đó m1 và m2 là các giá trị độ từ thẩm tại thời điểm bắt đầu và kết thúc khoảng thời gian cho trước một cách tương ứng.
221-02-55
Hệ số không thích nghi (của độ từ thẩm)
(ký hiệu: d)
Sự không thích nghi của độ từ thẩm sau khi ổn định từ chia cho logarit (cơ số 10) của tỷ số giữa khoảng thời gian từ khi bắt đầu dừng quá trình ổn định đến lần đo thứ hai và khoảng thời gian từ khi bắt đầu dừng quá trình ổn định đến lần đo thứ nhất:
trong đó D là sự không thích nghi đo được trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 sau khi ổn định từ.
221-02-56
Yếu tố không thích nghi (của độ từ thẩm)
(ký hiệu: DF)
Hệ số không thích nghi chia cho độ từ thẩm tương đối đo được ở lần đo đầu tiên:
221-02-57
Quá trình hồi phục từ
Quá trình đạt đến sự cân bằng trong hệ thống từ sau khi chịu nhiễu, quá trình này diễn ra trong một khoảng thời gian xác định do động lực học của các hạt nguyên từ hoặc dưới nguyên tử.
CHÚ THÍCH: Khi không quy định, thuật ngữ này thường liên quan đến các quá trình ngắn hạn có hằng số thời gian cỡ micrô giây.
221-02-58
Hậu hiệu từ
Quá trình hồi phục từ có hằng số thời gian trong khoảng từ vài giây đến nhiều ngày.
221-02-59
Độ nhớt từ
Hậu hiệu từ gây ra do sự thay đổi trường từ tĩnh đặt vào.
221-02-60
Độ không ổn định (của độ từ thẩm)
(ký hiệu: S)
Sự thay đổi một phần độ từ thẩm do nhiễu xác định:
trong đó m2 và m1 là các độ từ thẩm ngay trước và tạo thời gian quy định sau khi đặt nhiễu một cách tương ứng.
221-02-61
Hệ số không ổn định (của độ từ thẩm)
(ký hiệu: SF)
Sự không ổn định của độ từ thẩm S chia cho độ từ thẩm tương đối m1, được đo ngay trước khi đặt nhiễu:
221-02-61
Cường độ trường đồng nhất (của vật liệu từ cứng)
(ký hiệu: Hk)
Giá trị âm của cường độ trường từ khi phân cực từ của vật liệu từ cứng được đưa từ bão hòa đến 90 % giá trị phân cực từ dư do thay đổi trường từ đều.
MỤC 221-03 - ĐỘ TỪ THẨM VÀ TỔN HAO
221-03-01
Độ từ thẩm tương đối
(ký hiệu: mT)
Tỷ số giữa độ từ thẩm tuyệt đối của một chất và hằng số từ.
221-03-02
Độ từ thẩm tenxơ
(ký hiệu: m)
Đại lượng tenxơ đưa ra mối quan hệ giữa các vectơ trong không gian thể hiện mật độ từ thông và cường độ trường từ bên trong vật liệu:
221-03-03
Độ từ thẩm tenxơ của Polder
Độ từ thẩm tenxơ đối với môi chất bão hòa từ tĩnh
(ký hiệu: )
Độ từ thẩm tenxơ của vật liệu được bão hòa bởi trường từ tĩnh cộng tuyến với trường từ thay đổi theo thời gian, với hướng của trường từ tĩnh xác định trục Z:
trong đó mr và Kr là các độ từ thẩm phức.
221-03-04
Độ từ thẩm vô hướng đối với trường phân cực tròn
(ký hiệu: m+ , m-)
Trong vật liệu được bão hòa bằng trường từ tĩnh, độ từ thẩm phức khi chịu sóng điện từ có thành phần trường phân cực tròn trong mặt phẳng vuông góc với cường độ trường từ tĩnh:
m+ = mr + Kr
m- = mr - Kr
trong đó mr và Kr, là các thành phần của độ từ thẩm tenxơ của Polder.
CHÚ THÍCH: Chỉ số dưới của m tương ứng với ký hiệu trong toán học; m+ được sử dụng khi trường quay ngược chiều kim đồng hồ là hàm của thời gian khi được nhìn theo chiều của trường từ tĩnh đặt vào; m- được sử dụng cho chiều quay ngược lại.
221-03-05
Độ từ thẩm vô hướng hiệu quả
Trong vật liệu được bão hòa bằng trường từ tĩnh, độ từ thẩm phức khi chịu sóng điện từ trong mặt phẳng lan truyền theo hướng, và có thành phần trường vuông góc với, cường độ trường:
trong đó mr và Kr là các thành phần của độ từ thẩm tenxơ của Polder.
221-03-06
Độ từ thẩm phức
(ký hiệu: m)
Thương số phức của mật độ từ thông và cường độ trường từ trong vật liệu khi một trong số các đại lượng này thay đổi theo thời gian theo hàm sin ở cùng một tần số, tức là thành phần cơ bản. Các vectơ thể hiện mật độ từ thông và cường độ trường được coi là cộng tuyến:
m = m/ - jm//
trong đó m/ và m// là các thành phần thực và ảo tương ứng của độ từ thẩm phức.
