Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9230-1 : 2012

ISO 5682-1 : 1996 (E)

THIẾT BỊ BẢO VỆ CÂY TRỒNG - THIẾT BỊ PHUN - PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP THỬ VÒI PHUN

Equipment for crop protection - Spraying equipment - Part 1: Test methods for sprayer nozzles

Lời nói đầu

TCVN 9230-1:2012 hoàn toàn tương đương với ISO 5682-1:1996 (E)

TCVN 9230-1:2012 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Cơ điện - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn Thiết bị bảo vệ cây trồng - Thiết bị phun gồm 3 phần:

TCVN 9230-1:2012, Phần 1: Phương pháp thử vòi phun.

TCVN 9230-2:2012, Phần 2: Phương pháp thử thiết bị phun thủy lực.

TCVN 9230-3:2012, Phần 3: Phương pháp thử hệ thống điều chỉnh mức phun

 

THIẾT BỊ BẢO VỆ CÂY TRỒNG - THIẾT BỊ PHUN - PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP THỬ VÒI PHUN

Equipment for crop protection - Spraying equipment - Part 1: Test methods for sprayer nozzles

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử đánh giá độ chính xác của vòi phun thủy lực.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho vòi phun sử dụng năng lượng thủy lực lắp đặt/treo trên khung giá, kéo theo và tự hành sử dụng trong nông nghiệp để bảo vệ cây trồng và bón phân.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tiêu chuẩn sau đây chứa các điều khoản, tham chiếu trong văn bản này, cấu thành các điều khoản của phần này của tiêu chuẩn TCVN 9230 (ISO 5682). Tại thời điểm công bố, các ấn bản được chỉ báo thời gian hiệu lực. Tất cả các tiêu chuẩn là đối tượng soát xét, và các bên thỏa thuận dựa trên tiêu chuẩn TCVN 9230-1 : 2012 (ISO 5682-1) được khuyến khích áp dụng phiên bản mới nhất chỉ ra dưới đây. Các thành viên của IEC và ISO duy trì đăng ký sự hợp lệ của tiêu chuẩn này.

TCVN 9231 : 2012, Thiết bị bảo vệ cây trồng - Từ vựng (ISO 5681 : 1992, Equipment for crop protection - Vocabulary)

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 9231:2012 (ISO 5681).

4. Chất lỏng sử dụng trong thử nghiệm

4.1 Nước sạch

Nước không chứa các phần tử cứng lơ lửng.

4.2 Nước sạch với 20 g/L vi hạt oxyt nhôm

Phải thay mới dung dịch oxyt nhôm sau 50 lần thử nghiệm qua vòi phun (xem Phụ lục A).

4.3 Nước sạch có chất chỉ thị màu

Khi cần, có thể pha thêm thuốc nhuộm aniline màu xẫm hoặc chế phẩm tương tự. Sức căng bề mặt của hỗn hợp phải nằm trong khoảng (35 ± 5) mN/m ở 200C, ghi rõ tên/ký mã hiệu và nồng độ cần thiết của chất chỉ thị màu trong báo cáo thử nghiệm.

5. Thiết bị và dụng cụ thử nghiệm

5.1 Thiết bị và dụng cụ thử nghiệm

5.1.1 Thiết bị đo áp suất có độ chính xác ± 1% tại áp suất thực tế.

5.1.2 Ống cao su và ống nhựa dẻo cho mỗi vòi phun.

5.1.3 Thùng/chậu chứa cho mỗi vòi phun

5.1.4 Ống đo lường có kích thước thích hợp với yêu cầu quy định trong điều 7.1.3 hoặc cân có dải đo phù hợp để đo khối lượng chất lỏng thu gom được.

5.1.5 Đồng hồ đo thời gian có độ chính xác ± 0,5 s.

5.1.6 Thước đo độ dài có độ chính xác ± 1 mm.

5.1.7 Thước đo góc có độ chính xác ± 0,50C

5.1.8 Cơ cấu di chuyển vòi phun với tốc độ xác định.

5.1.9 Đĩa Peptri có đường kính 50 mm

5.1.10 Ống kính khuyếch đại đo chính xác đến 10 mm

5.1.11 Máy ảnh có đèn chớp

5.1.12 Chất lỏng hoặc chất rắn thích hợp để thu gom các giọt phun.

5.2 Bàn thử đặc tính phân bố

Bàn thử nghiệm đặc tính phân bố (độ phun đồng đều) phải có kết cấu thích hợp, có các trang thiết bị, công cụ phụ trợ cần thiết để đảm bảo điều kiện cung cấp dung dịch phun đều đặn với áp suất ổn định và thu gom chất lỏng phun ra chuẩn xác (xem ví dụ trong Hình 1). Các bộ phận cấu thành của bàn thử phân bố phun phải thỏa mãn các yêu cầu quy định trong các điều 5.2.1 và điều 5.2.2

5.2.1 Đặc tính của rãnh hứng

Thành rãnh thu hứng nước phải nằm theo phương thẳng đứng

Mặt phẳng tạo thành bởi các đường sống đỉnh của các thành phần rãnh hứng so với mặt phẳng chuẩn ngang phải không nghiêng quá ± 1% theo chiều dài bàn thử (vuông góc với các rãnh hứng), và không quá ± 2% - theo chiều rộng bàn thử, song song với các rãnh hứng (xem Hình 2).

