- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9370:2012 về Trâu giống - Yêu cầu kỹ thuật
- 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-43:2011/BNNPTNT về khảo nghiệm - kiểm định bò giống hướng sữa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-44:2011/BNNPTNT về khảo nghiệm - kiểm định bò giống hướng thịt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5286:1990 về trâu bò giống hướng thịt và cày kéo - Phương pháp phân cấp chất lượng
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4251:1986 trại lợn giống - yêu cầu chung về quản lý kỹ thuật do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuât nhà nước ban hành
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1280:1981 về lợn giống - phương pháp giám định
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3667:1981 về lợn cái giống Ioocsai - phân cấp chất lượng
Breeding horses – Technical requirements
Lời nói đầu
TCVN 9371 : 2012 do Viện Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
NGỰA GIỐNG – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Breeding horses – Technical requirements
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật cho ngựa giống nội.
Trong tiệu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ sau:
2.1
Ngựa con
Ngựa trong giai đoạn tuổi từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi, bao gồm ngựa đực và ngựa cái.
2.2
Ngựa cái sinh sản
Ngựa cái tính từ khi lớn hơn 24 tháng tuổi.
2.3
Ngựa đực giống
Ngựa đực tính từ khi lớn hơn 24 tháng tuổi
3.1 Yêu cầu đối với ngựa con
3.1.1 Yêu cầu về ngoại hình
Ngoại hình của ngựa con được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Ngoại hình của ngựa con
Bộ phận | Đặc điểm | |
Ngựa đực | Ngựa cái | |
A. Đặc điểm chung | ||
Ngoại Hình | Tầm vóc to khoẻ, toàn thân kết hợp chắc chắn, cân đối, đi lại hoạt bát, nhanh nhẹn: màu lông đồng nhất Toàn thân kết hợp chắc chắn, cân đối, đi lại hoạt bát, nhanh nhẹn, da mỏng mịn, lông mượt. Màu lông đồng nhất | Tầm vóc to khoẻ, toàn thân kết hợp chắc chắn, cân đối, đi lại hoạt bát, nhanh nhẹn: màu lông đồng nhất Toàn thân kết hợp chắc chắn, cân đối, đi lại hoạt bát, nhanh nhẹn, da mỏng mịn, lông mượt. Màu lông đồng nhất |
B. Các phần cơ thể | ||
Đầu và cổ | Đầu và cổ kết hợp chặt chẽ, thanh tú, đầu và cổ vừa phải, hơi dốc, mắt to, lồi, tinh nhanh, 2 tai dựng đứng về phía trước | Đầu và cổ kết hợp chặt chẽ, thanh tú, đầu và cổ dài nhỏ vừa phải, hơi dốc, mắt to, lồi, tinh nhanh, 2 tai dựng đứng về phía trước |
Thân mình | Ngực nở sâu và rộng, vai nở, lưng thẳng, phẳng, rộng, mình dài, bụng thon chắc và gọn. Mông nở, dài, rộng ít dốc | Ngực nở sâu và rộng, vai nở, lưng thẳng, phẳng, rộng, mình dài, bụng phệ. Mông nở, dài, rộng |
Cơ quan sinh dục | Bao hòn rõ đều, cân đối, đến 24 tháng tuổi hai hòn cà xuống bao dịch hoàn, dương vật rõ và thẳng | Xương chậu rộng, bầu vú rõ, 2 núm vú cân đối, mép âm hộ khép kín, ít nếp nhăn |
Chân | Chân cao, thẳng chắc, to khoẻ, đi đứng vững chắc, bàn chân linh hoạt, không chạm khoeo, vành móng dày, tròn, đứng. Đế móng lõm, móng không bị nứt, hà thối | Chân cao, thẳng chắc, to khoẻ, đi đứng vững chắc, bàn chân linh hoạt, không chạm khoeo, vành móng dày, tròn, đứng. Đế móng lõm, móng không bị nứt, hà thối |
3.1.2 Khối lượng
Khối lượng của ngựa con quy định ở Bảng 2.