CHÚ THÍCH: Nhìn chung, các độ từ thẩm được xác định trong tài liệu này có thể được thể hiện dưới dạng độ từ thẩm phức. Trong trường hợp các độ từ thẩm này được thể hiện bằng các ký hiệu không cho thấy chúng là các thành phần của số phức thì giả thiết đó là phần thực.
221-03-07
Độ từ thẩm biên độ
(ký hiệu: ma)
Độ từ thẩm tương đối đạt được từ giá trị đỉnh của mật độ từ thông và giá trị đỉnh của cường độ trường từ đặt vào, ở biên độ quy định của một trong hai giá trị, khi cường độ trường thay đổi chu kỳ theo thời gian và theo trung bình của giá trị zero, và vật liệu ban đầu ở trạng thái trung hòa quy định.
CHÚ THÍCH 1: Hai độ từ thẩm biên độ thường được sử dụng là:
i) độ từ thẩm trong đó các giá trị đỉnh áp dụng cho các dạng sóng thực,
ii) độ từ thẩm trong đó các giá trị đỉnh áp dụng cho các thành phần cơ bản, trong trường hợp này cần phân biệt thành phần nào là của dạng sóng, nếu cả hai đều có dạng hình sin.
CHÚ THÍCH 2: Trong giới hạn này, và có thể là các giá trị tĩnh với điều kiện là vật liệu ở trạng thái từ chu kỳ.
221-03-08
Độ từ thẩm biên độ hiệu dụng
(ký hiệu: ma,eff, ma,rms)
Độ từ thẩm tương đối đạt được từ mật độ từ thông đỉnh chia cho và giá trị hiệu dụng của cường độ trường từ đặt vào ở giá trị đỉnh quy định của mật độ từ thông, khi mật độ từ thông thay đổi bằng hàm sin theo thời gian với giá trị trung bình của zero và vật liệu ban đầu ở trạng thái trung hòa quy định.
221-03-09
Độ từ thẩm ban đầu
(ký hiệu: mi)
Giá trị giới hạn của độ từ thẩm biên độ khi cường độ trường từ có xu hướng tiến về zero:
221-03-10
Độ từ thẩm lớn nhất
(ký hiệu: mmax)
Giá trị lớn nhất của độ từ thẩm biên độ quan sát được khi biên độ của cường độ trường từ thay đổi.
221-03-11
Độ từ thẩm xung
(ký hiệu: mP)
Độ từ thẩm tương đối đạt được từ sự thay đổi tổng của mật độ từ thông và sự thay đổi tương ứng của cường độ trường từ khi cả hai đại lượng thay đổi theo dạng sóng bất kỳ giữa hai giới hạn quy định:
CHÚ THÍCH 1: Giá trị độ từ thẩm xung phụ thuộc nhiều vào các giới hạn mật độ từ thông hoặc sự lệch của cường độ trường từ; các giới hạn này không nhất thiết phải đối xứng qua zero.
CHÚ THÍCH 2: Độ từ thẩm xung thường liên quan đến trường hợp đặc biệt của các xung điện áp chữ nhật được đặt vào cuộn dây kích thích, do đó dạng sóng của từ thông có dạng xấp xỉ tam giác với điều kiện là không đạt đến bão hòa.
221-03-12
Hệ số tăng độ từ thẩm
(ký hiệu: dH)
Sự thay đổi của độ từ thẩm biên độ giữa hai giá trị đỉnh quy định của cường độ trường từ hình sin chia cho chênh lệch về các giá trị đỉnh của cường độ trường:
221-03-13
Độ từ thẩm gia tăng
(ký hiệu: mD)
Độ từ thẩm tương đối đạt được từ giá trị đỉnh lồi-đỉnh lõm của mật độ từ thông và giá trị đỉnh lồi-đỉnh lõm của cường độ trường từ đặt vào, tại biên độ quy định của một trong hai giá trị, khi cường độ trường thay đổi chu kỳ theo thời gian xung quanh giá trị tĩnh quy định.
CHÚ THÍCH 1: Áp dụng các chú thích của định nghĩa độ từ thẩm biên độ cho định nghĩa này.
CHÚ THÍCH 2: Độ từ thẩm gia tăng phụ thuộc vào cách mà vật liệu từ được mang đến giá trị cường độ trường tĩnh của chúng. Định nghĩa này ngụ ý là trường xoay chiều và trường tĩnh điện là cộng tuyến: nếu chúng không công tuyến, độ từ thẩm trở thành đại lượng tenxơ.
221-03-14
Độ từ thẩm nghịch
(ký hiệu:mrev)
Giá trị giới hạn của độ từ thẩm gia tăng khi cường độ trường xoay chiều có xu hướng tiến về zero:
221-03-15
Độ từ thẩm vi sai
(ký hiệu: mdif)
Độ từ thẩm tương đối tương ứng với độ dốc tại điểm cho trước trên đường cong từ hóa của mật độ từ thông:
221-03-16
Độ từ thẩm lùi
(ký hiệu: mrec)
Độ từ thẩm tương ứng với độ dốc của đường lùi.
221-03-17
Độ từ thẩm hiệu quả
(ký hiệu: me)
Đối với mạch từ bằng các vật liệu cách điện khác nhau hoặc vật liệu không đồng nhất hoặc cả hai, độ từ thẩm của vật liệu đồng nhất giả định mà, khi được sử dụng để xây dựng mạch điện có kích thước giống nhau, có thể tạo ra từ trở giống nhau.