Độ dày của thành các rãnh hững phải không lớn hơn 4 mm.

Khoảng cách giữa hai đường sống đỉnh các thành rãnh kế tiếp nhau phải nằm trong khoảng (50 ± 0,5) mm.

Chiều cao thành đứng của các rãnh hứng ít nhất phải bằng 2 lần chiều rộng rãnh hứng.

Trong trường hợp các thành rãnh hứng của bàn thử bố trí cách nhau 25 mm, có thể xem 2 rãnh liền kề như 1 rãnh của bàn thử có hai thành rãnh hứng cách nhau 50 mm.

Tổng chiều rộng của bàn thử phải không bị ảnh hưởng bởi tổng các sai số cho phép đối với các cạnh đỉnh thành rãnh hứng.

5.2.2 Phần đỉnh của thành rãnh hứng

Phải tạo đỉnh thành rãnh hứng bằng cách cắt góc vát đối xứng hoặc vê tròn phần trên cũa các thành rãnh hứng theo các yêu cầu kỹ thuật sau:

a) Chiều cao của đỉnh cắt vát ít nhất bằng ba lần độ dày của thành rãnh hứng;

b) Độ dày của phần trên đỉnh vát không lớn hơn 1 mm;

c) Bán kính lượn vê tròn của đỉnh thành rãnh hứng không lớn hơn 0,5 mm.

d) Không có điểm nào của các sống đỉnh thành rãnh hứng cao hơn hoặc thấp hơn ± 2mm so với mặt phẳng trung bình của các sống đỉnh thành rãnh hứng.

Hình 1 - Ví dụ về bàn thử đặc tính phân bố

Hình 2 - Đặc tính của rãnh hứng

6. Điều kiện thử nghiệm chung

Toàn bộ dữ liệu vận hành và các thông số thử nghiệm phải được ghi rõ trong báo cáo thử nghiệm, xem ví dụ cho trong Phụ lục B.

6.1 Nhiệt độ và ẩm độ không khí tương đối

Nhiệt độ của chất lỏng sử dụng trong thử nghiệm, nhiệt độ của môi trường trong quá trình thử nghiệm phải nằm trong khoảng từ 100C đến 250C. Độ ẩm tương đối của không khí thông thường không thấp hơn 50%. Nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí phải được chỉ rõ trong báo cáo thử nghiệm.

6.2 Áp suất

Trong quá trình thử nghiệm áp suất phải không thay đổi quá ± 2,5% so với áp suất thử nghiệm. Áp suất thử nghiệm phải được chỉ rõ trong báo cáo thử nghiệm.

Áp suất chất lỏng phải đo phía sau thiết bị chống nhỏ giọt, ở chế độ vòi phun không có phin lọc.

7. Xác định đặc tính của vòi phun

Đối với tất cả các thử nghiệm phải tuân thủ yêu cầu điều kiện thử chung quy định trong điều 6.

7.1 Độ phun đồng đều của vòi phun

7.1.1 Lấy mẫu

Lấy ngẫu nhiên 20 vòi phun hoàn chỉnh từ loạt vòi phun cùng kiểu. Ghi rõ điều kiện lấy mẫu trong báo cáo thử nghiệm và cụ thể về kích thước của lô hàng, nơi lấy mẫu v.v… Ngoài ra, phải chỉ rõ trong báo cáo thử nghiệm kiểu mẫu vòi phun, kể cả đĩa và đỉnh của vòi phun hình nón.

Mẫu thử nghiệm phải được người đại diện của đơn vị thử nghiệm thực hiện, và phải lấy loạt mẫu thứ 2 ở cùng một điều kiện, lưu tại đơn vị thử nghiệm phòng khi cần kiểm tra.

Mỗi mẫu phải được lấy ra từ lô hàng có ít nhất 200 vòi phun.

7.1.2 Chất lỏng sử dụng trong thử nghiệm

Sử dụng chất lỏng được mô tả trong điều 4.1.

7.1.3 Phép đo

Đối với vòi phun hoàn chỉnh, đo thể tích phun tại áp suất thử 0,3 MPa (3  bar) với sai số nhỏ hơn 1%. Thời gian đo bằng đồng hồ bấm giây (điều 5.1.5), ít nhất phải bằng 60s với sai số nhỏ hơn 1s.

