- 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4188:1986 về nhựa thông do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2 Tiêu chuẩn ngành 04TCN 147:2006 về tiêu chuẩn công nhận giống cây trồng lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8927:2013 về Phòng trừ sâu hại cây rừng - Hướng dẫn chung
- 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8928:2013 về Phòng trừ bệnh hại cây rừng - Hướng dẫn chung
- 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8754:2017 về Giống cây lâm nghiệp - Giống mới được công nhận
- 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8761-1:2017 về Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 1: Nhóm loài cây lấy gỗ
- 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8761-2:2020 về Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 2: Nhóm các loài cây lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy hạt và lấy quả
- 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8761-3:2020 về Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 3: Nhóm loài cây ngập mặn
GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG -
PHẦN 8: NHÓM CÁC LOÀI CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ THÂN GỖ LẤY NHỰA
Forest cultivar- Testing for Value of Cultivation and Use -
Part 8: Non-timber forest product tree species for resin
Lời nói đầu
TCVN 8761-8: 2021 do Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 8761 Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) gồm các phần sau:
- TCVN 8761-1: 2017, Phần 1: Nhóm các loài cây lấy gỗ;
- TCVN 8761-2: 2020, Phần 2: Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy quả và hạt;
- TCVN 8761-3: 2020, Phần 3: Nhóm loài cây ngập mặn;
- TCVN 8761-4: 2021, Phần 4: Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy tinh dầu;
- TCVN 8761-5: 2021, Phần 5: Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ thân thảo, dây leo lấy củ;
- TCVN 8761-6: 2021, Phần 6: Nhóm loài tre nứa;
- TCVN 8761-7: 2021, Phần 7: Nhóm loài song mây;
- TCVN 8761-8: 2021, Phần 8: Nhóm các loài cây lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy nhựa.
GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG -
PHẦN 8: NHÓM CÁC LOÀI CÂY LÂM SẢN NGOÀI GỖ THÂN GỖ LẤY NHỰA
Forest cultivar- Testing for Value of Cultivation and Use -
Part 8: Non-timber forest product tree species for resin
Tiêu chuẩn này quy định quy trình khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (Khảo nghiệm VCU) đối với nhóm các loài cây lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy nhựa.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4188: 1986, Nhựa thông.
TCVN 8927: 2013, Phòng trừ sâu hại cây rừng - Hướng dẫn chung.
TCVN 8928: 2013, Phòng trừ bệnh hại cây rừng - Hướng dẫn chung.
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Cây đầu dòng (Original ortet)
Cây có năng suất, chất lượng cao và ổn định, có tính chống chịu tốt hơn các cây khác trong quần thể một giống (giống địa phương, giống mới chọn tạo, giống nhập nội), được công nhận qua khảo nghiệm dòng vô tính để cung cấp vật liệu nhân giống vô tính.
3.2
Cây lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy nhựa (Non-timber forest product tree for resin)
Cây lâm nghiệp thân gỗ cung cấp sản phẩm là nhựa.
3.3
Chất lượng nhựa (Resin quality)
Được đánh giá thông qua hàm lượng và thành phần các chất chính theo mục tiêu của sản phẩm.
3.4
Dòng vô tính (Clone)
Các cây được nhân giống bằng phương pháp vô tính (nuôi cấy mô, giâm hom, ghép, chiết) từ một cây đầu dòng.
3.5
Giống khảo nghiệm (Testing cultivar)
Giống cây trồng lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy nhựa mới được đưa vào để khảo nghiệm.
3.6
Giống cây trồng lâm nghiệp mới (New forest tree cultivar)
Giống mới được chọn tạo hoặc giống mới nhập lần đầu, chưa có tên trong danh mục giống cây trồng lâm nghiệp đã được công bố.
3.7
Giống đối chứng (Control cultivar)
Giống cùng loài hoặc cùng chi cho cùng loại sản phẩm với giống khảo nghiệm đã được công nhận hoặc giống đang được gieo trồng phổ biến tại địa phương. Chất lượng của giống đối chứng tương đương với các giống khảo nghiệm.
3.8
Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (Testing for Value of Cultivation and Use)_VCU
Quá trình đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cây trồng lâm nghiệp mới trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định năng suất, chất lượng và tính thích ứng hoặc tính chống chịu sâu bệnh hoặc điều kiện bất thuận.