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp các vật liệu khác nhau được nối nối tiếp dọc theo tuyến từ và độ từ thẩm có thể được coi là hằng số trong tiết diện bất kỳ thì áp dụng công thức sau:
trong đó l là chiều dài, được đo dọc theo tuyến từ của từng phần của lõi có mặt cắt đồng nhất A và độ từ thẩm đồng nhất k.
CHÚ THÍCH 2: Độ từ thẩm hiệu quả được sử dụng riêng liên quan đến các lõi có khe hở (không khí) và thường được giới hạn ở các trường hợp khi từ thông rò là tương đối nhỏ.
221-03-18
Độ từ thẩm biểu kiến
(ký hiệu: mapp)
Tỷ số giữa độ tự cảm, L, của cuộn dây khi được lắp ở vị trí quy định trên lõi cho trước, và độ tự cảm, L’, của cuộn dây đó được đo khi không có lõi:
221-03-19
Độ nhạy ban đầu
(ký hiệu: Ki)
Giá trị giới hạn của độ nhạy từ, khi cả cường độ trường từ và mật độ từ thông đều có xu hướng tiến về giá trị zero.
221-03-20
Hệ số tự cảm
(ký hiệu: AL)
Độ tự cảm của cuộn dây có hình dạng quy định, đặt trên lõi cho trước ở vị trí quy định, chia cho bình phương số vòng.
AL = L/N2
trong đó L là độ tự cảm của cuộn dây đặt trên lõi và N là số vòng trên cuộn dây.
CHÚ THÍCH 1: Hệ số tự cảm liên quan mật thiết với độ dẫn từ A; độ dẫn từ liên quan đến từ trở của lõi còn hệ số tự cảm liên quan đến lõi của cuộn dây.
CHÚ THÍCH 2: Về nguyên tắc, hệ số tự cảm có thể tương ứng với một số dạng độ từ thẩm được định nghĩa trong Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế, ví dụ độ từ thẩm biên độ, nhưng nếu không có quy định nào khác thì nên giả thiết là hệ số điện cảm tương đương với độ từ thẩm hiệu quả ở các giá trị cưỡng độ trường nhỏ.
CHÚ THÍCH 3: Khái niệm “hệ số vòng” (a) được sử dụng trước đây. Hệ số này được định nghĩa là: số vòng mà cuộn dây có hình dạng quy định, đặt trên lõi cho trước ở vị trí quy định, cần phải đạt được độ tự cảm đơn vị (thường là mili henry):
221-03-21
Mật độ (khối lượng) tổn hao tổng
Tổn hao tổng riêng
Trong vật liệu từ hóa đồng nhất, năng lượng tổng được hấp thụ trong một khối lượng cho trước chia cho khối lượng đó.
221-03-22
Mật độ (thể tích) tổn hao tổng
Trong vật liệu từ hóa đồng nhất, năng lượng tổng được hấp thụ trong một thể tích cho trước chia cho thể tích đó.
221-03-23
Tổn hao dòng điện xoáy
Năng lượng được hấp thụ bởi vật liệu do dòng điện xoáy.
221-03-24
Tổn hao trễ
Năng lượng được hấp thụ bởi vật liệu do trễ từ.
221-03-25
Tổn hao trễ quay
Năng lượng được hấp thụ bởi vật liệu do từ trễ khi vật liệu chịu trường từ có chiều quay nằm trong một mặt phẳng.
221-03-41
Tổn hao năng lượng quay
Năng lượng tổng được hấp thụ bởi vật liệu khi vật liệu đó chịu trường từ có chiều quay nằm trong một mặt phẳng.
221-03-26
Tổn hao dư
Chênh lệch giữa tổn hao tổng và tổng của tổn hao do dòng điện xoáy và tổn hao trễ.
CHÚ THÍCH: Trong vật liệu từ, việc chia các tổn hao thành tổn hao dòng điện xoáy, tổn hao trễ và tổn hao dư dựa trên giả thiết đã được đánh giá đầy đủ. Các định nghĩa cho ở đây thể hiện việc sử dụng công nghệ đã được chấp nhận.
221-03-27
Tổn hao cộng hưởng từ hồi chuyển
Năng lượng được hấp thụ bởi vật liệu do cộng hưởng từ hồi chuyển.
221-03-28
Góc tổn hao (từ)
(ký hiệu: dm)
Dịch chuyển pha giữa các thành phần cơ bản của mật độ từ thông và cường độ trường từ.
CHÚ THÍCH 1: Trong trường hợp dịch chuyển pha có thể kết hợp với tổn hao dòng điện xoáy, tổn hao trễ hoặc tổn hao dư thì góc tổn hao có thể được gọi là dF đối với tổn hao dòng điện xoáy, dh, đối với tổn hao trễ và dr, đối với tổn hao dư.
CHÚ THÍCH 2: Tang của góc tổn hao thường được sử dụng để thể hiện tổn hao trong vật liệu từ:
tan dm =
trong đó ml và mll là hai thành phần thực và ảo tương ứng của độ từ thẩm phức (ký hiệu: m)
221-03-29
Hệ số chất lượng (từ)
(ký hiệu: Qm)
Nghịch đảo của tang góc tổn hao từ.