Bảng 2 – Khối lượng ngựa con
Chỉ tiêu | Mức yêu cầu | |
Ngựa đực | Ngựa cái | |
Khối lượng sơ sinh, tính bằng kg, không nhỏ hơn | 20 | 20 |
Khối lượng 6 tháng tuổi, tính bằng kg, không nhỏ hơn | 85 | 80 |
Khối lượng 12 tháng tuổi, tính bằng kg, không nhỏ hơn | 130 | 120 |
Khối lượng 24 tháng tuổi, tính bằng kg, không nhỏ hơn | 190 | 180 |
3.2 Ngựa cái sinh sản
3.2.1 Yêu cầu về ngoại hình
Ngoại hình của ngựa cái sinh sản được quy định ở Bảng 3.
Bảng 3 – Ngoại hình ngựa cái sinh sản
A. Đặc điểm chung | |
Ngoại hình | Toàn thân phát triển cân đối, kết cấu cơ thể vững chắc, khoẻ mạnh: đi đứng nhanh nhẹn: lông da bóng mượt. Tầm vóc to khoẻ: thân hình phát triển cân đối, nở nang, thanh tú, hoạt bát, nhanh nhẹn, da có đàn tính cao: màu lông đồng nhất, bóng mượt |
B. Đặc điểm các phần cơ thể | |
Đầu và cổ | Đầu và cổ kết hợp cân đối và chắc chắn, thanh tú, tai dựng đứng về phía trước, linh hoạt: mắt to, lồi và sáng |
Thân mình | Ngực nở rộng và sâu: vai nở: lưng thẳng rộng và phẳng: mình dài: bụng tròn to nhưng khộng sệ: da bóng, lông mượt, hông rộng phẳng: mông dài, rộng và nở nang, ít dốc |
Cơ quan sinh dục | Xương chậu rộng, bầu vú rõ, 2 núm vú cân đối, tĩnh mạch vú hai bên sườn nổi rõ: âm hộ mẩy, ít nếp nhăn, khép kín |
Chân | Chân cao, to, thẳng, chắc và khoẻ: đi đứng vững chắc: không chạm khoeo: đế móng lõm,vành móng dày, tròn, đứng. móng không bị nứt, hà thối |
3.2.2 Yêu cầu về sinh sản
Năng suất sinh sản của ngựa cái sinh sản được quy định ở Bảng 4.
Bảng 4 – Năng suất sinh sản của ngửa cái
Chỉ tiêu | Mức yêu cầu |
Tuổi phối giống lần đầu, tính bằng tháng, không lớn hơn | 30 |
Khối lượng phối giống lần đầu, tính bằng kg, không nhỏ hơn | 180 |
Tuổi đẻ lứa đầu, tính bằng tháng, không lớn hơn | 42 |
Tỷ lệ đẻ, tính bằng %, không nhỏ hơn | 60 |
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, tính bằng tháng, không lớn hơn | 15 |
Khối lượng ngựa con lúc sơ sinh, tính bằng kg, không nhỏ hơn | 20 |
Khối lượng ngựa con cai sữa lúc 180 ngày, tính bằng kg, không nhỏ hơn | 80 |
3.3 Yêu cầu đối với ngựa đực giống
3.3.1 Yêu cầu về ngoại hình
Ngoại hình ngựa đực giống được quy định ở Bảng 5.
Bảng 5 – Ngoại hình của ngựa đực giống
A. Đặc điểm chung | |
Ngoại hình | Toàn thân phát triển cân đối, kết cấu cơ thể vững chắc, khoẻ mạnh, lông da bóng mượt. Tầm vóc to khoẻ, toàn thân kết hợp chắc chắn, cân đối, đi lại hoạt bát, tính đực hăng: màu lông đồng nhất |
B. Đặc điểm các phần cơ thể | |
Đầu và cổ | Đầu và cổ kết hợp chặt chẽ, đầu và cổ dài vừa phải: mắt to, lồi, tinh nhanh: tai dựng đứng về phía trước. |
Thân mình | Ngực nở rộng và sâu: vai nở, lưng thẳng, phẳng, rộng: mình dài: bụng thon chắc gọn: mông nở, dài, rộng, ít dốc |
Cơ quan sinh dục | Hai hòn cà to đều, cân đối; bao cà nhẵn và mỏng: dương vật to và dài, thẳng, thon đều |
Chân | Chân cao, to, thẳng, chắc và khoẻ; đi đứng vững chắc; không bị chạm khoeo; vành móng dày; đế móng lõm; móng tròn đứng, móng không bị nứt, không bị hà thối |
3.3.2 Yêu cầu về năng suất và chất lượng tinh dịch
Năng suất và chất lượng tinh dịch của ngựa đực giống quy định ở Bảng 6.