7.1.4 Kết quả thử nghiệm

Kết quả thử nghiệm phải được trình bày trong báo cáo thử nghiệm dưới dạng đồ thị hoặc bảng số về lưu lượng/tốc độ phun của mỗi vòi, biểu thị theo tỷ lệ phần trăm so với mức phun chung của 20 vòi phun.

7.2 Thay đổi lưu lượng phun theo áp suất

Tiến hành thử nghiệm đối với vòi phun có lưu lượng phun gần giá trị trung bình nhất, xác định được tại điều 7.1.

7.2.1 Chất lỏng sử dụng trong thử nghiệm

Sử dụng chất lỏng được mô tả trong điều 4.1.

7.2.2 Áp suất

Thử nghiệm tại áp suất cực đại và cực tiểu do nhà chế tạo quy định, và tại hai áp suất nằm trong dải áp suất giữa cực đại và cực tiểu. Các giá trị áp suất liền kề phải khác nhau không ít hơn 0,5 Mpa (5 bar).

7.2.3 Phép đo

Đo lưu lượng phun ít nhất liên tục trong 60s, biểu thị bằng L/min, tại mỗi giá trị áp suất thử quy định trong điều 7.2.2, với sai số nhỏ hơn 1%. Đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây (điều 5.1.5) với sai số nhỏ hơn 1s.

7.2.4 Kết quả thử nghiệm

Kết quả thử phải được trình bày trong báo cáo thử nghiệm dưới dạng đồ thị với trục tung y là lưu lượng, và trục hoành x là áp suất, hoặc bảng số.

7.3 Phân bố lưu lượng phun

Tiến hành thử nghiệm đối với vòi phun có lưu lượng phun gần giá trị trung bình nhất, xác định được từ điều 7.1.

7.3.1 Chất lỏng sử dụng trong thử nghiệm

Sử dụng chất lỏng được mô tả trong điều 4.1.

7.3.2 Áp suất

Thử nghiệm tại áp suất cực đại và cực tiểu do nhà chế tạo quy định và ít nhất tại 2 áp suất nằm trong dải áp suất giữa cực đại và cực tiểu.

7.3.3 Vị trí của vòi phun

Trong quá trình thử nghiệm, vòi phun phải được đặt theo hướng vuông góc bên trên đỉnh của bàn thử phân bố ở độ cao làm việc chuẩn để hướng tia phun vào phía bàn thử. Nếu nhà chế tạo quy định một vị trí cụ thể, thử nghiệm phải được thực hiện theo vị trí này.

Nếu nhà chế tạo quy định một độ cao tối ưu trong sử dụng, thực hiện thử nghiệm tại độ cao này, và tại độ cao 150 mm bên trên và bên dưới (về hai phía). Nếu nhà chế tạo không có quy định riêng biệt, tiến hành thử nghiệm tại các độ cao như sau: 400 mm, 500 mm, 600 mm, 700 mm và nếu cần, tại độ cao 300 mm và 800 mm. Độ cao lớn nhất phải được đo giữa cạnh đỉnh của bàn thử nghiệm và miệng vòi phun.

Vòi phun thử nghiệm phải được đặt sao cho chiều của hình tia phun có kích thước lớn nhất vuông góc với rãnh hứng trên bàn thử phân bố.

Vòi phun hình nón phải được thử theo cách bố trí sau (xem Hình 3):

a) ở vị trí ban đầu (xem Hình 3a);

b) ở vị trí, xoay đĩa hoặc đai ốc nắp vòi phun đi một góc 900 (xem Hình 3b);

c) ở vị trí, xoay rãnh tạo xoáy đi một góc 900 so với vị trí xác định theo trường hợp trong Hình 3b (xem Hình 3c).

CHÚ DẪN: a Vị trí ban đầu; b Vị trí thứ hai; c) Vị trí thứ ba.

Hình 3 - Cấu hình bố trí thử nghiệm vòi phun hình nón

7.3.4 Phép đo

Dùng thử nghiệm ngay lập tức khi lượng chất lỏng thu gom được trong các ống hứng đạt tới 90% dung tích danh định. Ghi các trị số chất lỏng thu gom được trong mỗi ống hứng.

7.3.5 Kết quả thử nghiệm

Kết quả thử nghiệm phải được trình bày trong báo cáo thử nghiệm dưới dạng đồ thị hoặc bảng số bao gồm các trị số phần trăm chất lỏng thu gom được trong tất cả các ống hứng.