221-03-30
Điện trở tổn hao từ
Trong mạch điện tương đương thể hiện mạch từ với cuộn dây hoặc thiết bị ghép nối khác, điện trở nối tiếp hoặc song song trong đó công suất tiêu tán bằng tổn hao từ trong mạch điện.
221-03-31
Hệ số tổn hao (từ)
(ký hiệu )
Tang của góc tổn hao từ chia cho độ từ thẩm tương đối:
trong đó ml và mll là hai thành phần thực và ảo tương ứng của độ từ thẩm phức.
221-03-32
Vùng Rayleigh
Khi thể hiện bằng đồ họa mối quan hệ giữa mật độ từ thông và cường độ trường từ trong vật liệu, vùng gần điểm gốc trong đó mật độ từ thông có thể được mô tả bằng hàm bậc hai của cường độ trường:
trong đó B là mật độ từ thông
m0 là hằng số từ
mi là độ từ thẩm ban đầu
H là cưỡng độ trường từ
là giá trị đỉnh của H
còn v là hệ số trễ Rayleigh.
221-03-33
Hệ số vật liệu trễ
(ký hiệu: hB)
Hệ số tổn hao từ do trễ chia cho giá trị đỉnh của mật độ từ thông, khi vật liệu từ làm việc trong vùng Rayleigh:
221-03-34
Hằng số lõi trễ
(ký hiệu: hi)
Trong lõi từ làm việc trong vùng Rayleigh, tang của góc tổn hao từ do trễ chia cho tích của dòng điện đỉnh trong, và căn bậc hai của độ tự cảm L của, cuộn dây:
CHÚ THÍCH: Mối quan hệ giữa hằng số từ trễ hB và hằng số lõi trễ là:
trong đó me là độ từ thẩm hiệu quả và Ve là thể tích hiệu quả.
221-03-35
Sơ đồ Jordan
Đồ thị thể hiện tang của góc tổn hao từ, hoặc một số đại lượng liên quan mật thiết, là hàm của cường độ trường từ trong vùng Rayleigh, với tần số là một tham số.
221-03-36
Mật độ (khối lượng) công suất biểu kiến
Công suất biểu kiến riêng
Công suất biểu kiến truyền trong một khối lượng cho trước chia cho khối lượng đó, trong vật liệu từ hóa đồng nhất.
221-03-37
Mật độ (thể tích) công suất biểu kiến
Công suất biểu kiến truyền trong một thể tích cho trước chia cho thể tích đó, trong vật liệu từ hóa đồng nhất.
221-03-38
Hệ số tổn hao không đẳng hướng
(ký hiệu: T)
Trong thép kỹ thuật điện, tỷ số giữa chênh lệch giữa các tổn hao từ P90 được đo vuông góc với hướng lăn và P0, được đo song song với hướng lăn, tỷ số này được thể hiện dưới dạng phần trăm:
CHÚ THÍCH: Các phép đo P90 và P0 được thực hiện trong các điều kiện giống nhau.
221-03-39
Hệ số tổn hao không đẳng hướng (ở góc tổn hao cho trước)
(ký hiệu: TL)
Trong thép kỹ thuật điện, tỷ số giữa chênh lệch giữa tổn hao từ Pa được đo ở góc a so với hướng lăn và tổn hao từ P0 đo được dọc theo hướng lăn, và P0, tỷ số này được thể hiện dưới dạng phần trăm:
CHÚ THÍCH 1: Các phép đo Pa và P0 được thực hiện trong các điều kiện giống nhau.
CHÚ THÍCH 2: Hệ số tổn hao không đẳng hướng ở góc cho trước khác với hệ số tổn hao không đẳng hướng T cả về khái niệm và giá trị (221-03-38).
221-03-40
Tổn hao cường độ trường từ không đẳng hướng
(ký hiệu: TH)
Trong thép kỹ thuật điện, tỷ số giữa chênh lệch giữa giá trị đỉnh của cường độ trường từ Ha đo được ở góc a so với hướng lăn và giá trị đỉnh của cường độ trường từ , đo được dọc theo hướng lăn, và H0, ở giá trị đỉnh quy định của mật độ từ thông, tỷ số này được thể hiện dưới dạng phần trăm:
CHÚ THÍCH: Phép đo và được thực hiện trong các điều kiện giống nhau.
221-03-41
Méo hài tổng (từ)
Méo dạng sóng điện áp do quan hệ không tuyến tính giữa mật độ từ thông và cường độ trường từ trong lõi từ và được thể hiện bằng đềxiben bởi công thức:
THD = 20lg(Vm/Vf)dB
trong đó
Vn là biên độ của thành phần hài bậc n của dạng sóng còn Vf là biên độ của thành phần cơ bản.
221-03-42
Hệ số méo hài tổng (từ)
Biểu diễn toán học được sử dụng để đánh giá đặc tính của vật liệu từ và được thể hiện bằng decibel bởi công thức:
trong đó
, Vn là biên độ của thành phần hài bậc n còn V¦ là biên độ của thành phần cơ bản,
mea là độ từ thẩm biên độ,
CCF là hệ số hiệu chỉnh mạch.