Bảng 6 – Năng suất và chất lượng tinh dịch của ngựa đực giống
Chỉ tiêu | Mức yêu cầu |
Đối với đực giống nhảy trực tiếp |
|
Tuổi bắt đầu phối giống, tính bằng tháng, không lớn hơn | 30 |
Khối lượng bắt đầu phối giống, tính bằng kg, không nhỏ hơn | 170 |
Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu, tính bằng %, không nhỏ hơn | 40 |
Đối với đực giống khai thác tinh |
|
Tuổi bắt đầu khai thác tinh, tính bằng tháng, không lớn hơn | 30 |
Lượng tinh xuất/lần (V), tính bằng ml, không nhỏ hơn | 25 |
Hoạt lực tinh trùng (A), tính bằng %, không nhỏ hơn | 65 |
Nồng độ tinh trùng (C), tính bằng tỷ/ml, không nhỏ hơn | 0,15 |
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, tính bằng %, không lớn hơn | 15 |
Tỷ lệ thụ thai ở lần phối đầu, tính bằng %, không nhỏ hơn | 50 |
Số lượng tinh trùng sống trong 1 cọng rạ trước khi đông lạnh, tính bằng triệu con/cọng, không nhỏ hơn | 70 |
Hoạt lực tinh trùng sau giải đông, tính bằng 5, không nhỏ hơn | 35 |
4.1 Đánh giá các chỉ tiêu ngoại hình
Các chỉ tiêu ngoại hình được đánh giá dựa theo sự quan sát các đặc điểm ngoại hình (màu lông, kết cấu cơ thể, đặc điểm của các phần trên cơ thể), đánh giá ngoại hình qua các bộ phận được quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
4.1.1 Đánh giá màu lông
- Màu lông đồng nhất: Toàn thân chỉ có một mầu lông, không có sự pha tạp các mầu lông khác trong một cá thể ngựa.
- Lông mượt: Sợi lông thẳng đều theo cùng hướng với mặt da ngựa.
4.1.2 Đánh giá về kết cấu cơ thể
Chân không chạm khoeo: Khi con ngựa đi lại ở trạng thái bình thường trên một cung đường bằng phẳng, hai khuỷu chân trước phải và trái; hai khuỷu chân sau phải và trái không chạm vào nhau.
4.1.3 Đánh giá về móng
- Đế móng lõm: Nhân móng lõm lên trên, nhân móng không nằm cùng một mặt pẳng với chu vi vành móng.
- Móng tròn, đứng: Vành móng hình tròn, đứng so với mặt đường khi ngựa đứng ở tư thế bình thường trên mặt đường phẳng.
- Móng không bị nứt: Vành móng không bị nứt vỡ, thành móng nhẵn bóng
4.2 Xác định khối lượng
Sử dụng cân có độ chính xác đến 0,5 kg để xác định khối lượng của tương ứng với ngựa lúc mới đẻ và các thời gian tương ứng quy định cho từng giai đoạn trong Bảng 2, tính bằng kilogam.
Đối với ngựa con sơ sinh được xác định khối lượng ngay trong vòng 24 h sau khi đẻ, các giai đoạn khác được cân vào buổi sáng sớm trước khi cho ăn hoặc chăn thả.
4.3 Xác định các chỉ tiêu về sinh sản
4.3.1 Đánh giá ngựa cái sinh sản
- Xác định tuổi đẻ lứa đầu của ngựa cái được tính bằng số tháng tính từ khi ngựa cái được sinh ra đến lúc ngựa cái đó đẻ lứa đầu tiên.