7.4 Thay đổi lưu lượng và phân bố lưu lượng do ăn mòn (thử ăn mòn tăng cường)

Thử nghiệm này không cho phép xét đoán trước tuổi thọ của vòi phun ở điều kiện sử dụng thực tế, nhưng sử dụng để so sánh khả năng chống ăn mòn của vòi phun và ảnh hưởng đối với sự thay đổi đặc tính phân bố. Thử nghiệm này phải thực hiện trên 5 vòi phun có lưu lượng phun gần với lưu lượng phun trung bình nhất xác định tại điều 7.1.

7.4.1 Chất lỏng thí nghiệm

Sử dụng chất lỏng thử nghiệm mô tả trong điều 4.2. Nhiệt độ của chất lỏng trong quá trình thử nghiệm phải đảm bảo trong khoảng (20 ± 3)0C.

Đảm bảo rằng vật liệu bào mòn luôn được khuấy trộn đều trong dung dịch thử (ví dụ: nhờ lượng bọt khí bị nén thoát ra, sao cho sau khi dừng lại 5 min vẫn không có hiện tượng ngưng đọng tại đáy thùng). Nếu cần, kiểm tra sơ bộ để đảm bảo rằng dung dịch thử vẫn có khả năng ăn mòn đối với vật liệu vòi phun thử nghiệm trong suốt quá trình thử, thỏa mãn yêu cầu quy định trong điều 7.4.3. Nếu không, phải thay dung dịch chứa chất ăn mòn thường xuyên khi cần thiết.

CHÚ THÍCH: - Thử nghiệm sơ bộ có thể thực hiện nếu sử dụng vòi phun đo đồng nhất, lấy từ cùng lô hàng của cùng nhà chế tạo bằng vật liệu vòi phun thích hợp, đo độ gia công lưu lượng phun sau khi một lượng dung dịch thử nghiệm được phun qua tại áp suất quy định.

7.4.2 Áp suất

Áp suất thử nghiệm pt phải được chọn như sau, tùy thuộc áp suất cực đại ps do nhà chế tạo quy định:

a) 0,05 MPa < ps ≤ 0,3 MPa: pt = 0,1 MPa;

b) 0,3 MPa < ps ≤ 0,5 MPa: pt = 0,3 MPa;

c) 0,5 MPa < ps ≤ 1 MPa: pt = 0,5 MPa;

Đối với vòi phun nằm ngoài vùng quy định trên, áp suất thử nghiệm phải được chỉ rõ trong báo cáo thử nghiệm.

7.4.3 Phép đo

Đo lưu lượng đối với từng vòi trong năm vòi phun đồng thời theo thời gian ăn mòn chọn từ các dãy số sau, là hàm số của đặc tính vật liệu của đầu/miệng vòi phun, trong:

0 min                1 min                2 min                3 min                4 min

5 min                10 min              15 min              20 min              25 min

30 min              40 min              50 min              1 h                    1 h 30 min

2 h                    3 h                    4 h                    5 h                    7 h 30 min

10 h                  15 h                  20 h                  30 h                  40 h

50 h                  75 h                  100 h

Dừng thử nghiệm khi lưu lượng tăng ít nhất 15 % hoặc thời gian ăn mòn đạt 100 h.

Thực hiện thử nghiệm phân bố phun (điều 7.3) khi mới bắt đầu và khi kết thúc thử nghiệm, và khi lượng thử nghiệm của 3 vòi phun vượt quá lưu lượng ban đầu 5%, 10% và 15%.

7.4.4 Kết quả thử nghiệm

7.4.4.1 Lưu lượng

Đối với tất cả các phép đo, công bố trong hai bảng

- lưu lượng đối với mỗi vòi phun, biểu thị bằng L/min;

- đối với độ biến động lưu lượng của mỗi một trong 5 vòi phun, biểu thị bằng % so với lưu lượng ban đầu.

Vẽ đồ thị biến động lưu lượng là hàm số của thời gian ăn mòn.

7.4.4.2 Phân bố phun

Đưa ra phân bố quan sát được tại các mức độ ăn mòn khác nhau chỉ ra trong điều 7.4.3 phù hợp với điều 7.3.5.

7.5 Góc phun

Sử dụng thiết bị thích hợp (5.1.7 hoặc 5.1.11), đo góc phun (xem Hình 4 và định nghĩa tại điều 3.3.24 trong TCVN 9231:2012/ISO 5681:1992), tại 0,3 MPa (3 bar) và tại các áp suất cực đại và cực tiểu do nhà chế tạo quy định đối với vòi phun, ở đó lưu lượng gần với lưu lượng trung bình xác định tại điều 7.1.

Hình 4 - Sơ đồ nguyên tắc đo góc phun

7.6 Kích thước giọt phun

7.6.1 Nguyên tắc

Kích thước giọt chất lỏng được xác định bằng cách di chuyển vòi phun, sao cho lưu lượng phun gần với trị số trung bình xác định tại điều 7.1, bên trên dãy đĩa petri có diện tích bề mặt bằng nhau, mỗi đĩa nhận một số giọt từ tia phun.