CHÚ THÍCH 1: Trên thực tế, là chữ viết tắt của hệ số hiệu chỉnh mạch và được lấy xấp xỉ hài bậc ba, hệ số này có hiệu lực đối với phép đo mà không đặt thiên áp một chiều.
L1 là độ tự cảm sơ cấp. Rs là điện trở tổng của nguồn (50W).
CHÚ THÍCH 2: THDF đôi khi được tính bằng decibel.
221-04-01
Từ hóa
Tạo ra từ hóa trong vật thể.
221-04-02
Khử từ
Giảm mật độ từ thông của vật liệu từ dọc theo đường cong khử từ.
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này chủ yếu áp dụng trong công nghệ nam châm vĩnh cửu.
221-04-03
Trung hòa
Khử từ
Đưa vật liệu từ về trạng thái trung hòa từ.
CHÚ THÍCH: Có thể đạt trung hòa bằng phương pháp nhiệt hoặc phương pháp động.
221-04-04
Hệ số khử từ
(ký hiệu: N)
Đối với vật bị từ hóa đồng nhất, tỷ số giữa cường độ trường tự khử từ và độ từ hóa.
CHÚ THÍCH 1: Nếu từ hóa là không đồng nhất, giá trị trung bình có thể được ấn định là hệ số khử từ nhưng phải quy định các điều kiện.
CHÚ THÍCH 2: Trong công nghệ nam châm vĩnh cửu, hệ số khử từ đôi khi được sử dụng để thể hiện độ dốc của đường tải.
221-04-05
Tích BH
Tích của mật độ từ thông và cường độ trường từ của nam châm vĩnh cửu tại điểm bất kỳ của đường cong khử từ.
CHÚ THÍCH 1: Giá trị lớn nhất đạt được trên đường cong khử từ được gọi là (BH)max.
CHÚ THÍCH 2: Tích BH bằng hai lần năng lượng dự trữ trong trường từ bên ngoài của nam châm trên thể tích nam châm.
221-04-06
Hệ số đầy (liên quan đến mật độ từ thông)
(ký hiệu: g)
Tỷ số giữa tích BH của nam châm vĩnh cửu và tích của độ từ dư Br và độ kháng từ liên quan đến mật độ từ thông BcB.
221-04-07
Hệ số đầy (liên quan đến phân cực)
(ký hiệu: gl)
Giá trị lớn nhất của tích giữa phân cực từ và cường độ trường từ chia cho tích của độ từ dư Br, và độ kháng từ liên quan đến phân cực Hcj
221-04-08
Trạng thái giật lùi
Trạng thái của nam châm vĩnh cửu khi trường từ bên trong bị giảm, ví dụ do giảm độ từ trở của mạch điện hoặc đo giảm trường khử từ bên ngoài.
221-04-09
Đường giật lùi
Đường cong giật lùi
Vòng giật lùi
Vòng trễ hoặc một phần của vòng đó mà nam châm vĩnh cửu di chuyển ngang qua nó trong trạng thái giật lùi.
CHÚ THÍCH: Trên thực tế, đường giật lùi nhìn chung không thể phân biệt được với đường thẳng.
221-04-10
Điểm làm việc
Trong vật liệu nam châm vĩnh cửu tạo thành một phần của mạch từ cho trước, điểm trên đường cong khử từ hoặc đường giật lùi mà có tọa độ là mật độ từ thông làm việc và cường độ từ trường.
221-04-11
Đường tải
Quỹ tích của các điểm làm việc của vật liệu từ nam châm vĩnh cửu tạo thành phần của mạch từ cho trước khi độ lớn của từ hóa thay đổi.
221-04-12
Hệ số rò từ
Tỷ số giữa từ thông tổng và từ thông có ích của mạch từ.
221-04-13
Khe hở không khí
Khe hở giữa các bộ phận từ của mạch từ, có các đường sức từ đi qua và khe hở này là nhỏ so với chiều dài tuyến từ tổng.
221-04-14
Trục từ
Trục của momen từ của nam châm.
221-04-15
Mặt cực
Bề mặt của nam châm mà từ thông có ích đi qua.
221-04-16
Cực bắc (của nam châm)
Cực của nam châm mà từ thông bên ngoài sẽ có hướng đi ra.
CHÚ THÍCH: Cực bắc của nam châm bị hút bởi cực từ của trái đất gần nhất so với cực Bắc địa lý của trái đất.
221-04-17
Mặt cực bắc
Mặt cực của nam châm mà từ thông bên ngoài sẽ có hướng đi ra.
221-04-18
Cực nam (của nam châm)
Cực của nam châm mà từ thông bên ngoài sẽ có hướng đi vào.
CHÚ THÍCH: Cực nam của nam châm bị hút bởi cực từ của trái đất gần nhất so với cực Nam địa lý của trái đất.
221-04-19
Mặt cực nam
Mặt cực của nam châm mà từ thông bên ngoài sẽ có hướng đi vào.
221-04-20
Cực tính
Sự chỉ thị các cực hoặc mặt cực của nam châm là cực bắc hoặc mặt cực bắc và là cực nam hoặc mặt cực nam.
221-04-21
Đường trung tính
Quỹ tích của các điểm trên bề mặt của nam châm mà tại đó thành phần chuẩn của mật độ từ thông bằng không.