- Xác định khoảng cách lứa đẻ của ngựa cái được tính bằng số tháng từ khoảng thời gian ngày ngựa cái đó đẻ đến ngày ngựa cái đó đẻ lứa tiếp theo.
- Xác định tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu tiên: được xác định bằng số ngựa cái có chửa ngay ở lần phối đầu tiên chia cho số ngựa cái được phối sống ở lần phối đầu tiên nhân với 100.
4.3.2 Đánh giá ngựa đực giống
4.3.2.1 Xác định lượng xuất tinh V (ml)
Dùng cốc hứng tinh hoặc ống đong có vạch đến mililit để đo lượng tinh xuất ra sau khi đã lọc bỏ chất keo nhầy.Đặt cốc hứng tinh, ống đong hoặc cốc đong trên mặt bàn phẳng, ngang tầm mắt, đọc kết quả ở mặt cong dưới của tinh dịch.
4.3.2.2 Xác định hoạt lực của tinh trùng A (%)
Lấy một giọt tinh dịch đặt lên phiến kính khô, sạch, ấm (ở nhiệt độ từ 350C đến 370C). Đặt tiêu bản lên kính hiển vi có độ phóng đại từ 200 đến 600 lần và có hệ thống sưởi ấm (ở nhiệt độ từ 380C đến 390C) và xác định.
CHÚ THÍCH: Để đánh giá đầy đủ hoạt lực của tinh trùng, cần kết hợp 2 yếu tố: Tỷ lệ % tinh trùng tiến thẳng là số tinh trùng có chuyển động tiến thẳng được quan sát trong vi trường và lực chuyển động của tinh trùng.
VÍ DỤ: “0,8 ” tức là có 80% số tinh trùng trong vi trường còn sống và có hoạt động tiến thẳng mạnh.
4.3.2.3 Xác định nồng độ tinh trùng C ( triệu/ml)
Nồng độ tinh trùng là số lượng tinh trùng có trong một đơn vị thể tích tinh dịch.
Phương pháp xác định: Sử dụng buồng điếm hồng cầu Newbawer, sử dụng ống hút bạch cầu.
Cách tiến hành: Dùng ống hút bạch cầu khô, sạch hút tinh dịch đến vạch 0,5 sau đó hút tiếp dung dịch pha loãng NaCl 3 % đến vạch 11, bịt hai đầu ống pha loãng đảo nhẹ nhàng ống hút, khi đã tinh dịch được pha loãng 20 lần, (khi hút không để hiện tượng sủi bọt). Bỏ đi 3 đến 4 giọt ban đầu và dùng lamen khô sạch đậy lên mặt buồng đếm, đặt miếng ống hút bạch cầu vào mép của lá kính ở khu vực buồng đếm để đưa tinh dịch vào buồng đếm. Sau đó đưa buồng đếm lên kính hiển vi với độ phóng đại 200 – 400 lần, tiến hành đếm tinh trùng trong 5 ô nằm ở 4 góc và 1 ô nằm giữa đường chéo. Mỗi ô lớn gồm 16 ô nhỏ, mỗi ô nhỏ có thể tích (mm3): (1/20)x(1/20)x(1/10). Sử dụng công thức tính sau:
C = n x 106
Trong đó:
C là nồng độ tinh trùng trong tinh dịch (triệu/ml)
n là số tinh trùng đếm được ở 5 ô lớn:
106 là chỉ số quy đổi nồng độ tinh trùng về 1ml tinh nguyên.
4.3.2.4 Xác định tỷ lệ tinh trùng kỳ hình K (%)
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là số tinh trùng kỳ hình trong tổng số tinh trùng có trong vi trường quan sát. Tinh trùng kỳ hình là tinh trùng có hình thái bất thường ở đầu, cổ, thân và đuôi (Ví dụ: Tinh trùng có hai đầu, méo đầu, đuôi gập, đuôi cụt, đuôi xoắn lại......)