Tất cả các giọt trong mỗi đĩa petri được đo và xếp loại theo kích thước. Tổng thể tích của các giọt thu gom được và phân bố của mỗi loại kích thước được tính toán xử lý.

CHÚ THÍCH: - Thử nghiệm này chỉ đảm bảo độ chính xác tối thiểu, sẽ được soát xét lại khi công nghệ xác định giọt chất lỏng phát triển cao hơn.

7.6.2 Chất lỏng thử nghiệm

Sử dụng chất lỏng mô tả trong điều 4.3 và công bố trong báo cáo thử nghiệm, chỉ rõ tên của chất chỉ thị màu và nồng độ cần thiết để có sức căng bề mặt của hỗn hợp như đã mô tả.

7.6.3 Áp suất

Tiến hành thử nghiệm áp suất ít nhất:

- tại áp suất cực đại và cực tiểu do nhà chế tạo thiết bị phun và/hoặc chế tạo vòi phun khuyến cáo;

- tại áp suất xác định theo điều 7.4.2.

7.6.4 Tốc độ chuyển động của vòi phun

Chọn tốc độ sao cho có thể thu nhận được số lượng giọt phun đủ lớn, tránh được sự hợp nhất giữa các giọt chất lỏng. Tốc độ lớn nhất của vòi phun trong trường hợp này được ấn định là 3 m/s.

7.6.5 Số lượng giọt và các loại hạt

Thu gom số lượng giọt chất lỏng đủ lớn để thiết lập mẫu thử đại diện, ví dụ: ít nhất 2000 giọt.

7.6.6 Dụng cụ thử nghiệm

chuẩn bị đĩa petri có đường kính 50 mm (điều 5.1.9) với lớp lót bằng dầu silicon 4,5 mm (điều 5.1.12) có độ nhớt động học 5000 m2/s (1 m2/s = 1 cSt), được phủ lên bỏi lớp lót bằng dầu silicon 2,5 mm có độ nhớt động học 10 m2/s.

Đặt đĩa Petri trên cọc cao 500 mm với khoảng cách tâm không lớn hơn 150 mm, trên hàng thẳng vuông góc với chuyển động của vòi phun.

Lắp vòi phun với chiều kích thước dài nhất của thiết bị phun song song với hàng đĩa Petri.

Chọn khoảng cách giữa vòi phun và đĩa Petri để thu nhận được đủ lượng giọt phun. Khoảng cách này phải phù hợp với khoảng cách thông thường giữa vòi phun và cây trồng.

7.6.7 Phép đo

Thực hiện phép thử bằng cách cho vòi phun đi qua một lần bên trên hàng đĩa Petri.

Đếm và đo các giọt chất lỏng bằng thiết bị đo  thích hợp (điều 5.1.10) nằm trong diện tích bằng diện tích của mỗi đĩa Petri. Giả sử mẫu thử nghiệm mang tính đại diện (điều 7.6.5).

7.6.8 Kết quả thử nghiệm

Chuẩn bị đồ thị phân bố phun, trên giấy kẻ ô Phân bố chuẩn-logarit, biểu diễn thể tích tích lũy trên trục hoành X (tỷ lệ phân bố chuẩn) và đường kính trên trục tung - Y (tỷ lệ logarit).

Trị số của đường kính tương ứng 10%, 50% (thể tích đường kính trung bình) và 90% thể tích tích lũy phải được mô tả.

Bố trí tùy chọn số lượng giọt chất lỏng, ít nhất 20 cỡ nằm rải rác ngẫu nhiên theo hình tia phun.

Vẽ đường kính phun Sauter (SMD-đường kính hình cầu có cùng tỷ lệ thể tích/diện tích bề mặt như giọt phun quan tâm), nếu có yêu cầu.

8. Báo cáo thử nghiệm

Kết quả thử phải được trình bày trong báo cáo thử nghiệm theo mẫu cho trong Phụ lục B.

 

Phụ lục A

(Quy định)

Đặc tính kỹ thuật của Oxyt nhôm

A.1 Đặc điểm chung của oxit nhôm

a) Tên hóa học: Oxyt nhôm; Ký hiệu: Al2O3

b) Hình dạng/trạng thái: bột

c) Màu sắc: trắng

d) Mùi vị: không mùi

A.2 Tính chất vật lý và điều kiện an toàn

a) Thay đổi trạng thái

- Điểm đông đặc: tđ ≈ 20500C

- Điểm sôi: ts ≈ 27000C

b) Tỷ trọng

Tỷ trọng ở nhiệt độ 250C:                                   ρ20 ≈ 3,9 g/cm3 (đo bằng tỷ trọng kế)

Tỷ trọng biểu kiến:                                             ρbk ≈ 600 kg/m3 (bình trụ 1 lít)