CHÚ THÍCH. Đường trung tính chia mặt phẳng thành các vùng có cực tính ngược nhau.
221-04-22
Lực hút từ
Lực hút giữa hai cực từ có cực tính ngược nhau.
CHÚ THÍCH: Trong trường hai mặt cực song song có diện tích bằng nhau phân cách bởi khe hở không khí rất nhỏ thì lực hút từ được cho bởi:
được tích phân trên diện tích A của một trong các mặt cực từ.
221-04-23
Khối cực từ
Một khối vật liệu từ mềm gắn vào cực từ hoặc gông từ của nam châm để dẫn hướng hoặc tập trung từ thông.
221-04-24
Lõi từ
1. Phần của mạch từ được làm bằng vật liệu từ.
2. Phần của mạch từ được thiết kế để đặt vào bên trong cuộn dây ở vị trí cố định so với cuộn dây.
221-04-25
Lõi từ có nhiều lớp
Lõi được làm bằng vật liệu từ mềm dạng tấm hoặc các mảnh được cắt từ vật liệu đó, được xếp theo cấu hình song song và có điện trở giữa các lớp đủ lớn cho ứng dụng này.
221-04-26
Lõi từ bằng bột sắt ép
Lõi gồm một khối các hạt bột từ có điện trở tiếp xúc giữa các hạt đủ lớn cho ứng dụng này.
221-04-27
Lõi từ dạng băng quấn
Lõi gồm một hoặc nhiều dải vật liệu từ mềm, lớp này quấn lên lớp kia, và có điện trở giữa các lớp đủ lớn cho ứng dụng này.
221-04-28
Hệ số dát mỏng (của lõi nhiều lớp hoặc lõi dạng băng quấn)
Hệ số xếp lớp (của lõi nhiều lớp hoặc lõi dạng băng quấn)
Tỷ số giữa mặt cắt kim loại và mặt cắt tổng của các lớp.
221-04-29
Hệ số lõi C1
Tham số điện cảm của lõi
(ký hiệu:C1)
Đối với lõi từ có hình dạng cho trước, được chia thành dãy các phần tử theo chiều dọc có mặt cắt không đổi, tổng các thương số của chiều dài/của các phần tử đo được dọc theo tuyến từ trung bình giả định và diện tích mặt cắt tương ứng A.
221-04-30
Hệ số lõi C2
Tham số từ trễ của lõi
(ký hiệu: C2)
Đối với lõi từ có hình dạng cho trước, được chia thành dãy các phần tử theo chiều dọc có mặt cắt không đổi, tổng các thương số của chiều dài I của các phần tử đo được dọc theo tuyến từ trung bình giả định và bình phương diện tích mặt cắt tương ứng A.
221-04-31
Kích thước hiệu quả (của mạch từ)
Đối với lõi từ làm việc trong vùng Rayleigh, và có hình dạng và đặc tính vật liệu cho trước, chiều dài tuyến từ, diện tích mặt cắt và thể tích của lõi dạng xuyến giả định có cùng đặc tính vật liệu và có mặt cắt đồng nhất và mỏng theo hướng kính cần tương đương về từ với lõi cho trước.
CHÚ THÍCH 1:
Kích thước hiệu quả là:
Diện tích mặt cắt hiệu quả
chiều dài tuyến từ hiệu quả,
thể tích hiệu quả,
trong đó C1 và C2 là các hệ số lõi thích hợp, do đó:
CHÚ THÍCH 2: Các công thức này cũng có thể áp dụng cho mạch từ làm việc bên ngoài phạm vi của vùng Rayleigh với điều kiện là từ hóa có thể được coi là đồng nhất, ví dụ như trong khung Epstein.
221-04-32
Gông từ
Phần của mạch từ có chức năng chính là để cung cấp tuyến từ trở thấp cho từ thông.
221-04-33
Khối lượng tác dụng
Khối lượng hiệu quả
Trong vật từ, khối lượng được coi là bị từ hóa hiệu quả trong các điều kiện cho trước.
221-04-34
Hệ số khối lượng tác dụng
Hệ số khối lượng hiệu quả
Tỷ số giữa khối lượng tác dụng và khối lượng hiệu quả của vật từ.
221-04-35
Mối ghép nối quấn kép
Mối ghép nối giữa hai lớp vật liệu có dạng các dải băng phẳng, nằm song song với mặt phẳng chung và gặp nhau để tạo thành góc vuông, các dải băng được đan xen nhau trong suốt chiều dài của chúng.
221-04-36
Khung Epstein
Khung thử nghiệm Epstein
Trong thiết bị được sử dụng để đo tính chất từ của các mẫu vật liệu từ dạng tấm, một bộ phận trong đó mẫu ở dạng các lớp của các dải băng hình chữ nhật phẳng được bố trí trong mạch từ kín xung quanh các cạnh của khung, mỗi cạnh đều có các cuộn dây thử nghiệm bao xung quanh mẫu.