Cách tiến hành:
- Phết tiêu bản: Lấy một phiến kính A khô sạch, không có vết xước trên mặt. Ghi số hiệu đực giống, ngày kiểm tra ở một đầu phiến kính, lấy một giọt tinh dịch kéo ngang trên phiến kính. Đặt chiều rộng lam kính B trùng khít với cạnh ngang tinh dịch và nghiêng phiến kính A một góc 450, kéo xuôi nhẹ một lần sao cho tinh dịch dàn đều trên phiến kính A.
- Cố định: Để phiến kính có tinh dịch dàn đều tự khô trong không khí hoặc hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn ở nhiệt độ 700C để tinh trùng dính chặt trên lam kính để cố định 2 min đến 3 min. Sau đó cho giọt nước chảy thật nhẹ từ từ vào lam kính ( tránh tinh trùng bị trôi mất), vẩy khô.
- Nhuộm: Dùng metylen 5 % hoặc đá fucxin 5 % hoặc rosa bengad 5 % nhỏ lên phiến kính để 3 min, sau đó từng giọt nước trôi thật nhẹ nhàng trên lamen bằng nước sạch, vẩy khô.
- Quan sát trên kính hiển vi và đếm: Đặt phiến kính lên kính hiển vi với độ phóng đại 400 lần, đếm số tinh trùng có hình thái bất thường (n1) và tổng số tinh trùng có trong vi trường (n).
- Đếm hết tinh trùng trong vi trường này xong mới chuyển sang vi trường khác cho đủ tổng số tinh trùng tong khoảng 300 đến 500. Nếu vi trường có tinh trùng quá dầy thì chọn vì trường khác để đếm.
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình tính theo công thức: K (%) = (n1 x 100)/n
4.3.2.5 Xác định số lượng tinh trùng sống trong một cọng rạ trước khi đông lạnh
Nồng độ tinh trùng được xác định bằng cách dùng buồng đếm hồng, bạch cầu (haemacytometer, hemocytometer).
Pha loãng tinh dịch 20 lần trong ống bạch cầu.
Công thức tính nồng độ tinh trùng trong 0,5 ml tinh dịch như sau:
Với ống bạch cầu: C = (n.50.20.103)/2 = (n.106)/2
4.3.2.6 Xác định hoạt lực tinh trùng sống sau giải đông
Hoạt lực tinh trùng sống sau giải đông được xác định bằng số tinh trùng sống sau giải đông so với tổng số tinh trùng có trên vi trường quan sát. Cách xác định số tinh trùng như sau:
Lấy một giọt tinh dịch trong cọng rạ sau khi giải đông nhỏ lên phiến kính khô, sạch, ẩm (ở nhiệt độ từ 350C đến 370C). Đặt tiêu bản lên kính hiển vi có độ phóng đại từ 400 đến 600 lần và có hệ thống sưởi ấm (ở nhiệt độ từ 380C đến 390C) và xác định.
CHÚ THÍCH: Để đánh giá đầy đủ hoạt lực của tinh trùng, cần kết hợp 2 yếu tố: Tỷ lệ % tinh trùng tiến thẳng là số tinh trùng có chuyển động tiến thẳng được quan sát trong vi trường và lực chuyển động của tinh trùng.
VÍ DỤ: “0,4 ” tức là có 40% số tinh trùng trong vi trường còn sống và có hoạt động tiến thẳng mạnh.
- 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9370:2012 về Trâu giống - Yêu cầu kỹ thuật
- 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-43:2011/BNNPTNT về khảo nghiệm - kiểm định bò giống hướng sữa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-44:2011/BNNPTNT về khảo nghiệm - kiểm định bò giống hướng thịt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5286:1990 về trâu bò giống hướng thịt và cày kéo - Phương pháp phân cấp chất lượng
- 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4251:1986 trại lợn giống - yêu cầu chung về quản lý kỹ thuật do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuât nhà nước ban hành
- 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1280:1981 về lợn giống - phương pháp giám định
- 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3667:1981 về lợn cái giống Ioocsai - phân cấp chất lượng