3.9
Khảo nghiệm loài (Species test)
Khảo nghiệm so sánh các loài trong một hoặc một số điều kiện lập địa nhất định nhằm chọn được những loài có đặc tính mong muốn.
3.10
Khảo nghiệm xuất xứ (Provenance test)
Khảo nghiệm so sánh các xuất xứ của loài trong một hoặc một số điều kiện lập địa nhất định nhằm chọn được những loài hoặc xuất xứ có đặc tính mong muốn.
3.11
Khảo nghiệm hậu thế (Progeny test)
Khảo nghiệm so sánh cây hạt thế hệ sau của các cây giống đã được chọn lọc và đánh giá nhằm chọn được cây giống có khả năng di truyền các đặc tính mong muốn cho thế hệ sau.
3.12
Khảo nghiệm dòng vô tính (Clonal test)
Khảo nghiệm đánh giá các dòng vô tính mới chọn tạo so với giống đã được công nhận hoặc giống đang được gieo trồng phổ biến tại địa phương nhằm chọn những dòng vô tính có chất lượng sản phẩm mục tiêu tốt nhất.
3.13
Năng suất nhựa (Resin productivity)
Khối lượng nhựa thực tế bình quân thu được từ tất cả các cây của một giống trong khảo nghiệm trong một năm, được tính bình quân theo cây.
3.14
Xuất xứ (Provenance)
Địa điểm của cây mẹ thu vật liệu giống (hạt, hom, cành, mô, vv...) có ít nhất một nhân tố điều kiện lập địa khác biệt so với điều kiện lập nơi thu vật liệu giống khác.
CHÚ THÍCH: Xuất xứ nguyên sinh là nơi lấy giống từ rừng tự nhiên, trong trường hợp này xuất xứ đồng nghĩa với nguồn gốc. Xuất xứ thứ sinh là nơi lấy giống từ rừng trồng.
4.1 Khảo nghiệm loài
Theo khối ngẫu nhiên đầy đủ hoặc không đầy đủ, ít nhất 3 lần lặp, mỗi lần lặp ít nhất 25 cây cho một loài khảo nghiệm.
4.2 Khảo nghiệm xuất xứ
Theo khối ngẫu nhiên đầy đủ hoặc không đầy đủ, ít nhất 3 lần lặp, mỗi lần lặp ít nhất 25 cây cho một xuất xứ khảo nghiệm.
4.3 Khảo nghiệm hậu thế
Theo khối ngẫu nhiên đầy đủ hoặc không đầy đủ, ít nhất 8 lần lặp, mỗi lần lặp ít nhất 4 cây cho một gia đình khảo nghiệm.
4.4 Khảo nghiệm dòng vô tính
Theo khối ngẫu nhiên đầy đủ hoặc không đầy đủ, ít nhất 10 lần lặp, mỗi lần lặp ít nhất 3 cây cho một dòng vô tính khảo nghiệm.
Tùy thuộc vào từng loài cây, khảo nghiệm kết thúc khi ít nhất có 90 % cây trong khảo nghiệm đã đủ điều kiện để khai thác sản phẩm.