221-04-37
Từ thẩm kế
Thiết bị được sử dụng để xác định quan hệ giữa mật độ từ thông và cường độ trường từ trong mẫu vật liệu từ mà có thể ở dạng các lớp dải băng phẳng, thanh chữ nhật phẳng hoặc thanh thẳng và được đặt tại tâm của dưỡng cuộn dây mang cuộn dây thử nghiệm của thiết bị, các đầu của mẫu nhô ra bên ngoài dưỡng cuộn dây sao cho mạch từ có thể kết thúc bằng một hoặc nhiều gông từ.
221-04-38
Cuộn dây tìm kiếm
Cuộn dây hoặc mạch vòng được sử dụng để phát hiện hoặc đo trường từ.
221-04-39
Diện tích hiệu quả (của cuộn dây tìm kiếm)
Diện tích mà, khi nhân với số vòng dây và tốc độ thay đổi mật độ từ thông, sẽ được điện áp cảm ứng trong cuộn dây tìm kiếm khi cuộn dây này nằm trong trường từ đồng nhất thay đổi theo thời gian, hướng của từ trường song song với trục của cuộn dây.
221-04-40
Diện tích các vòng dây (của cuộn dây tìm kiếm)
Tích của diện tích hiệu quả của cuộn dây tìm kiếm và số vòng dây.
MỤC 221-05 - THÀNH PHẦN ĐIỆN TỪ KHÔNG THUẬN NGHỊCH
221-05-01
Hiệu ứng từ hồi chuyển
Hiện tượng mà nhờ đó từ hóa của vật liệu hoặc môi chất nằm trong trường từ tĩnh, nhờ nhiễu, giảm ngược về trạng thái cân bằng bằng chuyển động tiến động tắt dần theo hướng của trường đó.
221-05-02
Hiệu ứng Faraday
Sự quay Faraday
Hiện tượng quay xung quanh hướng lan truyền của véctơ mật độ từ thông của sóng điện từ phân cực thẳng khi đi qua môi chất hồi chuyển nằm trong trường từ tĩnh có thành phần dọc theo hướng lan truyền.
221-05-03
Hệ số từ hồi chuyển (của electron)
(ký hiệu: g)
Đối với electron trong chất từ hồi chuyển, thương số giữa mômen diện tích từ do spin và mômen góc của spin đó.
CHÚ THÍCH 1: Tần số tiến động về góc w của electron liên quan đến trường từ đặt vào H bởi công thức sau:
w = gm0H
trong đó m0 là hằng số từ và g là hệ số hồi chuyển.
CHÚ THÍCH 2: Đối với electron tự do, hệ số hồi chuyển xấp xỉ bằng 176x109 Ckg-1.
221-05-04
Cộng hưởng từ hồi chuyển
Cộng hưởng liên quan đến hiệu ứng từ hồi chuyển, mà ở đó tần số của nhiễu từ chu kỳ đặt vào trùng với sự tiến động, gây ra do ghép nối mạnh giữa nhiễu và sự tiến động đó.
221-05-05
Vật liệu từ hồi chuyển
Môi chất từ hồi chuyển
Vật liệu hoặc môi chất có khả năng thể hiện hiệu ứng từ hồi chuyển.
CHÚ THÍCH: Tính chất điện từ của vật liệu hoặc môi chất từ hồi chuyển thể hiện đặc tính tác động được mô tả bởi độ từ thẩm tenxơ.
221-05-06
Thiết bị từ hồi chuyển
Thiết bị sử dụng vật liệu hoặc môi chất từ hồi chuyển.
221-05-07
Bộ cộng hưởng từ hồi chuyển
Mảnh vật liệu từ hồi chuyển được thiết kế để thể hiện cộng hưởng từ hồi chuyển.
221-05-08
Bộ dịch pha không thuận nghịch
Thiết bị hai cổng mà môi chất lan truyền của chúng tạo ra sự dịch pha khác nhau đối với hai hướng lan truyền khác nhau.
CHÚ THÍCH: Lượng dịch pha có thể thay đổi liên tục (dịch pha analog) hoặc thay đổi theo bước (dịch pha digital).
221-05-09
Bộ quay phân cực không thuận nghịch
Bộ quay sóng không thuận nghịch
Cấu trúc dẫn sóng, thường có mặt cắt tròn, có môi chất lan truyền tạo ra chiều phân cực, tức là chiều của véc tơ trường điện, đối với sóng phân cực thẳng quay theo chiều kim đồng hồ theo chiều lan truyền này và ngược chiều kim đồng hồ theo chiều lan truyền kia, trong cả hai trường hợp đều được nhìn theo chiều lan truyền.
221-05-10
Bộ hồi chuyển vi sóng
Bộ dịch pha không thuận nghịch làm việc ở tần số vi sóng và có độ dịch pha vi sai về cơ bản là A radian.
221-05-11
Bộ tuần hoàn
Thiết bị thụ động có ba hoặc nhiều cổng trong đó năng lượng đi vào các cổng được truyền sang cổng kế tiếp theo trình tự cho trước.
CHÚ THÍCH: Bằng cách đảo ngược trường phân cực, trình tự này sẽ bị đảo ngược. Tính chất này có thể sử dụng để chuyển mạch năng lượng điện từ.
221-05-12
Bộ tuần hoàn dịch pha
Bộ tuần hoàn có chứa ít nhất một bộ dịch pha không thuận nghịch.
221-05-13
Bộ tuần hoàn quay (sóng)
Bộ tuần hoàn có chứa ít nhất một bộ quay phân cực không thuận nghịch.
