Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8634:2010

ISO 6906:1984

THƯỚC CẶP CÓ DU XÍCH ĐẾN 0,02 MM

Vernier callipers reading to 0,02 mm

Lời nói đầu

TCVN 8634:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 6906:1984.

TCVN 8634:2010 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 213 Kiểm tra thông số kích thước và đặc tính hình học của sản phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THƯỚC CẶP CÓ DU XÍCH ĐẾN 0,02 MM

Vernier callipers reading to 0,02 mm

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính quan trọng nhất về kích thước, chức năng và chất lượng của thước cặp có du xích có số đọc đến 0,02 mm và phạm vi đo lớn nhất 500 mm.

Thông tin chung về các phương pháp kiểm tra độ chính xác của các thước cặp có du xích được cho trong Phụ lục.

CHÚ THÍCH – thước cặp có du xích này thường là các thước cặp có du xích 1/50 mm.

Các thước cặp có du xích đến 0,1 mm và 0,05 mm được quy định trong ISO 3599.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung nếu có.

ISO 1, Standard reference tempertaure for industrial length measurements

(Nhiệt độ tham chiếu tiêu chuẩn này dùng cho các phép đo chiều dài trong công nghiệp)

ISO 3599, Vernier callipers reading to 0,1 mm and 0,05 mm

(Thước cặp có du xích có số đọc đến 0,1 mm và 0,05 mm)

ISO 3650, Gauge blocks

(Căn mẫu đo)

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Thuật ngữ

Thuật ngữ về các bộ phận cấu thành của thước cặp có du xích được cho trên Hình 1.

3.2. Các định nghĩa chính

3.2.1. Sai số đọc tại bất cứ vị trí nào của mỏ động (error in reading at any position of the sliding jaw)

Hiệu số giữa khoảng cách tách ra thực tế của hai mặt đo và giá trị chỉ thị.

3.2.2. Phạm vi đo (measuring range)

Khoảng cách lớn nhất mà các mỏ thước cặp có thể tách xa nhau khi thang du xích không nhô ra ngoài thang đo chính.

4. Đặc tính kỹ thuật

4.1. Phạm vi đo

Các phạm vi đo nên dùng được giới thiệu trong Bảng 1.

4.2. Vật liệu

Thước cặp có du xích phải được chế tạo bằng thép cacbon hoặc thép không gỉ có hệ số giãn nở nhiệt ở phạm vi nhiệt độ 10 oC đến 30 oC nằm trong giới hạn (11,5 ± 1,0) x 10-6 K-1.

Bảng 1 – Phạm vi đo và chiều dài của các mỏ thước cặp

Kích thước tính bằng milimét

Phạm vi đo ngoài

Chiều dài nhỏ nhất của các mỏ, Jmin

Chiều dài nhỏ nhất của các mặt đo trong L1min

150

200

250

300

400

500

30

40

50

50

55

55

4

6

6

6

8

8

4.3. Độ cứng

Độ cứng phải:

a) đối với thân thước thước cặp, không nhỏ hơn                                       350 HV

b) đối với các mặt đo của các mỏ thước cặp:                                          

- được chế tạo bằng thép cacbon, không nhỏ hơn                                    700 HV

- được chế tạo bằng thép không gỉ, không nhỏ hơn                                  550 HV

4.4. Thân thước cặp

Thân trước cặp phải có đủ chiều dài để cụm mỏ di động của thước cặp không nhô ra ngoài thân thước khi đo tại điểm cuối của phạm vi đo.

4.5. Mỏ thước cặp

Chiều dài nhỏ nhất của các mỏ thước cặp Jmin được cho trong Bảng 1, chiều dài lớn nhất của các mỏ thước cặp Jmax phải nhỏ hơn hoặc bằng một phần ba phạm vi đo.

Chiều dài nhỏ nhất của các mặt đo dùng để đo ngoài (kích thước ngoài) L2 phải bằng một nửa chiều dài của các mỏ thước cặp.

Chiều dài nhỏ nhất của các mỏ thước cặp để đo trong (kích thước bên trong) L1min được cho trong Bảng 1.

Chiều rộng phối hợp danh nghĩa của các mỏ thước cặp để đo trong L4 phải là 5, 10 hoặc 20 (xem Hình 2).

Các mặt đo để trong phải có dạng hình trụ tròn có bán kính không vượt quá một nửa chiều rộng phối hợp của chúng.

Con trượt phải được trang bị cơ cấu kẹp thích hợp để có thể kẹp chặt có hiệu quả con trượt với thân thước cặp mà không làm thay đổi vị trí của các mặt đo lớn hơn 10 μm.

Lắp ghép của mỏ di động trên thân trước cặp phải cho phép tuân thủ các dung sai khác nhau của độ chính xác đo trong tất cả các điều kiện sử dụng thông thường.

4.6. Thang đo

Thân thước cặp phải được chia độ theo milimét và được ký hiệu bằng số theo milimét hoặc centimét. Chiều dài của thang đo ít nhất phải bằng phạm vi đo của thước cặp cộng với chiều dài của du xích.

Chiều dài của thang du xích L3 phải là 49 mm (xem Hình 1).

Các vạch của thang đo trên thân thước và du xích phải thẳng, sắc nét và vuông góc với cạnh của thân thước, và chiều dày của chúng phải ở trong khoảng từ 0,08 mm đến 0,18 mm.

Khoảng cách giữa mặt được chia độ của thân trước và cạnh của mặt được chia độ của du xích không được vượt quá 0,3 mm (xem các Hình 3 và Hình 4).