6 Các chỉ tiêu đánh giá giống khảo nghiệm
Các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp xác định giống khảo nghiệm được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp xác định
Tên chỉ tiêu | Thời điểm đánh giá | Đơn vị tính | Trạng thái biểu hiện (đối với chỉ tiêu quan sát) | Phương pháp xác định |
1. Tỷ lệ sống | Định kỳ theo năm tuổi của cây trồng trong thời gian khảo nghiệm | % |
| Đếm số cây còn sống, tính theo công thức: - T: Tỷ lệ sống (%) - N: Số cây còn sống - N0: Số cây trồng ban đầu |
2. Đường kính tại vị trí 1,3 m (D1,3) hoặc đường kính gốc (D00) | Định kỳ theo năm tuổi của cây trồng trong thời gian khảo nghiệm | cm | Cây còn sống, sinh trưởng bình thường | Đo đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m hoặc đường kính gốc tại vị trí cách mặt đất 10 cm bằng thước kẹp hoặc đo chu vi bằng thước dây có độ chính xác 1 mm. Đo tất cả các cây cho từng giống khảo nghiệm. |
3. Chiều cao dưới cành (Hdc) | Định kỳ theo năm tuổi của cây trồng trong thời gian khảo nghiệm | m | Cây còn sống, sinh trưởng bình thường | Đo chiều cao từ gốc tới góc phân cành của cành tạo tán đầu tiên bằng các loại thước đo cao có độ chính xác từ 0,1 m đến 0,5 m. Đo tất cả các cây cho từng giống khảo nghiệm. |
4. Chiều cao vút ngọn (Hvn) | Định kỳ theo năm tuổi của cây trồng trong thời gian khảo nghiệm | m | Cây còn sống, sinh trưởng bình thường | Đo chiều cao từ gốc tới đỉnh ngọn bằng các loại thước đo cao có độ chính xác từ 0,1 m đến 0,5 m. Đo tất cả các cây cho từng giống khảo nghiệm. |
5. Năng suất nhựa | Vụ thu hoạch trước khi kết thúc thời gian khảo nghiệm | kg/cây | Cây sinh trưởng bình thường | Lấy ngẫu nhiên tối thiểu 30 cây cho từng giống khảo nghiệm để thu hoạch và xác định lượng nhựa thực tế của cây cho từng giống khảo nghiệm. |
6. Chất lượng nhựa | Sau khi thu hoạch, chế biến | % | Cây còn sống, sinh trưởng bình thường | Thành phần, tỷ lệ các chất chính trong nhựa được xác định bằng phương pháp phù hợp với từng loài cây, mục đích sử dụng đã được công bố. VÍ DỤ: chất lượng nhựa thông bao gồm thành phần, tỷ lệ tùng hương (colophan), tinh dầu (tupentine oil) được xác định theo TCVN 4188:1986; chất lượng nhựa của dầu rái bao gồm thành phần, tỷ lệ tinh dầu (oil), chất nhựa (resin) được xác định theo phương pháp tách chiết bằng dung môi etyl axetat, toluen, methanol và sử dụng phương pháp sắc kí khí khối phổ (GC-MS).... |
7. Mức độ sâu, bệnh hại | Định kỳ hàng năm | % | Cây còn sống | Theo tiêu chuẩn TCVN 8927: 2013 và tiêu chuẩn TCVN 8928: 2013. |
7 Kiểm tra sự sai khác giữa các giống khảo nghiệm
Kiểm tra sự sai khác giữa các mẫu về chỉ tiêu theo dõi theo phương pháp thống kế toán học trong lâm nghiệp. Trường hợp kiểm tra sự sai khác giữa các trung bình mẫu về chỉ tiêu theo dõi theo kiểm định Fisher (kiểm định F) bằng các phần mềm thống kê chuyên dụng:
- Nếu xác suất kiểm định F nhỏ hơn 0,05 các chỉ tiêu theo dõi có sự sai khác giữa các giống khảo nghiệm.
- Nếu xác suất kiểm định F lớn hơn 0,05 các chỉ tiêu theo dõi không có sự sai khác giữa các giống khảo nghiệm.
8 Phương pháp kiểm tra kết quả khảo nghiệm
8.1 Thời điểm kiểm tra
Tối đa 3 tháng sau thời điểm đo các chỉ tiêu khảo nghiệm lần cuối.
8.2 Phương pháp kiểm tra
Các chỉ tiêu và phương pháp kiểm tra kết quả khảo nghiệm được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 - Phương pháp kiểm tra kết quả khảo nghiệm
Tên chỉ tiêu kiểm tra | Phương pháp kiểm tra |
1. Thời gian khảo nghiệm | Kiểm tra hồ sơ, nhật ký và so sánh với thời gian khảo nghiệm tại Điều 5. |
2. Bố trí khảo nghiệm, sơ đồ khảo nghiệm | Đối chiếu sơ đồ thiết kế khảo nghiệm với bố trí khảo nghiệm tại hiện trường. |
3. Tỷ lệ sống | Đếm số cây còn lại của từng công thức để xác định tỷ lệ sống của giống khảo nghiệm và giống đối chứng. |
4. Đường kính tại vị trí 1,3 m (D1.3), chiều cao dưới cành (Hdc) và chiều cao vút ngọn (Hvn) | Đo đường kính tại vị trí 1,3 m (D1.3), chiều cao dưới cành (Hdc) và chiều cao vút ngọn (Hvn) của toàn bộ số cây trong khảo nghiệm. |
5. Năng suất nhựa | Kiểm tra qua hồ sơ, báo cáo khảo nghiệm |
6. Chất lượng nhựa | Kiểm tra hồ sơ, báo cáo kết quả phân tích thành phần, tỷ lệ các chất chính trong nhựa. |
7. Mức độ sâu, bệnh hại | Đánh giá theo TCVN 8927: 2013 và TCVN 8928: 2013. |
8.3 Kết luận kiểm tra
Khảo nghiệm đạt yêu cầu khi 100% mẫu kiểm tra phù hợp với yêu cầu kỹ thuật quy định tại Điều 6.