Tỷ trọng khi nén chặt:                                        ρnc ≈ 0,9 g/m3

c) Bề mặt riêng (theo phương pháp BET):          0,3 m2/g đến 0,7 0,3 m2/g

d) Độ hấp thụ dầu:                                            từ 420 g/kg đến 520 g/kg

e) Tính chất hòa tan trong nước:                        không hòa tan

f) Độ pH: cho 100 g/L (H2O) ở 250C giá trị pH giữa 8 và 9

g) Độ nhiệt phân: mất khoảng 0,2 % (H2O) khi đốt nóng đỏ ở nhiệt độ 1200 0C;

h) Sản phẩm nhiệt phân nguy hiểm:                    không có

i) Các phản ứng gây nguy hiểm:                         không có phản ứng gây nguy hiểm

j) Các sản phẩm phụ khác:                                 không

A.3 Kết quả phân tích

a) Tỷ lệ trung bình của các thành phần

Al2O3: ≈ 99,5 %                                      SiO2: từ 0,01 % đến 0,03 %

Fe2O3: từ 0,01 đến 0,03 %                                  Na2O: từ 0,2 % đến 0,4 %

α - Al2O3: trên 90%

b) Phân bố tỷ lệ theo kích thước hạt

                        Kích thước hạt, mm                               Tỷ lệ, %

                        > 63                                                      0­ ÷ 2

                        63 ÷ 45                                                 5­ ÷ 15

                        45 ÷ 10                                                 60 ÷ 75

                        < 10                                                      0­ ÷ 30

c) Kích thước tinh thể trung bình ban đầu: ≈ 6 mm

A.4 Các chỉ dẫn

Không yêu cầu các phép đo đặc biệt về an toàn.

A.5 Các biện pháp bảo vệ, bảo quản và vận hành

a) Các biện pháp kỹ thuật bảo quản

Bảo quản khô, nếu không sẽ có chiều hướng kết vón

b) Trang bị bảo hộ lao động cá nhân

Trang bị hô hấp:            không

Kính bảo hộ:                 không

Găng tay:                      không

Các trang bị khác: bảo vệ chống bụi tối đa

c) Vệ sinh khi làm việc: chỉ đòi hỏi vệ sinh thông thường, không yêu cầu đặc biệt

d) Phòng chống cháy nổ: không cần thiết

e) Chất phế thải: đưa đến bãi bụi rác theo quy định của chính quyền sở tại.

A.6 Các biện pháp khi có sự cố và cháy

Sau khi tràn, đổ hoặc rò rỉ khí, phải sử dụng các chất thẩm thấu hoặc tác nhân làm sạch cơ học thông thường.

A.7 Các chi tiết về chất độc

Chưa thấy ảnh hưởng của độc hại.

A.8 Các chi tiết về sinh thái

Chưa thấy ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

 

Phụ lục B

(Quy định)

Mẫu báo cáo kết quả thử nghiệm vòi phun dùng năng lượng thủy lực

B.1 Thông tin chung

Tên/địa chỉ khách hàng yêu cầu thử nghiệm:...............................................

Tên/mã số thử nghiệm:................................................................................

Tên/địa chỉ Cơ sở thử nghiệm:....................................................................

Tên kỹ sư phụ trách thử nghiệm:.................................................................

Tên người thực hiện thử nghiệm:................................................................

Mô tả đầy đủ kiểu/loại và đặc điểm mẫu vòi phun thử nghiệm

a) Tên/địa chỉ của nhà chế tạo vòi phun;

b) Tên/ký mã hiệu và kiểu vòi phun;

c) Kích thước hình học của vòi phun (theo Catalog);

d) Vật liệu chế tạo;

e) Tên/ký mã hiệu lô hàng;

f) Ngày chế tạo.

B.2 Kết quả thử nghiệm xác định đặc tính của vòi phun

B.2.1 Độ đồng đều lưu lượng phun

B.2.1.1 Điều kiện môi trường

- Nhiệt độ của chất lỏng thử:.....0C;

- Nhiệt độ của không khí môi trường thử.....0C;

- Độ ẩm tương đối của không khí: ......% RH

B.2.1.2 Lấy mẫu các vòi phun thử

- Số lượng vòi thử nghiệm:...vòi phun hoàn chỉnh, lấy ngẫu nhiên trong lô sản phẩm gồm...vòi

- Đặc điểm vòi phun: ........................................................................

- Địa điểm/thời gian lấy mẫu: ...........................................................

B.2.1.3 Chất lỏng thử nghiệm:

Nước sạch, không có hạt chất rắn lơ lửng

B.2.1.4 Áp suất

Áp suất thử nghiệm 0,3 MPa.

B.2.1.5 Phép đo

Sai số của các phép đo lưu lượng nhỏ hơn 1% và sai số khoảng thời gian đo nhỏ hơn 1s.