221-05-14
Bộ tuần hoàn tiếp giáp
Bộ tuần hoàn cung cấp tiếp giáp giữa các đường truyền.
CHÚ THÍCH: Bộ tuần hoàn tiếp giáp có thể hình thành theo một số cách khác nhau được đặc trưng bởi sự đối xứng của tiếp giáp đó. Để định nghĩa cho các kiểu bộ tuần hoàn này, thuật ngữ “tiếp giáp” thường được bỏ đi và thay vào đó sử dụng các ký hiệu khác. Ví dụ thuật ngữ “bộ tuần hoàn Y” và “bộ tuần hoàn T”, trong đó các từ viết hoa được sử dụng để mô tả các kiểu tiếp giáp được sử dụng.
Trong trường hợp bộ tuần hoàn tiếp giáp dẫn sóng, có thể cần thêm cụm từ quy định tính chất ví dụ “bộ tuần hoàn Y mặt phẳng H”. Các cụm từ sử dụng kèm này cần phù hợp với thuật ngữ về dẫn sóng (xem IEV Phần 726).
221-05-15
Bộ tuần hoàn phần tử tập trung
Bộ tuần hoàn trong đó các cổng được nối bên trong với nhau bằng mạng các phần tử có trở kháng tập trung.
221-05-16
Bộ cách ly (vi sóng)
Bộ suy giảm một chiều
Thiết bị thụ động hai cổng làm việc ở các tần số vi sóng và có sự suy giảm lớn hơn nhiều theo một chiều lan truyền so với chiều còn lại.
221-05-17
Bộ cách ly quay (sóng)
Bộ cách ly quay gồm ít nhất một phân cực không thuận nghịch.
221-05-18
Bộ cách ly (hấp thụ) cộng hưởng
Bộ cách ly vi sóng mà thao tác của chúng phụ thuộc vào sự hấp thụ cộng hưởng trong vật liệu hoặc môi chất từ hồi chuyển.
221-05-19
Bộ cách ly dịch chuyển từ
Bộ cách ly vi sóng mà thao tác của chúng phụ thuộc vào độ dịch chuyển từ gây ra do vật liệu hoặc môi chất từ hồi chuyển.
CHÚ THÍCH: Dịch chuyển từ được định nghĩa trong IEV Phần 726.
221-05-20
Bộ cách ly phần tử tập trung
Bộ cách ly vi sóng trong đó hai cổng được nối bên trong với nhau bởi mạng lưới các thành phần trở kháng tập trung.
221-05-21
Bộ lọc từ hồi chuyển
Bộ lọc có chứa ít nhất một bộ cộng hưởng từ hồi chuyển.
221-05-22
Bộ giới hạn năng lượng từ hồi chuyển
Bộ giới hạn năng lượng có chứa ít nhất một thiết bị từ hồi chuyển, mà thao tác của chúng phụ thuộc vào hiệu ứng bão hòa không tuyến tính trong thiết bị đó.
221-05-23
Dịch pha vi sai (của bộ dịch pha không thuận nghịch)
Chênh lệch về độ dịch pha giữa hai chiều lan truyền của bộ dịch pha vi sai.
221-05-24
Chiều thuận (của bộ cách ly hoặc bộ tuần hoàn)
Chiều của tuyến lan truyền giữa hai cổng của bộ cách ly hoặc bộ tuần hoàn vi sóng trong đó năng lượng lan truyền với sự suy giảm nhỏ hơn rất nhiều so với chiều ngược lại (chiều nghịch).
221-05-25
Chiều nghịch (của bộ cách ly hoặc bộ tuần hoàn)
Chiều của tuyến lan truyền giữa hai cổng của bộ cách ly hoặc bộ tuần hoàn vi sóng trong đó năng lượng lan truyền với sự suy giảm lớn hơn rất nhiều so với chiều ngược lại (chiều thuận).
221-05-26
Tổn hao theo chiều thuận
Tổn hao của bộ cách ly hoặc bộ tuần hoàn vi sóng theo chiều thuận do có các bộ này.
221-05-27
Tổn hao theo chiều nghịch
Tổn hao của bộ cách ly hoặc bộ tuần hoàn vi sóng theo chiều nghịch do có các bộ này.
221-05-28
Ghép nối chéo (của bộ tuần hoàn)
Trong bộ tuần hoàn có bốn cổng trở lên, sự suy giảm giữa một cổng đầu vào và cổng khác bất kỳ không nằm liền kề với cổng đầu vào đó theo trình tự dịch chuyển.
CHÚ THÍCH: Không nên nhầm ghép nối chéo với tổn hao nghịch xuất hiện giữa các cổng liền kề.
221-05-29
Tỷ số tổn hao
Tỷ số giữa tổn hao nghịch và tổn hao thuận, cả hai được thể hiện bằng đềxiben, dọc theo tuyến truyền trong bộ cách ly hoặc bộ tuần hoàn vi sóng.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
Mục 221-01: Thuật ngữ chung
Mục 221-02: Trạng thái từ hóa
Mục 221-03: Độ từ thẩm và tổn hao
Mục 221-04: Vật từ tính
Mục 221-05: Thành phần điện từ không thuận nghịch