CHÚ THÍCH – Thân thước và con trượt của thước cặp có thể được trang bị hai thang đo, một để đo ngoài còn thang đo kia để đo trong và mỗi thang đo đều có số đọc trực tiếp.

5. Độ chính xác

5.1. Sai số đọc (chỉ thị)

Sai số đọc lớn nhất cho phép phải được tính toán theo công thức sau:

e = ± (20 + 0,05 L)

Trong đó:

e là sai số đọc lớn nhất cho phép, tính bằng micromets;

L là chiều dài đo bất kỳ trong phạm vi đo, tính bằng milimét;

Các giá trị tính toán phải được làm tròn đến 10 μm gần nhất.

CHÚ THÍCH – Để thuận tiện cho sử dụng các giá trị sai số đọc lớn nhất cho phép ứng với một chiều dài đo riêng (L) được cho trong Bảng 2.

Bảng 2 – Sai số đọc lớn nhất cho phép và dung sai lớn nhất về độ song song của các mặt đo ngoài

Chiều dài đo

L

Sai số đọc lớn nhất cho phép

e

Dung sai lớn nhất về độ song song của các mặt đo ngoài

t

mm

μm

μm1)

0

100

200

300

400

500

± 20

± 30

± 30

± 40

± 40

± 50

10

10

10

15

15

20

1) Trong khung dung sai (xem Hình 1), các giá trị này được tính bằng milimét.

5.2. Mặt đo

5.2.1. Mặt đo để đo ngoài

Các mặt đo dùng để đo ngoài phải bằng phẳng với dung sai độ phẳng trong khoảng 5 μm trên các chiều dài của chúng.

Các mặt đo phải song song với nhau khi các mỏ thước cặp được mở và con trượt được kẹp chặt, với dung sai độ song song (t), tính bằng micromet, được tính toán theo công thức sau:

Trong đó: e là sai số đọc được lớn nhất cho phép được cho trong 5.1.

Các giá trị tính toán phải được làm tròn tới 5 μm gần nhất.

CHÚ THÍCH – Để thuận tiện cho sử dụng, các giá trị dung sai lớn nhất về độ song song của các mặt đo ngoài ứng với một chiều dài đo riêng được cho trong Bảng 2.

5.2.2. Mặt đo để đo trong

Các mặt đo để đo trong phải song song với nhau với dung sai độ song song trong khoảng 10 μm trên các chiều dài của chúng.

Trong trường hợp thước cặp có du xích có một thang đo riêng thì dung sai của chiều rộng phối hợp L4 (xem 4.4) phải là

CHÚ THÍCH – Yêu cầu thứ hai này không áp dụng các thước cặp có du xích có các thang đo riêng biệt và các thước cặp có du xích cho phép đọc trực tiếp các kích thước đo trong và ngoài.

5.3. Mỏ thước cặp

Độ chênh lệch của chiều dài J của hai mỏ thước cặp không được vượt quá 30 μm. Cũng áp dụng yêu cầu này cho độ chênh lệch của các chiều dài J1.

5.4. Mỏ thước cặp

Trong bất cứ thang đo nào của thước cặp, chiều dày của tất cả các vạch trên thang đo không được sai khác lớn hơn 10% chiều dày trung bình (nghĩa là có dung sai ± 10%).

Sai lệch lớn nhất cho phép về chiều dày của hai vạch liền kề trên thang đo phải là 0,01 mm.

6. Ghi nhãn

Thước cặp có du xích phải được ghi nhãn dễ đọc với các thông tin sau:

a) ký hiệu đơn vị của các chữ số của thang đo trên thân thước cặp (milimét hoặc centimét);

b) tên của nhà sản xuất hoặc nhãn hiệu trên thân thước cặp;

c) chỉ thị “1/50” hoặc “0,02” trên du xích;

d) thông tin bổ sung:

- trong trường hợp chỉ có một thang đo, phải ghi nhãn dễ đọc trên các mỏ thước cặp giá trị chiều rộng phối hợp danh nghĩa L4 dùng để đo trong;

- trong trường hợp có các thang đo kép, phải ghi các nhãn “Bên ngoài” và “Bên trong” gần các thang đo du xích tương ứng.


CHÚ THÍCH – Các hình vẽ chỉ có tính chất sơ đồ và không quy định chi tiết về kết cấu

* Các giá trị tính bằng milimet.

** Được biểu thị với các mỏ áp sát vào nhau.


PHỤ LỤC A

(Quy định)

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

A.1. Sai số đọc

Nên kiểm tra sai số đọc ở nhiệt độ tham chiếu tiêu chuẩn 20 oC (xem ISO 1). Phép kiểm tra được thực hiện bằng cách chỉnh đặt thước cặp theo tổ hợp các căn mẫu đo có độ chính xác nhất ít là bằng cấp 2 (xem ISO 3650). Các kích thước của các tổ hợp căn mẫu đo phải được lựa chọn để bao phủ một số vị trí trên phạm vi đo của thước cặp bao gồm cả thang du xích. Mỗi tổ hợp căn mẫu đo phải được đặt giữa các mặt đo để đo ngoài của các mỏ thước cặp ở ít nhất là ba vị trí dọc theo chiều dài của các mặt đo. Phải ghi lại số đọc tại mỗi vị trí và so sánh với kích thước của các căn mẫu đo.

A.2. Vạch trên thang đo

Có thể kiểm tra chiều dày của các vạch trên thang đo bằng cách đo trực tiếp bằng một panme hiển vi được lắp với một dụng cụ đo vi hoặc bằng một máy đo.