Khoảng thời gian đo: .........s (≥ 60s)

B.2.1.6 Kết quả về mức xả của tất cả các vòi phun

(Đồ thị hoặc bảng số trong đó thể hiện mức lưu lượng của mỗi vòi phun như tỷ lệ phần trăm đối với lưu lượng trung bình của toàn bộ 20 vòi phun).

B.2.2 Ảnh hưởng của áp suất đến lưu lượng phun

B.2.2.1 Điều kiện môi trường

- Nhiệt độ của chất lỏng thử:.....0C;

- Nhiệt độ của không khí môi trường thử.....0C;

- Độ ẩm tương đối của không khí: ......% RH

B.2.2.2 Chất lỏng thử nghiệm:

Nước sạch, không có hạt chất rắn lơ lửng

B.2.2.3 Áp suất thử nghiệm

Áp suất cực đại do nhà chế tạo quy định ................................................... MPa

Áp suất cực tiểu do nhà chế tạo quy định.................................................... MPa

Áp suất trung gian ..................................................................................... MPa

..................................................................................................................... MPa

B.2.2.4 Đo sự biến thiên của lưu lượng dưới dạng hàm số của áp suất

Các phép đo được thực hiện với vòi phun số ...., có lưu lượng gần giá trị trung bình xác định tại điều B.2.1.

Sai số đo lưu lượng nhỏ hơn 1% và sai số đo khoảng thời gian xả nhỏ hơn 1%.

Khoảng thời gian đo lưu lượng  .................................................. s (≥ 60s)

B.2.2.5 Kết quả đo lưu lượng dưới dạng hàm số của áp suất

(Đồ thị trình bày lưu lượng trên trục tung y, và áp suất trên trục hoành x, hoặc bảng số)

B.2.3 Xác định độ đồng đều phân bố các giọt phun

B.2.3.1 Điều kiện môi trường

- Nhiệt độ của không khí môi trường thử ... 0C;

- Độ ẩm tương đối của không khí: .... %RH

B.2.3.2 Chất lỏng thử nghiệm

Nước sạch, không chứa các chất rắn lơ lửng

B.2.3.3 Áp suất thử nghiệm

Áp suất cực đại do nhà chế tạo quy định ................................................... MPa

Áp suất cực tiểu do nhà chế tạo quy định.................................................... MPa

Áp suất khác ............................................................................................... MPa

..................................................................................................................... MPa

B.2.3.4 Vị trí của vòi phun

Độ cao tối ưu do nhà chế tạo quy định, h: .........................................mm

H + 150 mm = ...........................................mm

H - 150 mm = ............................................mm

Độ cao tối ưu không được quy định bởi nhà chế tạo: Thử nghiệm được tiến hành tại 400 mm, 500 mm, 600 mm và 700 mm, và 300 mm và 800 mm (bỏ qua nếu không phù hợp).

B.2.3.5 Đo phân bố phun

Ngừng thu gom chất lỏng khi thể tích chất lỏng đạt 90% dung tích ống hứng.

B.2.4 Ảnh hưởng của lưu lượng và phân bố phun bởi bào mòn (thử nghiệm ăn mòn tăng cường)

B.2.4.1 Điều kiện môi trường

- Nhiệt độ của chất lỏng thử:.....0C;

- Nhiệt độ của không khí môi trường thử.....0C;

- Độ ẩm tương đối của không khí: ......% RH

B.2.4.2 Chất lỏng thử nghiệm:

Nước sạch hòa thêm 20 g/L oxit nhôm.

Nhiệt độ chất lỏng trong quá trình thử duy trì trong khoảng (20±3)0C.

Chất lỏng thử nghiệm tại nồng độ không đổi trong thùng chứa trong quá trình thử.

Thể tích chất lỏng chiếm chỗ trong thùng chứa trong quá trình thử .................. L.

Hệ thống khuấy đảo:...............................................................

Lượng chất lỏng thay mới sau:......................................................................... h.

B.2.4.3 Áp suất thử nghiệm

Áp suất thử nghiệm: ........................................................ MPa.

B.2.4.4 Đo lường

Các phép đo được thực hiện đối với vòi phun số .......... và ....... có lưu lượng gần nhất với lưu lượng trung bình xác định tại điều B.2.1.

Các phép đo lưu lượng của vòi phun được bố trí theo thời gian thử nghiệm liên tục sao cho bộc lộ rõ rệt sự tăng lưu lượng khoảng 5%, 10% và 15%. Dừng thử nghiệm khi lưu lượng đạt gần 15% sau 100 h thử nghiệm thực tế (xóa điều kiện không thích hợp).