Báo cáo kết quả khảo nghiệm gồm các thông tin sau:
- Mô tả lý lịch và đặc điểm nguồn gốc giống trồng khảo nghiệm;
- Thời gian trồng khảo nghiệm;
- Địa điểm, điều kiện khí hậu và đất đai nơi trồng khảo nghiệm;
- Phương pháp thiết kế khảo nghiệm;
- Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong khảo nghiệm;
- Kết quả khảo nghiệm;
- Những vấn đề phát sinh trong quá trình khảo nghiệm mà có thể ảnh hưởng đến kết quả khảo nghiệm.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1]. TCVN 8761-1 : 2017 - Tiêu chuẩn giống cây lâm nghiệp - Giá trị khảo nghiệm và giá trị sử dụng - Yêu cầu kỹ thuật - Phần 1: Nhóm loài cây lấy gỗ;
[2]. TCVN 8761-2: 2020 - Tiêu chuẩn giống cây lâm nghiệp - Giá trị khảo nghiệm và giá trị sử dụng - Phần 2: Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy quả và hạt;
[3]. TCVN 8761-3: 2020 - Tiêu chuẩn giống cây lâm nghiệp - Giá trị khảo nghiệm và giá trị sử dụng - Yêu cầu kỹ thuật - Phần 3: Nhóm loài cây ngập mặn;
[4]. TCVN 8761-4: 2021 - Tiêu chuẩn giống cây lâm nghiệp - Giá trị khảo nghiệm và giá trị sử dụng - Yêu cầu kỹ thuật - Phần 4: Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy tinh dầu;
[5]. TCVN 8761-5: 2021 - Tiêu chuẩn giống cây lâm nghiệp - Giá trị khảo nghiệm và giá trị sử dụng - Yêu cầu kỹ thuật - Phần 5: Nhóm loài cây lâm sản ngoài gỗ thân thảo, dây leo lấy củ;
[6]. TCVN 8761-6: 2021 - Tiêu chuẩn giống cây lâm nghiệp - Giá trị khảo nghiệm và giá trị sử dụng - Yêu cầu kỹ thuật - Phần 6: Nhóm loài tre nứa;
[7]. TCVN 8761-7: 2021 - Tiêu chuẩn giống cây lâm nghiệp - Giá trị khảo nghiệm và giá trị sử dụng - Yêu cầu kỹ thuật - Phần 7: Nhóm loài song mây;
[8]. 04 TCN 147-2006 Tiêu chuẩn công nhận giống cây trồng lâm nghiệp;
[9]. TCVN 8754 : 2017 - Cây lâm nghiệp - Giống mới được công nhận;
[10]. TCVN 4188:1986 - Nhựa thông;
[11]. TCVN 8927: 2013 - Phòng trừ sâu hại cây rừng - Hướng dẫn chung;
[12]. TCVN 8928: 2013 - Phòng trừ bệnh hại cây rừng - Hướng dẫn chung;
[13]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003) - Quyết định số 52/2003/QĐ-BNN ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới; Quy định về đặt tên giống cây trồng mới;
[14]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018) - Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Danh mục loài cây trồng Lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng Lâm nghiệp chính.
[15]. Dự án Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam pha II (2007). Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. NXB Bản đồ, Hà Nội, 2007;
[16]. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất và Nguyễn Văn Tuấn (2001). Tin học ứng dụng trong lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.