B.2.4.5 Kết quả thử sự thay đổi lưu lượng và phân bố do bào mòn

B.2.4.5.1 Gia tăng lưu lượng

(Đồ thị hoặc bảng số chỉ ra tỷ lệ phần trăm các giá trị so với giá trị trung bình của chất lỏng thu gom được trong tất cả các rãnh hứng.)

(Hai bảng số: lưu lượng và thay đổi lưu lượng là tỷ lệ phần trăm so với tổng lưu lượng, biểu thị như hàm số theo thời gian, và đồ thị thay đổi lưu lượng như hàm số của thời gian ăn mòn)

B.2.4.5.2 Phân bố phun quan sát tại giai đoạn lưu lượng tăng 5%, 10% và 15% (Trình bày kết quả như điều B.2.3.6).

B.2.5 Góc phun

B.2.5.1 Điều kiện môi trường

- Nhiệt độ của chất lỏng thử ... 0C;

- Nhiệt độ của không khí môi trường thử ... 0C;

- Độ ẩm tương đối của không khí: .... %RH

B.2.5.2 Chất lỏng thử nghiệm

Nước sạch, không chứa các chất rắn lơ lửng.

B.2.5.3 Áp suất thử nghiệm

Áp suất cực đại do nhà chế tạo quy định ................................................... MPa

Áp suất cực tiểu do nhà chế tạo quy định.................................................... MPa

Áp suất khác ...............................................................................................  0,3 MPa

B.2.5.4 Quy trình đo

Góc phun được đo tại đỉnh của tia phun, trên phần bên ngoài thẳng của tia.

Các phép đo được thực hiện với vòi phun số ......., có lưu lượng gần nhất với giá trị lưu lượng trung bình xác định tại trong B.2.1, sử dụng thước góc/trên ảnh chụp được có đèn chớp (xóa bỏ điều kiện không phù hợp).

B.2.5.5 Kết quả thử nghiệm

Công bố các giá trị đo.

B.2.6 Kích thước giọt phun

B.2.6.1 Điều kiện môi trường

- Nhiệt độ của chất lỏng thử ... 0C;

- Nhiệt độ của không khí môi trường thử ... 0C;

- Độ ẩm tương đối của không khí: .... %RH

B.2.6.2 Chất lỏng thử nghiệm

Nước sạch có sức căng bề mặt ................................................., mN/m, có chất chỉ thị màu

Tên chất chỉ thị màu: ..........................................................................

Nồng độ dung dịch ............................................................................. , g/L

Sức căng bề mặt của dung dịch: ....................................................... mN/L.

B.2.6.3 Áp suất thử nghiệm

Áp suất cực đại do nhà chế tạo quy định ................................................... MPa

Áp suất cực tiểu do nhà chế tạo quy định.................................................... MPa

Áp suất khác ...............................................................................................  0,3 MPa

B.2.6.4 Tốc độ di chuyển của vòi phun

Tốc độ chuyển động của vòi phun .................................................. m/s (........................ km/h).

B.2.6.5 Mô tả cơ cấu thử nghiệm

(Mô tả cơ cấu thử nghiệm)

B.2.6.6 Mô tả phương pháp đo kích thước

(Mô tả phương pháp đo)

B.2.6.7 Kết quả đo kích thước giọt phun

(Biểu đồ phân bố)

B.3 Nhận xét/kết luận

Các thử nghiệm và kết quả thử nghiệm trên được thực hiện phù hợp với TCVN 9230-1 : 2012/ISO 5682-1:1996.

 

Địa điểm:........................................................

Thời gian thực hiện:........................................

Đại diện Đơn vị thực hiện thử nghiệm

(Họ tên/chữ ký và đóng dấu)

Người thực hiện

(Họ tên và chữ ký)

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Chất lỏng sử dụng trong thử nghiệm

4.1 Nước sạch

4.2 Nước sạch với 20 g/L vi hạt oxyt nhôm

4.3 Nước sạch có chất chỉ thị màu

5 Thiết bị và dụng cụ thử nghiệm

5.1 Thiết bị và dụng cụ thử nghiệm

5.2 Bàn thử đặc tính phân bố

6 Điều kiện thử nghiệm chung

6.1 Nhiệt độ và ẩm độ không khí tương đối

6.2 Áp suất

7 Xác định đặc tính của vòi phun

7.1 Độ phun đồng đều của vòi phun

7.2 Thay đổi lưu lượng phun theo áp suất

7.3 Phân bố lưu lượng phun

7.4 Thay đổi lưu lượng và phân bố lưu lượng do ăn mòn (thử ăn mòn tăng cường)

7.5 Góc phun

7.6 Kích thước giọt phun

8 Báo cáo thử nghiệm

Phụ lục A (Quy định) Đặc tính kỹ thuật của Oxyt nhôm

Phụ lục B (Quy định) Mẫu báo cáo kết quả thử nghiệm vòi phun dùng năng lượng thủy lực